Con ngoài giá thú có quyền lợi gì

1.      Con ngoài giá thú có được hưởng thừa kế?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 676 Bộ Luật Dân sự 2005, hàng thừa kế thứ nhất bao gồm “vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết” [những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần thừa kế bằng nhau].

Luật dân sự không phân biệt quyền thừa kế theo pháp luật của con trong giá thú hay ngoài giá thú đối với di sản của cha. Vì vậy, nếu có đầy đủ chứng cứ để chứng minh một người là con của người để lại di sản thì người này vẫn được pháp luật bảo vệ quyền được hưởng thừa kế.

2. Thủ tục hưởng thừa kế trong trường hợp một người chưa đủ căn cứ chứng minh là con của người để lại di sản.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 65 Luật Hôn nhân và Gia đình, “con có quyền xin nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết”. Do vậy cần phải tiến hành các thủ tục nhận cha trước khi làm thủ tục để hưởng thừa kế.

Theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP và khoản 9 Điều 1 Nghị định số 06/2012/NĐ-CP, để làm thủ tục nhận cha cho con, người đề nghị  phải nộp Tờ khai [theo mẫu quy định]. Kèm theo Tờ khai phải xuất trình: giấy khai sinh [bản chính hoặc bản sao] của cháu bé; các giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha con [nếu có].

Trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy việc nhận cha là đúng sự thật và không có tranh chấp, thì ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký việc nhận cha, mẹ, con. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày.

Khi đăng ký việc nhận cha, các bên phải có mặt, trừ trường hợp người được nhận là cha đã chết. Cán bộ tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký việc nhận cha, con và Quyết định công nhận việc nhận cha, con. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên một bản chính Quyết định công nhận việc nhận cha, con. Bản sao Quyết định được cấp theo yêu cầu của các bên.

Trường hợp có tranh chấp giữa những người có quyền và lợi ích liên quan đến việc nhận cha – con [gia đình người cha không đồng ý] thì cần  phải làm đơn khởi kiện yêu cầu tòa án xác định cha cho con.

Trường hợp nếu không có chứng cứ để xác định quan hệ cha con thì phải tiến hành giám định AND [nếu người cha đã chết thì có thể giám định qua họ hàng như: ông – cháu, bà – cháu, anh – em, chị - em,…]. Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp là TAND cấp huyện nơi người cha cư trú trước lúc chết.

Sau khi hoàn tất thủ tục nhận cha, người con ngoài giá thú sẽ được hưởng di sản thừa kế của cha bằng với các đồng thừa kế khác [thừa kế theo pháp luật].

Con ngoài giá thú có quyền được yêu cầu cấp dưỡng hay không đang là vấn đề khiến nhiều người phân vân, nhất là đối với những gia đình có con ngoài giá thú. Cấp dưỡng cũng là một nghĩa vụ mà không phải ai cũng biết rõ, nhất là đối với con ngoài giá thú. Do đó, bài viết dưới đây sẽ phân tích cụ thể về vấn đề này để mọi người hiểu rõ hơn.

Con ngoài giá thú có quyền được yêu cầu cấp dưỡng không?

Nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật.

Căn cứ theo Khoản 24 Điều 3 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định thì cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này. Theo đó, nghĩa vụ cấp dưỡng bao gồm:

  • Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha, mẹ với con.
  • Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh chị em với nhau.
  • Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa ông bà nội, ông bà ngoại với cháu.
  • Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột.
  • Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng.

Con ngoài giá thú có được cấp dưỡng không?

Theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình, không có sự phân biệt giữa con ngoài giá thú với con ruột. Do đó, con ngoài giá thú vẫn được hưởng các quyền lợi tương đương với con ruột. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ với con nên con ngoài giá thú phải được hưởng cấp dưỡng tương đương với con ruột, đồng thời cha, mẹ của con ngoài giá thú phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo Điều 110 Luật hôn nhân gia đình 2014 trong các trường hợp sau:

  • Con chưa thành niên.
  • Con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
  • Trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.

Mức cấp dưỡng cho con ngoài giá thú

Điều 116 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định về mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào:

  • Thu nhập.
  • Khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng.
  • Nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng.

Trong trường hợp không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.

Mức cấp dưỡng đối với con ngoài giá thú.

Thủ tục khởi kiện nếu như không chịu cấp dưỡng cho con ngoài giá thú

Hồ sơ khởi kiện

Trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng không thực hiện đúng nghĩa vụ thì người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó có quyền đưa đơn khởi kiện vụ án lên Tòa án.

Tuy nhiên, do con ngoài giá thú không có bất kỳ chứng cứ chứng minh mối quan hệ cha con để yêu cầu cấp dưỡng nên đầu tiên, người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó phải làm thủ tục xác định cha con, mẹ con với con ngoài giá thú theo Điều 101 Luật hôn nhân gia đình 2014. Đồng thời, do đang có tranh chấp về nghĩa vụ cấp dưỡng nên người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó có quyền khởi kiện Tòa án giải quyết việc xác định cha, mẹ cho con có tranh chấp theo Khoản 2 Điều 101 Luật hôn nhân gia đình 2014, theo đó, hồ sơ khởi kiện bao gồm:

  • Đơn khởi kiện [về việc xác định cha, mẹ cho con].
  • Chứng minh thư nhân dân của người khởi kiện. Trong trường hợp là người giám hộ thì chứng minh nhân dân là của cả hai người giám hộ và người được giám hộ [bản sao có chứng thực].
  • Sổ hộ khẩu của người khởi kiện [bản sao có chứng thực].
  • Giấy khai sinh của người khởi kiện. Trong trường hợp là người giám hộ thì giấy khai sinh là của người được giám hộ. [bản sao].
  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ cha, mẹ với con.

Ngoài yêu cầu xác định quan hệ cha, mẹ, con thì người khởi kiện có thể yêu cầu Tòa án buộc người bị kiện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con ngoài giá thú của mình.

Điều 102 Luật hôn nhân gia đình 2014 cũng quy định người có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp cụ thể như sau:

  • Cha, mẹ, con, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
  • Cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án xác định con cho cha, mẹ chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự trong các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 101 của Luật này:
  • Cha, mẹ, con, người giám hộ.
  • Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình.
  • Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em.
  • Hội liên hiệp phụ nữ.

Nơi nộp đơn khởi kiện

Về thẩm quyền giải quyết việc xác định cha cho con, theo khoản 2 Điều 101 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp. Theo điểm a khoản 1 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án tranh chấp về xác định cha, mẹ, con theo thủ tục sơ thẩm là Tòa án cấp huyện nơi bị đơn [cha đứa bé] cư trú, làm việc.

Thủ tục khởi kiện nếu như không cấp dưỡng

>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp đất thừa kế của con ngoài giá thú.

Như vậy, chúng tôi đã phân tích và giải đáp thắc mắc của mọi người về trường hợp con ngoài giá thú có quyền được yêu cầu cấp dưỡng hay không. Các luật sư của công ty LUẬT LONG PHAN PMT luôn lắng nghe, giải đáp các thắc mắc cũng như sẵn sàng hỗ trợ Quý khách hàng qua các công việc sau:

  • Tư vấn hướng giải quyết trong tranh chấp nghĩa vụ cấp dưỡng.
  • Soạn thảo đơn khởi kiện.
  • Làm việc với cơ quan nhà nước.
  • Chuẩn bị các hồ sơ pháp lý.
  • Đại diện tham gia tố tụng.

Nếu như Quý khách hàng còn bất kỳ thắc mắc liên quan tới luật hôn nhân gia đình cần được TƯ VẤN LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH trực tiếp hoặc gặp LUẬT SƯ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH thì vui lòng liên hệ với công ty Luật LONG PHAN PMT qua số hotline 1900.63.63.87. Xin cảm ơn.

Video liên quan

Chủ Đề