Chuyên gia nga đánh giá apec năm 2024

Theo tác giả, ngoài APEC, Việt Nam hiện còn tham gia hơn 70 tổ chức uy tín trên thế giới và khu vực, tiêu biểu như Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới [WTO], Liên minh Kinh tế Á-Âu [EAEU], Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á [ASEAN]...

Không một tổ chức nào Việt Nam tham gia một cách lấy lệ, mà luôn thể hiện vai trò tích cực và có nhiều hoạt động thực tiễn.

Vai trò và uy tín của Việt Nam còn được xác định qua phẩm chất chính trị, ở đây là yếu tố con người với những đức tính dân tộc độc đáo, xứng đáng là tấm gương cho nhiều dân tộc noi theo.

Cũng theo ông Chofimchuk, Việt Nam là một biểu tượng mạnh. Lập luận cho nhận định này, ông đã nhắc lại sự kiện năm 1965 tại Đà Nẵng, nơi khởi đầu cho sự can thiệp từ bên ngoài vào chiến tranh Việt Nam - và cũng chính thành phố này năm 2017 đang trở thành nơi tổ chức Hội nghị cấp cao APEC 2017.

Bên cạnh đó, sau khi Liên Xô tan rã, dù ở trong điều kiện chính trị và kinh tế hết sức khó khăn, nhưng Việt Nam đã hợp tác và đưa Mỹ từ một quốc gia cựu thù trong chiến tranh trở thành một trong những đối tác kinh tế hàng đầu của mình. Điều đó đã chứng tỏ chính sách đối ngoại linh hoạt của Việt Nam.

Chuyên gia Chofimchuk còn nhấn mạnh Việt Nam là đối tác tin cậy, từ đó tạo uy tín lớn trên trường quốc tế.

Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 nước trên thế giới, đồng thời là thành viên của hơn 650 tổ chức phi chính phủ.

Nhiều tổ chức trong đó có thể không đóng vai trò chính thức, song lại có vai trò thực tiễn trong tăng cường ảnh hưởng của đất nước đối với chính sách thế giới.

Việt Nam không ngừng nỗ lực và đang tiếp tục tiến về phía trước, tìm kiếm ngày càng nhiều cơ hội mới để tập trung nỗ lực vì mục tiêu phát triển hội nhập quốc tế và hợp tác, tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn, nhân văn hơn.

Cuối bài viết, chuyên gia Chofimchuk nhấn mạnh với chính sách đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại, dù ở trong khu vực rất phức tạp, Việt Nam vẫn tạo ra sự khác biệt giữa đồng minh và đối tác.

Trước kia, Việt Nam được cả thế giới biết đến nhờ lịch sử hào hùng, oanh liệt, còn giờ đây, đất nước đang mở sang trang mới trong tính cách và tài năng của mình - như một đối tác tin cậy và người bạn thủy chung trong các công việc lớn của thế giới.

Washington khẳng định sẽ tạo mọi điều kiện để Nga tham gia đầy đủ Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC sẽ diễn ra tại thành phố San Francisco [Mỹ] vào giữa tháng 11, đánh dấu lần thứ ba Mỹ đăng cai tổ chức sự kiện này.

VOV.VN - Việc Mỹ mời Liên bang Nga tham dự hội nghị thượng đỉnh Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương [APEC] có thể dẫn đến sự phục hồi một phần mối quan hệ giữa 2 nước.

Ngày 2/11, trả lời phỏng vấn báo chí, các chuyên gia kinh tế cho biết, việc Nga được Mỹ mời tham dự hội nghị thượng đỉnh Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương [APEC] tại San Francisco có thể có nghĩa là Mỹ muốn duy trì đối thoại với Nga và khôi phục liên lạc để thảo luận các vấn đề khu vực.

Phái đoàn Nga dự kiến ​​sẽ có mặt tại hội nghị thượng đỉnh ở Mỹ nhưng không phải ở cấp cao nhất.

Theo giáo sư Maxim Bratersky, chuyên gia Kinh tế, Trường Kinh tế cao cấp Liên bang Nga, nếu phía Mỹ mời Nga tham dự Hội nghị thượng đỉnh lần này, nghĩa là họ vẫn muốn duy trì một mức độ đối thoại nhất định. Có thể họ muốn khôi phục liên lạc để thảo luận về căng thẳng xung quanh Đài Loan, bán đảo Triều Tiên và một số vấn đề khác.

Trước đó Bộ Ngoại giao Mỹ thông tin cho biết, Mỹ sẽ nỗ lực để đảm bảo sự tham gia thích hợp của phái đoàn Nga tại hội nghị thượng đỉnh APEC ở San Francisco trong tháng này, nhưng có tính đến các biện pháp trừng phạt. Phái đoàn Nga dự kiến ​​sẽ có mặt tại hội nghị thượng đỉnh ở Mỹ nhưng không phải ở cấp cao nhất.

Bước đi này không nên coi là một sự ấm lên hay sự “tan băng” trong quan hệ Nga-Mỹ, tuy vậy sau một vài năm gần như hoàn toàn không có liên lạc, việc mời Liên bang Nga tham dự hội nghị thượng đỉnh APEC có thể dẫn đến sự phục hồi một phần mối quan hệ giữa 2 nước.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chỉ thị Phó Thủ tướng Alexei Overchuk dẫn đầu phái đoàn Nga tham dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Kinh tế APEC diễn ra từ ngày 15-17/11 tại San Francisco, Mỹ.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov. [Ảnh: Reuters/TTXVN]

Ngày 12/11, quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, phụ trách Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương [APEC], ông Matt Murray, cho biết nước này đã nhiều lần khẳng định mong muốn trở thành "chủ nhà tốt" của APEC, trong đó có sự tham gia của Nga.

Trước đó, theo Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chỉ thị Phó Thủ tướng Alexei Overchuk dẫn đầu phái đoàn Nga tham dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Kinh tế APEC diễn ra từ ngày 15-17/11 tại San Francisco, Mỹ.

Năm ngoái, phái đoàn Nga, do Phó Thủ tướng thứ nhất Andrei Belousov dẫn đầu đã tham dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Kinh tế APEC diễn ra ở Bangkok, Thái Lan.

Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC không ra được tuyên bố chung

Tuy nhiên, Bộ trưởng Thương mại các nền kinh tế thành viên APEC đồng ý thúc đẩy thương mại toàn diện và bền vững hơn với "quyết tâm mang lại một môi trường đầu tư và thương mại tự do, cởi mở."

Hai năm trước đó, Tổng thống Putin đã phát biểu tại Hội nghị các Nhà lãnh đạo Kinh tế APEC bằng hình thức trực tuyến do sự kiện này không thể diễn ra trực tiếp vì ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Lần gần nhất mà Tổng thống Putin dẫn đầu phái đoàn Nga tham dự trực tiếp là Hội nghị các Nhà lãnh đạo kinh tế APEC 2017 tại Đà Nẵng, Việt Nam.

Nga cũng từng là chủ nhà của APEC năm 2012 và Ngoại trưởng Mỹ khi đó là bà Hillary Clinton đã dẫn đầu phái đoàn nước này dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Kinh tế APEC 2012 tại Vladivostok./.

Chủ Đề