Chương trình đào tạo cao đẳng ngành kế toán năm 2024
Chương trình đào tạo cao đẳng ngành Kế toán được thiết kế để đào tạo người lao động có trình độ cao đẳng ngành kế toán , có đạo đức nghề nghiệp, có khả năng làm việc nhóm, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người lao động có thể làm việc trong thực tế, đồng thời có khả năng học tập nâng cao theo nhu cầu của người lao động và để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Chương trình đào tạo gắn liền hệ thống thực hành, thực tập đảm bảo cung cấp cho người học trải nghiệm đầy đủ về kỹ năng từ lý thuyết đến thực hành, từ xử lý ghi nhận nghiệp vụ đến lập chứng từ, khai báo thuế, lập báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật hiện hành. Bên cạnh đó còn hướng dẫn xử lý tình huống thực tế thường gặp và thảo luận nhóm theo các hình thức: – Thực hành tại lớp học – Thực tập chuyên môn tại doanh nghiệp – Biết khai thác, ứng dụng các phân mềm tin học liên quan đến ngành học. Nội dung chương trình đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra: – Kiến thức tin học đạt tương đương trình độ B – Sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc (Chuẩn đầu ra Anh văn B1) Mục tiêu hướng đến – Lĩnh hội nền tảng kiến thức cốt lõi để có thể kiểm soát công việc kế toán ở tất cả các phần hành nghiệp vụ – Sở hữu nền tảng kiến thức và kỹ năng trong nhiều mảng cũng như thêm kỹ năng làm việc nhóm – Trở thành kế toán lành nghề, có trách nhiệm cao trong công việc, đóng góp vào thành công của tập thể. – Sẽ luôn tạo cho bản thân cảm hứng để đạt kết quả cao nhất trong công việc, rèn luyện khả năng xử lý các tình huống thực tế linh hoạt và hiệu quả
Sau khi tốt nghiệp người học có khả năng đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm: – Chuyên viên phụ trách kế toán, kiểm toán, thuế tại các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, kinh doanh dịch vụ, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, tại các đơn vị hành chính sự nghiệp. – Vị trí chuyên viên phụ trách các lĩnh vực như: giao dịch ngân hàng, kiểm soát viên, thủ quỹ, tư vấn tài chính,… tại các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực trong cơ quan quản lý tài chính nhà nước, các đơn vị thuộc lĩnh vực công, các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ, ngân hàng; Nhân viên môi giới chứng khoán, nhân viên phòng giao dịch và ngân quỹ, nhân viên quản lý dự án tại các công ty chứng khoán, ngân hàng; Tất cả các tổ chức, các doanh nghiệp đều cần có người làm kế toán, người làm kế toán không chỉ dừng lại ở mức độ ghi nhận các giao dịch kinh tế phát sinh, người làm kế toán hiện nay được xem là những chuyên gia trong việc sản xuất các thông tin hữu ích cho các đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp để có thể đưa ra các quyết định kịp thời và hiệu quả. NGÀNH KẾ TOÁN là ngành học cần thiết và thực tiễn, có tính ứng dụng cao trong hoạt động kinh doanh. Tại HCMCC sinh viên học NGÀNH KẾ TOÁN sau khi hoàn thành chương trình đào tạo tổng thời gian 2,5 năm sẽ được cấp Bằng tốt nghiệp CỬ NHÂN THỰC HÀNH theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước. Tên ngành, nghề: KẾ TOÁN Mã ngành, nghề: 6340301 Trình độ đào tạo: Cao đẳng Hình thức đào tạo: Chính quy Loại hình đào tạo: Tập trung Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT Thời gian đào tạo: 2,5 năm .jpg)
1. Mục tiêu chung: Chương trình đào tạo chuyên ngành Kế toán trình độ cao đẳng nhằm mục đích trang bị cho người học sự phát triển toàn diện, có kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên môn vững vàng; có phẩm chất chính trị, có tư cách đạo đức tốt, có sức khỏe tốt. Sau khi học xong, người học có khả năng làm được công việc phù hợp với chuyên môn đào tạo. 2. Mục tiêu cụ thể: Từ mục tiêu chung đã đề ra, chương trình đào tạo ngành Kế toán sẽ trang bị cho người học các mục tiêu cụ thể như sau: Mục tiêu 1: Hình thành nền tảng vững chắc về kiến thức chính trị, pháp luật, an ninh - quốc phòng, giáo dục thể chất, tin học, ngoại ngữ và kiến thức cơ sở ngành, kiến thức chuyên ngành kế toán. Mục tiêu 2: Sử dụng thành thạo các kỹ năng tự học, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và tư duy sáng tạo. Mục tiêu 3: Giao tiếp hiệu quả, biết tổ chức, quản lý và làm việc nhóm. Mục tiêu 4: Có năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp. Có khả năng nắm bắt các nhu cầu xã hội. II. Yêu cầu về kiến thức: (Chuẩn đầu ra) Trên cơ sở yêu cầu tối thiểu về kiến thức mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp, chương trình đào tạo ngành Kế toán cụ thể hóa các kiến thức thành các chuẩn đầu ra chia ra thành 2 phần: 1. Kiến thức chung: + CĐR 1: Biết, hiểu và có thể vận dụng những kiến thức về lý luận chính trị, khoa học xã hội, quốc phòng, an ninh. + CĐR 2: Biết, hiểu và có thể vận dụng các kiến thức về pháp luật kinh tế trong thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh. + CĐR 3: Biết, hiểu và có thể vận dụng kiến thức về giáo dục thể chất như vận động cơ bản, các kỹ thuật chạy, các kỹ thuật trong môn bóng chuyền, luật thi đấu và cách thức thi đấu, phương pháp luyện tập hiệu quả. 2. Kiến thức chuyên môn: + CĐR4: Biết, hiểu và có thể vận dụng các kiến thức cơ sở ngành kế toán như kinh tế học, phương pháp soạn thảo văn bản, quản trị học, tài chính tiền tệ, giao tiếp và đàm phán trong kinh doanh, marketing. + CĐR 5: Biết, hiểu và có thể vận dụng các kiến thức chuyên ngành kế toán như kế toán tài chính, kế toán quản trị, kế toán hành chính sự nghiệp, kế toán excel, phần mềm kế toán, tài chính doanh nghiệp, thuế.
III. Yêu cầu về kỹ năng: 1. Kỹ năng chung: + CĐR 7: Làm được việc theo nhóm, làm việc độc lập trong nghiên cứu và tác nghiệp; Giao tiếp tốt; Thành thạo việc soạn thảo văn bản và sử dụng các thiết bị văn phòng. + CĐR 8: Làm được việc thương lượng, đàm phán, giải quyết vấn đề; tạo lập mối quan hệ tốt với các cá nhân, đơn vị. 2. Kỹ năng chuyên môn: + CĐR 9: Thao tác thành thạo các công việc của kế toán tài chính doanh nghiệp như tổ chức và lập chứng từ kế toán, kiểm kê kế toán, tính giá và phân bổ các đối tượng kế toán, tổ chức hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống sổ sách kế toán. Tổ chức lập và nộp các báo cáo kế toán. Tổ chức kiểm tra công tác kế toán. + CĐR10: Thao tác thành thạo các công việc của kế toán tài chính trong doanh nghiệp xây dựng như đọc, hiểu bản vẽ kỹ thuật; tính toán các khối lượng xây dựng của các công tác trong xây dựng; tính được dự toán công trình; theo dõi và ghi chép kế toán về các hạng mục công trình và công trình xây dựng. 3. Về năng lực ngoại ngữ: + CĐR 11: Có khả năng giao tiếp cơ bản bằng tiếng Anh; Có khả năng đọc hiểu các tài liệu chuyên ngành kế toán. Có trình độ tiếng Anh căn bản theo chuẩn TOEIC tối thiểu 405 điểm sau khi tốt nghiệp hoặc đạt trình độ bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam. 4. Về năng lực tin học: + CĐR 12: Sử dụng được các phần mềm văn phòng, Internet và một số phần mềm chuyên ngành kế toán như excel kế toán, phần mềm kế toán Misa,... IV. Yêu cầu về thái độ: + CĐR 13: Tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong công việc, tác phong làm việc chuyên nghiệp. + CĐR 14: Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp kế toán: trung thực, cẩn thận, chính xác, kịp thời...
Sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán có thể làm việc tại: Các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Các đơn vị hành chính sự nghiệp: bệnh viện, trường học, ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan bảo hiểm xã hội, cơ quan thống kê...; Các công ty kiểm toán, công ty tư vấn kế toán, thuế, các ngân hàng, công ty tài chính, công ty bảo hiểm …; Các cơ quan quản lý nhà nước về tài chính: Sở tài chính, Kho bạc nhà nước, Hải quan, Chi cục thuế… Vị trí việc làm cụ thể như: chuyên viên kế toán nôi bộ, chuyên viên kế toán thuế, kế toán tổng hợp, kế toán trưởng, thủ kho, thủ quỹ, thư ký, chuyên viên văn phòng, chuyên viên bán hàng, chuyên viên thu ngân, chuyên viên phân tích tài chính, tư vấn thuế, kiểm tra thuế, tư vấn bảo hiểm, kiểm toán viên, giám đốc tài chính, chuyên viên quản lý dự án đầu tư VI. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp: Sinh viên sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Ngành Kế toán tại Trường Cao đẳng Xây dựng TP.HCM, có thể học liên thông lên bậc đại học và sau đại học tại các trường Đại học trong và ngoài nước. |