Có nên gội sài đất thường xuyên

Tắm trẻ sơ sinh bằng các loại thảo mộc tự nhiên là một trong những kinh nghiệm dân gian được nhiều cha mẹ tin tưởng. Trong Đông y, các loại lá cây có thể sử dụng để tắm cho bé được chia làm nhiều loại khác nhau:

- Chuyên trị rôm sảy, mụn nhọt: lá sài đất, bồ công anh, mướp đắng, rau má… Trong các loại trên thì mướp đắng và rau má là hai loại lá thanh nhiên, làm mát nên có thể dùng để tắm hằng ngày. Sử dụng thường xuyên hai loại thảo mộc này cũng không gây hại gì.
- Các bệnh như  mẩn ngứa, dị ứng, lở sơn, viêm da cơ địa: cha mẹ có thể dùng các nhóm cây thanh nhiệt, khu phong như lá khế hay kinh giới…
- Làm săn se mụn, trị thủy đậu, chốc lở, ngứa, mụn mủ: lá trầu không, chè xanh, chân vịt, xuyên tâm liên…
- Diệt côn trùng (chấy, rận…): lá na, hạt na, lá xoan.

Như vậy, rõ ràng việc sử dụng các loại lá để tắm trẻ sơ sinh theo Đông y là rất tốt cho bé. Việc tắm bằng các loại lá không những trị các bệnh thông thường mà còn hạn chế việc dị ứng với hóa chất và giảm bớt chi phí không cần thiết cho các gia đình.
Tuy lợi ích đã rõ ràng nhưng các cha mẹ nên chú ý đây là những lá các phương pháp Đông y dùng để trị các bệnh cho bé. Vậy nếu da của bé bình thường, khỏe mạnh thì có nên dùng hay không 

Dùng mướp đắng để tắm trẻ sơ sinh để trị rôm sảy, mụn nhọt

2. Những nguy cơ tiềm ẩn khi tắm bằng lá.

Khi được hỏi có nên tắm trẻ sơ sinh bằng các loại lá cây hay không thì tiến sĩ, bác sĩ Phạm Thị Mai Hương, chuyên khoa da liễu, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết “Trước đây việc dùng lá cây để tắm từ xưa là việc bình thường nhưng chúng có thực sự là tốt hay không thì không dám khẳng định. Và chúng tôi cũng không khuyến khích việc tắm trẻ sơ sinh bằng lá cây. Bởi lẽ, các loại lá cây để tắm ngày nay thực sự không dám đảm bảo là chúng có thực sự sạch và lành hay không”

Rất nhiều các loại lá cây hiện nay thường xuyên bị nhiễm bẩn do môi trường hoặc phun thuốc trừ sâu. Vì vậy khi da của trẻ sơ sinh đã bị tổn thương như trầy xước, sưng... thì những loại vi khuẩn còn trên các lá cây vẫn sẽ sống được dù đã đun sôi và làm hại đến vùng da tổn thương của bé.

Bác sĩ Hương cũng cho rằng nếu da của bé khỏe mạnh, bình thường thì không cần thiết phải sử dụng các loại lá cây để tắm vì chúng sẽ chẳng có tác dụng gì. Nếu không cẩn thận lại gây ra hậu quả không mong muốn. Điền hình là tại viện nhi TW, có rất nhiều ca trẻ bị viêm da, lở loét do người nhà đã dùng các loại lá cây không sạch để tắm cho trẻ.

Lá để tắm cho trẻ sơ sinh nếu không được sử dụng đúng cách và không rõ nguồn gốc thì không đảm bảo các loại côn trùng và vi khuẩn gây hại đã được xử lý hoàn toàn. Chúng sẽ nhanh chóng là tác nhân gây hại cho sức khỏe của trẻ nhiều hơn.

Trong Y Học Cổ Truyền, sài đất có rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể, chữa được khá nhiều bệnh phổ biến. Sài đất có tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, có vị chua chua ngọt ngọt khá dễ ăn. Trong sài đất chứa dimethyl wedelolacton, norwedelic acid cùng với rất nhiều muối vô cơ và lượng lớn tinh dầu. Đặc biệt nhất trong cây sài đất chứa cả saponin triterpen, chất này tác dụng tương tự như chất saponin có ở trong nhân sâm. Một số công dụng của cây sài đất được kể đến là:

  • Trị rôm sảy: Nếu bạn thắc mắc, tắm cây sài đất có tác dụng gì? thì một trong những lợi ích điển hình nhất chính là điều trị rôm sảy ở trẻ. Để trị rôm sảy ở trẻ bạn cần vò nát một nắm sài đất đun lấy nước để tắm cho trẻ em. Tắm lên vùng bị rôm sảy rồi kết hợp lấy bã sài đấy để xát nhẹ lên vết rôm không chỉ có thể giúp hết vết ngứa mà còn phòng được bệnh sởi. Lưu ý sau khi dùng nước sài đất xong phải tắm lại bằng nước sạch và lau khô người cho bé.
  • Cây sài đất trị mụn: Nhờ tính mát cũng như khả năng thanh nhiệt giải độc của mình mà sài đất cũng được sử dụng như một thực phẩm trị mụn. Dùng sài đất kết hợp với một số loại thuốc đông y khác để sắc nước uống mỗi ngày cùng với cách kết hợp tắm bằng nước sài đất có thể giúp trị mụn nhanh chóng. Tốt hơn nữa có thể dùng sài đất giã nát để đắp lên những vết mụn mủ giúp xẹp mụn nhanh hơn.
  • Thanh nhiệt thải độc: Dùng cây sài đất như một loại rau sống, rửa sạch ăn trong các bữa hàng ngày. Kết hợp ăn cùng thịt cá, các thực phẩm khác để đảm bảo bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp thanh nhiệt thải độc cho gan, giúp cơ thể mát hơn. Chỉ nên ăn tối đa từ 100gr đến 200gr sài đất mỗi ngày để hiệu quả đạt được là tốt nhất, không gây ra tác dụng phụ.

Có thể sử dụng sài đất bằng nhiều hình thức như đem phơi khô, dùng tươi hay nấu thành cao để phù hợp với từng mục đích sử dụng. Nhưng với mỗi loại bệnh khác nhau, nên kết hợp với từng loại thuốc khác để tạo nên một bài thuốc phù hợp, đạt được hiệu quả tốt nhất.

  • Mụn nhọt: Kết hợp 30gr sài đất cùng với 12gr thổ phục linh, 10gr ké đầu ngựa, 12gr bồ công anh cùng với 10gr kim ngân hoa rửa sạch. Sau đó cho tất cả vào ấm sắc thuốc để vừa uống vừa tắm sẽ giúp mụn nhọt nhanh chóng biến mất.
  • Viêm bàng quang: Kết hợp 35gr sài đất, 20gr bồ công anh cùng với 16gr cam thảo đất, 20gr mã đề rồi đun với 1 lít nước. Sắc với lửa vừa đến khi còn lại khoảng một phần ba là dừng. Lọc lại phần nước rồi dùng để uống sau bữa trưa và bữa tối.
  • Viêm gan: Kết hợp 20gr sài đất, 20gr thổ phục linh với 12gr cam thảo đất với 20gr kim ngân đun lấy nước. Sắc lấy khoảng 200gr nước cốt chia uống thành 2 lần trong ngày, mỗi lần 100gr sau một tháng kiên trì sẽ giúp thanh lọc phần nào tình trạng viêm gan.
  • Cảm cúm: Kết hợp 10gr sài đất, 10gr kinh giới, 30gr kim ngân hoa với 10gr tía tô, 10gr cam thảo đất và 3gr lá sinh khương, 2gr mạn kinh đun với 4 chén nước. Đun dần dần với lửa nhỏ đến khi còn một nửa, chia làm 2 lần uống hết trong ngày. Thực hiện liên tục 3 ngày sẽ giúp khỏi bệnh. Để tác dụng tốt hơn có thể dùng sài đất với tía tô, kinh giới, cúc tần để đun xông người giúp giải cảm.

Để biết thêm thông tin, lợi ích của những cây dược liệu khác tốt cho sức khỏe, bạn có thể tham khảo website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.