Chức năng trung gian tài chính của ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại có các chức năng chủ yếu sau:

1. Chức năng trung gian tín dụng

Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại đóng vai trò là "cầu nối" giữa người dư thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. 

Chức năng trung gian tài chính của ngân hàng thương mại

Thông qua việc huy động các khoản vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, ngân hàng thương mại hình thành nên quỹ cho vay để cung cấp tín dụng cho nền kinh tế. Với chức năng này, ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò là người đi vay vừa đóng vai trò là người cho vay.

Với chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại đã góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền, ngân hàng và người đi vay, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

• Đối với người gửi tiền, họ thu được lợi từ khoản vốn tạm thời nhàn rỗi của mình dưới hình thức lãi tiền gửi mà ngân hàng trả cho họ. Hơn nữa, ngân hàng còn đảm bảo cho họ sự an toàn về khoản tiền gửi và cung cấp các dịch vụ thanh toán tiện lợi.

• Đối với người đi vay, họ sẽ thoả mãn được nhu cầu vốn để kinh doanh, chi tiêu, thanh toán mà không phải chi phí nhiều về sức lực, thời gian cho việc tìm kiếm nơi cung ứng vốn tiện lợi, chắc chắn và hợp pháp.

• Đối với ngân hàng thương mại, họ sẽ tìm kiếm được lợi nhuận cho bản thân mình từ chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi hoặc hoa hồng môi giới. Lợi nhuận này chính là cơ sở để tồn tại và phát triển của ngân hàng thương mại.

• Đối với nền kinh tế, chức năng này có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì nó đáp ứng nhu cầu vốn để đảm bảo quá trình tái sản xuất được thực hiện liên tục và để mở rộng quy mô sản xuất. Với chức năng này, ngân hàng thương mại đã biến vốn nhàn rỗi không hoạt động thành vốn hoạt động, kích thích quá trình luân chuyển vốn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.

Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của ngân hàng thương mại vì nó phản ánh bản chất của ngân hàng thương mại là đi vay để cho vay, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Đồng thời nó cũng là cơ sở để thực hiện các chức năng khác.

2. Chức năng trung gian thanh toán

Ngân hàng thương mại làm trung gian thanh toán khi nó thực hiện thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. Ở đây ngân hàng thương mại đóng vai trò là người "thủ quỹ" cho các doanh nghiệp và cá nhân bởi ngân hàng là người giữ tài khoản của họ.

Ngân hàng thương mại thực hiện chức năng trung gian thanh toán trên cơ sở thực hiện chức năng trung gian tín dụng vì tiền đề để khách hàng thực hiện thanh toán qua ngân hàng chính là một phần tiền gửi trước đó. Việc các ngân hàng thương mại thực hiện chức năng trung gian thanh toán có ý nghĩa rất to lớn đối với toàn bộ nền kinh tế. Với chức năng này, các ngân hàng thương mại cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán thuận lợi. Nhờ đó, các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian đi tới gặp chủ nợ, người phải thanh toán và lại đảm bảo được việc thanh toán an toàn. Qua đó, chức năng này thúc đẩy lưu thông hàng hoá, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế. Đồng thời, việc thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng đã giảm được lượng tiền mặt trong lưu thông, dẫn đến tiết kiệm chi phí lưu thông tiền mặt như chi phí in ấn, đếm nhận, bảo quản tiền...

Đối với ngân hàng thương mại, chức năng này góp phần tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng thông qua việc thu lệ phí thanh toán. Thêm nữa, nó lại làm tăng nguồn vốn cho vay của ngân hàng thể hiện trên số dư có trong tài khoản tiền gửi của khách hàng. Chức năng này cũng chính là cơ sở hình thành chức năng tạo tiền của ngân hàng thương mại.

3. Chức năng "tạo tiền"

Khi có sự phân hoá trong hệ thống ngân hàng, hình thành nên ngân hàng phát hành và các ngân hàng trung gian thì ngân hàng trung gian không còn thực hiện chức năng phát hành giấy bạc ngân hàng nữa. Nhưng với chức năng trung gian tín dụng và trung gian thanh toán, ngân hàng thương mại có khả năng tạo ra tiền tín dụng (hay tiền ghi sổ) thể hiện trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tại ngân hàng thương mại. Đây chính là một bộ phận của lượng tiền được sử dụng trong các giao dịch.

Ban đầu từ những khoản tiền dự trữ tăng lên, ngân hàng thương mại sử dụng để cho vay bằng chuyển khoản, sau đó những khoản tiền này sẽ được quay lại ngân hàng thương mại một phần khi những người sử dụng tiền gửi vào dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn. Quá trình này tiễp diễn trong hệ thống ngân hàng và tạo nên một lượng tiền gửi (tức tiền tín dụng) gấp nhiều lần số dự trữ tăng thêm ban đầu. Mức mở rộng tiền gửi phụ thuộc vào hệ số mở rộng tiền gửi. Hệ số này, đến lượt nó chịu tác động bởi các yếu tố: tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ vượt mức và tỷ lệ giữ tiền mặt so với tiền gửi thanh toán của công chúng.

Với chức năng "tạo tiền", hệ thống ngân hàng thương mại đã làm tăng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội. Rõ ràng khái niệm về tiền hay tiền giao dịch không chỉ là tiền giấy do ngân hàng trung ương phát hành ra mà còn bao gồm một bộ phận quan trọng là lượng tiền ghi sổ do các ngân hàng thương mại tạo ra.

Chức năng này cũng chỉ ra mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và lưu thông tiền tệ. Một khối lượng tín dụng mà ngân hàng thương mại cho vay ra làm tăng khả năng tạo tiền của ngân hàng thương mại, từ đó làm tăng lượng tiền cung ứng.

Các chức năng của ngân hàng thương mại có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung, hỗ trợ cho nhau, trong đó chức năng trung gian tín dụng là chức năng cơ bản nhất, tạo cơ sở cho việc thực hiện các chức năng sau. Đồng thời khi ngân hàng thực hiện tốt chức năng trung gian thanh toán và chức năng tạo tiền lại góp phần làm tăng nguồn vốn tín dụng, mở rộng hoạt động tín dụng.

Nguồn: Ths. Đặng Thị Việt Đức - Ths. Phan Anh Tuấn (Quantri.vn biên tập và hệ thống hóa)

TRUNG GIAN TÍN DỤNG(tt)Huy động các nguồn vốn từ các chủ thể tiết kiệm,có vốn nhàn rỗi trong nền kinh tếCấp tín dụng đầu tư đáp ứng nhu cầu về vốn chocác chủ thể trong nền kinh tế xã hộiÝ nghóa Đối với người gửi tiền: tận dụng vốn tạm thời nhànrỗi và tạo ra thu nhập dưới hình thức lãi tiền gửi. Đối với người vay: họ sẽ thỏa mãn được nhu cầu vềvốn để kinh doanh, chi tiêu, thanh toán Đối với bản thân ngân hàng: ngân hàng sẽ tìm kiếmđược khoản lợi nhuận từ chênh lệch giữa lãi suất chovay và lãi suất tiền gửi hoặc hoa hồng môi giới Đối với nền kinh tế: việc cung cấp tài chính cho cácdoanh nghiệp đã khuyến khích sản xuất, tạo thêm việclàm, tăng sản lượng và giảm nhập khẩu hàng hóa TRUNG GIAN THANH TOÁNNgân hàng thực hiện chức năng trung gian thanhtoán làm cho nó trở thành thủ quỹ cho kháchhàng. khi đó NHTM thực hiện theo yêu cầu củakhách hàng như trích một khoản tiền trên tàikhoản tiền tiền gửi để thanh toán tiền hàng hóa,dòch vụ hoặc nhập vào một khoản tiền gửi củakhách hàng từ bán hàng hóa hoặc các khoản thukhác. TRUNG GIAN THANH TOÁN(tt)Ngân hàng thực hiện các nhiệm vụ Mở tài khoản tiền gửi giao dòch cho khách hàng Quản lý và cung cấp các phương tiện thanh toán chokhách hàng Tổ chức và kiểm soát quy trình thanh toán giữa cáckhách hàng TẠO TIỀN BÚT TỆKhi kết hợp chức năng trung gian tín dụng vàchức năng trung gian thanh toán tạo cho ngânhàng thương mại khả năng tạo ra tiền ghi sổ thểhiện trên tài khoản tiền gửi thanh toán củakhách hàng tại ngân hàng thương mại . Từ mộtlượng tiền gửi ban đầu, qua nghiệp vụ cho vaydưới hình thức chuyển khoản, đã làm cho số dưtrên tài khoản tiền gửi trong hệ thống ngân hàngthương mại tăng lên. TẠO TIỀN BÚT TỆ (tt)Bảng tóm tắc quá trình tạo tiền của các ngân hàngtrung gianTỷ lệ dự trữ bắt buộc: 10%(Đơn vị tính: đồng)Tên ngânhàngSố tiền gởi nhậnđượcSố tiền dựtrữ bắt buộcSố tiền có thểcho vay ra tối đaA1.000100900B90090810C81081729…………Tổng cộng10.0001.0009.000

(Last Updated On: 17/11/2021 By Lytuong.net)

Trung gian tài chính là những tổ chức thực hiện huy động vốn nhàn rỗi của những chủ thể tiết kiệm và sau đó cung cấp vốn cho những chủ thể có nhu cầu về vốn.

Chức năng trung gian tài chính của ngân hàng thương mại

2. Đặc điểm của trung gian tài chính

Trung gian tài chính bao gồm 3 đặc điểm cơ bản sau:

* Các trung gian tài chính là cơ sở kinh doanh tiền tệ và giấy tờ có giá với mục đích sinh lời.

* Quá trình cung cấp vốn cho các chủ thể cần vốn trong nền kinh tế bao gồm hai giai đoạn:

– Giai đoạn 1: Phát hành các loại tài sản tài chính

Các trung gian tài chính phát hành các loại tài sản tài chính như trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gởi… để thu hút tiền từ các chủ thể có nguồn vốn nhàn rỗi.

– Giai đoạn 2: Mua lại các loại tài sản tài chính

Các trung gian tài chính tiến hành mua lại các loại tài sản tài chính do những chủ thể cần vốn phát hành như thương phiếu, trái phiếu, các hợp đồng vay nợ, hợp đồng bảo hiểm.

* Các trung gian tài chính đóng vai trò là những trung gian về:

– Trung gian huy động vốn và cho vay vốn:

Các trung gian tài chính phát hành các tài sản tài chính để thu hút tiền tiết kiệm của những chủ thể trong nền kinh tế. Sau đó, các trung gian tài chính sẽ cho vay ra nền kinh tế bằng cách mua lại các tài sản tài chính do những chủ thể cần vốn trong nền kinh tế phát hành.

– Trung gian thanh khoản

Các chủ thể trong nền kinh tế có nhu cầu chuyển đổi các tài sản tài chính thành tiền mặt, các chủ thể này có thể đến các trung gian tài chính chuyển đổi thành tiền.

– Trung gian thông tin

Các trung gian tài chính cung cấp thông tin tài chính đến các chủ thể trong nền kinh tế, đồng thời các trung gian tài chính cũng đưa ra những bảng phân tích, nhận định, dự đoán về các vấn đề, xu hướng của nền kinh tế, từ đó, các trung gian tài chính tư vấn cho các chủ thể trong nền kinh tế đầu tư vốn của mình như thế nào là hiệu quả nhất.

3. Phân loại các trung gian tài chính

a. Căn cứ vào đặc điểm hoạt động

  • Ngân hàng thương mại
  • Các loại quỹ tiết kiệm
  • Các quỹ tín dụng
  • Các công ty bảo hiểm
  • Các công ty tài chính
  • Các loại quỹ hỗ tương

b. Căn cứ vào mức độ thực hiện chức năng trung gian:

Trung gian tài chính bao gồm các định chế nhận tiền gởi; Các định chế tiết kiệm theo hợp đồng; Các định chế trung gian đầu tư

* Các định chế nhận tiền gởi: Trung gian tài chính bao gồm:

  • Các ngân hàng thương mại
  • Các tổ chức tiết kiệm
  • Các hiệp hội cho vay và tiết kiệm
  • Các ngân hàng tiết kiệm hỗ tương

* Các định chế tiết kiệm theo hợp đồng: Trung gian tài chính bao gồm:

  • Các công ty bảo hiểm nhân thọ
  • Các công ty bảo hiểm tai nạn và tài sản
  • Các quỹ hưu trí

* Các định chế trung gian đầu tư

  • Các loại quỹ đầu tư
  • Các quỹ hỗ tương thị trường tiền tệ
  • Các công ty tài chính

4. Vai trò của các định chế tài chính trung gian trong nền kinh tế thị trường

4.1. Chu chuyển các nguồn vốn

a. Kênh huy động vốn đầu tư ở trong nước

Các trung gian tài chính huy động vốn đầu tư trong nước bằng cách huy động nguồn vốn từ các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và hộ gia đình thông qua phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gởi, hợp đồng bảo hiểm với nhiều kỳ hạn khác nhau.

Ngoài ra, các trung gian tài chính huy động vốn bằng việc phát hành chứng khoán trên thị trường chứng khoán.

b. Kênh huy động vốn từ nước ngoài

Các trung gian tài chính huy động vốn đầu tư nước ngoài thông qua các hình thức:

  • Tiếp nhận nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA – Official Development Assistance) để thực hiện cho vay theo các chương trình tín dụng chỉ định của các nhà tài trợ nước ngoài.
  • Phát hành chứng khoán trên thị trường tài chính quốc tế.

4.2. Giảm chi phí giao dịch của xã hội

Chi phí giao dịch của xã hội là chi phí liên quan đến tiền và thời gian để thực hiện giao dịch tài chính. Ví dụ: Chi phí nghiên cứu thị trường, chi phí hoa hồng cho người môi giới, chi phí thông tin…

Các trung gian tài chính ra đời đã giúp các chủ thể trong nền kinh tế giảm đáng kể các chi phí trên. Ví dụ: Một nhà đầu tư đang cần tìm hiểu thông tin để đầu tư số tiền nhàn rỗi của mình. Nhà đầu tư có thể tự tìm hiểu thông tin về lãi suất, tỷ giá hối đoái, giá vàng, thị trường bất động sản do các trung gian tài chính cung cấp.

4.3. Khắc phục tình trạng thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính

Thông tin được xem như là một tài sản có giá trị đối với nhà đầu tư. Sở hữu thông tin nhanh, chính xác sẽ là một lợi thế lớn khi tham gia đầu tư trên thị trường. Tuy nhiên, không phải bất kỳ chủ thể nào cũng có cơ hội được sở hữu một lượng thông tin như nhau cả về số lượng hay chất lượng. Điều này xuất phát chủ yếu từ việc các doanh nghiệp không minh bạch trong công bố thông tin, dẫn đến một nhóm người được tiếp cận thông tin nhanh hơn, chính xác hơn sẽ thu được nhiều lợi ích hơn so với những nhà đầu tư không được tiếp cận thông tin đầy đủ, chính xác. Đây được gọi là hiện tượng thông tin bất cân xứng thông tin.

Như vậy, tình trạng thông tin bất cân xứng xảy khi một trong hai chủ thể có ít thông tin hơn chủ thể kia về đối tượng giao dịch, điều này làm cho chủ thể có ít thông tin hơn đưa ra quyết định không chính xác. Thông tin bất cân xứng sẽ làm nảy sinh vấn đề là lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức. Từ đó, làm hạn chế đến việc lưu chuyển vốn trên thị trường vốn.

* Lựa chọn đối nghịch: Đây là rủi ro do bất cân xứng thông tin gây ra trước khi nhà đầu tư tiến hành giao dịch.

Lựa chọn đối nghịch là đưa ra quyết định sai lầm của một bên tham gia giao dịch. Ví dụ, trên thị trường chứng khoán, khi có hiện tượng thông tin bất cân xứng xảy ra, nhà đầu tư sẽ khó có thể phân biệt được đâu là cổ phiếu của những công ty tốt, đâu là cổ phiếu của những công ty hoạt động yếu kém. Trong hoàn cảnh đó, để hạn chế rủi ro do không có thông tin chính xác, các nhà đầu tư khi muốn nắm giữ cổ phiếu phải chấp nhận mua ở mức giá trung bình đối với các cổ phiếu của các doanh nghiệp chào bán. Chính điều này sẽ làm cho các công ty hoạt động yếu kém sẵn sàng bán cổ phiếu ở mức giá trung bình vì nó cao hơn giá trị thực của công ty. Ngược lại, các công ty có chất lượng tốt sẽ không chấp nhận điều này và có thể sẽ rút khỏi thị trường, hoặc nhà đầu tư có thể quyết định sẽ không mua bất kỳ cổ phiếu nào. Từ đó, thị trường chứng khoán sẽ hoạt động không hiệu quả do khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường bị hạn chế.

* Rủi ro đạo đức: Xuất hiện sau khi nhà đầu tư tiến hành giao dịch

Rủi ro đạo đức có một số đặc điểm chính như: Một bên tham gia giao dịch không thể giám sát hoạt động của bên kia – bên có hành động ẩn giấu; Bên có hành động ẩn giấu dù vô tình hay cố ý sẽ làm tăng xác suất xảy ra hậu quả xấu. Trong đầu tư chứng khoán, sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý có thể dẫn đến rủi ro đạo đức, khi người đại diện công ty đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích của các cổ đông sở hữu công ty.

Các trung gian tài chính ra đời đã phần nào góp phần khắc phục tình trạng thông tin bất cân xứng trên thị trường vì:

  • Các trung gian tài chính có khả năng đánh giá rủi ro của người đi vay.
  • Các trung gian tài chính có đầy đủ thông tin cá nhân của người vay tiền như tiền gởi, thu nhập, tài sản, nợ phải trả, các khoản vay từ các tổ chức tín dụng.
  • Các trung gian tài chính có đầy đủ nghiệp vụ chuyên môn, chuyên gia nhiều kinh nghiệm, và có các trung gian tài chính giám sát hoạt động của người vay vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho xã hội.

4.4. Góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và tiêu chuẩn cuộc sông xã hội

– Đối với chủ thể tiết kiệm: Các định chế trung gian đã giúp chủ thể tiết kiệm sinh lợi, đa dạng hóa các hình thức đầu tư và phân tán rủi ro.

– Đối với chủ thể vay vốn: các định chế trung gian đã góp phần cung cấp vốn kịp thời cho những chủ thể cần vốn nhằm phục vụ cho những mục đích khác nhau trong nền kinh tế.

Từ những phân tích trên cho thấy, các định chế trung gian tài chính đã góp phần mang lại lợi ích cho chủ thể tiết kiệm và chủ thể vay vốn, từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho nền kinh tế.

(Nguồn tài liệu: Bùi Thị Phương Linh, Giáo trình Tài chính Tiền tệ, 2020)