Con ngoan trò giỏi tiếng anh là gì

Một đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ “Hiện tượng hủy hoại bản thân của học sinh trung học cơ sở (THCS) và biện pháp phòng ngừa” được Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thực hiện và công bố vào trung tuần tháng 11, với kết quả nghiên cứu cho thấy những học sinh là con ngoan, trò giỏi ở tuổi vị thành niên có xu hướng tự hủy hoại bản thân.

Hiện tượng

Hồi trung tuần tháng Giêng năm 2018, dư luận trong nước bàng hoàng trước thông tin một nữ sinh lớp 7 ngoan ngoãn, học giỏi ở Hà Tĩnh tự tử trong lớp học, đã để lại hai bức thư viết bằng tiếng Anh và tiếng Việt gửi lời xin lỗi đến bố mẹ, thầy cô và bạn bè vì kết quả học tập giảm sút, không được như kỳ vọng của mọi người dành cho em.

Truyền thông quốc nội lúc bấy giờ cũng đăng tải nhiều thông tin báo động học sinh bị trầm cảm, tự tử vì áp lực học hành.

Hiện tượng tự tử của một nữ sinh cấp hai vì trầm cảm này chỉ là một trong nhiều trường hợp đã và đang xảy ra ở Việt Nam.

Đại học Sư phạm TP.HCM vào hôm 12 tháng 11 công bố một nghiên cứu có tựa “Hiện tượng hủy hoại bản thân của học sinh THCS và biện pháp phòng ngừa”.

Nhóm tác giả thực hiện đề tài khoa học vừa nêu cho biết đã tiến hành khảo sát thực tế trên 1043 học sinh tại 7 trường THCS ở TP.HCM và tỉnh Bình Dương. Kết quả điều tra cho thấy có gần 62% có hành vi bỏ bê hay thiếu trách nhiệm với bản thân, hơn 38% có suy nghĩ bi quan về cuộc sống, xấp xỉ 32% thừa nhận từng làm đau bản thân mình. Điều đáng chú ý là trong số 1043 em học sinh được khảo sát, khoảng 27% thực hiện hành vi tự hủy hoại bản thân. Đặc biệt trong tỉ lệ 27% này, các em học sinh khá, giỏi lại chiếm số đông.

Hậu quả

Phó Giáo sư-Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn, Hiệu phó trường Đại học Sư phạm TP.HCM, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, được truyền thông dẫn lời cho biết hiện tại tỷ lệ rối loạn tâm lý học đường càng cao thì học sinh đối diện nhiều khó khăn, và do đó nhiều em chọn hành động tự tổn hại, tự hành hạ mình.

Khi ở lứa tuổi thanh thiếu niên mười mấy tuổi mà không thể tìm được câu trả lời cho những câu hỏi của mình thì thường chỉ nghĩ đến một hướng tiêu cực nhất là giải thoát cho bản thân của họ; đó là kết thúc thôi -Bạn trẻ Cẩm Linh

Trong cuộc phỏng vấn với Báo Tuổi Trẻ Online, vào ngày 14 tháng 11, Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn nhấn mạnh nhóm nghiên cứu đề tài khoa học xác nhận được rằng có mối quan hệ nhất định giữa trầm cảm và hành vi tự hủy hoại; có nghĩa là từ trầm cảm, học sinh dễ có hành vi tự hủy hoại và khi có hành vi tự hủy hoại thì dễ dẫn đến nguy cơ trầm cảm lâu dài, cũng như nguy cơ gia tăng mức trầm cảm.

Đài Á Châu Tự Do ghi nhận có không ít những trường hợp học sinh ở lứa tuổi thanh thiếu niên tại Việt Nam tự hủy hoại bản thân đến mức tự vẫn mà không một ai biết được nguyên nhân vì sao các em đi đến quyết định như thế.

Bà Ngọc Trân ở Sài Gòn cho RFA biết gia đình của bà gặp một biến cố kinh hoàng khi một người cháu thật ngoan hiền, thật lễ phép, học thật giỏi đã nhảy từ ban công tầng lầu xuống sân nhà và ra đi mãi mãi mà trước đó người cháu này không có một biểu hiện bất thường nào. Bà Ngọc Trân chia sẻ:

“Đây là một mất mát rất lớn, không có gì có thể bù đắp được và bố mẹ của cháu suy sụp hoàn toàn. Những năm tháng còn lại trong cuộc đời thì trong gia đình sẽ cố gắng cho sự việc được trôi qua đi, nhưng nỗi ám ảnh, nỗi nhớ thương, nghĩ về con là khôn nguôi.”

Kết thúc cuộc trò chuyện với bà Ngọc Trân, hình ảnh đọng lại trong lòng chúng tôi là nỗi nghẹn ngào qua tiếng nấc nghẹn mất mát người thân còn quá trẻ với nỗi hụt hẫng không bao giờ tìm được lời đáp chuyện gì đã xảy đến với người cháu yêu dấu của bà.

Con ngoan trò giỏi tiếng anh là gì
Thư tuyệt mệnh của một nữ sinh trung học viết trước khi tự vẫn. Courtesy: Ảnh chụp màn hình tienphong.vn

Con ngoan trò giỏi tiếng anh là gì

Để phần nào tìm kiếm câu trả lời, chúng tôi gặp gỡ với bạn trẻ Cẩm Linh, một sinh viên vừa tốt nghiệp đại học và được biết bạn từng trải qua giai đoạn tuổi thiếu niên có hoàn cảnh sống tương tự như cháu của bà Ngọc Trân và bạn cũng từng tự cầm dao cắt vào tay của mình.

Bạn trẻ Cẩm Linh nói với RFA tâm trạng của bản thân cũng như của một số bạn bè đồng trang lứa khi bước vào tuổi mới lớn:

“Họ cảm thấy bị áp lực từ phía gia đình, đặc biệt từ cha mẹ. Cha mẹ lúc nào cũng muốn con cái học thật giỏi nên nhiều khi suy nghĩ đó áp đặt lên người con và người con cảm thấy không có đủ năng lực để đạt được mong muốn của cha mẹ mình mà không thể giải tỏa được với ai. Nói với cha mẹ thì cha mẹ không hiểu. Nói với bạn bè thì bạn bè cũng bị áp lực giống như mình và mối quan hệ bạn bè cũng có những xích mích hàng ngày khi đi học. Nhiều áp lực cộng hưởng lại ảnh hưởng rất nhiều lên tâm lý của một học sinh như vậy và họ có xu hướng làm tổn thương đến bản thân, cơ thể của mình để cha mẹ, gia đình, bạn bè chú ý đến họ nhiều hơn hoặc là qua đó muốn làm áp lực lại đối với những người xung quanh.”

Trả lời câu hỏi của RFA rằng bạn đã nghĩ gì trong giây phút cầm dao cứa vào da thịt, tự làm đau mình; bạn trẻ Cẩm Linh bày tỏ:

“Khi ở lứa tuổi thanh thiếu niên mười mấy tuổi mà không thể tìm được câu trả lời cho những câu hỏi của mình thì thường chỉ nghĩ đến một hướng tiêu cực nhất là giải thoát cho bản thân của họ; đó là kết thúc thôi.”

Đài Á Châu Tự Do nêu vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu vừa công bố của Đại học Sư phạm TP.HCM về “Hiện tượng hủy hoại bản thân của học sinh THCS và biện pháp phòng ngừa” với Chuyên gia Tâm lý-Tiến sĩ Diệu Thoa Trương, một bác sĩ tham gia nhiều chương trình giúp đỡ cho thanh thiếu niên bị trầm cảm ở Bang California, Hoa Kỳ và được bà giải thích:

Những em hay tự cắt mình hay tự hủy hoại bản thân là do nhiều khi các em có những nỗi đau về tình cảm mà các em chịu không được. Ví dụ như những áp lực từ gia đình, từ học đường, từ xã hội mà các em không biết cách để đối phó. Do đó, thà các em đau bằng thể xác. Và khi các em tự cắt mình thì những chất dẫn truyền thông tin trong não bị kích động tạo cảm giác nhẹ nhàng. Các em sợ thì có sợ nhưng cảm thấy như được giải thoát -Tiến sĩ Diệu Thoa Trương

“Những em hay tự cắt mình hay tự hủy hoại bản thân là do nhiều khi các em có những nỗi đau về tình cảm mà các em chịu không được. Ví dụ như những áp lực từ gia đình, từ học đường, từ xã hội mà các em không biết cách để đối phó. Do đó, thà các em đau bằng thể xác. Và khi các em tự cắt mình thì những chất dẫn truyền thông tin trong não bị kích động tạo cảm giác nhẹ nhàng. Các em sợ thì có sợ nhưng cảm thấy như được giải thoát.”

Kết quả khảo sát do nhóm nghiên cứu của Đại học Sư phạm TP.HCM thực hiện cho thấy biểu hiện tự hủy hoại bản thân của các em học sinh ở nhiều mức độ khác nhau; như tự bứt tóc chiếm hơn 18%, tự cắn mình chiếm hơn 18%, đập đầu vào một vật gì đó chiếm gần 20% và có hành vi tự đánh đấm mình chiếm hơn 35%.

Tiến sĩ Tâm lý học Diệu Thoa Trương nhấn mạnh hành động tự hủy hoại bản thân của thanh thiếu niên do nhiều yếu tố đa dạng khác nhau, có phần nhằm gây sự chú ý của cha mẹ và cũng có thể là muốn biểu hiện với bạn bè theo xu hướng, theo phong trào; nhưng “Chủ yếu đó là tiếng kêu cứu của các em.”