Có nên uống nước dừa tươi mỗi ngày

Nước dừa thường được sử dụng như một loại nước giải khát và nhiều người coi đó một giải pháp để điều trị chứng mất nước liên quan đến tiêu chảy, tốt cho người bệnh tăng huyết áp và góp phần cải thiện hiệu suất tập thể dục.

Có nên uống nước dừa tươi mỗi ngày

Nước dừa rất giàu carbohydrate và chất điện giải.

1. Những lưu ý khi sử dụng nước dừa

Nước dừa rất giàu carbohydrate và chất điện giải như kali, natri và magiê. Nhờ thành phần chất điện giải này nên việc sử dụng nước dừa để điều trị và chống mất nước được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng thành phần chất điện giải trong nước dừa không đủ để thay thế hoàn toàn dung dịch bù nước. Do đó, khi bị tiêu chảy, cần bổ sung chất điện giải theo hướng dẫn của bác sĩ.

Nước dừa an toàn tuyệt đối với hầu hết người lớn khi được sử dụng như một thức uống nhưng cũng có thể gây đầy bụng hoặc khó chịu ở một số người dù không phổ biến. Tham khảo một số thông tin về tiêu thụ nước dừa trong các trường hợp sau:

Mất nước liên quan đến tiêu chảy: Một số nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ nước dừa có thể giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước ở trẻ em bị tiêu chảy nhẹ. 

Mất nước do tập thể dục: Một số vận động viên sử dụng nước dừa để thay thế chất lỏng sau khi tập luyện. Nước dừa giúp mọi người bù nước sau khi tập thể dục và một số vận động viên cũng sử dụng nước dừa để ngăn ngừa tình trạng mất nước hoặc để cải thiện sức bền.

Tăng huyết áp: Một số nghiên cứu cho thấy rằng uống nước dừa có thể làm giảm huyết áp ở những người bị tăng huyết áp. Tuy nhiên, vẫn cần có thêm bằng chứng để đánh giá hiệu quả của nước dừa đối với những công dụng này.

Mang thai và cho con bú: Chưa biết đầy đủ về việc sử dụng nước dừa trong thời kỳ mang thai và cho con bú.

Xơ nang: Xơ nang có thể làm giảm nồng độ muối trong cơ thể. Một số người bị xơ nang cần phải uống chất lỏng hoặc thuốc để tăng lượng muối, đặc biệt là natri. Nước dừa không phải là một chất lỏng tốt để uống để làm tăng lượng muối ở những người bị xơ nang. Nước dừa có thể chứa quá ít natri và quá nhiều kali. Không uống nước dừa để tăng lượng muối nếu bạn bị xơ nang.

Hàm lượng kali trong máu cao: Nước dừa chứa hàm lượng kali cao. Không uống nước dừa nếu bạn có hàm lượng kali cao trong máu. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về thận và nhịp tim không đều. 

Huyết áp thấp: Nước dừa có thể làm giảm huyết áp. Nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng nước dừa nếu bạn có vấn đề về huyết áp.

Các vấn đề về thận: Nước dừa chứa hàm lượng kali cao. Thông thường, kali được bài tiết qua nước tiểu nếu nồng độ trong máu quá cao. Tuy nhiên, điều này sẽ không xảy ra nếu thận không hoạt động bình thường. Nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng nước dừa nếu bạn có vấn đề về thận.

Phẫu thuật: Nước dừa có thể cản trở việc kiểm soát huyết áp trong và sau khi phẫu thuật. Ngừng sử dụng nước dừa ít nhất hai tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình. Ngoài ra, nước dừa có thể không phù hợp khi sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp vì nước dừa có thể làm giảm huyết áp. Trong một số trường hợp, uống nước dừa cùng với thuốc điều trị tăng huyết áp có thể khiến huyết áp xuống quá thấp.

2. Nước dừa uống trong thời điểm nào, liều lượng bao nhiêu?

Có nên uống nước dừa tươi mỗi ngày

Uống nước dừa vào buổi sáng là tốt nhất.

Theo BS Ngô Thị Kiều Nga (Trưởng khoa dinh dưỡng Bệnh viện tỉnh Đồng Tháp): Nước dừa giàu vitamin và các khoáng chất như sắt, magie, kali, canxi, phospho giúp bổ sung và nâng cao dinh dưỡng cho cơ thể. Một ly nước dừa chứa khoảng 44 kalo, 0,5g protein, 9.6 g đường, 400mg kali trong một ly nước dừa tương đương 1 quả chuối, 15mg magie và viatmin C. Do nước dừa giàu kali và các khoáng chất khác nên nước dừa có thể góp phần điều hòa các dịch nội bộ, tốt cho người mất nước, rối loạn điện giải.

BS Nga cho biết: Người táo bón, tiêu chảy có thể uống nước dừa ngày 1-2 lần. Người tăng huyết áp có thể uống nước dừa giúp điều hòa huyết áp. Uống nước dừa có thể tốt cho sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, nước dừa có thể ảnh hưởng đến mức natri, người bệnh tim huyết áp chú ý không nên uống nhiều. Nước dừa có hàm lượng kali cao giống như một chất lợi tiểu tự nhiên, uống nhiều có thể khiến thận phải làm việc nhiều hơn.

Phụ nữ mang thai thiểu ối nên uống nước dừa nhưng bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ và 3 tháng cuối hạn chế uống nước dừa vì có thể gây huyết áp hạ, yếu cơ.

Uống trong ngày vào buổi sáng là tốt nhất và chú ý không thay thế nước dừa cho các loại trái cây khác, uống nhiều quá có thể gây tăng kali máu hoặc làm huyết áp thấp.

Lương y Nguyễn Công Đức (Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh) lưu ý: Trong nước dừa có nhiều vi lượng  magie, kali, mangan… là nước uống bổ sung chất điện giải khi tiêu chảy rất tốt nhưng không nên uống quá ½ lít nước dừa mỗi ngày. Người bị say nắng cũng có thể uống nước dừa, lưu ý uống từng ngụm nhỏ từ từ. Trước khi tập thể dục không nên uống nước dừa vì các vi lượng có thể ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu có thể làm vận động viên mệt mỏi, yếu cơ.

Có nên uống nước dừa tươi mỗi ngày
Loại rau được nhiều người săn lùng, vừa ngon lại hỗ trợ trị bệnh

Xem thêm video đang được quan tâm:

Có phải F0 lâu khỏi do uống nước dừa, nước cam và quả có múi?


1. Chống oxy hóa

Theo kết quả của các nghiên cứu trên động vật, nước dừa cải thiện đáng kể sự mất cân bằng oxy hóa, giảm hoạt động các gốc tự do kết hợp với giảm huyết áp, nồng độ triglyceride và insulin.

Có nên uống nước dừa tươi mỗi ngày

Có nên uống nước dừa tươi mỗi ngày

Nước dừa có thể uống hằng ngày nhưng không nên sử dụng quá nhiều. 

2. Là nguồn cung cấp một số chất dinh dưỡng

Một quả dừa non trung bình cung cấp khoảng 0,5 - 1 cốc nước dừa. Một cốc nước dừa (240 ml) chứa 46 calo cùng với các thành phần dinh dưỡng sau:

- Carbs

- Chất xơ

- Protein

- Vitamin C

- Magiê

- Mangan

- Kali

- Natri

- Canxi

3. Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Nước dừa có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Theo các nghiên cứu, nó có thể giúp làm giảm cholesterol, chất béo trung tính, đặc biệt là lượng chất béo ở gan.

4. Giúp cải thiện bệnh tiểu đường

Một số nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng nước dừa có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu, giảm nồng độ hemoglobin A1c và giảm các dấu hiệu của mất cân bằng oxy hóa. Tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào được tiến hành trên người.

5. Giúp ngăn ngừa sỏi thận

Nước dừa có tác dụng ngăn chặn các tinh thể kết dính gây sỏi tại thận và các bộ phận khác ở đường tiết niệu. Các tinh thể chủ yếu được hình thành từ canxi, oxalate và các hợp chất khác. Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nghiên cứu cụ thể hơn để chứng minh hiệu quả của nước dừa trong ngăn ngừa bệnh sỏi thận ở người.

6. Làm giảm huyết áp

Nước dừa có tác dụng cải thiện huyết áp tâm thu. Hàm lượng kali có trong nước dừa được chứng mình là giúp hạ huyết áp ở người có huyết áp trung bình và cao. Ngoài ra, nước dừa còn có khả năng ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông.

7. Giúp hồi phục năng lượng sau các bài tập thể dục kéo dài

Chất điện giải như kali, magiê, natri và canxi có vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng nồng độ chất lỏng trong cơ thể. Nước dừa chứa hàm lượng lớn chất điện giải giúp bù nước và các chất điện giải bị mất đi trong khi tập thể dục.

Có nên uống nước dừa tươi mỗi ngày

Nước dừa có rất nhiều lợi ích sức khỏe.

Nhiều người nghĩ rằng nước dừa bổ sung nhiều dưỡng chất dinh dưỡng lại không chứa chất độc hại nên càng uống được nhiều nước dừa mỗi ngày thì càng tốt. Vậy nước dừa có thực sự hiệu quả nếu bạn uống hàng ngày?

Theo các chuyên gia bạn có thể uống nước dừa hàng ngày, nhưng chỉ nên uống 1-2 quả dừa mỗi ngày và phải biết uống nước dừa lúc nào tốt nhất. Vì trong 2 quả dừa chứa đến 140 kcal năng lượng, nếu bạn không muốn mình béo phì, thừa cân thì nên uống một cách khoa học, đúng liều lượng.

Nước dừa là một trong những thức uống tốt nhất để chống lại cái nóng bức mùa hè và cũng là một đồ uống thể thao từ tự nhiên giúp tăng cường năng lượng tức thì. Trong nước dừa có chứa hàm lượng calo thấp, các enzyme và khoáng chất tự nhiên như kali nên đây là một loại đồ uống có hương vị thơm ngon lại bổ dưỡng. Mặc dù, uống nước dừa tươi bất cứ lúc nào trong ngày đều rất tốt, nhưng uống đúng thời điểm chắc chắn có thể nhân đôi lợi ích sức khỏe mà cơ thể có thể nhận được.

Dưới đây là những thời điểm tốt nhất để uống nước dừa:

- Trước và sau bữa ăn: Uống một cốc nước dừa giải khát trước bữa ăn, nhất là vào buổi sáng sớm, sẽ giúp dạ dày cảm giác no lâu và giúp ngăn ngừa thói quen ăn quá nhiều trong một ngày dài sau đó. Uống nước dừa có tác dụng tiêu hóa nên sẽ giúp tiêu hóa nhanh và ngăn ngừa đầy hơi sau bữa ăn.

- Trước khi đi ngủ: Hương thơm ngọt ngào và dễ chịu của nước dừa từ lâu đã được biết là có tác dụng tâm lý giúp giảm lo lắng và làm chậm nhịp tim, chống lại căng thẳng, xoa dịu tâm trí giúp con người dễ đi vào giấc ngủ, ngủ sâu giấc hơn. Đồng thời, uống nước dừa trước khi đi ngủ có thể giúp đào thải tất cả các chất độc ra ngoài và làm sạch đường tiết niệu, phòng tránh nhiễm khuẩn tiết niệu hay các bệnh lý khác. Lưu ý không uống quá sát giờ đi ngủ, nên uống trước 30 phút đến 1 tiếng.

- Sau khi say: Nếu đi ngủ sau một bữa nhậu đầy rượu bia, uống nước dừa sẽ giúp bù nước, chống lại cảm giác nhức đầu, buồn nôn vào sáng hôm sau và cũng phục hồi các chất điện giải bị mất, làm cho cơ thể cảm thấy sảng khoái hơn khi thức dậy.

- Sau luyện tập thể lực: Nước dừa là món giải khát và tăng cường năng lượng tuyệt vời, bổ sung các chất điện giải bị mất qua mồ hôi. 

Có nên uống nước dừa tươi mỗi ngày

Nước dừa tốt nhưng cũng cần chú ý thời điểm uống để có lợi cho sức khỏe.

Nước dừa đem lại rất nhiều lợi ích nhưng điều đó không có nghĩa là chúng luôn luôn tốt cho sức khỏe. Nếu được sử dụng không đúng lúc thì sẽ phản tác dụng. Sau đây là những lúc không nên sử dụng nước dừa mà chúng ta cần lưu ý.

- Sử dụng nước dừa khi vừa đi nắng về

Theo Đông y, nước dừa thuộc âm, có vị ngọt ấm, không độc, giúp tăng cường khí lực, tươi nhuận nhan sắc, giải nhiệt, làm mát cơ thể nhanh.... Tuy nhiên những người mới đi nắng về không nên giải khát bằng loại nước này vì sẽ gây ớn lạnh, đầy bụng, phát sốt, thậm chí là sốt cao. Thậm chí, nếu vận động viên đang thi đấu thể thao, người lao động chân tay sử dụng nước dừa vì sẽ khiến chân tay bị bủn rủn, giảm sức dẻo dai.

- Khi sử dụng nước dừa cùng các loại hải sản

Nước dừa có tính hàn, tương tự hải sản cũng vậy. Sự kết hợp của hai loại thực phẩm này sẽ gây lạnh bụng, khó tiêu, đầy bụng. Đặc biệt, đối với những trường hợp bụng yếu, huyết áp thấp, suy nhược cơ thể... thì tình trạng sẽ càng thêm nguy hiểm.

- Khi bị tụt huyết áp

Khi huyết áp đang xuống thấp, bạn đừng uống nước dừa vì nó sẽ khiến huyết áp của bạn tụt nhanh hơn, thậm chí xuống quá thấp. Nếu là bệnh nhân có tiền sử huyết áp thấp thì bạn nên tham khảo bác sĩ trước khi uống.

- Khi nước dừa để lâu, đã có vị chua

Nước dừa chỉ tốt khi được uống ngay sau khi bổ hoặc khi vừa bật nắp (với loại nước dừa đóng chai). Nước dừa rất dễ lên men và giảm giá trị dinh dưỡng ngay sau khi tiếp xúc với không khí, vì vậy nếu bạn thấy nước chuyển màu, có vị chua thì không nên uống để tránh ảnh hưởng đến tiêu hóa.