Con đường tơ lụa 2023

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. [Nguồn: THX/TTXVN]

Hội nghị cấp Bộ trưởng Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc-Arab lần thứ sáu đã diễn ra tại Bắc Kinh ngày 5/6 với chủ đề “Xây dựng Con đường tơ lụa hiện đại, thúc đẩy Trung Quốc-Arab cùng phát triển.”

Khoảng 200 đại biểu đến từ Trung Quốc và các nước Arab, trong đó có Tổng Thư ký Liên đoàn Arab Nabil Elaraby, đã tham dự diễn đàn.

Phát biểu tại diễn đàn, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng Bắc Kinh và các nước Arab cần tăng cường hợp tác, đề xướng nỗ lực ngăn chặn tư tưởng cực đoan gây chia rẽ các nền văn minh.

Bên cạnh đó, Trung Quốc và các nước Arab cần nỗ lực xây dựng “một vành đai, một con đường,” kiến tạo hợp tác “1+2+3,” theo đó lấy hợp tác về năng lượng làm trục chính; thúc đẩy hai lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, tiện lợi hóa thương mại và đầu tư; lấy ba lĩnh vực công nghệ cao là năng lượng hạt nhân, hàng không vũ trụ, vệ tinh và năng lượng mới làm đột phá.

Diễn đàn Trung Quốc-Arab lần thứ sáu đã thông qua ba văn kiện quan trọng là “Tuyên bố Bắc Kinh,” “Kế hoạch thực hiện hành động từ năm 2014-2016” và “Kế hoạch triển khai từ năm 2014-2016,” trong đó Trung Quốc và Arab quyết định lấy năm 2014 và 2015 là Năm hữu nghị Trung Quốc-Arab, qua đó sẽ tổ chức một loạt hoạt động giao lưu hữu nghị trong khuôn khổ này./.

PSR là dự án về tuyến đường vận chuyển Bắc Cực nối 3 trung tâm kinh tế lớn gồm Bắc Mỹ, Đông Á và Tây Âu, thông qua Vòng Bắc Cực. Khi băng tan chảy ở Bắc Cực đang khiến khu vực này mở cửa hơn cho hàng hải, PSR có khả năng tạo ra các tuyến đường vận tải được rút ngắn hơn đáng kể.

Những người tham gia Hội nghị cho biết, việc mở tuyến đường Bắc Cực sẽ thúc đẩy tăng trưởng chung của nền kinh tế ở vùng cực Bắc và mang lại những thay đổi lớn trong thương mại toàn cầu cũng như mô hình vận chuyển.

Là một bên liên quan quan trọng, Trung Quốc đã phát hành sách trắng đầu tiên về chính sách Bắc Cực vào năm 2018, để "cùng hiểu, bảo vệ, phát triển và tham gia vào việc quản lý Bắc Cực, đồng thời thúc đẩy hợp tác liên quan đến Bắc Cực trong khuôn khổ Sáng kiến ​​Vành đai - Con đường".

Theo sách trắng, sáng kiến ​​này sẽ mang lại cơ hội cho các bên liên quan cùng nhau xây dựng PSR, tạo điều kiện kết nối và phát triển kinh tế và xã hội bền vững ở Bắc Cực. Trong đó, Trung Quốc và Nga đã tiên phong hợp tác hiệu quả trong các dự án khí đốt tự nhiên hóa lỏng [LNG], giữa bối cảnh nhu cầu toàn cầu tăng nhanh chóng.

Dự án Yamal LNG, nằm trên Bán đảo Yamal của Nga thuộc Vòng Bắc Cực, là dự án hợp tác PSR đầu tiên giữa hai nước, cũng là dự án LNG lớn nhất trên thế giới. Nó được đưa vào hoạt động vào năm 2017 và lô hàng LNG đầu tiên đã được giao cho Trung Quốc vào tháng 7/2018.

Vào tháng 8/2021, một công ty xây dựng của Trung Quốc đã giành được hợp đồng xây dựng một nhà ga LNG ở Bán đảo Kamchatka của Nga, tiếp tục mở rộng các chuyến hàng LNG của Nga sang châu Á.

Có lẽ chúng ta đã từng nghe qua về một “con đường tơ lụa” nào đó tồn tại từ hàng ngàn năm trước đây. Rất nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ về lịch sử hình thành, vai trò, sức ảnh hưởng tới văn minh của nhiều dân tộc. Cho tới ngày nay những “con đường tơ lụa” ấy đang dần chìm vào miền ký ức lãng quên.

TS.VŨ ĐỨC LIÊM, Phó Trưởng Bộ môn Lịch sử thế giới, Đại học Sư phạm Hà Nội:
+ Cuốn sách “Những con đường tơ lụa” của tác giả Peter Frankopan rất đồ sộ và nó mô tả một diễn trình giao lưu giữa phương Đông và phương Tây trong vòng 2000 năm qua. Tác giả đã lập luận rằng trong lịch sử không có một con đường tơ lụa duy nhất mà thực ra con đường tơ lụa phải được hiểu là các mạng lưới sang Đông và Tây, nó gồm có cả con đường tơ lựa ở trên bộ và con đường tơ lụa trên biển.... Quyển sách này để cập đến rất nhiều khía cạnh của giao lưu Đông - Tây như chiến tranh, như di cư, thương mại, truyền giáo,…. Nó cho chúng ta thấy cả một thế giới, nó mở ra rất nhiều các khía cạnh của trí thức 2000 năm qua.
+ Tác giả Peter Francopan dành rất nhiều thời gian và tâm sức để đi thực tế ở trên những tuyến hành lang giao lưu Đông và Tây thời kỳ cổ trung đại để ghi chép, phỏng vấn, lấy từ liệu, đồng thời ông ta còn học thêm những ngôn ngữ mới như tiếng Thổ Nhĩ Kỳ.... Tất cả những điều đó tạo ra những hệ thống tri thức cực kỳ phong phú. Vì thế đây là một trong những công trình hiếm hoi mà sự phản ánh rất đa dạng, văn phong cực kì sống động... 
Cuốn sách này là một khảo cứu rất công phu, nó rất phù hợp cho những người nghiên cứu chuyên sâu, nhưng đồng thời với độc giả phổ thông thì nó cho chúng ta thấy rất nhiều chi tiết thú vị. Ví dụ như nó mô tả cuộc hành trình của Alexander Đại đế ở Macedonia sang Ấn Độ chẳng hạn, những tuyến đường như thế nào, phong tục tập quán người Ấn Độ hàng 2000 năm trước ra sao...? 
+ Đã đến lúc mà người Việt và độc giả Việt Nam chúng ta phải vượt qua những khuôn khổ của quốc gia dân tộc, để tìm kiếm và định vị xem chúng ta ở đâu trên khung cảnh lớn hơn của lịch sử thế giới này. Nền văn hóa của người Việt là sự kết tinh của yếu tố bản địa, là sự cộng gộp, tiếp biến với yếu tố bên ngoài. Vì thế nên công trình này giúp chúng ta hiểu về lịch sử văn hoá Việt Nam, đặt Việt Nam ở trong dòng chảy lớn hơn của lịch sử loài người. Nếu các bạn đọc thì các bạn sẽ hình dung là nó gắn với chúng ta, với kỷ nguyên thương mại ở phố Hiến, Hội An, Thanh Hà, Thăng Long kẻ chợ thế kỷ 17 - 18...  Tất cả những điều đó là một phần của con đường tơ lụa, một phần của giao lưu Đông Tây mà quyển sách này sẽ cho chúng ta những phông nền rất quan trọng để chúng ta hiểu về lịch sử toàn cầu, lịch sử khu vực và lịch sử Việt Nam....
 

Thực hiện : Linh Chi Hải Linh

Chủ Đề