Chương trình mục tiêu quốc gia tiếng anh là gì năm 2024

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng do Chính phủ Việt Nam xây dựng và triển khai trên phạm vi nông thôn toàn quốc, căn cứ tinh thần của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn [ngày 5 tháng 8 năm 2008].

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt ngày 4 tháng 6 năm 2010, có tham vọng đến năm 2015 có 20% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới và đến năm 2020 có 50% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

Nội dung[sửa | sửa mã nguồn]

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới lấy ý tưởng từ Phong trào Nông thôn Mới của tổng thống Hàn Quốc Park Chung-hee, thậm chí nó lấy luôn tên gọi của phong trào tại Hàn Quốc. Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới gồm 11 nội dung:

  1. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới
  2. Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội
  3. Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập
  4. Giảm nghèo và an sinh xã hội
  5. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn
  6. Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn
  7. Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn
  8. Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn
  9. Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
  10. Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn
  11. Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn.

Tiêu chí[sửa | sửa mã nguồn]

  • Xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới là xã đạt năm nhóm tiêu chí, gồm 19 tiêu chí [Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009]:
  • Nhóm quy hoạch: quy hoạch và thực hiện quy hoạch;
  • Nhóm hạ tầng kinh tế - xã hội: giao thông, thủy lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, chợ nông thôn, bưu điện và nhà ở dân cư;
  • Nhóm kinh tế và tổ chức sản xuất: thu nhập, hộ nghèo, cơ cấu lao động, hình thức tổ chức sản xuất;
  • Nhóm văn hóa - xã hội - môi trường: giáo dục, y tế, văn hóa và môi trường;
  • Nhóm hệ thống chính trị: hệ thống tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh và an ninh, trật tự xã hội.
  • Huyện đạt tiêu chuẩn nông thôn mới là huyện có 100% số xã trong huyện đạt tiêu chuẩn nông thôn mới [Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 5 tháng 4 năm 2016].
  • Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh đạt tiêu chuẩn nông thôn mới là thị xã/thành phố thuộc tỉnh có 100% số xã trên địa bàn đạt tiêu chuẩn nông thôn mới [Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 5 tháng 4 năm 2016].
  • Tỉnh đạt tiêu chuẩn nông thôn mới là tỉnh có 80% số huyện trong tỉnh đạt nông thôn mới [Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009].

Tình hình[sửa | sửa mã nguồn]

Đến hết tháng 11 năm 2015, Việt Nam có 1.298 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 14,5% số xã toàn quốc, chưa đạt mục tiêu đã đề ra là đến năm 2015 có 20% xã đạt chuẩn nông thôn mới. Có 11 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Giữa các vùng, miền tồn tại khoảng cách lớn: Đông Nam Bộ đạt tỉ lệ xã nông thôn mới là 34%, Đồng bằng sông Hồng đạt 23,5%, miền núi phía Bắc và Tây Nguyên chỉ đạt khoảng 7%.

Tính đến tháng 4 năm 2019, cả nước đã có 4.340 xã [48,68%] đạt chuẩn Nông thôn mới. Cả nước không còn xã dưới 5 tiêu chí; có 69 đơn vị cấp huyện thuộc 34 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới.

Năm 2014, hai huyện đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới trên cả nước là huyện Long Khánh [sau này là thành phố Long Khánh] và huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.

Đến hết năm 2020, cả nước có 10 tỉnh, thành phố đã có 100% số xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới là Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên, Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.

Văn bản[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 02 tháng 8 năm 2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 18/2022/QĐ-TTg về việc ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

VOV.VN - Chiều 13/9, UBTVQH xem xét báo cáo kết quả của Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về 3 Chương trình mục tiêu quốc gia.

Nhiều kết quả song giải ngân vẫn chậm

Trình bày báo cáo, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm – Phó trưởng đoàn thường trực đoàn giám sát của Quốc hội cho biết, CTMTQG xây dựng nông thôn mới [NTM] giai đoạn 2021-2025 có tổng kinh phí tối thiểu [số làm tròn] là 196.332 tỷ đồng và thực hiện trên địa bàn 63 tỉnh.

Tính đến ngày 30/6/2023, cả nước có 6.022/8.177 xã [73,65%] đạt chuẩn NTM, 1.331 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 176 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; có 263/644 đơn vị cấp huyện [40,8%] được công nhận hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn NTM; 19 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có 100% số xã đạt chuẩn NTM, 8 tiêu chí được đánh giá là gần đạt được mục tiêu.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm – Phó trưởng đoàn thường trực đoàn giám sát của Quốc hội về 3 Chương trình mục tiêu quốc gia

Đoàn giám sát nhận định, nguồn vốn đầu tư phát triển ngân sách trung ương phân bổ chậm, tỷ lệ đối ứng còn cao gây khó khăn cho một số địa phương, nhất là các tỉnh nghèo.

Tiến độ giải ngân kế hoạch vốn ngân sách trung ương năm 2022 và giai đoạn 2021-2025 còn chậm so với yêu cầu; khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp không cao; việc huy động nguồn lực người dân và doanh nghiệp tham gia xây dựng NTM rất hạn chế, chủ yếu là từ công lao động và hiến đất làm đường.

Bên cạnh đó vẫn còn những vi phạm trong quản lý tài chính.

Trong khi đó CTMTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 có tổng nguồn vốn tối thiểu là 75.000 tỷ đồng [vốn ngân sách trung ương 48.000 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương 12.690 tỷ đồng, vốn huy động hợp pháp khác là 14.310 tỷ đồng] với 7 dự án, kết cấu thành 2 dự án độc lập và 5 dự án với 11 tiểu dự án, được thực hiện trên địa bàn 63 tỉnh.

Đoàn cho biết tổng nguồn vốn thực hiện chương trình từ tháng 12/2021 đến năm 2023 là 23.130,261 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 30,84% tổng nguồn vốn 5 năm, trong đó chủ yếu là nguồn vốn ngân sách trung ương chiếm khoảng 95%. Vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương đến 30/6/2023 lũy kế là 34.527 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 10,8%.

Bước đầu chương trình đã đạt được một số kết quả tích cực, đời sống người nghèo, hộ cận nghèo, địa bàn nghèo có bước cải thiện, nâng cao.

Tuy vậy, việc phân bổ ngân sách có nội dung còn chậm, năm 2022 chưa được phân bổ 700 tỷ đồng từ ngân sách trung ương cho tiểu dự án 2 - Cải thiện dinh dưỡng thuộc dự án 3 [100 tỷ đồng] và dự án 5 - Hỗ trợ nhà ở người có công với cách mạng thuộc hộ nghèo [600 tỷ đồng].

Đầu tư xây dựng còn dàn trải, nhỏ lẻ, một số dự án mức vốn thấp; phân bổ vốn hằng năm chưa cân đối, hài hòa, nhất là vốn sự nghiệp; việc lồng ghép vốn còn nhiều khó khăn, vướng mắc, thực hiện chưa hiệu quả.

Kết quả giải ngân vốn đầu tư công ước đến 31/8/2023 đạt 31,9% kế hoạch. Kết quả thực hiện các dự án, tiểu dự án năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023 còn khá “khiêm tốn”.

Còn CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có kinh phí tối thiểu 137.664 tỷ đồng, gồm 10 dự án, 14 tiểu dự án, thực hiện trên địa bàn 49 tỉnh.

Báo cáo giám sát cho thấy kết quả giải ngân từ năm 2021-2023 đã hoàn thành và thanh toán vốn Trung ương đạt 18,9% so với kế hoạch trung hạn, trong đó vốn đầu tư phát triển 19,5%; vốn sự nghiệp 12,3%.

Mặc dù còn nhiều khó khăn trong triển khai thực hiện, nhưng theo báo cáo của Chính phủ tỷ lệ hộ nghèo DTTS năm 2022 giảm 3,4%, đạt và vượt mục tiêu kế hoạch giao; nhiều chỉ tiêu về hạ tầng, kinh tế-xã hội khác cơ bản đều đạt so với mục tiêu của chương trình. Chính phủ cam kết hoàn thành giải ngân 100% vốn và đạt được các chỉ tiêu đặt ra trong Nghị quyết Quốc hội đến năm 2025.

Song, theo đoàn giám sát, giải ngân của chương trình đến nay đạt rất thấp.

Cần Quốc hội tháo gỡ

Thảo luận về nội dung này, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh giá cao sự nỗ lực của đoàn giám sát, nhất là khi phạm vi giám sát cả 3 chương trình rất rộng, nhiều đầu mối với hơn 100 dự án, tiểu dự án.

Ông nhấn mạnh, báo cáo giám sát cần bám sát các yêu cầu: Đánh giá, nhận định khách quan, chính xác, cơ sở thực tiễn thuyết phục, phù hợp với kiến nghị, đề xuất. Số liệu dẫn chứng vừa khái quát, vừa cụ thể minh chứng cho đánh giá. Chỉ ra được trách nhiệm cụ thể của các cơ quan để giải trình, làm rõ nguyên nhân chủ quan và khách quan của từng hạn chế, bất cập. Cuối cùng là đề xuất các giải pháp khả thi.

Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên thảo luận

Dẫn số liệu cả Trung ương và địa phương ban hành trên 300 văn bản hướng dẫn, song có một số chưa thống nhất dẫn đến lúng túng khi thực hiện, chưa phù hợp thực tế, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội đặt vấn đề phải chăng chính điều này gây chồng chéo, cản trở giải ngân vốn đầu tư cũng như lồng ghép chương trình còn khó khăn. Do đó, vấn đề quan trọng là tới đây sửa cái gì, sửa chỗ nào để các chương trình chạy thông suốt.

“Báo cáo và dự thảo nghị quyết cần chỉ rõ hơn khả năng hoàn thành kế hoạch đến đâu. Mục tiêu khả năng đạt được đến đâu. Mục tiêu nào khó mà dự báo không thể đạt được” – ông Trần Thanh Mẫn đề nghị, đồng thời nêu đầy đủ địa phương, bộ, ngành nào làm tốt cũng như chưa tốt để có hướng giải quyết.

“Giám sát này không sợ mích lòng. Cái nào tốt hay hạn chế phải nêu ra để kiến nghị cơ chế, tổ chức bộ máy, thực hiện từ Trung ương đến địa phương” – ông nói.

Báo cáo thêm tại phiên làm việc, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cho rằng qua cuộc giám sát “vỡ ra nhiều điều mà chưa nghĩ tới hoặc nghĩ đơn giản hơn, cần khắc phục thời gian tới”, đồng thời nhấn mạnh trách nhiệm chung là tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý để thực hiện thành công vì ý nghĩa lớn lao của 3 chương trình và kỳ vọng của người dân.

Đề cập vấn đề giải ngân, Phó Thủ tướng cho biết “phần vốn địa phương đã xài hết”, song vốn Trung ương, trong đó vốn sự nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhưng hiện nay rất vướng và cần Quốc hội tháo gỡ theo thẩm quyền.

Chính phủ tiếp thu ý kiến của đoàn giám sát và Ủy ban Thường vụ Quốc hội để hoàn thiện nội dung trình Quốc hội tại kỳ họp tới. Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tin rằng sẽ đủ thời gian để nỗ lực cố gắng hoàn thành mục tiêu vào cuối nhiệm kỳ.

Kết luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cũng lưu ý vấn đề tăng cường phân cấp, xác định rõ trách nhiệm các cấp, các ngành và địa phương; tăng cường công khai, minh bạch, giám sát. Khó khăn trong giải ngân, chuyển nguồn cần tháo gỡ ngay.

3 chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023 là gì?

Do vậy, các giải pháp để thúc đẩy tiến độ giải ngân 3 chương trình này vẫn đang tiếp tục được đặt ra trong năm 2023. Hiện Việt Nam có 3 chương trình mục tiêu quốc gia [CTMTQG]: Xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; xóa đói giảm nghèo bền vững.

Mục tiêu quốc gia là gì?

Theo đó, có thể hiểu chương trình mục tiêu quốc gia là một trong những chương trình thuộc lĩnh vực đầu tư công, được xây dựng để thực hiện các mục tiêu quan trọng về kinh tế - xã hội của đất nước theo từng giai đoạn cụ thể trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam.

Chủ Đề