Cơ quan nào chủ trì tổ chức việc giám sát ngân sách nhà nước của cộng đồng

Bởi Phạm Thu Thủy, Karen Bennett, Vũ Tấn Phương, Jake Brunner, Lê Ngọc Dũng, Nguyễn Đình Tiến

Giới thiệu về cuốn sách này

Page 2

Bởi Phạm Thu Thủy, Karen Bennett, Vũ Tấn Phương, Jake Brunner, Lê Ngọc Dũng, Nguyễn Đình Tiến

Giới thiệu về cuốn sách này

Luật NSNN năm 2015 đã bổ sung thêm nhiều quy định chặt chẽ hơn, cụ thể hơn về công khai ngân sách theo hướng mở rộng phạm vi, đối tượng công khai; công khai gắn với minh bạch và trách nhiệm giải trình, phù hợp thông lệ quốc tế.

Nội dung công khai chi tiết hơn giúp cho người dân có thể theo dõi giám sát toàn bộ quy trình ngân sách từ khâu xây dựng chính sách chế độ, trình dự toán ngân sách, thực hiện, quyết toán ngân sách, cũng kiểm toán và việc thực hiện các khiến nghị của kiểm toán. Công khai từ khâu xây dựng ban hành cơ chế chính sách thu, chi ngân sách tạo điều kiện cho người dân tham gia góp ý kiến; qua đó, giúp cho các cơ quan xây dựng chính sách tiếp thu ý kiến đóng góp của người dân, doanh nghiệp.

Từ năm 2018 dự toán NSNN khi trình Quốc hội, HĐND các cấp [đề xuất dự toán] được công khai để cho mọi tổ chức, cá nhân có thể tham gia vào quá trình xây dựng NSNN. Việc công khai tình hình thực hiện NSNN trong năm [quý, 6 tháng, năm] cũng giúp cho việc theo dõi, giám sát toàn bộ quy trình ngân sách. Hình thức công khai được quy định cụ thể, rõ ràng, trong đó yêu cầu bắt buộc phải công khai trên Trang hoặc Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính, UBND cấp tỉnh và Sở Tài chính để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận thông tin. Đối với các đợn vị sử dụng ngân sách nhà nước và các đơn vị được NSNN hỗ trợ: Lựa chọn 1 hoặc 1 số hình thức công khai theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 15 của Luật NSNN, gồm: công bố tại kỳ họp, niêm yết tại trụ sở, phát hành ấn phẩm, đưa lên trang điện tử, công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Về tăng cường giám sát ngân sách của cộng đồng: Cùng với việc tăng cường công khai NSNN, Luật NSNN năm 2015 bổ sung quy định NSNN được giám sát bởi cộng đồng và giao cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp chủ trì, phối hợp với các thành viên của Mặt trận tổ chức việc giám sát NSNN. Quy định mới này đã tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân góp ý, kiểm tra, giám sát quá trình quản lý và sử dụng NSNN; phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm chế độ quản lý tài chính.

Luật Ngân sách năm 2015 đã phân cấp mạnh mẽ quyền hạn trách nhiệm quản lý, sử dụng tài sản công, ngân sách cho các bộ, ngành, địa phương; đi cùng với tăng cường công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình... Do vậy, kỷ luật, kỷ cương tài chính – ngân sách phụ thuộc vào việc chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật của các bộ, ngành, địa phương. Ở khâu dự toán, các bộ, ngành, địa phương lập dự toán chi trên cơ sở nhiệm vụ được giao, hệ thống định mức phẩn bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Trên cơ sở dự toán được giao, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện phân bổ ngân sách đến từng đơn vị sử dụng ngân sách, các chương trình, nhiệm vụ lớn và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, điều hành dự toán ngân sách. Cơ quan tài chính cùng cấp chỉ đóng vai trò hậu kiểm và chỉ có ý kiến khi việc phân bổ không đúng mục tiêu, nhiệm vụ, chế độ, chính sách... Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn cũng quy định cụ thể các điều kiện chi; các hành vi bị cấm...; vấn đề công khai, minh bạch từ khâu phân bổ, thực hiện; vấn đề thanh tra, kiểm toán...vừa tạo thuận tiện; nhưng đồng thời cũng tăng cường trách nhiệm trong quản lý, sử dụng ngân sách của các ngành, các cấp.

Tuy nhiên, một lần nữa phải nhấn mạnh rằng, ở đây không chỉ là tuân thủ pháp luật về quản lý ngân sách, mà còn phải tuân thủ đầy đủ quy định pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, công sản, đầu tư xây dựng cơ bản..., bởi thực tế cho thấy những vi phạm trong các lĩnh vực này thường gây thất thoát, lãng phí lớn cho NSNN.

…[tiếp theo]…
 Điều 46. Thảo luận và quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách hằng năm 1. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và các cơ quan, đơn vị ở địa phương tổ chức thảo luận với các cơ quan, đơn vị trực thuộc. 2. Cơ quan tài chính các cấp chủ trì tổ chức: a] Thảo luận về dự toán ngân sách hằng năm với các cơ quan, đơn vị cùng cấp; b] Thảo luận về dự toán ngân sách năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách với Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp để xác định tỷ lệ phần trăm [%] phân chia các khoản thu phân chia giữa ngân sách cấp trên và ngân sách cấp dưới, số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để làm cơ sở xây dựng dự toán ngân sách các năm sau; c] Đối với các năm tiếp theo của thời kỳ ổn định ngân sách, cơ quan tài chính tổ chức làm việc với Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp khi Ủy ban nhân dân cấp đó đề nghị. 3. Trong quá trình thảo luận dự toán ngân sách, phương án phân bổ ngân sách, trường hợp có những khoản thu, chi trong dự toán chưa đúng quy định của pháp luật, chưa phù hợp với khả năng ngân sách và định hướng phát triển kinh tế - xã hội thì cơ quan tài chính yêu cầu điều chỉnh lại, nếu còn ý kiến khác nhau giữa cơ quan tài chính với các cơ quan, đơn vị cùng cấp và Ủy ban nhân dân cấp dưới thì cơ quan tài chính ở địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định; Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định. 4. Thẩm tra, trình Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương: a] Chính phủ thảo luận, cho ý kiến vào dự thảo các báo cáo của Chính phủ do Bộ Tài chính trình trước khi trình Ủy ban thường vụ Quốc hội; b] Ủy ban tài chính, ngân sách của Quốc hội chủ trì thẩm tra các báo cáo của Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội; c] Trên cơ sở ý kiến thẩm tra của Ủy ban tài chính, ngân sách của Quốc hội và ý kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoàn chỉnh các báo cáo trình Quốc hội; d] Quốc hội thảo luận, quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm sau. Trong quá trình thảo luận, quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương, trường hợp quyết định điều chỉnh thu, chi ngân sách, Quốc hội quyết định các giải pháp để bảo đảm cân đối ngân sách. 5. Trình tự, thủ tục thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định. 6. Việc xem xét, quyết định dự toán ngân sách địa phương và phương án phân bổ ngân sách địa phương thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Điều 47. Các tài liệu trình dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách

1. Tài liệu Chính phủ trình Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương gồm: a] Đánh giá tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm hiện hành; các căn cứ xây dựng dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương; những nội dung cơ bản và giải pháp nhằm thực hiện dự toán ngân sách nhà nước; b] Dự toán thu ngân sách nhà nước, kèm theo các giải pháp nhằm huy động nguồn thu cho ngân sách nhà nước; c] Dự toán chi ngân sách nhà nước, trong đó nêu rõ các mục tiêu, chương trình quan trọng của nền kinh tế quốc dân và các chính sách lớn của Đảng và Nhà nước có liên quan đến ngân sách nhà nước; d] Bội chi ngân sách nhà nước và các nguồn bù đắp; tỷ lệ bội chi so với tổng sản phẩm trong nước; đ] Kế hoạch tài chính 05 năm đối với năm đầu kỳ kế hoạch; e] Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm; g] Báo cáo thông tin về nợ công theo Luật quản lý nợ công, trong đó nêu rõ số nợ đến hạn phải trả, số nợ quá hạn phải trả, số lãi phải trả trong năm, số nợ sẽ phát sinh thêm do phải vay để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước, khả năng trả nợ trong năm và số nợ đến cuối năm; h] Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch tài chính, dự kiến kế hoạch tài chính năm sau của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do trung ương quản lý; i] Các chính sách và biện pháp cụ thể nhằm ổn định tài chính và ngân sách nhà nước; k] Danh mục, tiến độ thực hiện và mức dự toán đầu tư năm kế hoạch đối với các chương trình, dự án quan trọng quốc gia sử dụng vốn ngân sách nhà nước đã được Quốc hội quyết định; l] Dự toán chi của từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương theo từng lĩnh vực; nhiệm vụ thu, chi, mức bội chi, tỷ lệ phần trăm [%] phân chia đối với các khoản thu phân chia và số bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; m] Các tài liệu khác nhằm thuyết minh rõ dự toán thu, chi ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương; tình hình miễn, giảm thuế trong báo cáo dự toán ngân sách nhà nước trình Quốc hội. 2. Chính phủ quy định tài liệu Ủy ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp về dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách địa phương.

Điều 48. Lập lại dự toán ngân sách nhà nước

1. Trong trường hợp dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương chưa được Quốc hội quyết định, Chính phủ lập lại dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương trình Quốc hội vào thời gian do Quốc hội quyết định.

2. Trường hợp dự toán ngân sách địa phương, phương án phân bổ ngân sách cấp mình chưa được Hội đồng nhân dân quyết định, Ủy ban nhân dân lập lại dự toán ngân sách địa phương, phương án phân bổ ngân sách cấp mình, trình Hội đồng nhân dân vào thời gian do Hội đồng nhân dân quyết định, nhưng không được chậm hơn thời hạn Chính phủ quy định.

Chương V

CHẤP HÀNH NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
 

Điều 49. Phân bổ và giao dự toán ngân sách nhà nước 1. Sau khi được Chính phủ, Ủy ban nhân dân giao dự toán ngân sách, các đơn vị dự toán cấp I ở trung ương và địa phương thực hiện phân bổ và giao dự toán ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc và đơn vị thuộc ngân sách cấp dưới trong trường hợp có ủy quyền thực hiện nhiệm vụ chi của mình, gửi cơ quan tài chính cùng cấp, đồng thời gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để thực hiện. Việc phân bổ và giao dự toán phải bảo đảm thời hạn và yêu cầu quy định tại Điều 50 của Luật này. 2. Cơ quan tài chính cùng cấp thực hiện kiểm tra dự toán đơn vị dự toán cấp I đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách. Trường hợp phát hiện việc phân bổ không đúng tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực, nhiệm vụ của dự toán ngân sách đã được giao; không đúng chính sách, chế độ quy định thì yêu cầu đơn vị dự toán cấp I điều chỉnh lại chậm nhất là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo phân bổ của đơn vị dự toán ngân sách. 3. Ngoài cơ quan có thẩm quyền giao dự toán ngân sách, không tổ chức hoặc cá nhân nào được thay đổi nhiệm vụ ngân sách đã được giao.

Điều 50. Yêu cầu và thời hạn về phân bổ và giao dự toán ngân sách nhà nước

1. Việc phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách phải bảo đảm: a] Đúng với dự toán ngân sách được giao cả về tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực, nhiệm vụ thu, chi được giao; b] Đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi; c] Phân bổ đủ vốn, kinh phí để thu hồi các khoản đã ứng trước dự toán đến hạn thu hồi trong năm, vốn đối ứng các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức [ODA] của các nhà tài trợ nước ngoài theo cam kết; d] Đối với phân bổ vốn đầu tư phát triển phải bảo đảm các yêu cầu theo quy định của pháp luật về đầu tư công, xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan; đ] Đối với phân bổ các khoản bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới phải bảo đảm đúng mục tiêu, đúng đối tượng và thực hiện đúng các cam kết hoặc quy định về bố trí ngân sách địa phương cho mục tiêu đó. 2. Thời hạn phân bổ và giao dự toán ngân sách nhà nước: a] Đối với dự toán ngân sách được giao theo quy định tại khoản 5 và khoản 7 Điều 44 của Luật này, các đơn vị dự toán cấp I phải hoàn thành việc phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc trước ngày 31 tháng 12 năm trước theo quy định tại khoản 8 Điều 44 của Luật này; b] Trường hợp được giao bổ sung dự toán, chậm nhất 10 ngày làm việc, kể từ ngày được giao dự toán bổ sung, đơn vị dự toán cấp trên, Ủy ban nhân dân cấp dưới phải hoàn thành việc phân bổ và giao dự toán theo quy định.

Điều 51. Tạm cấp ngân sách

1. Trong trường hợp vào đầu năm ngân sách, dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách chưa được Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định, cơ quan tài chính và cơ quan Kho bạc Nhà nước các cấp theo chức năng thực hiện tạm cấp ngân sách cho các nhiệm vụ chi không thể trì hoãn được cho đến khi dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền quyết định: a] Chi lương và các khoản có tính chất tiền lương; b] Chi nghiệp vụ phí và công vụ phí; c] Chi bổ sung cân đối cho ngân sách cấp dưới; d] Một số khoản chi cần thiết khác để bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, trừ các khoản mua sắm trang thiết bị, sửa chữa; đ] Chi cho dự án chuyển tiếp thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia; các dự án đầu tư chuyển tiếp quan trọng, cấp bách khác để khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh. 2. Mức tạm cấp hàng tháng tối đa cho các nhiệm vụ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này không quá mức chi bình quân 01 tháng của năm trước. 3. Chi đầu tư các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi từ nhà tài trợ chưa được dự toán hoặc vượt so với dự toán được giao, Chính phủ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi thực hiện và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Điều 52. Điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước

1. Điều chỉnh tổng thể ngân sách nhà nước trong trường hợp có biến động về ngân sách so với dự toán đã phân bổ cần phải điều chỉnh tổng thể: a] Chính phủ lập dự toán điều chỉnh tổng thể ngân sách nhà nước trình Quốc hội quyết định; b] Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội về dự toán điều chỉnh tổng thể ngân sách nhà nước và nhiệm vụ thu, chi ngân sách được cấp trên giao, Ủy ban nhân dân các cấp lập dự toán điều chỉnh tổng thể ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định. 2. Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh nhiệm vụ thu, chi của một số bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất trong các trường hợp sau: a] Dự kiến số thu không đạt dự toán được Quốc hội quyết định phải điều chỉnh giảm một số khoản chi; b] Có yêu cầu cấp bách về quốc phòng, an ninh hoặc vì lý do khách quan cần phải điều chỉnh. 3. Ủy ban nhân dân trình Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương và báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất trong các trường hợp sau: a] Dự kiến số thu không đạt dự toán được Hội đồng nhân dân quyết định phải điều chỉnh giảm một số khoản chi; b] Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách của một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định tại khoản 2 Điều này; c] Khi cần điều chỉnh dự toán ngân sách của một số đơn vị dự toán hoặc địa phương cấp dưới. 4. Chính phủ yêu cầu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh điều chỉnh dự toán ngân sách nếu việc bố trí ngân sách địa phương không phù hợp với nghị quyết của Quốc hội. 5. Ủy ban nhân dân yêu cầu Hội đồng nhân dân cấp dưới điều chỉnh dự toán ngân sách nếu việc bố trí ngân sách địa phương không phù hợp với nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp trên.

Điều 53. Điều chỉnh dự toán đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách

1. Điều chỉnh dự toán ngân sách đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc trong các trường hợp: a] Do điều chỉnh dự toán ngân sách theo quy định tại Điều 52 của Luật này; b] Cơ quan tài chính yêu cầu đơn vị dự toán cấp I điều chỉnh lại dự toán theo quy định tại khoản 2 Điều 49 của Luật này; c] Đơn vị dự toán cấp I điều chỉnh dự toán giữa các đơn vị trực thuộc trong phạm vi tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực chi được giao. 2. Việc điều chỉnh dự toán phải bảo đảm các yêu cầu về phân bổ và giao dự toán quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này. Sau khi thực hiện điều chỉnh dự toán, đơn vị dự toán cấp I gửi cơ quan tài chính cùng cấp để kiểm tra, đồng thời gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để thực hiện. 3. Thời gian điều chỉnh dự toán đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách hoàn thành trước ngày 15 tháng 11 năm hiện hành.

Điều 54. Tổ chức điều hành ngân sách nhà nước

1. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm đề ra những biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ thu, chi ngân sách được giao, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng; chấp hành nghiêm kỷ cương, kỷ luật tài chính. 2. Mọi cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân phải chấp hành nghĩa vụ nộp ngân sách theo đúng quy định của pháp luật; sử dụng kinh phí ngân sách đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm, hiệu quả. 3. Cơ quan tài chính có trách nhiệm bảo đảm nguồn để thanh toán kịp thời các khoản chi theo dự toán.

...[còn tiếp]...

VT

Video liên quan

Chủ Đề