Chuyên đề người nông dân trước cách mạng tháng 8

Chuyên đề: HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG XH THỰC DÂN NỬA PHONG KIẾN QUA HAI VB: TỨC NƯỚC VỠ BỜ VÀ LÃO HẠC.TG: Nguyễn Ngọc Diễm, Nguyễn Thị Phụng

Đọc bài Lưu

Chuyên đề:.....

Ngày soạn: 01/9/ 2017

Ngày thực hiện: 14/9/ 2017

Chuyên đề: DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ

HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG XÃ HỘI THỰC DÂN NỬA PHONG KIẾN QUA HAI VĂN BẢN: TỨC NƯỚC VỠ BỜ(TRÍCH TẮT ĐÈN CỦA NGÔ TẤT TỐ) VÀ LÃO HẠC CỦA NAM CAO.

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực.

- Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo qua một đoạn trích trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố và Lão Hạc của Nam Cao.

- Nét chung về số phận và phẩm chất của người nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến qua các tác phẩm, qua đó thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc của nhà văn.

- Thành công của nhà văn trong việc tạo tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện, khắc họa hình tượng nhân vật.

- Đặc điểm xây dựng hình tượng người nông dân trong Văn học VN thời kì trước CM tháng Tám.

2. Thái độ:

- GD tình yêu và lòng trân trọng đối với vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông dân; ý thức căm ghét cái ác, cái xấu, biết đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu, bảo vệ những giá trị đích thực của cuộc sống.

- Yêu thương, trân trọng, cảm thông đối với những người nghèo khổ nhưng có phẩm chất cao quý.

3. Kĩ năng:

- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực.

- Rèn kĩ năng khái quát hóa, kĩ năng so sánh liên hệ hình ảnh người nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến.

- Kĩ năng giữ vững lối sống kiên định trước những thay đổi của môi trường, hoàn cảnh sống.

B. THỜI LƯỢNG DỰ KIẾN: 2 tiết

C. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- Giáo viên: SGK, Chuẩn KTKN, phương pháp dạy học theo chủ đề.

- Học sinh:

+ Xem lại nội dung hai văn bản đã học ( Tức nước vỡ bờ - trích Tắt đèn của Ngô Tất Tô và Lão Hạc của Nam Cao), tập khái quát những nét cơ bản về số phận và phẩm chất của những nhân vật người nông dân qua các văn bản.

+ Nghiên cứu thêm tư liệu về hình ảnh người nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến.

D. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ:

- Phương pháp dạy học: gợi tìm, quy nạp, thảo luận nhóm

- Phương pháp kiểm tra đánh giá: câu hỏi tự luận thực hiện tại lớp

E. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

E. 1. Ổn định tổ chức lớp (1)

E. 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh (5)

E. 3. Lời vào bài (1):

Việt Nam, đất nước nông nghiệp, cái nôi của nền văn minh lúa nước. Trước cách mạng tháng Tám hơn 90% dân số sống bằng nghề nông. Và từ buổi đầu khi văn học ra đời và phát triển, đề tài xuyên suốt và có ý nghĩa quan trọng nhất của văn học hiện thực phê phán Việt Nam là đề tài về nông thôn và người nông dân. Nó đã trở thành mảnh đất tốt để ươm lên những mầm cây văn học với những tác phẩm đặc sắc. Viết về đề tài này, văn học hiện thực phê phán Việt Nam đã xây dựng được những nhân vật điển hình xuất sắc, tạo ra nhiều cách tân nghệ thuật góp phân hoàn thiện quá trình hiện đại hóa nền văn xuôi dân tộc. Tắt đèn của Ngô Tất Tố và Lão Hạc của Nam Cao là hai tác phẩm như vậy. Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố) và truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao, ta thấy hiện lên một bức tranh về hình ảnh những người nông dân sống trong trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Họ là những con người lao động nghèo khổ, bị đẩy vào con đường bế tắc nhưng vẫn ngời sáng lên những phẩm chất tốt đẹp. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu để khắc sâu hơn về hình tượng người nông dân qua hai văn bản trên.

E.4. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

NỘI DUNG

Hoạt động 1: HDHS

tìm hiểu nội dung kiến thức ( 58)

MT: Giúp HS khắc sâu thức

* Bước 1: HDHS Tìm hiểu cuộc sống đau khổ, bất hạnh với cảnh lầm than khổ cực của người nông dân bần cùng trong xã hội một cổ hai tròng bị áp bức bóc lột. (23)

MT: Giúp học sinh

Cảm nhận được cuộc sống đau khổ, bất hạnh với cảnh lầm than khổ cực của người nông dân bần cùng trong xã hội một cổ hai tròng bị áp bức bóc lột.

Nội dung 1: Số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám trong hai văn bản

H. Tb. Em hãy nhắc lại hoàn cảnh sáng tác của hai văn bản?

H K-G: Điểm chung về hoàn cảnh sáng tác của hai văn bản trên là gì

GV chốt lại vấn đề: Như chúng ta đã biết trước khi CM ra đời cũng như trước khi CMT8 thành công thì nhân dân ta đặc biệt là người nông dân phải chịu cùng một lúc chế độmột cổ hai tròng-vừa bị thực dân phong kiến đô hộ vừa bị XHPK bóc lột. Sống trong hoàn cảnh đó những người nông dân ấy có cuộc đời và số phận ra sao?

H.K-G. Từ văn bản "Lão Hạc" của Nam Cao, em hãy nhắc lại những điểm cơ bản về cuộc đời Lão Hạc?

GV bình:

Khi đọc "Lão Hạc" của Nam Cao ta lại càng thương cảm và xót xa cho số phận của người nông dân với cuộc sống mòn mỏi trong chờ đợi và hy vọng mong manh mà cuộc sống cô đơn gặm nhấm tâm hồn và thể xác già nua của lão Hạc. Lão phải sống cô đơn buồn tủi, trong những ngày xa con, lão chỉ có "cậu Vàng" làm bạn. "Vàng" là kỷ vật thiêng liêng của đứa con để lại, càng thương nhớ con lão càng quý mến con Vàng. Lão âu yếm trò chuyện với nó như người ông hiền hậu ân cần với đứa cháu ngoan. Yêu thương cậu vàng như vậy nhưng bị dồn vào nước đường cùng, lão đành làm một việc nhẫn tâm là phải bán nó đi. Khi kể lại với ông giáo, lão đau đớn xót xa tột cùng: "Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.... Lão khổ tâm dằn vặt vì chuyện bán chó. Và cái đói cứ đeo đẳng làm cho lão dù đã phải bòn củ chuối, rau má, sung luộc để kiếm bữa cho qua ngày mà vẫn không xong. Cuối cùng lão phải kết liễu cuộc đời bằng liều bả chó xin được của Binh Tư. Ôi cái chết thật đau đớn và dữ dội, lão "vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, áo quần xộc xệch, lão tru tréo, bọt mép sùi ra...". Hình ảnh lão Hạc gợi trong ta ký ức buồn đau của thảm cảnh 2 triệu người chết đói năm 1945 ở miền Bắc trước cách mạng tháng Tám.

H.K-G. Từ văn bảnTức nước vỡ bờ (Trích tắt đèn của Ngô Tất Tố em hãy nhắc lại hoàn cảnh sống của Chị Dậu ?

GV bổ sung:

Sau khi bị đánh trói ở ngoài đình cả đêm, sáng hôm sau, bọn chúng định bắt trói anh Dậu lần nữa. Mặc bao lời cầu xin, van lạy của chị Dậu, chúng quyết bắt anh Dậu đi, ra tay đánh chị. Quá phẫn uất, tức giận nên chị đã đánh lại bọn nhà lí trưởng.

GV cho câu hỏi thảo luận:

H. Em hãy khái quát những nét chung của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám trong hai văn bản: "Tức nước vỡ bờ" (trích "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố) và truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao?

Gv gợi ý: Thảo luận theo 4 nhóm thời gian 8

- GV yêu cầu nhóm trưởng điều động nhóm.

- Gọi HS trình bày.

- Gọi HS nhóm khác nhận xét, trình bày bổ sung.

- GV khái quát.

*Bước 2: Tìm hiểu những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân trong XHTD nửa phong kiến qua hai văn bản

(35)

H.K. Em có nhận xét gì về phẩm chất của nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên?

GV gọi khác nhận xét.

GV điều chỉnh, sửa chữa phần trả lời của học sinh

GV bình: Lão Hạc là người rất đôn hậu và cao cả. Lão đã khóc đau đớn, đã xót xa đến tột cùng khi phải bán con chó, lão ân hận, dày vò, chỉ vì không thuỷ chung với một con chó. Lòng nhân ái của lão khiến ta cảm động biết nhường nào!

Những đức tính khiến chúng ta phải cảm phục nhất ở lão Hạc đó là lòng yêu thương con bao la, đức hy sinh cao cả. Chính tình yêu con đã giúp lão ngăn con không bán vườn. Lúc khoẻ lão cố cày thuê cuốc mướn, đồng áng từ lúc bình minh đến khi hoàng hôn buông xuống, tất cả chỉ để dành dụm cho con ít tiền. Nhưng sau trận ốm, lão đã chẳng còn gì, thương con nên lão không muốn tiêu phạm vào một đồng tiền nào dành cho con. Lão nhịn ăn, nhịn mặc, một lòng vì con: để rồi lão đã chọn con đường quyên sinh để giữ trọn mảnh vườn cho con. Cái chết dữ dội và kinh hoàng lắm. Lão thương con ngay đến những giây phút cuối cùng của cuộc đời, nhưng lòng lão thanh thản đến êm dịu.

H.K. Em có nhận xét gì về phẩm chất của nhân vật Chị Dậu trong đoạn trích

"Tức nước vỡ bờ- Tắt đèn của Ngô Tất Tố?

GV gọi khác nhận xét.

GV điều chỉnh, sửa chữa phần trả lời của học sinh

GV bình:

Cử chỉ bê bát cháo đến bên chồng với những lời nói tự nhiên như tấm lòng chân thành của chị đối với chồng đã làm người đọc xúc động thực sự trước tấm lòng thơm thảo, vẻ đẹp nữ tính dịu dàng với tình cảm mộc mạc của người phụ nữ ấy. Ở chị là sự hội tụ những vẻ đẹp tự nhiên của người phụ nữ Việt Nam mà Ngô Tất Tố muốn ngợi ca.

Cũng xuất phát từ tình yêu chồng mà chị đã vùng lên quật ngã tên cai lệ và người nhà lý trưởng để bảo vệ chồng. Hành động của chị dù là bộc phát nhưng suy nghĩ đầy ý thức "Thà ngồi tù, để cho nó làm tình làm tội mãi thế tôi không chịu được". Ý thức đó phải chăng là ý thức phản kháng tiềm tàng trong người nông dân mà Ngô Tất Tố dường như đang "xui người nông dân nổi loạn" (theo nhận xét của Nguyễn Tuân) để nhằm phản ánh quy luật: có áp bức có đấu tranh, "Tức nước vỡ bờ".

H.K-G. Em hãy chỉ ra những điểm chung về cuộc đời và tính cách của người nông dân VN trước CMT8?

-GV yêu cầu các HS nhận xét lẫn nhau.

-GV sửa chữa, rút kinh nghiệm

Ghi ý.

Yêu cầu HS G đánh giá chung về hình tượng người nông dân qua hai văn bản

GV Bình:

Nếu như chị Dậu tiêu biểu cho người phụ nữ nông dân trong những vẻ đẹp nhân ái vị tha và tiềm tàng sức sống, sự phản kháng mãnh liệt thì ở nhân vật lão Hạc ta lại cảm nhận được tâm hồn và tình yêu tha thiết, niềm tin cháy bỏng và một nhân cách cao thượng đáng nể trọng của người nông dần già nua nghèo hèn phải tìm đến cõi chết. Nếu nói lão Hạc chết vì đói nghèo quả là hoàn toàn chưa hiểu hết ý đồ của nhà văn. Nam Cao đã khơi vào "luồng chưa ai khơi" trong hiện thực lúc bấy giờ là tinh thần trách nhiệm, tình yêu thương nhân ái, đức hy sinh cao cả của người cha trong hoàn cảnh vật lộn với cái đói. Lão Hạc chết là để bảo toàn danh dự và nhân cách, để giữ trọn tình yêu cho con, để thanh thản ra đi sau những gửi gắm về mảnh vườn, tiền cưới vợ cho con, tiền lo ma chay để khi ra về nơi miền cực lạc xa xôi còn có hàng xóm lo cho. Chính sự chất phác lương thiện đã giúp Lão có những hành động đầy tự trọng ấy, lão không muôn liên luỵ đến ai mà chỉ âm thầm chịu khổ một mình. Cuộc sống tuy nghèo khổ là thế nhưng vẻ đẹp tâm hồn của họ luôn ngời sáng. Họ điều là những con người hết lòng tận tụy hi sinh vì người thân .

H K-G: Từ đó em có suy nghĩ, tình cảm gì đối với người ND trong xã hội xưa?

- GV nhận xét bổ sung

TH H K-G: Nhận xét của em về người nông dân trong XH ngày nay?

- GV nhận xét bổ sung

H G: Qua đó em rút ra cho mình bài học gì về người nông dân, về cuộc sống?

- GV chốt vấn đề: Người nông dân VN thời đại nào đa số họ đều cần mẫn, chăm chỉ làm ăn, chịu thương, chịu khó, đều giàu tình yêu thương và lòng tự trọng. Nhưng ở đâu đó chúng ta vẫn bắt gặp những người nông dân còn chưa may mắn, cuộc đời còn lắm vất vả, cơ cực nhưng tin chắc rằng dưới sự chăm lo của Đảng và Nhà nước, dưới chế độ XHCN người nông dân VN sẽ ngày càng tiến bộ và vươn xa hơn trong cuộc sống.

H. G: Hãy chỉ ra - đặc điểm chung về bút pháp xây dựng hình tượng người nông dân trong Văn học VN thời kì trước CM tháng Tám qua hai tác phẩm này?

GV chốt vài nét cơ bản về nghệ thuật: Bút pháp hiện thực, miêu tả nhân vật chủ yếu qua ngôn ngữ và hành động. Ít đào sâu về tâm trạng. Kết hợp hài hòa giữa tự sự, miêu tả và triết lí.

Hoạt động 2: HDHS luyện tập. ( 20)

MT: Giúp HS thực hành củng cố kiến thức, rèn kĩ năng viết đoạn.

GV nêu câu hỏi

Yêu cầu Hs viết đoạn tại lớp 15 phút

GV sửa chữa 5 phút

* Lão Hạc: Là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân trước Cách mạng tháng Tám được đăng báo lần đầu năm 1943.

* Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của NTT

Tức nước vỡ bờ thuộc chương XVIII của tiểu thuyết Tắt đèn.

- Ra đời trước CMT 8

  • Nghe

Thực hiện

Nghe

HS nêu

Nghe

HS trả lời

Cuộc sống đau khổ, bất hạnh với cảnh lầm than khổ cực của người nông dân bần cùng trong xã hội một cổ hai tròng bị áp bức bóc lột.

HS khái quát

- Nhận xét lẫn nhau.

Nghe

- HS khái quát

- Nhận xét lẫn nhau.

Hs nghe

Nêu

- Thực hiện.

- Rút kinh nghiệm, ghi nhận

-Trình bày

Nghe

1-2 HS trình bày

- HS trình bày

Nghe

Thực hiện

A. NỘI DUNG KIẾN THỨC:

I. Số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám trong hai văn bản: "Tức nước vỡ bờ" (trích "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố) và truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao

1. Lão Hạc:

- Vợ Lão Hạc chết sớm, con trai của Lão Hạc không có tiền cưới vợ nên phẫn chí, xin đi phu đồn điền cao su. Lão Hạc đau lòng lắm nhưng tất cả cũng vì nghèo nên đành ngậm đắng nuốt cay.

- Cuộc sống đơn độc của Lão Hạc sau đó, chỉ có cậu Vàng là bạn, vậy mà trong cái đói khổ, trong sự bế tắc Lão Hạc đã phải bán đi cậu Vàng. Đây là một quyết định vô cùng đau đớn đối với Lão Hạc, bởi với lão coi nó như một người bạn, một người con, một người thân trong gia đình.

- Cuối cùng vì muốn bảo toàn tài sản cho con, Lão Hạc đã chọn một cái chết đầy đau khổ, tức tưởi, đó là ăn bả chó.

2. Chị Dậu:

Hoàn cảnh gia đình nghèo khổ, đáng thương:nhất nhì trong hạng cùng đinh".Chị phải chạy vạy ngược xuôi để kiếm tiền đóng thuế. Rồi phải nộp xuất sưu cho em chồng đã chết. Nên chồng chị bị đánh đâp, hành hạ. Chị phải bán con, bán chó, đi ở mướn cho người khác, bị chủ lợi dụng...

=> Cuộc sống đau khổ, bất hạnh với cảnh lầm than khổ cực của người nông dân bần cùng một cổ hai tròng bị áp bức bóc lột trong xã hội thực dân nửa phong kiến.

II. Những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân trong XHTD nửa phong kiến qua hai văn bản:

1. Lão Hạc:

- Lão Hạc là một lão nông giàu lòng nhân ái và tự trọng.

+ Xem con chó (cậu Vàng) như một người bạn, một người con, một người thân trong gia đình. Bởi thế, khi bán cậu Vàng, luôn day dứt ân hận vì đã trót lừa một con chó.

+ gửi lại tiền làm ma chay vì không muốn sống dựa liên lụy hàng xóm láng giềng.

- Lão Hạc lại là một người cha thương con:

+ Đau khổ, dằn vặt vì không lo lắng được cho hạnh phúc của con.

+ Lão chọn cái chết đau đớn vì không muốn tiêu vào số tiến và mảnh vườn dành dụm cho con.

2. Chị Dậu:

- Chị Dậu là một người phụ nữ hiền hậu, hết mực yêu chồng thương con.

+ Khi anh Dậu dở chết dở sống được khiêng về nhà, chị hết sức chăm lo cho chồng. Chị nhẹ nhàng bưng bát cháo đến bên chồng, động viên chồng

+ Khi anh Dậu bọn tay sai xông vào định bắt trói anh giải ra đình, chị đã xông vào đánh trả bọn chúng một quyết liệt (sau những lời van xin thiết tha không hiệu nghiệm|) để rồi kết quả là cả hai vợ chồng chị bị bắt giải ra đình vì đã chống lại "người nhà nước".

- Chị là người nông dân tiềm tàng sức phản kháng mãnh liệt: Chị đã vùng lên quật ngã tên cai lệ và người nhà lý trưởng để bảo vệ chồng.

Tóm lại: Người nông dân trong XHTD nửa phong kiến là những người nghèo khổ, chịu nhiều bất hạnh trong cuộc sống...nhưng họ vẫn giữ được những phẩm chất cao đẹp của những người nông dân lương thiện, hiền lành, giàu tình yêu tương, giàu lòng tự trọng và luôn tiềm tàng trong mình sự phản kháng mạnh mẽ đối với thế lực bị đàn áp...Có thể nói đây là những điển hình đẹp về những người nông dân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.

B. LUYỆN TẬP

H. Viết đoạn văn không quá 10 câu trình bày cảm nhận của em về cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến qua các văn bản Tức nước vỡ bờ ( Trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố) và truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao.

* CÂU HỎI- KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ

H. Viết đoạn văn không quá 10 câu trình bày cảm nhận của em về cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến qua các văn bản Tức nước vỡ bờ (Trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố) và truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao.

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp - cao

Nhận biết những nét cơ bản về số phận và phẩm chất của người nông dân

Hiểu và xác định số phận và những phẩm chất của người nông dân

- Vận dụng kiến thức viết đoạn văn cảm nhận về hình tượng người nông dân

- Rèn kĩ năng dùng từ, viết câu, viết đoạn, diễn đạt

E.5. CỦNG CỐ - NHẮC NHỞ: ( 5)

H. Em nhắc lại những nội dung cần chú ý của chuyên đề này?

GV củng cố lại kiến thức.

F. KẾT QUẢ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ

Sau khi thực hiện bài tập, GV sửa chữa tại lớp khoảng 1-2 bài để rút kinh nghiệm, HS nộp lại để GV về nhà chấm điểm

* Thống kê:

Lớp - Ss

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu - kém

8

G. NHẬN XÉT, RÚT KINH NGHIỆM:


Tổng số điểm của bài viết là: 8 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết