Chứng khoán out room là gì

ROOM TRONG CHỨNG KHOÁN LÀ GÌ

-

Biết cách đọc bảng chứng khoán là kỹ năng cần thiết để bắt đầu đầu tư đối với bất kì nhà đầu tư chứng khoán mới gia nhập thị trường. Vậy bảng giá chứng khoán là gì? Cách đọc bảng chứng khoán ra sao? Hãy cùng vietradeportal.vn tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Hướng dẫn cách đọc bảng chứng khoán từ A-Z

Chứng khoán out room là gì
Bảng giá chứng khoán

Có nhiều cách để đọc bảng giá chứng khoán, tuy nhiên theo vietradeportal.vn, cách đơn giản nhất là đọc theo cột. Thông thường bảng nào cũng sẽ có những cột theo thứ tự từ trái qua phải, dưới đây là ví dụ về cách xem bảng giá chứng khoán của sàn HOSE:

Cột CK

Cột CK là cột đầu tiên góc trên bên trái của bảng giá chứng khoán, đây chính là danh sách mã chứng khoán có thứ tự từ A-Z theo bảng chữ cái tiếng Anh.

Bạn đang xem: Room trong chứng khoán là gì

Thông thường mã chứng khoán được kí hiệu bởi tên viết tắt tương ứng với công ty chứng khoán đó và mã này được cấp bởi Ủy ban chứng khoán Nhà nước.

Cột TC

TC là cột tiếp theo sau cột CK, đây chính là cột chứa nội dung về mức giá tham chiếu (mức giá đóng cửa ở phiên giao dịch trước đó) có vai trò làm cơ sở cho việc tính toán giá trần và giá sàn.

Các con số màu vàng là đặc điểm giúp nhà đầu tư dễ nhớ và ấn tượng với cột TC này.

Lưu ý: Giá tham chiếu tại sàn UPCOM được tính bằng giá bình quân ở phiên giao dịch gần nhất.

Cột Trần

Cột Trần thể hiện mức giá trần tức là mức giá cao nhất trong ngày giao dịch mà các nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua bán.

Các con số màu tím là đặc điểm giúp các nhà đầu tư dễ nhớ và ấn tượng với cột Trần này.

Giá Trần/Sàn được tính bằng cách so sánh tỷ lệ % tăng/giảm nhất định so với giá tham chiếu.

Cột Sàn

Cột Sàn thể hiện mức giá Sàn tức là mức giá thấp nhất trong ngày giao dịch mà các nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua bán.

Tương tự như cột trần,

Các con số màu xanh da trời là đặc điểm giúp các nhà đầu tư dễ nhớ và ấn tượng với cột Sàn này.

Giá Sàn được tính bằng cách so sánh tỷ lệ % giảm nhất định so với giá tham chiếu.

Ví dụ chung cho Cột Trần và Sàn:

Giá Trần/Sàn tại sàn HNX được tính là mức giá tăng lên/giảm xuống 10% so với giá tham chiếu ở cột TC.Giá Trần/Sàn tại sàn HOSE được tính là mức giá tăng lên/giảm xuống 7% so với giá tham chiếu ở cột TC.Riêng giá Trần tại sàn UPCoM đươc tính là mức giá tăng lên/giảm xuống 15% so với giá bình quân của phiên giao dịch gần nhất trước đó.
Chứng khoán out room là gì
cách đọc bảng giá chứng khoán

Tóm lại, để lệnh được khớp trong các giao dịch mua bán chứng khoán, bạn sẽ chỉ được phép đặt giá trong khoảng giá Trần và giá Sàn theo quy định nói trên.

Cột Lệnh mua

Có 3 mức giá kèm khối lượng mua tương ứng được thể hiện ở cột Lệnh mua, các mức giá này được đặt mua ở mức cao nhất, cụ thể:

Cột Giá 1 và KL 1 là mức giá và khối lượng đặt lệnh mua cao nhất ở thời điểm tương ứng hiện tại. Lệnh Giá 1 này sẽ được ưu tiên hơn so với lệnh ở mức giá thấp hơn như Giá 2, Giá 3.

Xem thêm: " Lid Là Gì ? Nghĩa Của Từ Lid, Từ Lid Là Gì

Cột Sau đóng cửa

Đây là hệ thống thể hiện các thông tin về cổ phiếu sau khớp lệnh gồm 3 cột: Giá, KL và +/- , cụ thể:

Cột Giá: Mức giá được khớp sau giao dịch cuối ngàyCột KL: Thể hiện khối lượng cổ phiếu khớp tương ứng với mức giá ở cột GiáCột +/-: Đây là cột thể hiện mức giá tăng/ giảm so với mức giá tham chiếu ở cột TC.

Cột Lệnh bán

Có 3 mức giá kèm khối lượng bán tương ứng được thể hiện ở cột Lệnh bán, các mức giá này được đặt mua ở mức thấp nhất, cụ thể:

Cột Giá 1 và KL 1 là mức giá và khối lượng đặt lệnh bán thấp nhất ở thời điểm tương ứng hiện tại. Lệnh Giá 1 này sẽ được ưu tiên so với lệnh ở mức giá cao hơn như Giá 2, Giá 3.

*Lưu ý: Ngoài 3 mức giá nói trên thì trên thị trường chứng khoán còn nhiều giá mua/bán khác nhưng không được tốt nhất nên không hiển thị trên màn hình.

Cột TKL

Đây là cột thể hiện tổng khối lượng cổ phiếu được thực hiện giao dịch mua bán trong ngày. Tínnh thanh khoản của cổ phiếu sẽ được thể hiện qua cột này.

Cột LS giá

Cột LS giá gồm 2 cột Cao và Thấp thể hiện mức giá cao nhất và mức giá thấp nhất tính từ thời điểm đầu phiên giao dịch đến hiện tại.

Cột NN mua

Đây là cột thể hiện số lượng cổ phiếu được mua từ nhà đầu tư nước ngoài.

Cột NN bán

Đây là cột thể hiện số lượng cổ phiếu được bán từ nhà đầu tư nước ngoài.

Cột Room còn

Theo quy định của nhà nước thì nhà đầu tư nước ngoài chỉ được sở hữu tối đa 49% cổ phần, chính vì vậy cột Room còn thể hiện số lượng cổ phiếu còn lại mà nhà đầu tư nước ngoài có thể mua được.

Ngoài những cột nói trên thì trong Bảng giá chứng khoán còn một số Chỉ số thị trường khác ở hàng trên cùng mà bạn cần lưu ý trong kỹ năng về cách đọc bảng chứng khoán như:

VNIndex: Chỉ số thể hiện sự biến động của các cổ phiếu được niêm yết và giao dịch tại sàn HOSE so với phiên giao dịch của ngày hôm trước.KLGD: là tổng khối lượng giao dịch của sàn tại thời điểm nhà đầu tư đang theo dõi.GTGD: là tổng giá trị giao dịch tương ứng với khối lượng giao dịch của sàn tại thời điểm nhà đầu tư đang theo dõi.

Thông tin quan trọng khác

Với cách đọc bảng giá chứng khoán bạn cũng nên quan tâm tới các cột: Cột đầu tư nước ngoài, cột khớp lệnh, vùng thông tin chỉ số thị trường Bạn có thể tham khảo thêm thông tin tại sàn Meeyland để biết thêm về các chỉ số khác. Một trong những thông tin quan trọng khác mà bạn cần quan tâm đến khi giao dịch chứng khoán đó chính là chỉ số thị trường.

Chứng khoán out room là gì
Thông tin quan trọng trong bảng chứng khoán

Trong chỉ số thị trường gồm các mã chứng khoán thông dụng bao gồm:

VN INDEX: Tất cả các cổ phiếu trên sàn HOSE được tập hợp hay còn gọi là VN INDEX

Nếu bạn chưa rõ VN INDEX là gì ? Thì hãy tham khảo bài viết tại đây

VN 30: đây là tổng hợp 30 mã cổ phiếu hàng đầu trên thị trường chứng khoán Việt Nam, về giá trị vốn hóa và thanh khoản.

Cùng tìm hiểu rõ hơn về chỉ số VN30 là gì tại đây nhé !

Upcom: Tập hợp các chỉ số chưa niêm yết trên sàn. (HNX) là sàn giao dịch trung chuyển của Upcom, được thiết lập để khuyến khích các công ty chưa niêm yết tham gia vào thị trường chứng khoán.

Xem thêm: Chia Sẻ Kinh Nghiệm Chơi Olymp Trade Để Tránh Thua Lỗ Nặng, Tổng Hợp Một Số Phương Pháp Chơi Olymp Trade

Trên đây là bài viết Hướng dẫn cách đọc bảng giá chứng khoán đơn giản trên website cho các nhà đầu tư mới bắt đầu. vietradeportal.vn mong rằng sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho các bạn. Chúc các bạn trở thành những nhà đầu tư chứng khoán tài ba.