Có bao nhiêu loài ong trên thế giới năm 2024

Ước tính một cá thể ong cần phải bay hết 88.000 km và dùng đến hai triệu bông hoa để sản xuất 500 g mật.

Mật ong quen thuộc với cuộc sống con người từ hàng nghìn năm nay, nhưng không phải ai cũng biết quá trình loài ong tạo ra những giọt mật sánh đặc.

Theo ScienceDirect, thế giới tự nhiên có hơn 20.000 loài ong và chỉ một số chủng tạo ra mật, trong đó có ong mật màu vàng.

Yếu tố cấu thành đàn ong hoặc tổ ong gồm: một ong chúa, hàng trăm con đực và hàng nghìn ong thợ [vốn là những con cái vô sinh]. Nhiệm vụ của ong thợ là lấy mật từ hoa, tạo sáp, xây tổ và làm mật để nuôi sống những cá thể khác trong đàn.

Ong mật màu vàng là loài đặc biệt trong 20.000 giống ong hiện nay.

Loài ong hút mật hoa để tạo ra mật ong. Chúng phải bay xa đến 5 km tìm mật hoa. Mỗi cá thể có thể ghé thăm 100 đến 1.500 bông hoa trong mỗi chuyến đi để làm đầy dạ dày của chúng.

Theo nhiều nghiên cứu quốc tế, dạ dày ong có thể chứa đến 70 mg mật hoa và khi đầy, nó có thể nặng gần bằng trọng lượng của một cá thể ong.

Khi tìm được nguồn mật, các "công nhân" này sẽ dùng vòi dài để hút từng giọt từ tuyến mật của hoa vào dạ dày. Tiếp đó, dạ dày ong sẽ phân tích các loại đường phức hợp từ mật hoa thành nhiều loại đường đơn giản hơn và ít có xu hướng tinh thể hóa [còn gọi là kết tinh].

Ong thợ trở về đàn rồi chuyển nhượng mật này cho con khác gọi là ong nhai. Các "đồng đội" này tiếp tục thu thập mật hoa và nhai trong 30 phút. Các enzyme trong tuyến nước bọt của chúng sẽ biến mật hoa thành chất chứa mật ong cùng với nước trong lúc nhai. Chu trình này nhằm hạn chế khả năng xâm nhập của các loại vi khuẩn khi cất giữ.

Sau đó, ong sẽ đem mật hoa phân phối vào những lỗ sáp hình lục giác, mục đích khiến nước bay hơi để mật ong chứa ít nước hơn. Kế đến, chúng dùng cánh của mình quạt ra luồng khí nhằm đẩy nhanh sự bốc hơi nước cho đến khi mật ong đạt đến độ bão hòa [tỷ lệ nước gần 17 %]. Khi mật đủ đặc, chúng sẽ đóng những lỗ chứa mật bằng một lớp sáp tươi, giúp lỗ sáp trở thành một lọ mật tí hon.

Ước tính một con ong cần phải bay hết 88.000 km và dùng đến hai triệu bông hoa để sản xuất 500 g mật. Trung bình, một cá thể ong có thể tạo ra 55-91kg mật trong một năm. Người nông dân sẽ kích thích cho ong sản xuất dư thừa lượng mật trong tổ để có thể thu thập mà không gây hại cho đàn.

Trong quá trình đi hút mật, ong còn thu thập cả phấn khi ghé thăm các loài hoa khác nhau. Quá trình đem phấn hoa từ cây này sang cây khác, loài ong cũng giúp thụ phấn cho hoa.

Nhờ quá trình thụ phấn được lặp đi lặp lại, các loài thực vật có thể tạo ra quả và hạt cho con người. Trên thực tế, một phần ba lượng thức ăn mà chúng có được là nhờ quá trình thụ phấn của ong.

Ong thu thập mật từ nhiều loài hoa, do đó mật của chúng sẽ có hàng trăm loại, có màu sắc, mùi và vị khác nhau. Một số loại mật ong còn có thể dùng làm thuốc.

Công ty TNHH Ong Mật Tracybee thành lập từ năm 2012, bởi gia đình có nghề nuôi ong truyền thống lâu năm. Thương hiệu áp dụng tiêu chuẩn của mật xuất khẩu cho tất cả sản phẩm cung ứng nội địa. Triết lý kinh doanh của Tracybee là: "Tình yêu sản phẩm luôn đến sau tình yêu con người, Tracybee nỗ lực để người dân, dù ở nước nghèo hay khó khăn, vẫn có thể sử dụng sản phẩm tốt".

Tracybee tuyển chọn nguồn mật khắt khe và kiểm soát từ khâu nuôi trồng, thu hoạch đến đóng gói, phân phối ra thị trường. Trước khi được gửi tận tay người tiêu dùng, mật ong phải trải qua kiểm nghiệm nghiêm ngặt nhằm đảm bảo các tiêu chí: không nhiễm đường, không tồn dư chất kháng sinh và không chứa chất biến đổi gen [non GMO]. Chuỗi giá trị khép kín giúp doanh nghiệp chủ động áp đặt tiêu chuẩn cao nhất lên sản phẩm của mình.

CEO Lê Ngọc Thu Trang cho hay mật ong Việt thường được đánh giá là hàng thứ cấp, lòng tin của người tiêu dùng dành cho các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam cũng chưa cao. Tuy nhiên, hồi tháng 6, Tracybee trở thành thương hiệu mật ong Việt đầu tiên giành giải thưởng cao nhất cuộc thi London Honey Awards 2021 [Anh].

"Giải thưởng quốc tế cho thấy chất lượng mật ong Tracybee không thua kém các thương hiệu hàng đầu trên thế giới. Vì vậy, người tiêu dùng đã có thêm tự tin khi sử dụng mật ong do chính người Việt Nam sản xuất", chị Thu Trang nói thêm.

Các sản phẩm của Tracybee.

Mật ong Tracybee đang được bán tại các hệ thống siêu thị Lotte, Aeon, Mega Market, Tops Market và các siêu thị khác trên toàn quốc.

Trên thế giới có khoảng 20.000 loài ong khác nhau, được phát hiện cách đây khoảng 30 đến 50 triệu năm. Ong có mặt tại hầu như khắp mọi nơi trên Trái Đất, ngoại trừ hai vùng Bắc Cực và Nam Cực. Hẳn nhiều người trong số chúng ta đã từng bị ong đốt hoặc vô tình thấy các tổ ong ở đâu đó, trên cửa sổ, cành cây cao, các ống khói hay góc tường.

DIỆN MẠO

Là một sinh vật có 4 cánh, 5 mắt và 6 chân, toàn thân chúng có rất nhiều lông. Thân thể ong giống như các loài côn trùng khác, có thể chia ra làm ba phần là đầu, ngực và bụng. Ong Chúa có kích thước to nhất, tới là ong đực và nhỏ nhất là ong thợ.Tuy nhỏ bé đơn sơ nhưng cách quản lý thật độc đáo khiến loài người chúng ta phải học.

MÀU SẮC

Màu sắc của ong thường là đen, vang nhạt và nâu nhạt. Ong mật là loài côn trùng đầu tiên mà con người được biết là chúng có thể phân biệt được màu sắc. Chúng có thể phân biệt được màu vàng, xanh da trời và những tia hồng quang tím. Song chúng không thể phân biệt được màu đỏ, đối với chúng màu đỏ nhìn giống như màu xanh lá cây.

ĐẶC TÍNH

Ong có một bao tử rất đặc biệt dùng để chứa mật hoa, ong cái có một cái ngòi chích để tấn công kẻ thù. Ong hút mật bằng lưỡi và chuyền xuống dưới bụng qua đường miệng, nó cũng sử dụng ngược lại khi về tổ nhả mật ra nuôi các con ong khác. Một con ong trong suốt cuộc đời tạo ra một lượng mật chưa bằng một thìa cà phê. Để tạo ra được khoảng nửa cân mật ong thì ong trong tổ phải bay khoảng 88.000 km và tìm mật trên gần 2 triệu bông hoa.

THÓI QUEN

Không giống như các loài côn trùng khác, ong không ngủ suốt mùa đông mà chúng bám vào nhau thành một khối dày đặc trong tổ. Một con ong thợ thường bay xa tổ khoảng 2 đến 3 km để tìm mật và trên chặng đường này, chúng thường ghé qua 50 đến 100 nụ hoa trước khi về tổ.

BẦY ĐÀN

Mỗi tổ ong có khoảng từ 50 tới nhiều chục ngàn con, nhưng cũng có tổ có khoảng 10 con. Một tổ ong mật bao gồm một nữ ong Chúa, vài trăm con ong đực và hàng ngàn ong thợ. Tổ ong là những hình lục giác làm bằng sáp kế giáp nhau, tổ ong là nơi chứa mật và nuôi các ong nhỏ. Dưới quyền lãnh đạo và tài chỉ huy của một ong Chúa, lực lượng đông nhất trong tổ ong là lực lượng ong thợ. Dưới tay ong Chúa chỉ có hai nhóm chuyên môn là ong thợ và ong đực.

MÔI TRƯỜNG SỐNG

Ong mật có thể bay khoảng 24km/giờ với tần số vỗ cánh khoảng 11.000 lần /phút. Trong trường hợp dân số quá đông trong một tổ ong, con ong Chúa mới sinh sẽ có quyền được sống nhưng nó phải bay đi xa tổ và lập một tổ mới. Chúng thường xây tổ ở những chạc cây, nhưng trong một số trường hợp, chúng còn xây tổ ở mái nhà hoặc các ống khói. Chúng xây tổ trên cây, tường hoặc những chỗ trống trải. Lực lượng đông nhất của tổ ong là lực lượng ong thợ.

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG

Thực phẩm của ong là các loại hoa, hương hoa cũng tác động đến loài ong. Ong mật sản xuất mật từ phấn cây mà chúng lấy mật. Ong chứa mật trong túi mật ở tổ chúng.

Hoa là nguồn thực phẩm của ong, các phấn hoa mang lại cho ong các chất béo, chất đạm và các khoáng chất cần thiết cho con người. Ong đi thu nhặt các phấn hoa và mật hoa từ những đóa hoa. Chúng làm mật từ những mật hoa và ăn những mật này cùng với các phấn hoa. Khi bay đi kiếm ăn, chúng vô tình mang đi những phấn hoa từ đóa hoa này sang đóa hoa kia để tiếp tục chu kỳ tuần hoàn của chúng.

TỰ VỆ

Để bảo vệ tổ, ong thợ luôn luôn canh chừng cẩn mật đường vào tổ. Loài ong trở nên hung dữ khi tổ của chúng bị đe dọa. Chúng tấn công bất kể ai cướp mật trong tổ, những con ong canh giữ tổ liền tiết ra một chất hóa học để báo động tới những con ong khác trong tổ bay ra ứng chiến và tiếp sức.

SINH SẢN

Vai trò của ong Chúa là đẻ trứng, một con ong Chúa đẻ khoảng 1 triệu trứng trong đời sống khoảng 5 năm tuổi thọ. Trứng ong nhỏ như đầu kim, màu trắng và có hình dáng như trái lê. Khoảng ba ngày sau, trứng nở ra một con vật trắng bé xíu như sán kim. Nhiệm vụ của ong Chúa là đẻ trứng, nhiệm vụ của ong đực là giao tình với ong Chúa để truyền giống. Cứ 24 giờ, mỗi ong Chúa sinh sản ra 1.500 ong thợ. Mất khoảng 21 ngày cho ong thợ trưởng thành cắn vỏ sáp để ra khỏi phòng, trong khi đó mất khoảng 24 ngày cho ong đực trưởng thành.

VÒNG ĐỜI

Một con ong thợ sống khoảng 4 tuần vào mùa xuân và mùa hè. Ong thợ chết không bao lâu sau khi mất ngòi chích. Nếu thời tiết mát mẻ, tuổi thọ của chúng có thể kéo dài lên 6 tuần. Tuy nhiên nếu sống trong mùa Thu và mùa Đông, vì không bay đi kiếm mật hoa chúng có thể sống tới vài tháng.

TÁC HẠI

Ong là một trong số các loài côn trùng nguy hiểm nhất ở Việt Nam, trong số đó có loài ong vò vẽ, ong bò vẽ và ong bắp cày.

Trong các loại nọc ong, nọc ong vò vẽ và nọc ong đất thuộc loại nguy hiểm nhất. Sau khi đốt xong, chúng không để lại vòi như ong mật nên không chết ngay mà có thể đốt thêm nhiều người nữa. Người giẫm phải tổ ong đất và bị chúng đốt có thể chỉ chạy thêm được mấy bước chân.

LỢI ÍCH

Trong các loài ong, quan trọng nhất phải nói là ong mật vì chúng mang lại rất nhiều lợi ích cho đời sống con người. Trên thực tế, ong đóng vai trò rất quan trọng đối với thế giới tự nhiên và quá trình sản xuất nông nghiệp của con người. Nọc ong mật đã được dùng để chữa bệnh thấp tim, viêm dây thần kinh, viêm đa khớp, hen, đau cột sống và huyết áp cao. Mật ong không chỉ cung cấp chất bổ cho cơ thể mà còn đem lại vẻ đẹp cho mỗi người. Mật ong vừa có tác dụng thay thế đường, tăng cường sức đề kháng và phòng chống nhiễm trùng.

PHÒNG TRÁNH

- Tránh tiếp xúc với ong nếu không cần thiết.

- Không kích động hoặc trêu ong, không làm tổn thương ong [sẽ tiết ra chất báo động đàn ong bay tới], không chọc phá tổ ong khi không cần thiết và không đảm bảo an toàn.

- Không để hoang nhà cửa, các tầng nhà hoặc phòng [ong dễ đến làm tổ].

- Phát hiện sớm tổ ong và phá bỏ nếu ở nơi đông người, nơi nhiều người đi lại hoặc trong hộ gia đình. Nên phá ngay khi tổ ong mới xây.

- Khi đi vào rừng, tránh mặc quần áo sáng màu, màu sặc sỡ. Không dùng nước hoa, dầu gội đầu, các mỹ phẩm có mùi thơm và ngọt. Không đi chân đất, không mặc quần áo quá rộng. Đội mũ có lưới che, mang găng tay, mặc quần áo dày và kín.

- Khi ong bay đến, không bỏ chạy, nên đứng im và không cử động [ong sẽ không nhìn thấy nữa].

- Cần truyền thông giáo dục sức khỏe cho cộng đồng người dân biết được các nguy cơ, tác hại và hậu quả của các loài ong đốt, đặc biệt là ong vò vẽ để phòng tránh. Theo dõi phát hiện các tổ ong trú ẩn gần nhà để hủy diệt.

CỨU CHỮA

Để kịp thời cứu chữa các nạn nhân bị ong vò vẽ đốt có hiệu quả, tránh được các tác hại, biến chứng trầm trọng xảy ra, có thể làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe kể cả tính mạng, nạn nhân cần phải được phát hiện và sơ cứu càng sớm càng tốt trong vòng 10-15 phút. Vấn đề này cần đặc biệt chú ý quan tâm nếu nạn nhân bị đốt bởi các loại ong mà nọc ong có độc tố cao như ong vò vẽ.

Khi bị ong đốt, chỗ bị chích sẽ sưng lên vì nọc đọc và rất đau. Nếu một người bị ong đốt, điều đầu tiên phải làm là ngay lập tức lấy cho bằng được ngòi chích này ra và đừng bao giờ bóp hay nặn nó ra. Vì khi làm như vậy sẽ giảm được số lượng nọc độc bơm vào thân thể của mình. Trường hợp có một số người dị ứng mạnh với nọc độc của ong và có thể dẫn đến thương vong.

Biện pháp xử trí sơ cứu ban đầu bao gồm rửa xà phòng hoặc chất kiềm nhẹ ở các vết ong đốt rồi chườm lạnh, sau đó chuyển ngay nạn nhân lên tuyến y tế có điều kiện phù hợp.

Tại sao ong chết sau khi đốt?

Nhưng tại sao ong phải chết sau khi chích? Khi một con ong chích một động vật có vú, nó đâm ngòi sâu vào da để tiêm nọc độc và bị mắc kẹt. Nó buộc phải dứt ngòi ra khỏi cơ thể, cùng với một phần của đường tiêu hóa, múi cơ và dây thần kinh. Vết thương lớn ở bụng này sẽ làm ong chết vài phút sau đó.

Có bao nhiêu loài ong ở Việt Nam?

Ong mật, ong không có ngòi và ong vò vẽ Trên thế giới có tất cả 9 loài ong mật, 8 loài trong số đó sinh sống ở khu vực châu Á và trong số 8 loài này có 6 loài xuất hiện ở Việt Nam!

Trong một tổ ong có bao nhiêu loài ong?

Trong một đàn ong có 3 loại ong: ong chúa, ong đực và ong thợ. Ong chúa to, dài, cánh ngắn, bụng to chứa 2 buồng trứng 2 bên, chỉ có nhiệm vụ đẻ trứng. Ong đực do trứng không thụ tinh phát triển thành. Ong đực chỉ làm nhiệm vụ thụ tinh cho trứng của ong chúa đẻ ra.

Ong là loài gì?

Lớp Côn trùngNhánh Ong / Loàinull

Chủ Đề