Con gái ăn mặc như thế nào là đẹp hồ chí minh, thành phố hồ chí minh

Xem thêm: Thành phố Hồ Chí Minh §Lịch sử

Thành phố Hồ Chí Minh là tên gọi chính thức từ tháng 7 năm 1976 khi được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đổi tên từ Sài Gòn-Gia Định. Hiện nay, tên gọi Sài Gòn vẫn được dùng phổ biến và được nhắc đến như tên bán chính thức của thành phố này.

Đường phố Sài Gòn năm 1915

Thời cổ đạiSửa đổi

Vào thời kỳ cổ đại, khu vực nay là Thành phố Hồ Chí Minh thuộc quốc gia cổ Phù Nam. Đầu thế kỷ 17 trên một khu vực rộng lớn, dân cư thưa thớt, nằm trong khu vực tranh chấp ảnh hưởng giữa Chân Lạp và Chiêm Thành chỉ ghi nhận 2 ngôi làng nhỏ của người Chân Lạp. Một tên Prei Nokor [Sài Gòn], một mang tên Kas Krobei [Bến Nghé].

Thời chúa Nguyễn và nhà NguyễnSửa đổi

Xem thêm: Thành phố Hồ Chí Minh §Khai phá

Năm 1623, Chúa Nguyễn sai một phái bộ tới yêu cầu vua Chey Chettha II cho lập đồn thu thuế tại Prei Nokor [Sài Gòn] và Kas Krobei [Bến Nghé]. Đây là vùng rừng rậm hoang vắng nhưng cũng là địa điểm qua lại và nghỉ ngơi của thương nhân Việt Nam đi Cao Miên và Xiêm La. Cùng khi đó, người Việt bắt đầu tập trung sinh sống tại xung quanh hai đồn này. Chẳng bao lâu, hai đồn thu thuế trở thành trung tâm của khu thị tứ trên bến dưới thuyền, công nghiệp và thương nghiệp sầm uất.

Vào khoảng năm 1658, Chân Lạp đứng trên bờ vực khủng hoảng đã cầu viện chúa Nguyễn nhằm chống lại người Thái. Năm 1679, chúa Nguyễn cho phép một nhóm người Hoa tị nạn triều Mãn Thanh, gồm hơn 3.000 người đến cư trú ở Biên Hòa [Đồng Nai] và Mỹ Tho[2].

Năm 1698, chúa Nguyễn cử Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam, thiết lập chính quyền, các đơn vị hành chính, chia đặt tỉnh lỵ v.v., chính thức xác lập chủ quyền của Đại Việt trên vùng đất mới. Nguyễn Hữu Cảnh lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long và xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình [nghĩa là Quảng Bình mới], đặt ra hai dinh Trấn Biên [Biên Hoà] và Phiên Trấn [Gia Định][3], cho quan vào cai trị. Từ đó, xứ Sài Gòn trở thành huyện Tân Bình và huyện sở đặt ở làng Tân Khai, là trụ sở của dinh Phiên Trấn. Những xóm làng đầu tiên của Sài Gòn là xóm Hòa Mỹ [tức xóm Thủy Trại, gần đường Cường Để], xóm Tân Khai [đường mé sông khoảng cầu Mống], xóm Long Điền, xóm Than, xóm Bàu Sen [cây Mai], xóm Phú Giáo, xóm Lò Bún, xóm Cây Củi, xóm Rẫy Cải, xóm Ụ Ghe. Sài Gòn trở thành một thị trấn đông đúc với hơn một vạn dân và là thủ phủ của dinh Phiên Trấn. Thanh Hà là xã đầu tiên của người Hoa ở, vùng Đồng Nai và Minh Hương là xã đầu tiên của người Hoa tại Tân Bình.

Năm 1790, chúa Nguyễn Phúc Ánh cho đắp thành Gia Định [4] ở làng Tân Khai, lập Gia Định Kinh, làm nơi đóng đô của Nguyễn Ánh chống quân Tây Sơn. Sau khi thống nhất đất nước, năm 1802, vua Gia Long cho lập kinh đô ở Huế, đổi Gia Định Kinh lại thành Gia Định Trấn. Đây là một đơn vị hành chính quản trị cả năm trấn Phiên An, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Thanh và Hà Tiên. Do dễ gây ra sự nhầm lẫn về danh xưng Trấn, nên năm 1808, Gia Long cho thành lập Gia Định Thành, một cơ quan hành chính cấp cao, thay mặt hoàng đế quản trị 5 trấn. Tại Bắc Hà, Gia Long cũng cho thành lập một đơn vị hành chính tương đương là Bắc Thành.

Năm 1832, Minh Mạng giải tán Gia Định Thành, chia lại 5 trấn do Gia Định Thành quản lý lại thành 6 tỉnh, gọi chung là Nam Kỳ Lục tỉnh. Phiên An trấn trở thành tỉnh Phiên An.

Sau cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi, thành Quy bị phá hủy. Một thành mới nhỏ hơn gọi là thành Phụng được xây dựng. Thành này không chống nổi cuộc vây hãm của quân Pháp vài năm sau đó.

Thời Pháp xâm chiếm Nam KỳSửa đổi

Xem thêm: Thành phố Hồ Chí Minh thời Pháp thuộc
Người Pháp đã xây dựng ở Sài Gòn các công trình theo phong cách châu Âu để phục vụ việc khai thác thuộc địa, và họ gọi nó là "Hòn ngọc Viễn Đông" hay "Paris của Phương Đông"

Sau khi chiếm được Sài Gòn vào năm 1859, người Pháp đã gấp rút quy hoạch xây dựng Sài Gòn thành một đô thị lớn nhiều chức năng [hành chính, quân sự, kinh tế, cảng, v.v.]. Ngày 11 tháng 4 năm 1861, Phó Đô đốc Léonard Charner ra nghị định xác định địa giới thành phố Sài Gòn [tiếng Pháp: Ville de Saigon] lúc đó: phía đông là sông Sài Gòn, phía bắc là rạch Thị Nghè, phía nam là rạch Bến Nghé, phía tây từ chùa Cây Mai đến đồn Kỳ Hòa, diện tích 25km². Theo đó, ngày 30 tháng 4 năm 1862, trung tá công binh Coffyn đã cho soạn dự án mở rộng thành phố Sài Gòn[5], và được thống đốc đầu tiên của Nam Kỳ, Chuẩn đô đốc Louis Bonard. Tuy nhiên, dự án này chỉ được triển khai một thời gian ngắn thì bị bỏ dở. Ngày 14 tháng 8 năm 1862, Bonard lại ký Quyết định số 145 về quy định tổ chức hành chính tỉnh Gia Định, theo đó tỉnh Gia Định [tiếng Pháp: Province de Gia-dinh] gồm 3 phủ [tiếng Pháp: département], mỗi phủ có ba huyện [tiếng Pháp: arrondissement], dưới huyện có tổng, dưới tổng có xã, thôn, lý, ấp. Về cơ bản vẫn giữ cách phân chia hành chính của triều Nguyễn. Địa bàn thành phố Sài Gòn theo quy hoạch của Coffyn nằm trải rộng trên cả hai huyện Bình Dương và Tân Long, đều cùng phủ Tân Bình.

Để điều chỉnh lại, ngày 3 tháng 10 năm 1865, quyền Thống đốc Nam Kỳ, chuẩn đô đốc Pierre Roze đã ký nghị định quy định lại diện tích của thành phố Sài Gòn chỉ còn 3km2 [nằm gọn trong khu vực Quận 1 ngày nay], đồng thời cũng quy định thành phố Chợ Lớn [tiếng Pháp: Ville de Cholon] trong một nghị định khác, với diện tích 1km2 [nằm gọn trong Quận 5 hiện nay]. Giữa 2 thành phố là các thôn xã như Phú Thạnh, Thái Bình, Tân Hòa, Phước Hưng, Nhơn Giang, Tân Kiểng, An Bình, An Đông, Hòa Bình... vẫn thuộc 2 huyện Bình Dương và Tân Long như cũ.

Sau khi chiếm được thêm 3 tỉnh Tây Nam Kỳ, Phó Đô đốc de La Grandière xóa bỏ cách phân chia địa giới hành chính cũ của triều Nguyễn, hủy bỏ cấp tỉnh và phủ, chia toàn cõi Nam Kỳ thành 25 arrondissement, lúc này được gọi là địa hạt hay quận thay cho các huyện trước đây. Địa bàn của thành phố Sài Gòn và thành phố Chợ Lớn, cùng các xã thôn ở giữa đều thuộc địa hạt [hay Quận] Sài Gòn. Trước đó, de La Grandière cũng đã ban hành nghị định số 53 ngày 4 tháng 4 năm 1867, quy định về việc "Tổ chức một ủy ban thành phố Sài Gòn"[cần dẫn nguồn]. Sau đó, ngày 8 tháng 7 năm 1869, Chuẩn đô đốc Gustave Ohier đã ban hành nghị định số 131, đổi tên Ủy hội thành phố [tiếng Pháp: Commission municipale] thành Hội đồng thành phố [tiếng Pháp: Conseil municipal], do một viên Thị trưởng [Maire] đứng đầu Hội đồng và một số sửa đổi chi tiết về thành phần nhân sự của Hội đồng.

Sài Gòn thời Pháp thuộc với xe ngựa và những cột Morris đặc trưng Pháp

Năm 1876, Chuẩn đô đốc Victor Auguste Duperré, Tổng chỉ huy quân Pháp tại Nam Kỳ[6], ra nghị định phân chia toàn bộ Nam Kỳ thành 4 khu vực hành chính lớn, gọi là circonscription administrative, mỗi khu vực ấy lại gồm nhiều tiểu khu hay hạt tham biện [arrondissement administratif]. Sài Gòn là một trong 4 khu vực hành chính lớn và gồm 5 hạt Sài Gòn [đến năm 1885 mới đổi thành hạt Gia Định], Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Biên Hòa và Bà Rịa.

Ngày 8 tháng 1 năm 1877, Tổng thống Pháp Mac Mahon ra "Sắc lệnh về tổ chức cấp thành phố của Thành phố Sài Gòn" [nguyên văn: Dercet concernant l'organissation municipale de la Ville de Saigon], ban hành ngày 16 tháng 5 năm 1877. Theo đó, thành phố Sài Gòn được nâng cấp thành công xã [nguyên văn La Ville de Saigon est éigée en commune]. Thời kỳ này, địa giới của thành phố Sài Gòn đã được mở rộng hơn: phía tây nam đến khu vực Cầu Ông Lãnh, phía đông bắc đến khu công viên Lê Văn Tám hiện nay.

Ngày 20 tháng 10 năm 1879, thống đốc dân sự đầu tiên của Nam Kỳ, Le Myre de Vilers đã ký nghị định "thành lập một Hội đồng thành phố Chợ Lớn" [nguyên văn: Institution d'un cóseil municipal à Cholon].

Bản đồ thành phố Sài Gòn năm 1882

Ngày 17 tháng 12 năm 1894, một nghị định đã mở rộng địa giới thành phố Sài Gòn về phía Bắc đến khu vực Hòa Hưng ngày nay. Diện tích thành phố được mở rộng hơn 4km2, thuộc địa giới của quận 1 và quận 3 ngày nay.

Năm 1899, Toàn quyền Joseph Athanase Paul Doume ra nghị định đổi tên gọi "hạt" thành "tỉnh" [province] và chia Nam Kỳ thành 3 miền, với 20 tỉnh và 3 thành phố Sài Gòn, Chợ Lớn, thành phố tự trị Cap Saint Jacques và Côn Đảo không thuộc tỉnh nào [7]. Thành phố Sài Gòn nằm giữa địa giới của tỉnh Gia Định, còn thành phố Chợ Lớn nằm giữa địa giới của tỉnh Chợ Lớn.

Đến năm 1910, hai thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn đã được mở rộng thêm diện tích, sáp nhập các xã thôn ở giữa thuộc 2 tỉnh Gia Định và Chợ Lớn, bắt đầu tiếp giáp nhau tại vị trí nay là đường Nguyễn Văn Cừ và Nguyễn Thiện Thuật. Sài Gòn cũng được mở rộng về phía Nam, bao gồm cả địa bàn quận 4 và một phần quận 7 ngày nay.

Bản đồ du lịch Sài Gòn vào khoảng năm 1920

Ngày 27 tháng 4 năm 1931, khu Sài Gòn-Chợ Lớn [tiếng Pháp: Région de Saigon - Cholon] được thành lập lại theo sắc lệnh của Tổng thống Pháp. Đứng đầu khu Sài Gòn-Chợ Lớn là một Khu trưởng, do Toàn quyền Đông Dương bổ nhiệm. Khu trưởng là Chủ tịch Hội đồng Quản trị khu Sài Gòn-Chợ Lớn, quản trị chung cả hai thành phố. Thành phố Chợ Lớn được mở rộng hơn sáp nhập thêm một số vùng của tỉnh Chợ Lớn, nhưng thành phố Sài Gòn thu hẹp, cắt trả khu vực từ kinh Bàu Đồn đến Kinh Tẻ [nay thuộc Quận 7] về cho quận Nhà Bè. Tổng diện tích của cả khu tăng lên 51 km2. Trong thời gian chuyển tiếp chức Thị trưởng của mỗi thành phố tạm thời vẫn giữ, nhưng nhiều quyền hạn của chức vụ này chuyển sang cho Khu trưởng. Đến năm 1934 bãi bỏ chức Thị trưởng của hai thành phố, nhưng còn duy trì hoạt động của hai Tòa Thị chính [còn gọi là Dinh Xã Tây] Sài Gòn và Chợ Lớn để xử lý công việc hành chính.

Ngày 19 tháng 12 năm 1941, các Tòa Thị chính của hai thành phố cũ: Sài Gòn và Chợ Lớn bị giải thể. Toàn Khu Sài Gòn Chợ Lớn được chia thành 5 quận, bao gồm:

  • Quận I [nay thuộc một phần quận 1]
  • Quận II [nay thuộc một phần quận 1]
  • Quận III
  • Quận IV [nay là địa bàn quận 5 và quận 8]
  • Quận V [nay là địa bàn thuộc quận 6]

Thời kỳ 1945-1954Sửa đổi

Khi Việt Nam độc lập [1945], nơi đây được gọi là thành phố Sài Gòn-Chợ Lớn. Vào ngày 23 tháng 9 năm 1945, ở đây xảy ra trận Sài Gòn-Chợ Lớn giữa quân đội của Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với quân đội Pháp được hỗ trợ bởi Anh-Ấn. Sau khi tái chiếm được Đông Dương, năm 1948 chính quyền Pháp tại Đông Dương đã chia thành phố thành 6 quận hành chính, đến năm 1952, tăng thành 7. Quận VI được thành lập từ một phần của quận Nhà Bè thuộc tỉnh Gia Định [nay là quận 4]. Từ năm 1946 đến năm 1955, Sài Gòn là thủ đô Cộng hòa Tự trị Nam Kỳ và Quốc gia Việt Nam.

Thời kỳ 1954-1975Sửa đổi

Xem thêm: Thành phố Hồ Chí Minh thời Việt Nam Cộng Hòa
Sài Gòn vào tháng 1 năm 1968 với những chiếc xe hơi điển hình của thời điểm đó

Giữa những năm 1954 và 1975, sau Hiệp định Genève, Sài Gòn được chính quyền Việt Nam Cộng hòa chọn làm thủ đô.

Năm 1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm đã đổi tên Khu Sài Gòn-Chợ Lớn thành Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn. Sau khi trở thành Tổng thống, ngày 22 tháng 10 năm 1956, Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh số 143-NV đổi "Đô thành Sài Gòn-Chợ Lớn" thành Đô thành Sài Gòn. Sau đó, lại ra sắc lệnh số 74-TTP ngày 23 tháng 3 năm 1959 ấn định quy chế quản trị Sài Gòn: Tổng thống trực tiếp bổ nhiệm Đô trưởng và các quận trưởng trong đô thành. Bốn ngày sau, lại có thêm nghị định số 110-NV chia lại các quận, theo đó Đô thành Sài Gòn được chia lại thành 8 quận, được đánh số từ 1 đến 8:

  • Quận 1: địa giới quận I cũ
  • Quận 2: địa giới quận II cũ
  • Quận 3: địa giới quận III cũ
  • Quận 4: địa giới thuộc quận VI cũ
  • Quận 5: phần địa giới thuộc quận IV cũ, phía bắc Kênh Tàu hủ[8]
  • Quận 6: một phần địa giới của quận V cũ
  • Quận 7: một phần địa giới của quận V cũ
  • Quận 8: phần địa giới thuộc quận IV cũ, phía nam Kênh Tàu hủ

Dưới quận là phường, dưới phường là khóm.

Tháng 12 năm 1966, quận 1 sáp nhập thêm hai phường mới lập: An Khánh và Thủ Thiêm, từ xã An Khánh thuộc quận Thủ Đức, tỉnh Gia Định kế cận tách ra. Tháng 1 năm 1967, hai phường mới của quận I lại tách ra, lập thành Quận 9 của Đô thành Sài Gòn có 2 phường.

Tháng 7 năm 1969 thành lập Quận 10, Quận 11 trên cơ sở tách một phần Quận 3, Quận 5 và Quận 6. Lúc này thành phố có diện tích 67,53km² với dân số khoảng 2 triệu người, gốm 11 quận và 60 phường.

Vào thập niên 1950-60, thời Tổng thống Ngô Đình Diệm, với viện trợ của Mỹ, Sài Gòn được đầu tư xây dựng hạ tầng, cùng với chiến dịch tuyên truyền "Hòn ngọc Viễn Đông" [The Pearl of the Far East][9] hay "Paris Viễn Đông" [Paris de l'Extrême-Orient], kết quả là một hạ tầng cơ sở được xây dựng khá hoàn chỉnh. Tuy nhiên, do chiến cuộc leo thang từ giữa cuối thập niên 1960, chính quyền Sài gòn cùng người Mỹ đã cho xây dựng ồ ạt các công trình phục vụ chiến tranh.

Trung tâm thành phố có một số công trình, khu phố được xây dựng to đẹp và sang trọng, tuy nhiên, các công trình này chủ yếu do Pháp xây dựng từ thập niên 1940, các khu nhà mới rất ít được xây dựng kể từ sau năm 1950, trong khi đó dân cư nông thôn đổ về thành thị tìm việc và tránh chiến sự khiến Sài Gòn dần trở thành một khu ổ chuột khổng lồ[10]. Khảo sát cho thấy khoảng 40% dân số khu vực Sài Gòn khi đó [tức khoảng 1,2 triệu người] phải sống tại khu ổ chuột với những điều kiện về y tế, vệ sinh rất kém[11]

Rồi sau đó là phong trào "thương phế binh cắm dùi" của cựu chiến binh quốc gia vào đầu thập niên 1970, khiến cho kiến trúc Sài Gòn không còn như ban đầu. Phong trào này khởi phát từ những cuộc biểu tình của thương binh đòi chính phủ Sài Gòn cấp đất xây nhà cho họ như đã hứa, nó bùng phát tương đối khá mạnh. Với mục đích là cắm dùi, các nhóm biểu tình rào dây, đóng cọc chiếm những khoảng đất khang trang ở hai bên lề đường, kể cả chỗ sát với hàng rào các biệt thự. Thậm chí có những nơi vỉa hè rộng rãi chỗ được tráng xi măng, cũng bị những người trong nhóm chiếm cứ để chia nhau. "Chiến dịch cắm dùi" đã lan tràn rõ rệt nhất như tại khúc đường Hồng thập tự [gần bệnh viện Từ Dũ] tới khúc đường xe lửa gần rạp Cải lương Kim-chung]; Khúc đất trống dọc đường Lý Thái Tổ; đường Nguyễn Tri Phương, Võ Tánh [chợ-lớn], đại lộ Hùng vương Chính phủ Sài Gòn không dám giải tán họ vì sợ lực lượng quân nhân bất bình, coi như sự đã rồi. Các khu ven trung tâm bắt đầu trở nên lộn xộn với nhiều khu ổ chuột, nhà tạm, chợ trời... tự phát mọc lên.[12]

Thống nhất, thành lập mới và mở rộng địa giớiSửa đổi

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Quân Giải Phóng Miền Nam tấn công và Sài Gòn thất thủ. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa bị giải thể và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam - nằm dưới sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam - quản lý miền Nam. Ngày 10 tháng 5 năm 1975, Hội nghị Ban Thường vụ Thành ủy Sài Gòn - Gia Định xác định Thành phố Sài Gòn - Gia Định là một cơ cấu hành chính thống nhất, bao gồm toàn bộ Đô thành Sài Gòn, toàn bộ tỉnh Gia Định, quận Phú Hòa của tỉnh Bình Dương và quận Củ Chi của tỉnh Hậu Nghĩa cũ. Toàn thành phố bao gồm 25 quận, trong đó 18 quận nội thành và ven đô: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 [ven đô], 10, 11, Phú Nhuận [nguyên là xã Phú Nhuận, quận Tân Bình cũ, được tách ra và nâng cấp thành quận], Bình Hoà [nguyên là xã Bình Hòa, quận Gò Vấp cũ], Thạnh Mỹ Tây [nguyên là xã Thạnh Mỹ Tây, quận Gò Vấp cũ], Hạnh Thông [nguyên là xã Hạnh Thông, quận Gò Vấp cũ], Thông Tây Hội [nguyên là hai xã Thông Tây Hội và An Nhơn, quận Gò Vấp cũ], Tân Sơn Nhì [nguyên là ba xã Tân Sơn Nhì, Phú Thọ Hòa, Tân Phú, quận Tân Bình cũ], Tân Sơn Hòa [nguyên là xã Tân Sơn Hòa, quận Tân Bình cũ]; 7 quận ngoại thành: Thủ Đức, Nhà Bè, Bình Chánh, Tân Bình [trừ Phú Nhuận, Tân Sơn Nhì, Phú Thọ Hòa, Tân Phú, Tân Sơn Hòa], Gò Vấp [trừ Bình Hòa, Thạnh Mỹ Tây, Hạnh Thông, Thông Tây Hội, An Nhơn], Hóc Môn, Củ Chi [gồm quận Phú Hòa của tỉnh Bình Dương và quận Củ Chi của tỉnh Hậu Nghĩa cũ].

Từ năm 1976Sửa đổi

Xem thêm: Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh [1976nay] và Tiểu Sài Gòn
Cảnh khu đô thị Phú Mỹ Hưng tại Nam Sài Gòn

Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất đổi tên nước thành Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đồng thời đặt lại tên cho thành phố theo tên của chủ tịch đầu tiên của nước, Hồ Chí Minh. Cho đến nay, tên cũ Sài Gòn vẫn được sử dụng rất phổ biến, đặc biệt trong các ngữ cảnh không chính thức. Đối với người dân có gốc ở Sài Gòn lâu đời, và đặc biệt là cộng đồng người Việt hải ngoại, cái tên Sài Gòn vẫn là cái tên mà họ yêu chuộng và dùng hàng ngày. Để kỷ niệm cái tên Sài Gòn và nhắc nhủ cộng đồng người Việt về quê hương của họ, nhiều nơi có người Việt hải ngoại sinh sống, đường phố, cơ sở kinh doanh, và khu chợ được đặt tên là khu Sài-gòn thu nhỏ [Saigon, Little-Saigon, New Saigon].

Địa bàn thành phố về cơ bản giống như nghị quyết ngày 10 tháng 5 năm 1975 của Thành ủy Sài Gòn - Gia Định và có một số điều chỉnh. Các quận ngoại thành Thủ Đức, Nhà Bè, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi đổi thành các huyện. Sáp nhập một phần nhỏ thuộc tỉnh Long An vào Huyện Nhà Bè và Huyện Bình Chánh. Quận Tân Bình cũ giải thể, nhập vào huyện Bình Chánh. Quận Gò Vấp cũ giải thể, nhập vào huyện Hóc Môn. Hai quận Hạnh Thông và Thông Tây Hội hợp lại thành quận Gò Vấp, hai quận Tân Sơn Nhì và Tân Sơn Hòa hợp lại thành quận Tân Bình, hai quận Bình Hòa và Thạnh Mỹ Tây hợp lại thành quận Bình Thạnh, quận Phú Nhuận giữ nguyên. Quận 9 giải thể, trả 2 phường [đổi thành 2 xã] về huyện Thủ Đức, Quận 1 và Quận 2 nhập thành Quận 1 mới, Quận 8 và Quận 7 nhập thành Quận 8 mới từ tháng 5 - tháng 6 năm 1976. Diện tích 12 quận nội thành là 142,7 km2 chia ra 267 phường. Khu vực ngoại thành ven đô có 5 huyện diện tích tự nhiên 1.152,8 km2 chia ra 77 xã.

Ngày 29 tháng 12 năm 1978, thành phố sáp nhập thêm huyện Duyên Hải của tỉnh Đồng Nai[13]. Ngày 18 tháng 12 năm 1991, huyện đổi lại tên cũ thành Cần Giờ.

Ngày 6 tháng 1 năm 1997, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 03-CP[14]. Theo đó:

  • Giải thể huyện Thủ Đức để thành lập ba quận là quận Thủ Đức, Quận 2 và Quận 9
  • Thành lập Quận 7 trên cơ sở tách một phần diện tích và dân số của huyện Nhà Bè [các xã Tân Quy Đông, Tân Quy Tây, Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây, Phú Mỹ và một phần thị trấn Nhà Bè]
  • Thành lập Quận 12 trên cơ sở tách một phần diện tích và dân số của huyện Hóc Môn [các xã Thạnh Lộc, An Phú Đông, Tân Thới Hiệp, Đông Hưng Thuận, Tân Thới Nhất, một phần các xã Tân Chánh Hiệp và Trung Mỹ Tây]

Ngày 5 tháng 11 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định 130/2003/NĐ-CP[15]. Theo đó, thành lập quận Tân Phú trên cơ sở tách một phần diện tích và dân số của quận Tân Bình [các phường 16, 17, 18, 19, 20 và một phần các phường 14, 15], thành lập quận Bình Tân trên cơ sở tách một phần diện tích và dân số của huyện Bình Chánh [các xã Bình Hưng Hòa, Bình Trị Đông, Tân Tạo và thị trấn An Lạc].

Ngày 9 tháng 12 năm 2020, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh[16]. Theo đó, thành lập thành phố Thủ Đức trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức.

Sau đợt sắp xếp này, toàn thành phố có 16 quận, 1 thành phố và 5 huyện với 249 phường, 58 xã và 5 thị trấn.

Bài chi tiết: Lịch sử hành chính Thành phố Hồ Chí Minh

Dân cưSửa đổi

  • Vào tháng 05/1975 dân số thành phố Sài Gòn - Gia Định [đến tháng 07/1976 đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh] là 3.498.120 người [thống kê của chính quyền thành phố].
  • Dân số Thành phố Hồ Chí Minh theo các kết quả điều tra dân số chính thức như sau:
    • Ngày 1/10/1979 [Điều tra toàn quốc]: 3.419.977 người.[17]
    • Ngày 1/4/1989 [Điều tra toàn quốc]: 3.988.124 người.
    • Ngày 1/4/1999 [Điều tra toàn quốc]: 5.037.155 người.
    • Ngày 1/10/2004 [Điều tra thành phố]: 6.117.251 người.
    • Ngày 1/4/2009 [Điều tra toàn quốc]: 7.162.864 người.
  • Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê ngày 1/4/2010, dân số thành phố là 7.382.287 người.[18]
  • Theo số liệu của Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, dân số thành phố vào giữa năm 2010 là 7.396.446 người, mật độ 3.531 người/km2[19]
  • Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê ngày 1/4/2011, dân số thành phố là 7.549.341 người[20].
  • Theo số liệu của Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, dân số thành phố vào giữa năm 2011 là 7.521.138 người, mật độ 3.590 người/km2[21].
  • Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009 Thành phố Hồ Chí Minh có dân số 7.162.864 người, gồm 1.824.822 hộ dân trong đó: 1.509.930 hộ tại thành thị và 314.892 hộ tại nông thôn, bình quân 3,93 người/hộ. Phân theo giới tính: Nam có 3.435.734 người chiếm 47,97%, nữ có 3.727.130 người chiếm 52,03%. Những năm gần đây dân số thành phố tăng nhanh; trong 10 năm từ 1999-2009 dân số thành phố tăng thêm 2.125.709 người, bính quân tăng hơn 212.000 người/năm, tốc độ tăng 3,54%/năm, chiếm 22,32% số dân tăng thêm của cả nước trong vòng 10 năm. Với 572.132 người, tương đương với dân số một số tỉnh như: Quảng Trị, Ninh Thuận, quận Bình Tân có dân số lớn nhất trong số các quận cả nước. Tương tự, huyện Bình Chánh với 420.109 dân là huyện có dân số lớn nhất trong số các huyện cả nước. Trong khi đó huyện Cần Giờ với 68.846 người, có dân số thấp nhất trong số các quận, huyện của thành phố [22]. Không chỉ là thành phố đông dân nhất Việt Nam, quy mô dân số của Thành phố Hồ Chí Minh còn hơn phần lớn các thủ đô ở châu Âu ngoại trừ Moscow và London. Theo số liệu thống kê năm 2009, 83,32% dân cư sống trong khu vực thành thị. Thành phố Hồ Chí Minh có gần một phần ba là dân nhập cư từ các tỉnh khác.
  • Phân tích theo cơ cấu dân tộc: Người Việt [người Kinh] 6.699.124 người chiếm 93,52% dân số thành phố, tiếp theo tới người Hoa với 414.045 người chiếm 5,78%, còn lại là các dân tộc: Khmer 24.268 người, Chăm 7.819 người... Tổng cộng có đến 52/54 dân tộc được công nhận tại Việt Nam có người cư trú tại thành phố [chỉ thiếu dân tộc Bố Y và Cống], ít nhất là người La Hủ chỉ có 01 người. Ngoài ra còn 1.128 người được phân loại là người nước ngoài, có nguồn gốc từ các quốc gia khác [India, Pakistan, Indonesia, France...]. Cộng đồng người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh là cộng đồng người Hoa lớn nhất Việt Nam [bằng 50,3% tổng số người Hoa cả nước], cư trú khắp các quận, huyện, nhưng tập trung nhiều nhất tại Quận 5, 6, 8, 10, 11 và có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế thành phố[23].
  • Phân tích dân số theo tôn giáo: Căn cứ theo số liệu điều tra dân số năm 2009, 1.983.048 người [27,68% tổng số dân thành phố] kê khai có tôn giáo. Trong đó những tôn giáo có nhiều tín đồ là: Phật giáo 1.164.930 người chiếm 16,26%, Công giáo 745.283 người chiếm 10,4%, Cao đài 31.633 người chiếm 0,44%, Tin lành 27.016 người chiếm 0,37%, Hồi giáo 6.580 người chiếm 0,09%.

Sự phân bố dân cư ở Thành phố Hồ Chí Minh không đồng đều. Trong khi một số quận như: 3, 4, 10 và 11 có mật độ lên tới trên 40.000 người/km², thì huyện ngoại thành Cần Giờ có mật độ tương đối thấp 98 người/km²[24]. Về mức độ gia tăng dân số, trong khi tỷ lệ tăng tự nhiên khoảng 1,07% thì tỷ lệ tăng cơ học lên tới 2,5%[25]. Những năm gần đây dân số các quận trung tâm có xu hướng giảm; trong khi dân số các quận mới lập vùng ven tăng nhanh, do đón nhận dân từ trung tâm chuyển ra và người nhập cư từ các tỉnh đến sinh sống. Theo ước tính năm 2005, trung bình mỗi ngày có khoảng 1 triệu khách vãng lai tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 2010, con số này còn có thể tăng lên tới 2 triệu[26][27].

Một số sự kiện lịch sử của Thành phố Hồ Chí MinhSửa đổi

  • Ngày 17 tháng 2 năm 1859, quân Pháp mở cuộc tấn công thành Sài Gòn [tức thành Gia Định] và một ngày sau thì chiếm được thành. Án sát Lê Tứ, Hộ đốc Vũ Duy Ninh tự vẫn, Đề đốc Trần Trí, Bố chính Vũ Thực và Lãnh binh Tôn Thất Năng đem quân rút về Tây Thái, huyện Bình Long.
  • Ngày 8 tháng 3 năm 1859, quân Pháp đốt cháy kho tàng, phá hủy thành Sài Gòn và rút ra để tránh quân triều đình nhà Nguyễn tấn công đánh chiếm lại thành. Tháng 12 cùng năm quân Pháp mở rộng sự chiếm đóng ra khu vực Chợ Lớn.
  • Tháng 8 năm 1859, Nguyễn Tri Phương được cử giữ chức Tổng thống quân vụ, vào chỉ huy quân thứ Gia Định chống Pháp. Tháng 12 cùng năm, theo đề nghị của ông, Phạm Thế Hiển được cử làm Tham tán quân thứ Gia Định.
  • Ngày 25 tháng 2 năm 1861, Đại đồn Chí Hòa thất thủ, Nguyễn Tri Phương bị trọng thương.
  • Ngày 13 tháng 1 năm 1863, Pháp khánh thành Sở Bưu điện Sài Gòn.
  • Ngày 1 tháng 1 năm 1864, tờ Le Courrier de Sài Gòn [Tin Sài Gòn] ra số đầu tiên[28].
  • Từ ngày 23 tháng 2 năm 1868 đến 25 tháng 9 năm 1869, xây dựng Tòa Soái phủ Nam Kỳ [sau là Phủ Thống đốc, rồi Phủ Toàn quyền Đông Dương, thường được gọi là Dinh Gia Long].
  • Ngày 1 tháng 7 năm 1882, tuyến đường xe điện đầu tiên ở Việt Nam dài 5km, rộng 1 m, nối Sài Gòn và Chợ Lớn bắt đầu hoạt động.
  • Năm 1882, thành lập Thư viện Sài Gòn.
  • 1901: Tờ báo chữ Việt Nông cổ mín đàm ra đời.
  • 1902: Xây cầu Bình Lợi trên sông Sài Gòn.
  • 1903: Đường tàu điện nội hạt của Sài Gòn được xây dựng.
  • 1908: Dinh Xã Tây, nay là trụ sở Ủy ban Nhân dân thành phố [được khởi công xây dựng từ tháng 3 năm 1898], hoàn thành và được đưa vào sử dụng.
  • 1910: Chiếc máy bay xuất hiện đầu tiên trên bầu trời Việt Nam hạ cánh xuống Sài Gòn.
  • 1911: Nguyễn Tất Thành xuất dương dưới tên gọi là Văn Ba, lên chiếc tàu buôn Đô đốc Latouche Tréville với nghề phụ bếp. Sau này được biết đến ở Việt Nam với tên gọi Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước.
  • 1914: Xây dựng xong chợ Bến Thành.

Hình ảnh Sài Gòn cổ xưaSửa đổi

  • Ga Sài Gòn
  • Chợ Bến Thành
  • Chợ Bến Thành
  • Quảng trường trước chợ Bến Thành
  • Nhà hát Lớn

Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh trong văn hóaSửa đổi

NhạcSửa đổi

  • Trước 1975:
  • Miền Nam: các bài hát về Sài Gòn và mang hình ảnh Sài Gòn như Sài Gòn, Đêm đô thị [Y Vân], Trả lại em yêu [Phạm Duy], Ghé bến Sài Gòn [Văn Phụng], Huế-Sài Gòn-Hà Nội [Trịnh Công Sơn], Mưa Sài Gòn mưa Hà Nội [Phạm Đình Chương], Sài Gòn thứ bảy [Anh Bằng], Làng báo Sài Gòn [Lê Thương], Giã biệt Sài Gòn, Sài Gòn em và tôi [Nguyễn Ánh 9]...
  • Miền Bắc: Tiến về Sài Gòn [Lưu Hữu Phước], Cô gái Sài Gòn đi tải đạn, Sài Gòn quật khởi......
  • Sau 1975:
  • Nhạc sĩ trong nước: Em còn nhớ hay em đã quên [Trịnh Công Sơn], Mùa xuân trên Thành phố Hồ Chí Minh [Xuân Hồng], "Sàì Gòn cô tiên năm 2000" [Phương Uyên], Sài Gòn quê hương tôi [Đức Trí], Mùa đông Sài Gòn [Nguyễn Ngọc Thiện], Sài Gòn, màu nắng cho em [Vũ Quốc Việt], Thành phố mười mùa hoa [Phạm Tuyên]...
  • Nhạc sĩ đã ra hải ngoại: Sài Gòn niềm nhớ không tên [Nguyễn Đình Toàn], Đêm nhớ trăng Sài Gòn [Phạm Đình Chương], Sài Gòn ơi vĩnh biệt [Nam Lộc], Sài Gòn vĩnh biệt tình ta [Nhật Ngân?], Đêm nhớ về Sài Gòn [Trầm Tử Thiêng], Thương nhớ Sài Gòn [Phạm Duy], Chiều trên đường Hồng Thập Tự và Sài Gòn trên đường Nguyễn Du[Nguyễn Tất Nhiên], Bà mẹ Sài Gòn [Xuân Điềm], Khi xa Sài Gòn [Lê Uyên Phương], Nhớ Sài Gòn [Anh Bằng], Hẹn em Sài Gòn [Hà Thúc Sinh], Nhớ em một ngày nắng Sài Gòn [Thanh Trang], Sài Gòn vẫn mãi trong tôi [Trúc Hồ & Anh Bằng], Sài Gòn một thoáng 30 năm [Trần Chí Phúc], Sài Gòn ơi, tôi còn em đó [Trường Sa [nhạc sĩ]]...
  • Vở nhạc kịch Miss Saigon
  • Ban nhạc rock "Saigon kick" [Cú đá Sài Gòn]
  • Ca sĩ nhạc rap Saigon
Bài chi tiết: Danh sách ca khúc về Sài Gòn

PhimSửa đổi

  • Người tình [L'Amant - 1991, đạo diễn: Jean-Jacques Annaud, dựa theo tiểu thuyết cùng tên của Marguerite Duras]
  • Indochine [1992, đạo diễn: Régis Wargnier, diễn viên: Catherine Deneuve, đoạt giải Oscar cho phim ngoại quốc hay nhất]
  • Người Mỹ trầm lặng [The Quiet American - 1958 [đạo diễn Joseph L.Mankiewicz] và 2002 [đạo diễn: Philip Noyce], dựa theo tiểu thuyết cùng tên của Graham Greene]

TruyệnSửa đổi

  • Một người Nga ở Sài Gòn của Duyên Anh
  • L'Amant và L'amant de la Chine du Nord của Marguerite Duras
  • L'adieu à Saïgon của Jean Lartéguy
  • Les civilisés của Claude Farrère
  • Soleil au ventre, Mort en fraude và Les asiates của Jean Hougron
  • Jade của Michel Tauriac
  • La ligne de force của Pierre Herbart
  • Le roi lepreux của Pierre Benoit
  • The Quiet American của Graham Greene

Xem thêmSửa đổi

  • Nguyễn Hữu Cảnh
  • Nguyễn Ánh
  • Thành phố Hồ Chí Minh
  • Lịch sử hành chính Thành phố Hồ Chí Minh
  • Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
  • Nam Kỳ

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ a b //thanhnien.vn/van-hoa/sai-gon-tung-la-dia-danh-nam-tuot-trongcho-lon-1209341.html
  2. ^ Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên.
  3. ^ Trấn là khu vực quân sự, chưa ổn định việc cai trị
  4. ^ Lúc bấy giờ còn có tên gọi là thành Bát Quái, hay thành Quy
  5. ^ còn gọi là Dự án "Sài Gòn thành phố 500.000 dân" [tiếng Pháp: Saigon ville de 500.000 âmes]
  6. ^ Nhiều tài liệu nhầm lẫn là Chuẩn đô đốc Marie Jules Dupré. Thật ra, Dupré [1813-1881] làm Thống đốc Nam Kỳ từ tháng 4 năm 1871 đến tháng 3 năm 1874, còn Duperré [1825-1900] làm thống đốc Nam Kỳ từ tháng 11 năm 1874 đến tháng 10 năm 1877
  7. ^ Đến năm 1905, thì thành phố Cap Saint Jacques bị giải thể, chuyển thành đại lý hành chính thuộc tỉnh Bà Rịa.
  8. ^ Lịch sử Kinh Rạch xưa và nay ở Sàigòn-Chợ Lớn. Mai Tran. Truy cập 18 tháng 2 năm 2015.
  9. ^ Saigon la perle de l'extreme orient. Truy cập 8 tháng 2 năm 2015.
  10. ^ DIALECTICS OF URBAN PROPOSALS FOR THE SAIGON METROPOLITAN AREA. P.31-32
  11. ^ DIALECTICS OF URBAN PROPOSALS FOR THE SAIGON METROPOLITAN AREA. P.109
  12. ^ Từ Tổng Trấn Sài-gòn Bước Sang Tư lệnh Quân đoàn III. Sàigòn "Không Ngủ Yên"! - Hồi ký tướng Nguyễn Ngọc Tùng
  13. ^ Nghị quyết phê chuẩn việc phân vạch lại địa giới thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Hà Sơn Bình, Vĩnh Phú, Cao Lạng, Bắc Thái, Quảng Ninh và Đồng Nai do Quốc hội ban hành.
  14. ^ Nghị định 3-CP năm 1997 về việc thành lập quận Thủ Đức, quận 2, quận 7, quận 9, quận 12 và thành lập các phường thuộc các quận mới - Thành phố Hồ Chí Minh.
  15. ^ Nghị định 130/2003/NĐ-CP về việc thành lập các quận Bình Tân, Tân Phú và các phường trực thuộc; điều chỉnh địa giới hành chính phường thuộc quận Tân Bình; thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện Bình Chánh, Cần Giờ và Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh.
  16. ^ Nghị quyết số 1111/NQ-UBTVQH14 năm 2020 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.
  17. ^ 30 NĂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH SỐ LIỆU THỐNG KÊ CHỦ YẾU HO CHI MINHCITY MAIN STATISTICS 1976-2005
  18. ^ Tổng cục Thống kê
  19. ^ Dân số và mật độ dân số năm 2010 phân theo quận, huyện
  20. ^ Tổng cục Thống kê
  21. ^ Năm 2011. Mạng Thông tin tích hợp trên Internet của TP HCM. Truy cập 8 tháng 2 năm 2015.
  22. ^ Dang Bo Thanh Pho Ho Chi Minh
  23. ^ Kết quả điều tra dân số 1999 - 2004 Lưu trữ 2010-09-23 tại Wayback Machine, trang của Cục thống kê Thành phố Hồ Chí Minh.
  24. ^ Kết quả toàn bộ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009, Tổng cục Thống kê Việt Nam
  25. ^ Dân số lao động Lưu trữ 2009-04-15 tại Wayback Machine trên trang của Thành phố.
  26. ^ Dự báo số khách vãng lai có mặt trung bình mỗi ngày Lưu trữ 2006-10-07 tại Wayback Machine trên trang Viện Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
  27. ^ //sgtt.vn/Loi-song/177102/Thanh-pho-"khong-giong-ai".html[liên kết hỏng]
  28. ^ //namkyluctinh.org/a-hinhanh/NhungCaiNhatCuaSaigonXua.pdf

Liên kết ngoàiSửa đổi

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Tết Mậu Thân, 1968
  • Thành phố Hồ Chí Minh
  • Nguồn gốc và Ý nghĩa của tên Sài Gòn - Vietsciences
  • [2][liên kết hỏng]

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề