Con gà có bao nhiêu ngón chân

Loài gà chân 5 ngón được mệnh danh 'kỳ lân giá nghìn đô'

Giống gà "khổng lồ" có tên Brahma này được thế giới công nhận là "vua của các loài gà" vì trọng lượng siêu khủng của chúng từ 9-12kg/gà trống và 7kg/gà mái. Đặc biệt lông của loài gà này phủ kín cơ thể xuống tận móng chân, nhìn tổng thể giống như con kỳ lân.

Gà Đông Tảo 60 triệu: Quá yêu đem ngâm rượu ngắm

Thương lái lạ săn gà Đông Tảo

Đôi chân 'dát vàng': Gà Đông Tảo ốm, ông chủ ngã bệnh

Theo anh Lê Ngọc Phước, một chủ trang trại gà khổng lồ ở phường Thạnh Lộc, quận 12 (TP.HCM), gà Brahma hay còn gọi là gà kỳ lân được nhập chủ yếu từ Hà Lan, Pháp về nuôi, kinh doanh tại Việt Nam khoảng 4, 5 năm trở lại đây.

Con gà có bao nhiêu ngón chân

Cận cảnh một chú gà Brahma hay còn gọi là gà kỳ lân trưởng thành có giá lên đến trên dưới 25 triệu đồng/con đang được nuôi trong trang trại của anh Phước

“Giống gà đặc biệt này có ưu điểm thích nghi với thời tiết khắc nghiệt nhất, sức đề kháng cực mạnh và ít bệnh tật nên được người nuôi trong nước rất chuộng” – anh Phước chia sẻ.

Con gà có bao nhiêu ngón chân

Một chú gà kỳ lân trắng có giá cao trội hơn các con gà Brahma khác khoảng từ 4 – 5 triệu đồng.

Anh Phước cho biết thêm, giống gà này có trọng lượng cân nặng siêu khủng, ví như gà trống có thể nặng tới trên dưới 10kg/con, gà mái trên dưới 7kg/con. Đáng nói, giá gà cũng khá đa dạng từ vài triệu đồng/con gà giống 1-3 tháng tuổi đến hàng chục triệu đồng/con gà trưởng thành, tùy loại màu sắc.

Con gà có bao nhiêu ngón chân

Cận cảnh một chú gà Brahma có lông phủ kín cơ thể giống như một con kỳ lân. “Gà Brahma được ví như kỳ lân sẽ mang lại may mắn cho người chơi và người ăn thịt” – anh Phước cho hay.

Theo anh Phước, gà kỳ lân có một bộ râu xòe rộng ra 2 bên má, chân lông và 5 ngón chân trên mỗi bàn chân giống như chân người, chứ không giống gà bình thường chỉ có 3 ngón. Giống gia cầm này từng sản xuất trứng cho thị trường Paris (Pháp) trong những năm đầu của thế kỷ XX. Mặc dù vẫn là giống gà chuyên trứng nhưng đến nay, nó được xem là một vật để nuôi cảnh, triển lãm.

Con gà có bao nhiêu ngón chân

Gà trống giống Brahma trưởng thành có thể nặng tới trên dưới 10kg/con, gà mái trên dưới 7kg/con.

Gà mái có màu phổ biến là màu nâu và màu trắng kem. Những con trống có màu đậm hơn, với lông màu đen, nâu, màu chuối khô và những màu khác như trắng, xanh. Gà mái có lớp lông dày màu nâu sáng, ấp trứng tốt vào mùa đông. Gà trống Brahma hiền và thân thiện nhất trong các giống gà nên nó có xu hướng dễ bị bắt nạt nếu nuôi nhốt chung với những giống gà khác.

Con gà có bao nhiêu ngón chân

Anh Hồng cho biết, thức ăn của loài gà đặc biệt này khá đơn giản, chỉ gồm thóc, ngô, rau…

“Với đặc tính đó giống gà đặc biệt này trở thành một giống gà được nuôi phổ biến như một loài thú cưng trong nhà ở Pháp và Hà Lan. Nhưng hiện nay giống gà này đang được nuôi sử dụng cho nhiều mục đích, đặc biệt rất thích hợp cho sản xuất trứng, sử dụng thịt và nuôi cảnh” – anh Phước tiết lộ.

Là chủ trang trại đang nuôi hàng trăm con gà kỳ lân ở phường Tân Bình, thị xã Dĩ An (tỉnh Bình Dương), anh Phan Minh Hồng cho biết, anh bắt đầu nhập giống gà trên về nuôi được hơn 2 năm nay, dù là giống gà mới nhưng đang được thị trường Việt Nam rất thích và ưa chuộng nên trang trại của anh cứ nhân giống ra bao nhiêu bán cũng hết, nhiều khi còn “cháy hàng”.

Con gà có bao nhiêu ngón chân

Hiện trang trại của anh Hồng đang bán ra thị trường mỗi tháng trung bình trên dưới 5.000 con gà giống (khoảng 1 tháng tuổi, giá 600.000 đồng/con). “Dù trang trại chủ động được máy ấp cũng như nguồn trứng nhập về từ Hà Lan song vẫn không đủ cung cấp cho thị trường ở các tỉnh trong cả nước” – anh Hồng tiết lộ.

Hiện nay, gia đình anh đang vận hành máy ấp trứng công suất khoảng 5.000 trứng/tuần. “Chủ yếu trứng gà kỳ lân được nhập từ Hà Lan qua đường hàng không về trang trại, sau đó trứng được đưa vào lò ấp nở ra con giống mới bán cung cấp cho khách hàng đặt trước với giá khoảng 600.000 đồng/con gà 1 tháng tuổi” – anh Hồng chia sẻ.

Anh Hồng cho biết thêm, hiện trang trại của anh đang bán gà kỳ lân trưởng thành khoảng 25 triệu đồng/cặp trên dưới 10kg/con, chủ yếu khách mua là các gia đình có điều kiện tổ chức liên hoan, hiếu, hỷ và một số khách mua để chơi cảnh.

(Theo Dân Việt)

Giống Gà 5 Ngón Chân 5 Ngón Được Mệnh Danh “Kỳ Lân Giá Nghìn Đô”

0 455 4 minutes read

Bạn đang xem: Giống Gà 5 Ngón Chân 5 Ngón Được Mệnh Danh “Kỳ Lân Giá Nghìn Đô” Tại Myquang.vn

Là một trong những người sớm nhận ra tiềm năng kinh tế của việc nuôi gà đen, anh Cháng A Vàng ở thôn Khuôn Bổ, xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã mạnh dạn tiên phong nuôi loài gà đen xì này và bước đầu cho kết quả khá khả quan. Loài gà bản địa của người Mông có đặc điểm kỳ lạ là 2 chân có 9 ngon, chân này 4 ngón thì chân còn lại có 5 ngón…
Nuôi gà đen (giống bản địa của người Mông) là mô hình rất phổ biến ở nhiều nơi, nhưng chủ yếu chỉ chăn nuôi nhỏ, lẻ…

Đang xem: Giống gà 5 ngón chân

Con gà có bao nhiêu ngón chân

Mô hình nuôi gà đen (giống gàbản địa của dân tộc Mông) của anh Cháng A Vàng tại thôn Khuôn Bổ, xã Hồng Ca. Theo anh Vàng, gà đen đặc sản của người Mông ngoài bộ lông đen, xương đen, mào đen thì cặp chân của gà đen rất kỳ lạ với 1 chân 4 ngón còn chân kia có 5 ngón…

Trước kia, kinh tế gia đình anh Cháng A Vàng chủ yếu dựa vào vài sào ruộng nước và trồng ngô, sắn… Nuôi gà thả vườn hầu như nhà nào cũng có, nhưng chủ yếu để cải thiện cuộc sống, còn nuôi quy mô hàng hóa thì chưa ai nghĩ đến. Cuộc sống khó khăn, thiếu thốn, các con lớn lên và đi học càng thêm gánh nặng cho kinh tế gia đình.

Anh Vàng cho biết: “Năm 2017, xã vận động bà con nuôi gà đen bản địatheo chương trình bảo tồn, phát triển giống gà đặc sản của người Mông và tôi mạnh dạn đăng ký tham gia. Vì đây là giống gà bản địa, nên trước kia gia đình cũng đã nuôi giống gà này rồi, nhưng chỉ nuôi rất ít. Sau khi được xã cấp 50 con gà đen, tôi đã vay thêm 50 triệu đồng từ ngân hàng cùng với số vốn ít ỏi mà 2 vợ chồng đã tiết kiệm được để đầu tư xây dựng mô hình chăn nuôi gà đen theo phương thức thả vườn đồi”.

READ: Quán Chân Gà Nướng Q10 - 6 Quán Gà Nướng Ăn Quên Lối Về Tại Sài Gòn

Anh Vàng cho biết thêm, gà đen khá dễ nuôi, ít bị dịch bệnh so với các loại gà khác. Thức ăn của gà đen cũng đơn giản vì ngoài sử dụng thức ăn đóng sẵn của gà, anh trộn thêm bột ngô, thóc, rau xanh để giảm chi phí.

Đặc biệt, giống gà đennày ít bị bệnh do có sức đề kháng tốt. So với các giống gà nuôi tại địa phương từ trước đến nay, giống gà đen có ngoại hình khác biệt ở bộ lông đen tuyền hoặc pha thêm đốm trắng. Điểm kỳ lạ hơn là gà đen có chân đen với 9 ngón (1 chân 4 ngón, 1 chân 5 ngón).

Vóc dáng gà đen nhỏ, nhanh nhẹnnhưng thịt thì săn chắc, thơm ngon hơn nhiều giống gà khác. Nhờ cách chăn nuôi đúng kỹ thuật, phòng dịch tốt nên đàn gà đen của anh Vàng sinh trưởng, phát triển tốt. Hiện nay, đàn gà đen nhà anh đã lên đến gần 100 con gà. Trung bình một năm anh Cháng A Vàng xuất 4 lứa, mỗi lứa 70 con gà đen, số còn lại anh để làm giống.

Theo anh Vàng, mỗi lứa, gà đen mẹ chỉ đẻ từ 10 – 12 quả trứng. Gà mẹ đẻ được quả trứng nào, anh lại gom cất cẩn thận rồi cho ấp để nuôi gối. Vì để ấp tự nhiên nên mỗi lần ấp tỷ lệ nở cũng chỉ thành công được 70 – 80%. Khi xuất chuồng, gà đen đạt trọng lượng từ 1,6 đến 1,8 kg/con, bán với giá 170.000 – 180.000 đồng/con, thu về khoảng trên 50 triệu đồng/năm sau khi trừ chi phí.

READ: Cách Nấu Canh Chân Gà Nấu La Giang Của Sansan Nguyễn, Cách Làm Canh Gà Lá Giang Thơm Ngon

Ngoài phát triển kinh tế nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình, anh Vàng còn nhiệt tình hướng dẫn kỹ thuật nuôi gà đen, chia sẻ kinh nghiệm nuôigà đen với người dân xung quanh để cùng nhau phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.

Nói về dự định sắp tới, anh Vàng cho biết: “Tôi sẽ mua máy ấp trứng về để ấp gà giống; tiếp tục mở rộng quy mô để duy trì thường xuyên khoảng 200 con gà thịt. Đồng thời, tôi sẽ lai tạo giống để chuyển sang chuyên nuôi loại gà đen bản địa để tăng thêm thu nhập, giới thiệu, quảng bá sản phẩm gà của gia đình cũng như của bà con tại địa phương”.

Xem thêm: “Bật Mí” 4 Thương Hiệu Bánh Mì Que Sài Gòn Quận 1, Bánh Mì Que Pháp

Một số người dân ở xã Hồng Ca cho hay, gà đen là giống gà truyền thống của người Mông. Ngày trước, gà đen chỉ được nuôi tách biệt trên vùng núi cao hay tập trung trong nương rẫy để tránh dịch bệnh. Việc nuôi gà đen đối với người Mông chỉ nhằm mục đích phục vụ nhu cầu trong gia đình và sử dụng vào việc cúng tế.

Nhưng, hiện nay, do chất lượng thịt thơm, ngon và săn chắc nên gà đen đang là mặt hàng được nhiều người ưa chuộng. Tuy vậy, chăn nuôi thương phẩm bán ra thị trường giá cao hơn các loại gà khác, nhưng số lượng chăn nuôi còn hạn chế.

READ: Cách Làm Chân Gà Rim Cay Thơm, Cách Làm Chân Gà Xào Cay Thơm Lừng Hấp Dẫn Ở Nhà

Ngoài gia đình anh Cháng A Vàng thì ở xã Hồng Ca còn có 619 gia đình khác cũng tham gia chương trình bảo tồn và phát triển giống gà đen đặc sản của người Mông. Hiện nay, số gà đencủa cả 619 hộ này đều lớn nhanh và đã có thể đem bán.

Ông Hà Ngọc Điệp – Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: “Phát triển mô hình chăn nuôi gà đen của người Mông theo hướng tập trung, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng địa phương đang góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, duy trì nguồn gen quý, tạo ra sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao…”.

Xem thêm: Thuốc Chữa Gà Chọi Bị Liệt 1 Chân, Què Quặt Khỏi 90%, Thuốc Chữa Gà Chọi Bị Yếu Bại Liệt Chân

“Nuôi gà đen đặc sản của người Mông còn giúp nông dân đổi mới suy nghĩ, cách làm, xây dựng thêm nhiều mô hình hiệu quả, sáng tạo trong vận dụng những tiến bộ mới vào sản xuất, thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn một cách bền vững, nâng cao thu nhập và mức sống của người dân tại địa phương”, ông Hà Ngọc Điệp.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Chân gà

0 455 4 minutes read

Giới thiệu bộ tem “Gà bản địa Việt Nam”

20/08/2021

Gà là một trong những vật nuôi gắn liền với cuộc sống của người dân Việt Nam từ bao đời nay, ngoài những giá trị kinh tế, gà còn mang ý nghĩa to lớn về lịch sử văn hóa của người Việt. Từ xa xưa, ông cha ta đã nuôi dưỡng, bảo tồn rất nhiều giống gà quý hiếm, độc đáo trên khắp mọi miền đất nước và vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.

Để giới thiệu sự đa dạng sinh học, góp phần tuyên truyền bảo tồn nòi giống của một số loài Gà thuần chủng Việt Nam phục vụ phát triển kinh tế vùng miền, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam phát hành bộ tem bưu chính “Gà bản địa Việt Nam” gồm 04 mẫu giới thiệu các loài: Gà nhiều ngón, Gà Đông Tảo, Gà H'Mông và Gà Lạc Thuỷ, với giá mặt lần lượt 4000đ, 4000đ, 4000đ và 12000đ. Bộ tem được thiết kế theo phong cách đồ họa thể hiện nét đặc trưng của từng loại gà gắn với môi trường sinh sống của chúng.

Mẫu 4-1: Gà nhiều ngón

Gà nhiều ngón là giống gà thuần chủng (bản địa), quý hiếm có từ lâu đời, gắn liền với sinh kế và văn hoá của dân tộc thiểu số tại tỉnh Phú Thọ (miền Bắc Việt Nam). Ngoài giá trị kinh tế, văn hóa, gà nhiều ngón còn là nguồn gen quý, có ý nghĩa quan trọng cho đa dạng sinh học, đa dạng di truyền, phát triển chăn nuôi.

Con gà có bao nhiêu ngón chân

Đây là giống gà có trọng lượng trung bình, thân hình cân đối, nhanh nhẹn. Đầu nhỏ, tròn, cổ cao, mắt linh hoạt, lông dày. Con trống chủ yếu có màu nâu đỏ; con mái có màu vàng nâu, vàng sẫm và màu xám. Mào chủ yếu là mào đơn, một số ít con có mào hoa hồng và mào khác. Chân có màu vàng là chủ yếu, một số có màu chì (đen). Đặc trưng đặc biệt của giống gà này đó là có nhiều ngón, thường từ 6 đến 8 ngón, một số ít có 5 hoặc 9 ngón. Ngón xuất hiện ngay từ khi gà con mới nở và tồn tại trong suốt cuộc đời. Theo quan niệm của người dân địa phương, gà càng nhiều ngón càng quý và có giá trị thương mại cao; Gà 9 ngón rất hiếm và được xem như một báu vật.

Mẫu 4-2: Gà Đông Tảo

Gà Đông Tảo (hay còn gọi là gà Đông Cảo) là giống gà đặc hữu và quý hiếm của Việt Nam. Đây là loài gà nuôi cổ truyền của người dân xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, người dân trước đây thường dùng để cúng tế, hội hè hay tiến Vua. Gà Đông Tảo thuộc danh sách các giống gia cầm quý hiếm của Việt Nam hiện đang được bảo tồn nguồn gen.

Con gà có bao nhiêu ngón chân

Đặc điểm của loại gà này là cặp chân xấu xí, đôi chân to và thô, khi gà trưởng thành, con trống có thể nặng trên 4,5kg và con mái trên 3,5 kg. Gà mới nở có lông trắng đục, khối lượng mới nở 38-40 gam, mọc lông chậm. Thịt gà ngon, ngọt với khối thịt ức dày và đỏ hồng, những bắp thịt đùi với những bó cơ cuồn cuộn vắt lên nhau, trong thịt không có gân, không dai.

Mẫu 4-3: Gà H’Mông

Gà H’Mông hay còn gọi là gà Mông, gà Mông đen hay gà Mèo hay gà xương đen là giống gà quý hiếm, thuần chủng (bản địa) của Việt Nam, có nguồn gốc ở miền núi phía Bắc, được dân tộc H’Mông nuôi thả quảng canh. Gà H’Mông có đặc điểm là thịt đen, xương đen, hàm lượng mỡ trong thịt ít, thịt chắc và thơm ngon vào bậc nhất trong các giống gà ở Việt Nam hiện nay. Ngoài việc sử dụng làm thực phẩm, người đồng bào H’Mông còn nấu cao để bồi bổ sức khoẻ. Hiện nay gà H’Mông thương phẩm được coi là món ăn đặc sản.

Con gà có bao nhiêu ngón chân

Gà trưởng thành có hình dáng cân đối, chân cao màu đen, màu sắc lông đa dạng (màu hoa mơ, đen, trắng tuyền), có mào dâu, mào cờ, phần lớn có màu da thịt đen và phủ tạng đen, số ít da trắng, thịt trắng. Trung bình mỗi con gà trưởng thành nặng từ 2 đến 3kg/con. Gà nuôi khoảng hơn 5 tháng bắt đầu đẻ trứng.

Mẫu 4-4: Gà Lạc Thủy

Gà Lạc Thủy là giống gà thuần chủng (bản địa) của Việt Nam, được coi là giống gà đặc hữu và quý hiếm có nguồn gốc từ huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình và được nuôi từ khá lâu đời, là loài đang được bảo tồn nguồn gen.

Con gà có bao nhiêu ngón chân

Sau khi phát hiện đây là giống gà quý, các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu và Chăn nuôi Việt Nam đã quyết định đặt tên cho giống gà này theo địa danh Lạc Thủy và đề xuất đề tài khoa học bảo tồn, chọn lọc nhân giống, đây là giống gà ri bản địa có từ lâu đời tại xã Phú Thành huyện Lạc Thuỷ và xã An Phú huyện Mỹ Đức, Hà Nội, đang được nuôi phổ biến ở huyện Lạc Thủy.

Bộ tem có khuôn khổ 37 x 37 (mm) do họa sỹ Nguyễn Du (Tổng công ty Bưu điện Việt Nam) thiết kế, được cung ứng trên mạng lưới Bưu chính từ ngày 25/8/2021 đến ngày 30/6/2023. Tư liệu thiết kế do Viện Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cung cấp và cho phép sử dụng.

Trước đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phát hành một số bộ tem về chủ đề Gà, gồm:

MS 213: Gà nhà. Phát hành ngày: 29/02/1968; Số mẫu: 08 mẫu.

Con gà có bao nhiêu ngón chân

MS 497: Gia cầm (gà). Phát hành ngày: 15/9/1986; Số mẫu: 08 mẫu.

Con gà có bao nhiêu ngón chân

MS 823: Chọi gà. Phát hành ngày: 08/02/2000; Số mẫu: 04 mẫu

Con gà có bao nhiêu ngón chân

MS 949: Một số loài gà hoang dã. Phát hành ngày: 01/4/2006; Số mẫu: 05 mẫu + 01 Blốc.

Con gà có bao nhiêu ngón chân

MS 1038: Tem phát hành chung Việt Nam – Singapore: Kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1/8/1973 – 1/8/2013). Phát hành ngày: 12/9/2013; Số mẫu: 02 mẫu

Con gà có bao nhiêu ngón chân

Lượt xem: 2282

Kỹ thuật chọn ngón gà chọi tốt

Do bàn chân là một trong những vũ khí lợi hại, gây ra sát thương trên cơ thể của đối phương. Do vậy, một chiến kê tốt không thể không có một đôi chân đẹp, cứng cáp, cùng những ngón chân sắc nhọn. Thông thường, chân gà sẽ gồm có 4 ngón chân: ngón giữa (ngón chúa), ngón nội và ngón ngoại ở hai bên. Cuối cùng, nằm ở phía sau được gọi là ngón thới.

Trong kỹ thuật chọn ngón gà chọi quan sát đến từng bước đi của gà. Nếu các ngón có thể chụm lại với nhau khi giương lên, các ngón chân đảm bảo khỏe mạnh. Thì khi ra đòn mới chính xác, hiểm hóc khiến đối thủ đau điếng. Và tất nhiên các ngón chân này cũng phải đảm bảo không bị dị tật.

Bên cạnh việc quan sát bề ngoài của các ngón chân gà thì hình dạng vảy nằm trên các ngón chân cũng phải để ý. Bởi vị trí và hình dạng vảy có ảnh hưởng rất lớn đến tài năng, bản lĩnh của chiến kê.

Con gà có bao nhiêu ngón chân
Kỹ thuật chọn ngón gà chọi hay

Kỹ thuật chọn ngón gà chọi tốt, đá hay

By

Vĩnh Kê

2.7 / 5 ( 4 bình chọn )

Chọn ngón gà chọi là cơ sở để đánh giá được thế đá của những chiến kê có thật sự tốt hay không. Nhờ vào đó có thể biết được cách thức ra đòn của các chiến kê có độc và hiểm hóc hay không. Để đánh giá hiệu quả, chính xác nhất thì đặc điểm kỹ thuật chọn ngón gà chọi cần phải quan tâm đó chính là vảy tại các ngón chân. Tiếp theo sẽ cùng đi đến những đặc điểm chi tiết trong việc chọn gà đá qua các ngón chân.

Mục Lục

  • Kỹ thuật chọn ngón gà chọi tốt
  • Đặc điểm chân gà chọi đẹp đá hay
  • Cách kiểm tra chọn ngón gà chọi
  • Xem ngón gà chọi đẹp
  • Một số loại vảy của chiến kê đá hay