Có bao nhiêu kiểu hình thái nhà nước?

– Hình thức nhà nước là khái niệm dùng để chỉ cách thức tổ chức và phương thức thực hiện quyền lực nhà nước. Nói cách khác, đó là hình thức cầm quyền của giai cấp thống trị.

Hình thức nhà nước được quy định bởi bản chất giai cấp của nhà nước, bởi tương quan lực lượng giữa các giai cấp, cơ cấu giai cấp – xã hội và đặc điểm truyền thống chính trị của đất nước.

2. Các kiểu nhà nước và hình thức nhà nước trong lịch sử

Lịch sử loài người đến nay đã chứng kiến ba hình thái kinh tế – xã hội có đối kháng giai cấp là chiếm hữu nô lệ, phong kiến và tư bản chủ nghĩa. Tương ứng với ba hình thái này là ba kiểu nhà nước: nhà nước chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến và nhà nước tư sản.

Tùy theo tình hìn kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia mà các kiểu nhà nước được tổ chức theo những hình thức nhất định.

2.1. Nhà nước chiếm hữu nô lệ

Đây là nhà nước của giai cấp chủ nô thời cổ đại mà tiêu biểu là các hình thức nhà nước chủ nô ở Hy Lạp, La Mã cổ đại, như chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa, chính thể quý tộc và chính thể dân chủ.

Các hình thức nhà nước đó chỉ khác nhau về cách thức và cơ chế hoạt động của bộ máy nhà nước, còn bản chất của chúng đều là nhà nước của giai cấp chủ nô, nhằm thực hiện sự đối với nô lệ.

Có bao nhiêu kiểu hình thái nhà nước?
Có bao nhiêu kiểu hình thái nhà nước?
Muốn xác định kiểu nhà nước, ta cần xác định giai cấp nào lập nên nhà nước đó. Ảnh: Internet.

2.2. Nhà nước phong kiến

Đây là nhà nước của giai cấp địa chủ phong kiến. Kiểu nhà nước này cũng được tổ chức theo nhiều hình thức khác nhau.

– Ở phương Tây:

Nhìn chung, hình thức quân chủ là hình thức nhà nước phổ biến. Quyền lực nhà nước được chia thành nhiều quyền lực độc lập, bị phân tán ở các địa phương. Đứng đầu mỗi địa phương đó là lãnh chúa phong kiến – ông vua ở địa phương mình.

Chúa phong kiến nhỏ chỉ là chư hầu của chúa phong kiến lớn. Hoàng đế là chúa phong kiến lớn nhất nhưng chỉ có thực quyền trên lãnh thổ của mình, ít có khả năng chi phối các lãnh địa khác.

Mối liên hệ thực sự giữa các chúa phong kiến châu Âu chủ yếu được thực hiện bằng hình thức liên minh của các nhà nước cát cứ, trong đó Thiên Chúa giáo trở thành mối quan hệ tinh thần thiêng liêng giữa các tiểu vương quốc phong kiến.

– Ở phương Đông:

Tiêu biểu là Trung Quốc và Ấn Độ. Hình thức quân chủ tập quyền là hình thức nhà nước phổ biến dựa trên chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất. Trong nhà nước ấy, quyền lực của vua là rất lớn. Hoàng đế có uy quyền tuyệt đối, ý chí của hoàng đế là pháp luật.

Tuy nhiên, tính tập quyền đó dựa vào sức mạnh quân sự là chủ yếu. Nên nguy cơ cát cứ phân quyền luôn thường trực. Mỗi khi chính quyền trung ương suy yếu thì nguy cơ cát cứ lập tức xuất hiện, biến thành các cuộc nội chiến tranh giành quyền lực giữa các thế lực địa chủ ở địa phương.

Dù tồn tại dưới bất kỳ hình thức nào, nhà nước phong kiến cũng chỉ là chính quyền của giai cấp địa chủ, quý tộc, là cơ quan bảo vệ những đặc quyền phong kiến, là công cụ của giai cấp địa chủ phong kiến dùng để áp bức, thống trị nông nô.

2.3. Nhà nước tư sản

– Đây là nhà nước của giai cấp tư sản thích ứng với hình thái kinh tế – xã hội tư bản chủ nghĩa. Nhà nước tư sản cũng được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng nói chung chỉ có hai hình thức cơ bản nhất là hình thức cộng hòa và hình thức quân chủ lập hiến.

Hình thức cộng hòa lại được tổ chức dưới những hình thức khác nhau như cộng hòa đại nghị, cộng hòa tổng thống, trong đó cộng hòa đại nghị là hình thức điển hình và phổ biến nhất.

– Trong thực tế, nhằm thích ứng với điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi quốc gia, các hình thức cụ thể của nhà nước tư sản hiện đại lại có sự khác nhau khá lớn.

Ví dụ: Về chế độ bầu cử, chế độ tổ chức một viện hay hai viện quốc hội, về nhiệm kỳ tổng thống (4 năm, 5 năm hay 7 năm), về sự phân chia quyền lực giữa tổng thống và nội các (tổng thống nắm thực quyền hay thủ tướng nắm thực quyền).

Các hình thức của nhà nước tư sản rất phong phú nhưng không làm thay đổi bản chất của nó: Đó là công cụ của giai cấp tư sản dùng để áp bức thống trị giai cấp vô sản và quần chúng lao động.

– Ngày nay, nhà nước tư sản hiện đại có vẻ bề ngoài như là những hình thức và thể chế dân chủ nhất.

Nó tuyên bố quyền dân chủ và bình đẳng trước pháp luật của mọi công dân, thừa nhận quyền của người lao động được ứng cử vào cơ quan nhà nước. Song trong thực tế, đó chỉ là sự dân chủ và bình đẳng có tính chất hình thức và hạn chế, chủ yếu là để phục vụ một bộ phận ít ỏi “những người nhiều tiền”.

Pháp luật bảo vệ tài sản của giai cấp tư sản đưa ra những điều kiện mà người lao động khó vượt qua. Trong những cuộc bầu cử, giai cấp tư sản nắm trong tay bộ máy tuyên truyền đồ sộ, chi ra những khoản tiền khổng lồ để cổ động cho ứng viên của mình.

Tính chất hình thức và hạn chế đó của dân chủ tư sản trước hết do chế độ kinh tế tư bản chủ nghĩa – chế độ kinh tế do chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa quy định. Theo đó, từ “dân chủ” được chính thức tuyên bố đến “dân chủ” được thực hiện trong thực tế còn tùy thuộc vào cuộc đấu tranh của quần chúng.

– Tuy nhiên, trong khi chỉ ra những mặt hạn chế của dân chủ trong chủ nghĩa tư bản hiện đại, ta cũng cần khẳng định trước khi có nền dân chủ vô sản, nền dân chủ đạt được trong chủ nghĩa tư bản là nấc thang khá quan trọng trong sự tiến hóa của nền dân chủ.

Sự ra đời chế độ dân chủ tư sản là một bước tiến về chất trong sự phát triển của nhà nước.

Ở đó, nó đã kết tinh được những giá trị dân chủ được sáng tạo ra trong thời kỳ trước khi giai cấp công nhân cầm quyền. Đồng thời, nó thể hiện được những nhân tố mang tính nhân loại, mang tính nhân dân chứa đựng trong một số chuẩn mực dân chủ đang được thực hiện ở các nước tư bản chủ nghĩa.

Nền dân chủ vô sản với tư cách là nền dân chủ cao hơn về chất so với dân chủ tư sản cũng chỉ ra đời một khi biết kế thừa, phát triển toàn bộ những giá trị dân chủ mà loài người đã sáng tạo ra trong lịch sử, đặc biệt là những giá trị dân chủ đạt được trong chủ nghĩa tư bản.

Mặt khác, chũng ta cũng phải thấy rằng, ngay ở những nước tư bản phát triển khá cao trong thời kỳ hiện nay, không ít những yêu cầu dân chủ sở đẳng của người dân vẫn bị chà đạp. Ví dụ điển hình là trong đại dịch toàn cầu Covid-19 diễn ra từ cuối năm 2019 đến nay (giữa tháng 6/2020), rất nhiều người da màu, người gốc Á, người có thu nhập thấp… không được xét nghiệm hoặc không được điều trị khi đã phát bệnh, khiến số người tử vong vì Covid-19 ở thành phần dân số này chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn so với mặt bằng chung.

8910X.com

Bài liên quan:

  • https://danluat.thuvienphapluat.vn
  • http://luatviet.co/ca

Nếu còn điều gì chưa rõ, bạn hãy để lại câu hỏi ở phần comment để bọn mình có thể giải đáp khi thời gian cho phép nhé!