Cơ quan nào quyết định đặt tên đường trong phố năm 2024

Thứ Năm 04/11/2021 | 19:23 GMT+7

VHO- Vụ Pháp chế [Bộ VHTTDL] hướng dẫn các quy định về đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng.

Nội dung đề nghị hướng dẫn:

Về các quy định đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng, Sở VHTT tỉnh Khánh Hòa đề nghị hướng dẫn một số nội dung:

1. Giữa Nghị định số 91/2005/NĐ-CP và Nghị định 11/2010/NĐ-CP chưa có sự thống nhất về thẩm quyền đặt và đổi tên đường tại đường cấp huyện và cấp xã.

2. Tiêu chí xác định loại đường, phố, công trình công cộng có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng.

3.Việc đặt tên đường theo số có phù hợp quy định của pháp luật hiện hành hay không?

Nội dung hướng dẫn:

Vụ Pháp chế [Bộ VHTTDL] trả lời các nội dung trên như sau:

1.Điều 1 Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng [Ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11.7.2005 về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng] quy định: “Quy chế này quy định việc đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng tại các đô thị ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Như vậy, thẩm quyền đặt tên đường đô thị quy định tại Điều 16 Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 40 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và thống nhất với khoản 4 Điều 4 Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24.02.2010 Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 4 Điều 4 Nghị định 11/2010/NĐ-CP, UBND cấp tỉnh đặt tên hoặc số hiệu đường thuộc hệ thống đường huyện; UBND cấp huyện đặt tên đường thuộc hệ thống đường xã.

2. Về tiêu chí xác định loại đường, phố có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng: Luật Giao thông đường bộ và Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng không có quy định về việc đặt tên đường, phố có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng.

- Về tiêu chí xác định công trình công cộng có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng: Nghị định số 91/2005/NĐ-CP và Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP của Chính phủ chưa có quy định cụ thể về tiêu chí xác định công trình công cộng có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng. Bộ VHTTDL ghi nhận vấn đề này; trên cơ sở tổng hợp ý kiến của Sở VHTTDL, Sở VHTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số 91/2005/NĐ-CP trong thời gian tới.

3. Việc đặt tên đường đô thị theo số nhưng không phải là tên các địa danh, phong trào cách mạng, sự kiện lịch sử, văn hóa, tên tập quán và các tên gọi khác đã được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 40 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và Điều 10 Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng là chưa phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

Triển khai thực hiện công tác pháp điển, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với các bộ, ngành có liên quan pháp điển xong đề mục “Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng”. Đến nay, đề mục này đã được thẩm định, ký xác thực theo quy định và đang chuẩn bị trình Chính phủ thông qua. Theo đó, đề mục này có cấu trúc gồm 04 điều [kèm theo Quy chế] theo cấu trúc của Nghị định số 91/2005/NĐ-CP và được pháp điển từ 02 văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể: [1] Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng; [2] Thông tư số 36/2006/TT-BVHTTDL ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ. Các nội dung cơ bản trong mỗi Điều của đề mục “Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng” như sau: - Điều 1 Ban hành kèm theo Nghị định này "Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng”. Nội dung của "Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng” gồm 03 chương với 17 điều, trong đó: + Chương I của Quy chế gồm 03 điều quy định về những vấn đề chung như: Quy định việc đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng tại các đô thị ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Việc đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng nhằm góp phần thực hiện tốt công tác quản lý đô thị, quản lý hành chính; Giải thích từ ngữ. + Chương II của Quy chế gồm 03 mục với 12 điều quy định nguyên tắc về đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công trình công cộng. Cụ thể, Mục 1 quy định nguyên tắc chung như: Tất cả các đường, phố và công trình công cộng trong thành phố, thị xã, thị trấn được xây dựng theo quy hoạch đô thị, được sử dụng ổn định thì được xem xét để đặt tên; Không đổi tên đường, phố và công trình công cộng đã có tên gọi quen thuộc, đã gắn bó với lịch sử - văn hoá của dân tộc, của địa phương và đã ăn sâu vào trong tiềm thức, tình cảm của nhân dân qua nhiều thế hệ; Không đặt tên đường, phố hoặc công trình công cộng bằng các tên gọi khác nhau của một danh nhân trên cùng một địa bàn đô thị; Tên danh nhân nước ngoài được xem xét đặt cho đường, phố và công trình công cộng đô thị loại đặc biệt và địa phương, đơn vị gắn liền với những đóng góp to lớn của danh nhân; Căn cứ vào vị trí, cấp độ, quy mô của đường, phố và công trình công cộng để đặt tên tương xứng với ý nghĩa của địa danh, tầm quan trọng của sự kiện lịch sử và công lao của danh nhân. Mục 2 quy định về đặt tên đường, phố như: Đường, phố được đặt tên trên cơ sở lựa chọn một trong các tên; Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố loại I trực thuộc Trung ương cần quy hoạch đại lộ; Đường, phố quá dài, căn cứ vào điều kiện cụ thể, có thể phân ra từng đoạn để đặt tên. Mục 3 quy định về đặt tên công trình công cộng như: Việc đặt tên công trình công cộng được áp dụng theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 10 của Quy chế; Việc đặt tên công trình công cộng có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định. + Chương III của Quy chế gồm 02 điều quy định về thẩm quyền và quy trình xem xét, quyết định việc đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng như: Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền quyết định đặt tên, đổi tên đường, phố; công trình công cộng có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ… - Điều 2 quy định về hiệu lực thi hành như: Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ. - Điều 3 và Điều 4 quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân như: Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Quy chế này; Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này. Như vậy, có thể nói, thông qua việc pháp điển này và đây cũng là lần đầu tiên toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật quy định trong lĩnh vực đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng đang còn hiệu lực được thống kê, tập hợp, sắp xếp vào một chỗ giúp các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân dễ dàng tìm kiếm, tra cứu cũng như bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật và góp phần hoàn thiện, nâng cao hệ thống pháp luật.

Vũ Thị Mai

Chủ Đề