Có vòng xuyến nhường xe bên nào

Nhường đường khi đang lái xe trên đường không chỉ đơn giản là một hành động đẹp trong văn hóa giao thông mà nó còn là một nguyên tắc cần phải được tuân thủ tốt để bảo đảm an toàn giao thông cho mình và mọi người. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra những nguyên tắc nhường đường khi lái xe ô tô trên đường trong một số trường hợp cụ thể nhất.

Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, người điều khiển phương tiện giao thông phải nhường đường trong một số tình huống, như tại nơi các tuyến đường giao nhau, khi tránh chiếc xe đi ngược chiều, khi đi qua vạch kẻ đường cho người đi bộ, khi gặp xe ưu tiên…Cụ thể như sau:

1. Khi chuyển hướng xe ô tô

Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.

2. Nhường đường khi gặp người đi bộ, người khuyết tật qua đường

– Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

– Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.

– Những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường thì phải giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn.

Có vòng xuyến nhường xe bên nào

3. Tại nơi đường giao nhau

Khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường theo quy định sau đây:

– Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải;

– Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi bên trái;

– Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh và đường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.

4. Nhường đường khi gặp xe ưu tiên

Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.

5. Khi tránh xe đi ngược chiều

– Nơi đường hẹp chỉ đủ cho một xe chạy và có chỗ tránh xe thì xe nào ở gần chỗ tránh hơn phải vào vị trí tránh, nhường đường cho xe kia đi;

– Xe xuống dốc phải nhường đường cho xe đang lên dốc;

– Xe nào có chướng ngại vật phía trước phải nhường đường cho xe không có chướng ngại vật đi trước.

6. Khi xe ô tô vào đường cao tốc

Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng khi vào đường cao tốc phải có tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường, khi thấy an toàn mới cho xe nhập vào dòng xe ở làn đường sát mép ngoài, nếu có làn đường tăng tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi vào làn đường của đường cao tốc

Các bạn có nhu cầu về tư vấn luật thì có thể liên hệ:

Zalo: 01679 375 473

Facebook: https://www.facebook.com/profile.php?id=100002544284736

  • Xe
  • Cầm lái
  • Luật giao thông

Thứ ba, 4/8/2020, 07:00 (GMT+7)

Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, nên nhường đường cho xe bên trái hay bên phải?

 Phân tích quy tắc nhường đường bên phải

Video: Nguyễn Kim Hoàng

Luật Giao thông Đường bộ Việt Nam (Chương II, Điều 24, Khoản 1) quy định: "Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải".

Phân tích dưới góc độ hình học

Giả định đây là một ngã tư đồng cấp và các xe lưu thông với cùng một vận tốc khi đến giao lộ.

Xét khoảng cách từ xe (1) đến điểm A ngắn hơn khoảng cách từ xe (4) đến điểm A suy ra xe (1) sẽ đến điểm A trước xe (4). Điểm B so với xe (2) và xe (1); điểm C so với xe (2) và xe (3); điểm D so với xe (3) và xe (4) cũng suy ra tương tự. Vì thế Luật GTĐB quy định nhường đường cho xe đi đến từ bên phải là hoàn toàn hợp lý vì phù hợp với quy tắc nhường đường đầu tiên: Xe nào đến giao lộ trước thì được quyền ưu tiên đi trước.

Luật nhường đường xe bên phải chưa thực sự hợp lý - 1

Phân tích dưới góc độ tâm lý và hành vi ứng xử khi lái xe

Người lái xe nghiêm chỉnh chấp hành luật, nhường đường cho xe đến từ bên phải và có thái độ không quan tâm (mặc kệ) xe bên trái.

Trường hợp 1, chỉ có hai xe đến giao lộ cùng một lúc và hai xe đều có ý định đi thẳng: Xe (2) được quyền ưu tiên đi trước xe (1).

Luật nhường đường xe bên phải chưa thực sự hợp lý - 3

Trường hợp 2, có ba xe đến giao lộ cùng lúc và cả ba xe đều có ý định đi thẳng: xe (1) được quyền ưu tiên đi trước, xe (3) đi thứ nhì và xe (2) đi sau cùng.

Luật nhường đường xe bên phải chưa thực sự hợp lý - 5

Trường hợp 3, có bốn xe đến giao lộ cùng lúc và bốn xe đều có ý định đi thẳng.

Trong trường hợp này xe nào được quyền đi trước?

Luật nhường đường xe bên phải chưa thực sự hợp lý - 7

Xe (1) vào ngã tư không quan tâm bên trái chỉ giảm tốc độ và nhường đường xe (2). Xe (2) vào ngã tư không quan tâm bên trái chỉ giảm tốc độ và nhường đường xe (3). Xe (3) và xe (4) cũng có thái độ và hành vi tương tự.

Kết quả là giao lộ sẽ bị ùn xe cục bộ do bốn xe chặn ngang đầu nhau.

Luật nhường đường xe bên phải chưa thực sự hợp lý - 9

Giả sử có quy định nhường đường cho xe đi đến từ bên trái...thì sao.

Luật nhường đường xe bên phải chưa thực sự hợp lý - 11

Chỉ cần có một trong bốn xe có thái độ và hành vi đúng luật (nhường đường bên trái) xe (1) nhường đường xe (4), tuy xe (4) phải nhường cho xe (3) nhưng trong trường hợp này xe (4) đã được xe (1) nhường đường nên sẽ tiếp tục di chuyển. Xe (3) tương tự.

Kết quả là ngã tư sẽ được giải tỏa ngay.

Còn bạn thì sao, khi đến ngã tư đồng cấp bạn sẽ nhường đường cho xe đến từ bên nào? Trái hay phải. Hãy chấp hành nghiêm chỉnh Luật Giao thông Đường bộ bạn nhé!

Bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả.

Độc giả Nguyễn Kim Hoàng