Con ngoài giá thú muốn nhận cha phải được sự đồng ý của mẹ?

Luật sư tư vấn về tranh chấp quyền nuôi con và thủ tục nhận cha cho con ngoài giá thú. Nội dung tư vấn như sau:

Hỏi. Chào Luật sư: Tôi xin luật sư tư vấn cho tôi một số vấn đề sau.Tôi là một người đàn ông đã có gia đình, và cô ấy cũng là một người con gái đã có gia đình. Nhưng chồng cô ấy không có khả năng sinh con, bởi vậy cô ấy đã đến với tôi, Và chúng tôi đã có một đứa con trai Chung, năm nay đã được 2 tuổi rưỡi, trên giấy khai sinh đang mang tên mẹ và cha là người chồng hôn nhân của cô ấy,Bây giờ tôi muốn nhận lại con nhưng mẹ đẻ của bé và bố của bé trên giấy khai sinh không đồng ý. Vì vậy luật sư cho tôi hỏi:

1. Tôi có được quyền nhận con ruột của tôi không.

2. Nếu được tôi phải làm các thủ tục hồ sơ gì,

3. Thủ tục hồ sơ của tôi phải trình đến cơ quan nào giải quyết.

4. Sau này nếu tôi được nhận con, tôi muốn phần tên Cha trên giấy khai sinh của con là tên tôi thay cho tên người chông hợp pháp của cô ấy có được không?

Rất mong được sự tư vấn của Luật Minh Gia.

Trả lời tư vấn: Cảm ơn anh đã gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với trường hợp của anh, chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, về tranh chấp quyền nuôi con

Theo thông tin anh cho biết, anh có quan hệ ngoài luồng với một người phụ nữ đã có gia đình. Tuy nhiên, chồng cô này không có khả năng sinh con nên hai người đã có con chung hơn 2 tuổi. Hiện tại, anh muốn nhận lại con nhưng người mẹ và người chồng [có hôn nhân hợp pháp] không đồng ý. Căn cứ tại Điều 88 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về việc xác định cha, mẹ như sau: 

Điều 88. Xác định cha, mẹ

1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.

Như vậy, theo quy định trên, vì đứa trẻ sinh ra trong thời kì hôn nhân nên vẫn được xác định là con chung của người vợ và người chồng [có hôn nhân hợp pháp].

Trong trường hợp này, anh [cha ruột của đứa trẻ] có thể giành quyền nuôi con với mẹ ruột khi anh chứng minh được mình là cha thông qua việc khởi kiện yêu cầu Tòa án xác nhận quan hệ cha con. Tuy rằng, quan hệ giữa anh và mẹ cháu không được pháp luật công nhận nhưng khi có tranh chấp về quyền nuôi con thì theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật hôn nhân và gia đình 2014: “ quyền và nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 Luật này.”. Theo đó, khi có tranh chấp về quyền nuôi con giữa anh và mẹ ruột của đứa trẻ thì sẽ được giải quyết tương tự như tranh chấp về quyền nuôi con trong trường hợp ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình 2014.

Căn cứ tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Theo quy định trên, anh và mẹ ruột của đứa trẻ có thể thỏa thuận với nhau về việc nuôi con. Trường hợp không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Khi đó, Tòa án sẽ quyết định giao con cho một bên trực tiếp chăm sóc căn cứ vào quyền lợi trực tiếp của con. Vì cháu bé chưa đủ 36 tháng tuổi nên theo nguyên tắc Tòa án sẽ quyết định giao trực tiếp cho mẹ nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Như vậy, với trường hợp của anh, Tòa án sẽ quyết định giao đứa trẻ trực tiếp cho mẹ nuôi. Tuy nhiên, nếu anh có căn cứ chứng minh được người mẹ không đủ điều kiện để nuôi con, thì Tòa án sẽ xem xét và quyết định giao con cho một bên nuôi khi bên đó đảm bảo lợi ích tốt nhất cho con.

Thứ hai, thủ tục nhận cha cho con

Tại Điều 101 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

Điều 101. Thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con

1. Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp.

2. Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật này.

Quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Như vậy, vì anh và mẹ ruột của đứa trẻ đang có tranh chấp về con nên trong trường hợp này anh cần yêu cầu Tòa án xác định cha cho con.

Hồ sơ xác định cha, con:

-Đơn yêu cầu xác định cha cho con;

-Giấy tờ tùy thân của người có yêu cầu[ CMTND, sổ hộ khẩu- bản sao chứng thực];

-Giấy khai sinh của con[ bản sao chứng thực].

Thứ ba, về vấn đề thay đổi tên cha và họ của con trên Giấy khai sinh

Điều 27 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

Điều 27. Quyền thay đổi họ

1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:

d] Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;

Ngoài ra, Điều 26 Luật hộ tịch 2014 quy định về phạm vi thay đổi hộ tịch như sau:

1. Thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự.

2. Thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký sau khi được nhận làm con nuôi theo quy định của Luật nuôi con nuôi.

Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên, sau khi anh hoàn tất thủ tục nhận cha cho con thì anh có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục đính chính thông tin về tên cha, họ của con trên Giấy khai sinh của con.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề anh hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, anh vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng.

CV tư vấn: Phạm Diệu - Luật Minh Gia

Môi cá nhân sinh ra đều được quyền đăng ký khai sinh. Giấy khai sinh được xem như tài liệu để xác định nguồn gốc của một người. Tuy nhiên, đối với những trường hợp con ngoài giã thú, việc đăng ký khai sinh có thể gặp nhiều khó khăn. Để tìm hiểu về nội dung này, bạn có thể liên hệ luật Minh Gia để được tư vấn.

1.Luật sư tư vấn về đăng ký khai sinh cho con ngoài giã thú mang họ cha.

Một trong những hành vi pháp lý đầu tiên khi một đứa trẻ ra đời là đăng ký khai sinh. Bên cạnh những đứa trẻ có đẩy đủ cha lẫn mẹ thì có những đứa trẻ là con ngoài giã thú. Do vậy, việc đăng ký khai sinh có đồng thời tên của bố mẹ là không đơn giản. Nếu bạn đang có thắc mắc về vấn đề này, bạn liên hệ với Luật Minh Gia để được hỗ trợ tư vấn một số nội dung như:

- Con ngoài giã thú có đăng ký đồng thời tên bố và mẹ trong giấy khai sinh được không?

- Thủ tục đăng ký giấy khai sinh như thế nào?

- Cần những tài liệu giấy tờ gì để xác minh mối quan hệ cha-mẹ-con.

- Giá trị pháp lý của giấy khai sinh.

Bạn có thể gửi câu hỏi trực tiếp qua mail hoặc gọi vào tổng đài 1900.6169 , luật sư của chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Dưới đây là nội dung tư vấn một trường hợp cụ thể, bạn có thể tham khảo để mở rộng kiến thức cho mình.

2. Tư vấn trường hợp cụ thể về đăng ký khai sinh cho con ngoài giã thú.

Câu hỏi: Luật sư cho em hỏi về việc khai sinh cho con ngoài giá thú như sau. Em và chồng có con, dự sinh 21/6/2016, nhưng không có đăng ký kết hôn. Chồng em vẫn còn đăng ký kết hôn với vợ cũ. Cho em hỏi, nếu em muốn khai sinh cho con theo họ cha, làm thủ tục nhận cha cho con thì phải cần những thủ tục gì, mức phí thế nào, trong thời gian bao lâu mới xong? Và về phần bảo hiểm thai sản của em có ảnh hưởng gì không? Em cảm ơn luật sư!

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 15 nghị định 123/2015/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch, có quy định về đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ như sau:

Điều 15. Đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ

1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ.

2. Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.

Như vậy, nếu muốn đăng ký khai sinh cho con luôn thì chị có thể để trống phần thông tin người cha và chỉ khai theo thông tin của người mẹ là chị. Nếu cha của cháu cũng muốn nhận con ngay tại thời điểm đi đăng ký khai sinh thì có thể thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 25 – Luật Hộ tịch 2015  như sau:

Điều 25. Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con

1. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.

Theo đó, cha của bé tuy chưa kết hôn với chị nhưng có văn bản thỏa thuận của chị đồng ý để anh này nhận con và thực hiện thủ tục đăng ký nhận cha cho con thì pháp luật sẽ công nhận anh này là cha của cháu, đồng thời tên của người cha sẽ được thể hiện trên giấy khai sinh, họ của cháu có thể theo họ cha hoặc mẹ tùy theo lựa chọn của các anh chị.

Như vậy, khi đăng ký khai sinh cho con bạn sẽ phải làm đồng thời hai thủ tục đăng ký khai sinh và nhận con.

Về Thủ tục đăng ký khai sinh

Hồ sơ bao gồm:

- giấy khai đăng ký khai sinh [theo mẫu]

- giấy chứng sinh. [Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh]

Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ nếu trên, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.

Nội dung khai sinh gồm:

-Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;

-Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;

-Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.

Về Thủ tục nhận cha cho con

Hồ sơ bao gồm:

- Tờ khai [theo mẫu]

- Văn bản có sự đồng ý của người mẹ

-Giấy khai sinh [bản chính hoặc bản sao] của người con

- Giấy tờ chứng minh quan hệ cha – con 

Thời hạn:

Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng sự thật và không có tranh chấp, thì Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký việc nhận cha, mẹ, con.

Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 05 ngày.”

- Khi đăng ký việc nhận cha, mẹ, con, các bên cha, mẹ, con phải có mặt, trừ trường hợp người được nhận là cha hoặc mẹ đã chết. Cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký việc nhận cha, mẹ, con và Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên một bản chính Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Bản sao Quyết định được cấp theo yêu cầu của các bên.

>> Tư vấn thắc mắc về khai sinh cho con ngoài giá thú, gọi: 19006169

----------------

Câu hỏi thứ 2 - Đính chính thông tin do sinh ngày 29 tháng 2 dương lịch.

Tôi có hồ sơ gồm : giáy khai sinh, CMND, các loại bằng cấp, học bạ, giấy tờ khác VV mang tên : Nguyễn Văn Th sinh ngày 29 tháng 02 năm 1959 . Nay làm các thủ tục hộ chiếu , thẻ Đảng viên, Bảo hiểm y tế vv ..thì năm 1959 không có ngày 29 tháng 2 do đó không làm được. Vậy bây giờ cần đính chính lại hồ sơ phải làm từ đâu ? thủ tục có những giấy tờ gì kèm theo. Xin được luật sư tư vấn giúp. Xin cảm ơn.

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự sau đây:

>> Tư vấn thủ tục cải chính giấy khai sinh

>> Thủ tục đính chính hồ sơ, giấy tờ theo giấy khai sinh

Trường hợp này, a/c cần thực hiện thủ tục cải chính giấy khai sinh, sau đó là sổ hộ khẩu và chứng minh thư nhân dân. Sau khi hoàn tất thủ tục cải chính thông tin trên các giấy tờ trên, a/c tiến hành đính chính thông tin trên sổ bảo hiểm xã hội để nhanh chóng giải quyết chế độ về bảo hiểm. Về Lý lịch Đảng, hiện nay sẽ không cho phép đính chính do đó loại giấy tờ này sẽ giữ nguyên. Đối với các giấy tờ khác, nếu có nhu cầu a/c có thể thực hiện thủ tục đính chính hoặc xin cấp lại tại Cơ quan/tổ chức đã cấp loại giấy tờ đó. 

Video liên quan

Chủ Đề