Chùa vạn đức ở đâu

GNO - Trên mạng xã hội trong nhiều ngày qua chia sẻ thông tin từ thiện liên qua tới chùa Vạn Đức [Q.Thủ Đức, TP.HCM] sai sự thật.

Thông tin chia sẻ với nội dung: “Góc từ thiện quận Thủ Đức. Chắc ai đó sẽ cần:

Ai có hoàn cảnh khó khăn hãy gọi số 0379.057.xxx - Rồi đến chùa Vạn Đức [Q.Thủ Đức] lấy gạo về ăn. Hết thì alo lấy tiếp. Ở đây cũng có nấu cơm từ thiện vào ngày Chủ nhật hàng tuần. Đây là quỹ của mạnh thường quân ở Mỹ tài trợ. Hãy chia sẻ cho mọi người biết đến. Không câu like nha. Người thật việc thật.

Chùa Vạn Đức hiện toạ lạc tại số 502 trên đường Tô Ngọc Vân, thuộc khu phố 5, phường Tam Phú, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam”.


Chùa Vạn Đức có 2 đợt phát quà vào dịp Tết Nguyên đán và Vu lan

Trao đổi với phóng viên Giác Ngộ, TT.Thích Hoằng Tri, trụ trì chùa Vạn Đức, cho biết thông tin trên là “giả danh, sai sự thật”. Chùa cũng đã trực tiếp liên hệ số điện thoại trên, “họ nói không có đăng, ai đó đã lấy số điện thoại để nặc danh chứ họ không hề hay biết”.Thượng tọa nói thêm, chùa Vạn Đức chỉ phát quà từ thiện vào 2 dịp mỗi năm, là Tết Nguyên đán và Đại lễ Vu lan tại chùa và các chùa chi nhánh, có thông báo rất rõ ràng là phát ở đâu, bao nhiêu phần quà. Ngoài ra, khi phát quà, chùa đều có liên hệ với chính quyền địa phương.

Thông tin Phật sự tại chùa hiện chỉ đăng lên website //chuavanduc.vn/ và fanpage Chùa Vạn Đức - Thủ Đức. Mọi đóng góp về từ thiện Phật tử đến trực tiếp tại văn phòng chùa Vạn Đức.

“Mong rằng trước những thông tin chia sẻ trên mạng xã hội, bạn đọc, Phật tử cần tỉnh giác để tránh tiếp tay cho kẻ xấu gây mất uy tín đến các tự viện”, Thượng tọa trụ trì chùa Vạn Đức nói.

Nhã An

Chùa Vạn Đức có địa chỉ tại số 234 Tô Ngọc Vân, P. Tam Phú, Q Thủ Đức nay là Thành Phố Thủ Đức thuộc Thành Phố Hồ Chí Minh. Đường Tô Ngọc Vân là con đường khá sầm uất nằm ở trung tâm Thành Phố mới Thủ Đức nên để tới đây rất dễ dàng. Nếu bạn dử dụng phương tiện cá nhân hãy tham khảo hướng dẫn Google Maps bên dưới. Cùng Thắng cảnh Việt Nam khám phá ngôi chùa này nhé!

Lịch sử hình Thành

Chùa Vạn Đức do Hòa thượng Thích Trí Tịnh sáng lập vào năm 1954. Hiện nay Hòa thượng Thích Trí Tịnh đang là Đệ Nhất Phó Pháp Chủ và kiêm luôn chức Chủ Tịch Hội đồng Trị Sự Giaó hội phật giáo Việt Nam. Chùa được xây dựng trên nên một ngôi nhà cũ do thí chủ Nguyễn Thị Hương hiến tặng. Chùa được mở rộng vào năm 1964, năm 1989, năm 1993. Đến năm 2003 chùa tiến hành đại trùng tu đến năm 2005 thì hoàn thành và có kiến trúc như ngày nay.

Kiến Trúc chùa Vạn Đức

Chánh điện là một ngôi tháp lớn với 9 tầng. Trên đỉnh tháp có một đài sen có chiều cao từ dưới đất lên là 43,5m. Đây cũng là ngôi chùa được sách kỷ lục Việt Nam công nhận là ngôi chùa có chánh điện cao nhất Việt Nam. Toàn bộ tháp được lợp ngói lưu ly màu xanh. Các đầu đao đều có hoa văn bông sen cách điệu.

Khu nội điện bố trí gian thờ phật với không gian rộng rãi. Với chiều cao trần lên tới 40m nên chùa cực kỳ thông thoáng. Trong điện thờ Phật Thích Ca và Phật Tam Thế tựa lưng vào một bức phù điêu hình cây bồ đề và dòng sông. Đây cũng là bức phù điêu đắp nổi cây bồ đền lớn nhất Việt Nam.

Trên trần được trang trí các hình vân mây cách điệu trang nhã.  Xung quanh là nhiều ô cửa sổ, mỗi ô treo một bức tranh các vị phật khác nhau.

Bên ngoài các bức tượng được bài trí ở các góc là Quan Thế Âm, thần Hộ Pháp… Các họa tiết trang trí hình sen cách điệu được thấy ở khắp nơi.

Cầu thang và hành lang được làm bằng inox và đá hoa cương tất sạch sẽ và đẹp mắt.

Bên ngoài sân có một bức tượng phật cao 15m được làm bằng đá trắng nguyên khối. Phía đối diện là tượng Quan Thế Âm Bồ Tát trên đài liên hoa.

Sau khi nhận nhà và đất, trụ trì giữ nguyên hiện trạng, chỉ làm thêm phía trước cho giống chùa và đặt tên là Vạn Đức. Trải qua nhiều lần sửa chữa, năm 2004, nhà chùa bắt đầu đại trùng tu chánh điện cùng nhà Tổ.

Sau hai năm, khu chánh điện hoàn thành, có chiều cao từ nóc xuống là 43,5 m và được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác lập là ngôi chùa “Có chánh điện cao nhất Việt Nam”.

Chánh điện dù cao nhưng chỉ có hai tầng, tầng trệt là giảng đường còn phía trên là nội điện, nơi diễn ra các hoạt động Phật pháp chính của chùa.

Chùa Vạn Đức hiện toạ lạc số 502, đường Tô Ngọc Vân, khu phố 5, phường Tam Phú, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh [trước ngày giải phóng thuộc địa phận Tỉnh Gia Định]. Chùa nằm cách Trung tâm Thành phố khoảng 15km, cách  chợ Thủ Đức khoảng 2km, cách xa lộ vòng đai  khoảng gần 1km tính từ Ngã tư  GòDưa đi vào. Chùa do Hoà thượng Thích Trí Tịnh khai sơn vào năm 1954 [Giáp Ngọ]. Hoà Thượng thuộc dòng Lâm Tế gia phổ đời thứ 41, là đệ tử của Hoà thượng thượng Thiện hạ Quang – Khai sơn Chùa Vạn Linh, Núi Cấm, An Giang. Hoà Thượng nguyên là chủ tịch HĐTS TƯ GHPGVN. Ngày 28/02/Giáp Ngọ [2014], Hòa thượng đã an nhiên thị tịch. Hiện nay, Hòa thượng Thích Hoằng Tri là người tiếp nối trụ trì chùa Vạn Đức.

Chùa có nguồn gốc từ một ngôi nhà xưa của một gia đình phong lưu, mọi người thường gọi là gia đình cô Ba Hộ [Thế tục Nguyễn Thị Tánh – Pháp danh Diệu Tuyết] hiến cúng sửa lại làm Chùa được gọi là “cải gia vi tự”. Năm 1946, Hoà thượng Khai sơn Chùa Vạn Linh do chiến tranh phải xuống núi về Chùa Linh Bửu [Cầu Bông, Sài Gòn] lánh nạn. Đến ngày 26 tháng 11 năm Quý Tỵ [1953] Hoà thượng an nhiên thị tịch tại đây và được vị đệ tử tại gia xin đưa về an táng tại đất thổ mộ của gia đình cô Ba Hộ. Rằm tháng giêng năm Giáp Ngọ [1954] là Lễ Chung thất, Hoà thượng Vạn Đức từ Chùa Linh Sơn [Vũng Tàu] về tham dự lễ, đồng thời đến đây để viếng mộ Tôn Sư vì trong thời gian Tang Lễ Hoà thượng đang nhập thất nên không về dự Tang được. Nhân đây cô Ba Hộ đã phát tâm cúng dường toàn bộ đất và ngôi nhà lớn cho Hoà thượng. Ngôi nhà nầy nguyên là của ông Nguyễn Văn Do, chú ruột thứ sáu của cô Ba Hộ. Sau khi Ông Sáu mất, không người thừa kế, cô Ba là cháu ruột nên được đứng chủ quyền. Trước đây, khi Hoà thượng Khai sơn Chùa Vạn Linh còn sanh tiền có đến ngôi nhà và khu đất nầy, Hoà thượng có huyền ký: “Nơi nầy về sau sẽ trở thành đại Già lam”. Khi Hoà thượng Vạn Đức nhận ngôi nhà nầy thì nó đã bị bỏ hoang một thời gian nên bên trong bị hư hại nhiều, bên ngoài thì cỏ dại, mắc cở tây um tùm che kín vườn. Sau khi nhận, bắt đầu ngày 16 tháng 3 âm lịch, Hoà thượng cho kêu thợ sửa lại nhà, giữ nguyên hiện trạng chỉ làm thêm phía trước cho giống Chùa. Bên trong dọn dẹp ngăn lại, phía trước thờ Phật, sau thờ Tổ, nghỉ hai bên. Đồng thời, cho các huynh đệ phát hoang bên ngoài, trống đến đâu gieo hạt mít đến đó để kịp phát triển vào mùa mưa. Không đầy một tháng, đến mùng 8 tháng 4, ngày Lễ Tắm Phật Hoà thượng làm lễ thượng Phật. Tượng Phật được đặt ở Hưng Long do nghệ nhân Phước Điền tạc đúc. Tượng Phật Bổn Sư đến nay vẫn còn an trí ở chánh điện mới. Chùa Vạn Đức được hình thành từ đây, đến nay đã hơn sáu mươi năm, trải qua bao thăng trầm biến đổi.

Chùa ngày càng phát triển đúng với lời huyền ký của Hoà thượng Vạn Linh. Chính nơi đây là trú xứ của một vị Cao Tăng: Hoà thượng Thích Trí Tịnh. Ngài đã cống hiến một sự nghiệp vĩ đại cho Phật giáo nước nhà. Ngài đã phiên dịch phần lớn các bộ Kinh tạng Đại thừa, giảng dạy đào tạo nhiều thế hệ Tăng Ni, cũng như gánh vác lãnh đạo Giáo hội trải qua nhiều thời kỳ và là bậc tòng lâm thạch trụ cho ngôi nhà Phật giáo Việt Nam. Chùa Vạn Đức sẽ mãi mãi là mái nhà che chở những người con Phật trên lộ trình đi đến giác ngộ giải thoát.

Tất cả những cảnh vật ở trên thế gian này đều chịu ảnh hưởng của sự vô thường biến đổi, dù đó là một ngôi Chùa. Có cái phát triển lên rồi theo thời gian tàn lụn và mất hẳn, chìm sâu vào quên lãng. Có cái mỗi ngày mỗi phát triển và tồn tại đến ngày nay. Có cái chỉ còn nhắc nhở trong ký ức hoặc trên sách vở mà thôi. Đó là những trạng thái chung của những cảnh vật hiện diện trên cõi đời nầy.

Chùa Vạn Đức được hình thành đầu tiên từ một ngôi nhà sửa lại. Sau khi An vị Phật, sinh hoạt tạm ổn, Hòa Thượng tiếp tục hoằng hóa. Năm 1955, Hòa Thượng thành lập hội Cực Lạc Liên Hữu khuyến tấn mọi người Niệm Phật cầu sanh Cực Lạc. Hòa Thượng đã soạn bài Kệ Niệm Phật để các Liên Hữu nắm được tông chỉ mà thật hành.

Nhân duyên Hòa Thượng thành lập Hội Cực Lạc Liên Hữu là chùa có trồng khúm bông mười giờ. Bông này có đặc điểm là khoảng mười giờ trưa mới nở và xế xế là tàn. Thế mà từ mùng 10/11 đến 17/11 âm lịch năm Ất Mùi [1955] khóm bông nầy nở liên tục cả ngày lẫn đêm người đến xem rất đông. Ứng điềm lành nầy ngày Vía Phật A Mi Đà – 17/11 Ất Mùi [1955] Hòa thượng thành lập Hội. Song song với việc tu học, năm 1956 Hòa thượng làm thêm Nhà Tổ. Năm 1957, tiếp tục xây Nhà Công quả, Khu bếp, Giảng đường, Tăng đường đến năm 1958 hoàn thành. Đầu Hạ 1959, Hòa Thượng khai Trường Hương [An Cư Kiết Hạ] giảng Kinh Pháp Hoa Thông Nghĩa, đồng thời kiến thiết điện Quan Âm đến nay vẫn còn.

Đến năm 1963, ngôi nhà do xây dựng quá lâu nên xuống cấp trầm trọng, sở dĩ chưa sập vì rui mè còn nương gá lẫn nhau. Mới đầu Hòa thượng định sửa lại nhưng vì quá riệu nên quyết định trùng tu toàn bộ. Đây chính là lần trùng tu thứ nhất, được khởi công vào ngày Vía Phật A Mi Đà 17/11 năm Quý Mẹo [1963] Chùa được cất trệt nhưng nhìn vào mặt dựng phía trước với ba lớp mái giống như một trệt hai lầu. Lại thêm hai lầu chuông trống hai bên, làm cho chiều ngang chùa tăng thêm kích cở. Phía trước Chánh Điện là ba bộ cửa sắt bông sen bốn cánh, hai cánh chết hai cánh mở, dàn cửa này chỉ mở vào dịp đầu năm. Trước cửa là năm bậc tam cấp mỗi bậc cao hai tấc nằm khuất trong dãy hành lang xây hình vòm, hai bên là hai căn nhà trống vách nằm dưới lầu chuông trống, mỗi căn vuông vức ba mét cạnh. Từ đó dẫn vào hai dãy hành lang sâu hút rộng hai mét, giựt cấp lên phía sau, vì thế đất triền trúc ra phía trước. Cho nên ngoài trước nền cao khoảng một mét mà sau còn không đầy hai tấc. Phía trên hành lang lợp ngói âm dương [sau nầy thay tol xi măng], còn trên Chánh điện, nhà Tổ lợp ngói Tây. Hai lớp mái này cách nhau một lớp vách bởi những bông gió bông sen xây chồng lên hai lớp. Phía trước trên tầng mái thứ nhất, hai bên là hai lầu chuông trống. Vách được xây bằng bông gió bông sen bao quanh một bánh xe pháp luân lớn mười hai căm. Giữa là ba bức phù điêu Đức Bổn Sư Thích Ca và hai vị Bồ Tát Quan Âm, Phổ Hiền cũng do nhà điêu khắc Phước Điền tạo [Ba bức phù điêu này rất đẹp, màu sắc rất bền đến nay vẫn còn an trí tại mặt tiền trên cao của Chánh điện mới]. Trên tầng thứ hai là tượng đức Phật A Mi Đà cao khoảng 2m20 và trên cùng là một tháp nhỏ bảy tầng. Giữa mái ngói nhô lên một cổ lầu nơi Phật ngự. Bên trong Chánh điện rộng chín mét, vì xây trốn cột nên rất thoáng, rộng. Nền được lót bằng gạch bông màu trơn, lót theo sọc cờ Phật giáo. Chùa dài 30m được chia làm hai phần bằng nhau, trước là Chánh điện, sau là nhà Tổ và trai đường.

Phần Chánh điện cũng có hai phần, phần thờ và chỗ chư Tăng hành lễ 5m, phần đại chúng 10m. Phần thờ có ba bàn, giữa là bàn Phật có ba cấp, trên cùng giữa là đức Bổn Sư Thích Ca của Chùa cũ, hai bên là hai vị Phật nhỏ hơn do thỉnh cầu của Bà Đốc – Diệu Phước[thân mẫu cô Viên Thiền] nên năm 1956 có dịp sang Miên, Hòa Thượng đã thỉnh về [cột cờ phía trước cũng do vị thí chủ nầy cúng dường]. Trước đức Phật lớn có tượng đức A Mi Đà đứng cao chừng tám tấc và Phật Nhập Niết Bàn dài năm tấc, bệ giữa thờ Phật sơ sanh cao năm tấc, đồng thời bệ nầy để chưng bông trái, chân đèn, lư hương. Cấp dưới cùng là chuông mỏ. Hai bàn hai bên là thờ đức Quán Âm và Địa Tạng đắp phù điêu bằng thạch cao [Đức Quán Âm do người cha là ông Đốc Ý đắp, đức Địa Tạng do người con trai là Quãng Sang làm, đến nay các tượng nầy đều được thờ lại và đặc biệt các tượng nầy đều được đắp bằng vàng thật]. Sau lưng đức Phật là bức vách cao 10m trang trí bằng cây Bồ Đề do nghệ nhân Minh Dung vẽ. Ở giữa và trên cùng của phần đại chúng có một thùng Phước điền Tam Bảo cao khoảng tám tấc trên có một lư hương, hai bên để chuông mỏ dưới thấp để sử dụng thường xuyên cho các thời khoá hằng ngày. Chuông mỏ lớn ở trên chỉ sử dụng vào dịp Sám Hối và các thời cúng ngọ những ngày Vía, Lễ.

Phần nhà Tổ có năm bệ thờ, giữa là Bàn Tổ có hai cấp. Trên an trí khung kiếng vẽ Tổ Bồ Đề Đạt Ma đứng trên nhánh tre qua sông, trên vai vác gậy có chiếc dép. Tượng cao khoảng 2m [tượng vác gậy có chiếc dép mà đi trên nước, Hòa thượng cho là không đúng với lịch sử. Nếu vác dép thì phải đi trên núi mới đúng, vì sứ thần gặp Ngài đang đi trên núi Thông Lãnh]. Bệ dưới để lư hương và chuông. Nhìn vô bên phải, một bàn là thờ Hoà thượng Khai sơn Chùa Vạn Linh, một bàn nữa là thờ vong nam. Bên trái một bàn là bàn thờ Tăng và một bàn nữa là thờ vong nữ. Hai bên là hai dãy quá đường dài, phía trên đều có nghi thờ trang nghiêm. Dưới cùng hai bên là hai phòng nhỏ dành cho Ban Chức sự. Giữa là bộ Tợ dành cho Hoà thượng, phía trước cũng có nghi thờ đức Quán Âm. Đó là toàn phần Chánh điện, nhà Tổ mà Hoà thượng đã xây dựng trong đợt trùng tu lần nhứt, chỉ trong vòng sáu tháng đã hoàn thành, đến 16/6 năm Giáp Thìn [1964] là làm Lễ An vị.

Đặc biệt là trong khi xây dựng Hoà Thượng không quyên góp và kêu gọi ai, chỉ tuỳ hỷ theo sự phát tâm của mọi người. Đến ngày hoàn thành còn dư được một ít để xây cổng tam quan. Chính nơi chánh điện nầy ngoài việc giảng dạy và Phật sự các nơi, Hoà thượng cứ mỗi nữa tháng đều truyền giới Bát Quan Trai và đích thân tụng Bồ Tát Giới cho đại chúng nghe. Đến năm 1996, Hoà Thượng mổ mắt mới nghỉ tụng giới, còn truyền giới Bát Quan Trai đến cuối đời vẫn còn. Mỗi năm vào ba ngày vía đức Quán Thế Âm 19-2, 19-6, 19-9 Hòa thượng  truyền Tam Quy Ngũ Giới cho hàng cư sĩ tại gia. Đồng thời cũng là dịp cho các vị tập sự công quả được thế phát xuất gia. Lúc Hòa thượng còn khỏe, ngoài việc đi dạy các nơi Hòa Thượng có mở lớp tại giảng đường, dạy kinh bộ cho chư Tăng tại Bổn tự và Tăng Ni trong đạo tràng. Đồng thời, một lớp do quý Thầy lớn dạy lại cho các chú nhỏ. Nhờ sự hoằng hoá của Hoà thượng mà mọi người được vô cùng lợi ích. Nhất là chư Tăng Ni, Phật Tử mỗi mùa Hạ tựu về làm Lễ Tác bạch An Cư với Hoà thượng rất đông, để rồi trở về trụ xứ gia công tu tập trong ba tháng, nhờ vào đức độ của Hoà thượng mà ai nấy cũng đều tinh tấn. Sau ngày giải phóng có thêm đạo tràng Pháp Hoa mỗi chủ nhật đầu tháng tụng trọn một bộ. Đạo tràng ngày càng đông, ngồi đầy cả Chánh điện lẫn nhà Tổ.

Năm 1990, sau mười lăm năm Giải Phóng đất nước đã trải qua thời kỳ biến động khó khăn, bước vào giai đoạn đổi mới, Hòa thượng cho xây dựng lại giảng đường. Vẫn để nguyên vách cũ, gia cố đế cột, đúc cột mới cập theo cột gạch cu. Cứ như thế, xong cây nầy làm đến cây khác. Xây cao vách lên vì nâng chiều cao trên 5m rồi mới đổ sàng. Phía trên xây thêm làm lầu để Kinh, chỉ bớt lại hai căn hai đầu nên phía trong cũng rộng và phía trên mái cũng được đúc bê tông. Xây xong Hòa thượng an trí Bộ Đại Tạng và Tục Tạng. Đó là sự nghiêp cả một đời của Hòa thượng muốn truyền lại cho đệ tử đệ tôn tiếp nối sự nghiệp của Hòa Thượng. Năm 1991, tiếp tục làm lại hai dãy Tăng Phòng cũng theo cách thức trên. Phía trên cũng xây thêm hai dãy bằng phía dưới nhưng không ngăn vách và cũng đúc mái. Nhờ hai dãy đó mà khi xây dựng lại Chánh điện mới, có nơi dời các bàn thờ qua hai lầu nầy. Bên phải làm nhà Tổ, bên trái làm Chánh điện, vì thế sinh hoạt thời khóa hằng ngày không bị gián đoạn. Năm 1992, tiếp tục làm Khu bếp và nhà Công quả nữ. Cũng đổ sàng và xây phía trên. Dãy lầu nầy chừa lại hai gian để làm sân phơi đồ, trên mái sử dụng lại cây và ngói cũ cũa giảng đường và hai dãy Tăng phòng. Năm 1993, Hòa thượng cho xây dựng Tháp phía sau thất của Hòa thượng lấy tên là “Phù Thi Tháp”. Tháp nầy là nơi an trí nhục thân của Hòa thượng khi mãn duyên hóa độ ở Ta Bà nầy. Hòa Thượng cho dựng bia phía trước với bài thi:

Biển khổ mênh mông sóng cuộn trào

Thây trôi theo sóng hướng bờ vào

Có ai níu được thây nổi ấy

Sớm muộn cùng thây tắp bờ cao.

Ý Hòa Thượng cho rằng thân chúng ta như tử thi trôi lênh đênh trên biển cả. Nếu chúng ta biết dùng thân đó để tu hành thì sẽ được lên bờ cao vì biển không chứa tử thi, sớm muộn gì cũng sẽ tắp vào bờ.

Tháp nầy Hòa thượng cho xây làm hai phần. Phần trong là tháp ba tầng xây hình tứ giác Tầng trên cùng khắc 4 chữ “Án” bằng phạn văn. Tầng giữa là bốn bức phù điêu khắc hình Hòa Thượng với bốn tiêu đề: “Luôn luôn niệm Phật”. “Thêm lớn căn lành”, “Phật pháp lưu truyền” và “Tâm không trụ trước”. Tầng dưới cùng  mặt trước và hai mặt hông là ba bài thơ mà Hòa Thượng sáng tác trong những thời điểm có ghi phía dưới. Còn mặt sau để trống, sau nầy khi Hòa Thượng tịch sẽ đặt mộ bia vào đó. Phía dưới có một miếng đan đậy hờ miệng hầm để sau nầy đưa kim quan Hòa thượng an trí trong đó. Phía ngoài tháp là mái che hình lục giác với bốn lớp mái lợp ngói men âm dương màu lục. Hòa Thượng gọi đây là “nhà mát” và Hòa thượng cũng hay thường ra đây ngồi chơi. Tháp nầy có tường rào bao quanh một vườn mai. Trước cổng tháp có một vườn cao kiểng. Bên trái thất của Hòa thượng là một vườn tre vàng và bên phải là một vườn sứ cùi. Đó là toàn cảnh chung quanh thất của Hòa thượng. Thất của Hòa thượng được xây vào cuối năm 1954 và được tu bổ nhiều lần. Chính nơi đây Hòa thượng đã dịch nhiều bộ kinh lớn mà sau cùng là Bộ Đại Bửu Tích. Hòa thượng đã cống hiến trí huệ của mình cho kho tàng Văn hóa Phật Giáo Việt Nam được phong phú, làm vô cùng lợi ích cho đại chúng.

Xây xong Tháp, Hòa thượng cho tu sửa lại Tháp Quán Âm phía trước. Vẫn để nguyên trạng chỉ dở các tầng tháp trên lúc trước làm bằng khung sắt lợp tôn. Nay đúc thành hai lớp mái lợp ngói men. Trên đúc tháp bảy tầng thờ bảy vị Phật và an trí Xá Lợi Phật ở tầng trên cùng. Như vậy sau ngày Giải phóng, từ năm 1990 Hòa thượng đã cho tu sửa lại toàn bộ những công trình phụ của Chùa. Đến năm Giáp Thân [2004], Hòa thượng quyết định đại trùng tu khu Chánh điện, nhà Tổ đã trải qua trên bốn mươi mùa mưa nắng và đến thời điểm xuống cấp trầm trọng. Do sườn gỗ phía trên để lợp ngói phần đông là chò và dầu nên không bền lâu. Lại trần nhà làm bằng lưới mành đắp xi măng lên chứ không phải đúc nên cũng xuống cấp. Tuy vậy cũng đã tồn tại trên bốn mươi năm. Đồng thời, để đáp ứng nhu cầu tu tập của đại chúng ngày càng đông. Ngày 19 tháng 2 năm Giáp Thân [2004] là ngày khởi công cho công trình quan trọng này.

Chánh điện Chùa Vạn Đức hiện nay nếu đi từ chợ Thủ Đức vào đến chợ Tam Hà, hoặc đi theo xa lộ Đại Hàn lên đến cầu vượt Bình Phước thì đã thấy từ xa một tòa tháp cao vượt lên các nhà chung quanh với một hoa sen đỏ nổi bật giữa đỉnh Tháp. Đến chùa sẽ bước vào cổng tam quan mới được xây lại, cẩn đá xanh đủ kích cỡ với 3 lớp mái dán ngói men màu lục. Từ ngoài nhìn vào ai cũng ngỡ là Chùa có rất nhiều tầng. Nhưng vào bên trong chỉ có hai tầng. Dưới là thờ Tổ và Trai đường, trên thờ Phật với chiều cao trên 20m. Nếu tham quan theo cầu thang nội bộ phía sau, thì chúng ta sẽ lên năm lớp cầu thang inox dẫn vào một mái đúc hình cong, mà phía dưới là bầu trời với trăng sao mây trắng trời xanh. Lên thêm một cầu thang sắt sẽ bước vào phòng thờ Tây Phương Tam Thánh. Ra phía trước hành lang phóng tầm mắt nhìn khắp bốn phương sẽ thấy các vùng phụ cận, nhất là thành phố với những tòa nhà cao vượt lên. Lên thêm một cầu thang nữa, sẽ bước vào phòng thờ Xá Lợi Phật với những bộ kinh quý hiếm được nghệ nhân viết trên các vật bé bằng ngà, với những chữ rất nhỏ phải dùng kính lúp mới thấy rõ nét. Đó là tổng thể Chánh điện mới của Chùa Vạn Đức. Để có được công trình này đã trải qua một thời gian thi công ròng rã hơn hai năm trời với khoảng gần một trăm người thợ và công sức tài vật của quý Phật tử gần xa phát tâm.

Không giống như các Chùa khác, trước khi xây dựng làm lễ đặt đá rất lớn, mời khách rất đông. Chùa Vạn Đức khởi công có tính cách nội bộ nhưng không kém phần trang nghiêm thành kính. Đúng 6 giờ, ngày 19 tháng 2 năm Giáp Thân [2004] Chư Tăng Ni đạo tràng vân tập cùng một số Phật tử Đạo tràng Bát Quan Trai, Đạo tràng Pháp Hoa đối trước lễ đài tạm đặt giữa khu đất xây dựng tụng một thời kinh, cầu nguyện chư Phật Bồ Tát, Long Thiên Hộ Pháp gia hộ cho công trình được tiến hành tốt đẹp.

Để có được mặt bằng cho ngày khởi công, sau khi cúng rằm tháng giêng xong, nhóm công quả Châu Đốc do Hoằng Trương trưởng nhóm đã cùng Quý Thầy dời các tượng Phật an trí tạm trên hai lầu của hai dãy Tăng Phòng. Tối 16 là chư Tăng đã có nơi tụng niệm tạm thời và không gián đoạn ngày nào. Một mặt cho tháo gỡ toàn bộ, nhóm Châu Đốc đã làm việc cực lực, lớp tháo gỡ, lớp di chuyển. Sau cùng còn phần mặt dựng rất cao chúng tôi định nhờ đến xe cẩu tiếp sức, nhưng khi hội ý và quyết định làm bằng sức người dưới sự chỉ đạo của Thầy Hoằng Hiển, Thầy cột đầu dây cáp vào chót cây đà sau lưng mặt dựng, đầu kia cột vào một dây sắt chịu vào các cọc sắc đóng sâu xuống chỗ cây si và được nối với cái ba lăng để chịu dây cho thẳng. Xong cho các anh em đục các chân cột khuyết một bên trong, vì bên trong đã có một khoảng trống lớn dư sức cho toàn bộ mặt dựng nằm xuống mà không vướng chướng ngại nào. Sau khi kiểm tra kỹ lưỡng các mối đục có thể kéo được Thầy Hiển quyết định cho kéo xuống bằng balăng. Không cần dùng sức nhiều, toàn bộ đã ngã xuống đúng hướng gây một tiếng động lớn như bom nổ, mọi người vui mừng nhẹ nhỏm. Thế là chỉ còn dọn dẹp, đập các cây đà lớn để lấy sắt, di chuyển gạch và xà bần, chúng tôi đã có được mặt bằng trước ngày 19/2. Trước đó nhóm thợ của Phật tử Minh Thạnh [Công Ty Hương Thiền] đã cho đúc những cọc để ép xuống làm móng. Ngày 18/2 xe cẩu đã vào sân, cẩu những khối bê tông trong tư thế chuẩn bị để sau khi đại chúng tụng Kinh cầu nguyện xong sẽ sẵn sàng thi công ép chiếc cọc đầu tiên.

Về phần móng theo bản vẽ của kỹ sư Đỗ Thành Phương [Kỹ sư Đỗ Thành Phương là bạn của Thầy Hoằng Xưng lúc trước. Tất cả bản vẽ và kết cấu của công trình Vạn Linh đều nhờ Anh giúp. Bản vẽ của Chùa Vạn Đức cũng do Anh vẽ và phần chi phí ký tên chịu trách nhiệm Anh cũng phát tâm cúng dường. Coi như về bản vẽ Chùa không tốn một khoảng chi phí nào]. Vùng đất của chùa Vạn Đức quá tốt nên chỉ cần móng đơn là đủ lực, nhưng vì xây dựng quá cao nên anh Minh Thạnh đề nghị với Hòa thượng ép cọc. Tuy chưa chứng kiến việc ép cọc, nhưng qua sự trình bày về nguyên tắc ép cọc nên Hòa thượng đã đồng ý. Ép cọc có nhiều lợi thế hơn là đào lỗ đặt móng. Đào lỗ đặt móng thì đất sẽ vung lên rất khó thao tác, khi xuống vĩ đổ bê tông, đất cát có thể tuột xuống lẫn vào bê tông làm giảm hiệu quả. Còn ép cọc thì để nguyên trạng. Cọc ép xuống, đất sẽ dẻ dặt thêm. Ép xong đổ đầu trụ, đổ đà kiền là có được một nền móng gọn gàng và chắc chắn. Nhưng ép cọc phải đòi hỏi có mặt bằng rộng để xe cẩu di chuyển các khối bê tông chồng lên làm sức nặng, dùng thủy lực ép lên đầu cọc. Nơi chật hẹp sẽ không thực hiện được phương pháp ép cọc nầy.

Đến 29/2 ép cọc xong, tuần lễ sau đổ đầu cọc và đà kiền. Về đà kiền theo bản vẽ cũng bớt đi rất nhiều, nhưng theo ý kiến thống nhất Hòa thượng cho đổ hết không bỏ khoảng nào. Xong bắt đầu lên cột và xây vách, đóng cốt pha đổ sàng. Đến 13/3 là ngày đổ bê tông sàng. Đây là lần duy nhất của công trình xử dụng bê tông tươi do Công ty Hồng Hà cung cấp. Giờ khởi động hơi trể, vì xe bơm bê tông không vào được do cổng thấp, phải đào đất hạ đường đến hơn chín giờ sáng xe mới vào được. Tuy vậy đến hơn ba giờ chiều cũng xong, gần đầy một trăm khối  bê tông.

Trong quá trình xây dựng mặc dầu đã có bản vẽ nhưng thực hiện hoàn toàn do sự chỉ đạo của Hòa thượng. Phải nói nhiều khi cũng rất bối rối trước sự chỉ đạo nầy, nhưng khi thực hiện rồi kết quả rất là hay. Phải nói là vô cùng phước báu, Hòa thượng tuy đã gần chín mươi tuổi nhưng trí tuệ rất sáng suốt và ghi nhớ những việc còn chi ly hơn mọi người rất nhiều. Qua đó mình mới thấy năng lực của người có thực tu khác hơn người thường.

Theo dự kiến ban đầu nếu thực hiện đúng theo thì sẽ hoàn thành sớm như dự định là 1 năm. Nhưng trong thi công có thay đổi rất nhiều, tăng thêm tầng mái nên chiều cao tăng lên, do đó thời gian thi công cũng kéo dài hơn gấp đôi. Có những việc nan giải phải họp bàn với kỹ sư mới tìm ra giải pháp, cho nên gần như thực hiện từng phần.  Sự thi công mặc dầu có thầu, nhưng do chỗ thân tình nên cho mượn công, vì thế tất cả đều do quý Thầy chủ động. Có tất cả ba nhóm thợ, nhóm của anh Minh Thạnh cho mượn là đông nhất, có khi lên đến năm mươi người. Nhóm này là chủ lực cơ bản của công trình, có một cai thợ quản lý, nhóm này được anh Hoằng Lược – Tổng giám đốc Công ty Hoa Sen đài thọ cho bữa ăn trưa và chiều không tính vào tiền lương. Còn ăn sáng và nửa buổi là do Chùa lo. Một nhóm thợ điều từ công trình Vạn Linh về theo Thầy Hoằng Hiển lo đúc hoa văn. Sau này điều thêm nhóm thợ sơn B của Vạn Linh. Hai nhóm thợ này khoảng ba mươi người hoàn toàn ăn nghỉ tại Chùa.

Sau khi đổ bê tông sàn tiếp tục đổ các tầng mái trên. Bê tông của các tầng mái này đều được trộn bằng máy tại chỗ và chuyền bằng sức người. Sau nầy lên cao quá chuyền bằng hai cái tời, trong một cái và ngoài một cái. Mỗi lần đổ như vậy đều có Phật tử về rất đông và nòng cốt vẫn là nhóm Hoằng Trương Châu Đốc.

Lần 1 ngày 12 tháng 5 âl Giáp Thân

Lần 2 ngày 10 tháng 6 âl Giáp Thân

Lần 3 ngày 27 tháng 7 âl Giáp Thân

Lần 4 ngày 20 tháng 8 âl Giáp Thân

Lần 5 ngày 18 tháng 9 âl Giáp Thân

Lần 6 ngày 29 tháng 10 âl Giáp Thân

Lần 7 ngày 14 tháng 11 âl Giáp Thân

Lần 8 ngày 10 tháng 12 âl Giáp Thân

Đây là những ngày đáng ghi nhớ những công sức đóng góp của tất cả Tăng Ni, Phật tử. Còn ba mái nhỏ trên cùng không có tổ chức đông người nên không ghi ra đây.

Trước khi xây dựng, Thầy Hoằng Kiến đã nương theo bản vẽ và những ý kiến mới của Hòa Thượng, dùng những tấm phíp mõng cắt theo tỉ lệ 1/30 dán ráp lại thành mô hình thu gọn. Thấy phía trước trống trải quá nên Thầy đề nghị làm thêm hai cái tháp nhỏ ba tầng để chồng lên hai bên góc mái lớn, được Hòa Thượng đồng ý. Hai tháp đó có nhiều chi tiết, Thầy Hoằng Hiển ngại làm trên cao nắng mưa cực nên cho làm phía dưới sau sẽ cẩu lên. Chừng thành phẩm rồi quá nặng tưởng cẩu không lên nổi. May nhờ hai cẩu lớn đưa lên an toàn, làm tăng thêm phần mỹ quan phía trước.

Sau khi phần xây dựng cơ bản xong, tập trung lo hoàn thiện và trang trí cũng như sơn B. Mặc dù phần hoa văn cho thực hiện song song với xây dựng nhưng quan trọng nhất là cây Bồ đề phải chờ đủ diện tích mới thực hiện được. Phần này do Thầy Hoằng Hiển trực tiếp thi công cùng một số phụ trong đó có Hoằng Thời là chủ yếu. Lá đã được làm khuôn cho Phật tử công quả in ra gần mười ngàn lá vừa lớn vừa nhỏ. Sau khi đắp thân cây và nhánh, lá sẽ được gắn vào nơi phù hợp. Sở dĩ Hòa thượng cho xây phần Chánh điện cao trên 20m là muốn có đủ diện tích để cây Bồ Đề có đọt. Đa số các Chùa trang trí cây Bồ Đề sau lưng đức Phật cũng chưa nơi nào có đọt. Cây Bồ Đề ở Vạn Đức chẳng những có đọt mà còn có cả một bầu trời trăng sao lồng lộng, khiến cho người nhìn vào rất sống động giống như cây thật

Thêm một điều đặc biệt nữa là Hòa thượng cho thờ nhiều tượng Hộ Pháp vì Hòa thượng cho rằng chúng ta được an ổn tu hành là nhờ chư vị Hộ Pháp gia hộ. Mà các Ngài thì khắp nơi nếu có cảm tất có ứng. Vì thế Hòa Thượng cho an trí một biến thành hai, hai biến thành bốn, bốn biến thành tám để chỉ cho vô số. Và tất cả đều là hóa thân của đức Quán Âm nên tượng của Ngài ngồi trên cùng đó là những hình ảnh đặc biệt, những ý tưởng để mọi người có ý thức luôn nhớ ơn đến chư vị Hộ Pháp.

Ai đến đây cũng đều phê bình việc dùng inox làm cửa. Đây cũng là một ý của Hòa thượng, chuộng sự bền chắc lâu dài nên dầu có rất nhiều ý kiến, Hòa thượng vẫn không thay đổi. Xin lưu ý một điều, sự xây dựng ở đây nhất nhất đều tuân theo sự chỉ đạo của Hòa thượng, quý Thầy cũng được đóng góp ý kiến, nhưng nếu Hòa thượng không đồng ý thì không được làm khác.

Một điều nữa cũng nói lên tinh thần tôn trọng những gì mà thí chủ đã phát tâm, muốn cho cái phước ấy còn được nối tiếp mãi. Vì thế, khi trùng tu lần này nghệ nhân Hoằng Hữu có cúng dường tượng đức Bổn Sư bằng đá trắng cao 3.2m nặng bảy tấn và tượng Tổ cao 2.2m, nhưng Hòa thượng vẫn cho thờ lại ba tượng của Chánh điện cũ. Cả hai bức phù điêu Quan Âm, Địa Tạng do cha con ông Đốc Ý điêu khắc cũng được thờ lại, chỉ đắp thêm cho xứng với bệ thờ mới và thếp vàng  lại.

Toàn bộ vách Chùa cả trong lẫn ngoài đều được dán bằng gạch bóng kiếng cạnh sáu tấc vuông. Nhất là vách bên ngoài của tầng trệt và chánh điện dán bằng gạch bể xin về được cắt lại, xếp theo kiểu hoa văn trông cũng rất đẹp, không ai tưởng là gạch bể mà chỉ nghĩ là làm kiểu thôi. Còn phần mặt và vách các bệ thờ đều được dán bằng đá hoa cương lớn khổ. Cũng như trên nền, đá được cắt theo quy cách 70/80 là vừa đủ cho một người ngồi  để kệ kinh phía trước. Như thế mỗi người một viên gạch là ngay hàng thẳng lối không cần phải sắp xếp. Đá hoa cương là loại đắc tiền nhất trong các loại gạch lót nền, sở dĩ dám sử dụng không phải chùa nhiều tiền mà do vị Giám đốc của Công ty Hùng Đại Dương bán cho chúng tôi với nửa giá tiền, do Phật tử Chơn Nguyệt giới thiệu. Cho nên khi nhìn vào bề thế và cách trang trí của Chùa mọi người đều cho rằng chắc kinh phí lớn lắm và cho rằng chắc của Phật tử nước ngoài đóng góp nhiều. Nhưng khi được biết chính xác khoảng trên dưới năm tỉ và phần lớn là của người trong nước, mọi người đều ngạc nhiên. Như anh Hoằng Lược là Tổng Giám đốc Công ty Hoa Sen cúng mỗi tháng là 48 triệu đồng, ứng với bốn mươi điều nguyện của đức Phật A Mi Đà và còn đài thọ cơm cho thợ cũng như phụ giúp những phương tiện khác trong khả năng sẵn có.

Qua gần hai năm thi công mặc dù chưa xong hết nhưng đã tạm xong phần bên trong. Hòa Thượng quyết định tổ chức Lễ An vị nội bộ ngày Rước Chư Thiên 29 tháng Chạp năm Ất Dậu. Nhân ngày Đưa Chư Thiên 25 tháng Chạp theo truyền thống, các Chùa tạm nghỉ tụng kinh, quý Thầy cho đưa các tượng Phật qua sắp đặt trang trí. Đúng 3 giờ 45 sáng ngày 29, Hòa thượng đã trực tiếp cử hành lễ An Vị Phật, chính thức cho đại chúng sinh hoạt tu tập tụng niệm trên Chánh điện mới. Ngồi trong Chánh điện cao rộng thoáng mát, ngước nhìn Đức Phật uy nghiêm mỉm cười dưới cội Bồ Đề cao vút lên bầu trời lồng lộng trăng sao, tâm bỗng nhẹ nhàng thanh thoát.

Sau đó, chùa tổ chức lễ An Vị chính thức từ mùng 4/4 – vía Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát đến mùng 10/4 năm Bính Tuất [2006], trong tuần lễ này Hòa thượng cho đại chúng luân phiên niệm Phật suốt ngày đêm để hồi hướng công đức đến các thí chủ đã góp công góp của cho công trình sớm hoàn mãn. Buổi lễ kết thúc vào chiều ngày mùng 10 sau khi hoàn kinh Pháp Hoa mà đại chúng đã tụng trong ngày đó. Đây cũng là khởi duyên cho các kỳ khóa tu Phật thất tại chùa Vạn Đức sau nầy.

Năm 2014, Hòa thượng Vạn Đức an nhiên thị tịch vào ngày 28/02/Giáp Ngọ trong tiếng niệm Phật âm vàng của tứ chúng. Tại Lễ Chung thất của Hòa thượng, Hòa thượng Thích Hoằng Tri đã được các cấp Giáo hội, lãnh đão chính quyền Bổ nhiệm Trụ trì chùa Vạn Đức, tiếp nối sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh của Hòa thượng Tôn sư. Năm 2016, Hòa thượng trụ trì đã cho kiến thiết lại Vô Y Viện [Tịnh thất của Sư ông Vạn Đức] và kiến tạo Tôn sư Kỷ niệm đường để lưu lại những hình ảnh, kỷ vật và hành trạng đạo nghiệp của Hòa thượng Tôn sư.

Năm 2017, đầy đủ duyên lành, nhân ngày Khánh Đản đức Phật A Mi Đà, Chùa Vạn Đức đã dựng tôn tượng đức Phật A Mi Đà bằng đá nguyên khối nặng 160 tấn, với tổng chiều cao gần 15m. Tôn tượng được an trí trang nghiêm trước tòa tháp Chánh điện [Chính diện sân chùa] với sự hân hoan của đại chúng đạo tràng Tịnh độ.

Có thể nói, chùa Vạn Đức là một trong những công trình kiến trúc tôn giáo có quy mô lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài giá trị về mặt thẩm mỹ, công trình còn là một kiểu mẫu cho nghệ thuật tạo hình trong kiến trúc hiện đại…

Ngày 19/2/Bính Tuất [2006]

Đại chúng Chùa Vạn Đức

Video liên quan

Chủ Đề