Con người nghe được bao lâu

Nói một cách đơn giản, mức độ mất thính lực của bạn được đo lường theo hai cách, đó là độ to của âm thanh nào đó ở khoảng cách gần có thể mà bạn nghe được và tần số nào khó nghe hơn đối với bạn [như giọng nói của phụ nữ có âm vực cao hơn so với giọng nói của đàn ông].

Mất thính lực rất phức tạp và khác biệt đối với từng người và nó thay đổi theo thời gian. Và bởi vì ngay cả mất thính lực nhẹ cũng liên quan đến suy giảm nhận thức, nên tất cả các mức độ mất thính lực nên được điều trị bằng máy trợ thính hoặc các biện pháp khác dù ở bất kỳ lứa tuổi nào.

Cách đo độ lớn âm thanh:

Độ to của âm thanh chủ yếu được đo bằng đơn vị gọi là decibel [dB]. Ví dụ: đây là các mức decibel cho một số âm thanh phổ biến:

  • Hơi thở: 10 dB
  • Cuộc trò chuyện bình thường: 40-60 dB
  • Máy cắt cỏ: 90 dB
  • Buổi hòa nhạc rock: 120 dB
  • Tiếng súng: 140 dB

Tiếp xúc kéo dài với âm thanh lớn hơn 85 dB có thể gây tổn hại cho thính giác của bạn; âm thanh ở mức 120 dB sẽ làm bạn cảm thấy không thoải mái và 140 dB là ngưỡng đau. Điều này được gọi là mất thính lực do tiếng ồn.

Một cách khác để đo âm thanh là tần số, hoặc cao độ. Tần số được đo bằng Hertz [Hz]. Khi kiểm tra khả năng nghe, thông thường kỹ thuật viên sẽ đo trong phạm vi từ 250 Hz đến 8000 Hz vì nó bao gồm các tần số của giọng nói, phạm vi quan trọng nhất để giao tiếp.

Các mức độ mất thính lực

Khi đi thính lực, các chỉ số về dB và Hz cho biết mức độ mất thính giác của bạn ở mỗi tai.

Mất thính lực rất nhẹ: Khi bạn mất thính lực ở mức độ này, bạn không thể nghe thấy âm thanh nhỏ hơn khoảng 15 đến 20 dB, chẳng hạn như thì thầm hoặc tiếng lá xào xạc. Mặc dù mức độ này nằm dưới ngưỡng mà hầu hết các bác sĩ lâm sàng kết luật mất thính giác ở người trưởng thành, tuy nhiên mức độ khiếm thính này vẫn có thể khiến việc nghe lời nói trở nên khó khăn. Trên thực tế, ở trẻ em, mức độ khiếm thính này thường được chỉnh định đeo máy trợ thính để hỗ trợ phát triển ngôn ngữ.

Mất thính lực nhẹ: Nếu các cuộc trò chuyện 1 – 1 đều ổn, nhưng bạn lại gặp khó khăn trong việc hiểu một số từ khi có nhiều tiếng ồn xung quanh, bạn có thể bị mất thính lực nhẹ. Về mặt kỹ thuật, nó được định nghĩa là bị mất thính lực từ 26 đến 40 dB ở tần số giọng nói.

Mất thính lực trung bình: Ở cấp độ này, bạn thường yêu cầu mọi người lặp lại nhiều lần trong các cuộc trò chuyện qua mạng và trên điện thoại. Những người bị mất thính lực ở mức độ này không thể nghe thấy âm thanh thấp hơn 40-69 dB. Cả mất thính lực nhẹ và trung bình thường có thể được chỉnh định và có nghe hiệu quả với máy trợ thính tiêu chuẩn.

Mất thính lực nặng: Nếu bạn không thể nghe người nói nếu không sử dụng máy trợ thính hoặc thiết bị khuếch đại khác, hoặc bạn có xu hướng dựa vào việc đọc môi để hiểu cuộc hội thoại, thì bạn có thể bị mất thính lực nghiêm trọng. Những người bị mất thính lực ở mức độ này không thể nghe thấy âm thanh thấp hơn 70-94 dB.

Mất thính lực sâu, trầm trọng: Nếu bạn bị mất thính lực trầm trọng, bạn chỉ có thể nghe thấy những tiếng ồn lớn hoặc âm thanh rất to và cảm thấy khó hiểu các cuộc nói chuyện nếu không có máy trợ thính hoặc cấy ốc tai điện tử. Bạn có thể thích sử dụng ngôn ngữ ký hiệu để giao tiếp hơn. Những người bị mất thính lực ở mức độ này không thể nghe thấy âm thanh thấp hơn 95 dB.

Vậy làm sao bạn biết được mình bị mất thính lực ở mức độ nào?

Vậy làm thế nào để bạn biết nếu bạn bị mất thính lực - và ở mức độ nào? Hãy đặt một cuộc hẹn với một chuyên gia chăm sóc sức khỏe có trình độ hoặc một trung tâm thính lực để được đo một cách chính xác.

Chuyên gia chăm sóc sức khỏe thính giác sẽ  thực hiện một loạt các bài kiểm tra thính giác. Kết quả của việc đánh giá được thể hiện trên thính lực đồ, biểu đồ của những âm thanh mà bạn nghe được trong quá trình kiểm tra. Dưới đây, một ví dụ về thính lực đồ của người bị mất thính lực tần số cao từ nhẹ đến trung bình. Như bạn có thể thấy, ngưỡng nghe ở mỗi tai không phải lúc nào cũng giống nhau.

Trong trường hợp này, người này không thể nghe thấy âm thanh cao [dải 4.000-8.000 Hz] trừ khi chúng khá to. Điều này sẽ làm cho việc nghe lời nói trở nên khó khăn. Mất thính lực tần số cao là một dạng mất thính lực khá phổ biến đối với những người bị mất thính lực liên quan đến tuổi tác. Một số người có thể khó khăn để nghe âm thanh tần số thấp và các dải âm thanh khác.

Dựa trên kết quả và thông tin về lối sống mà bạn chia sẻ, chuyên gia chăm sóc sức khỏe thính giác sẽ có thể đề xuất một quá trình điều trị, có thể bao gồm việc mua máy trợ thính và đăng ký vào các lớp trị liệu thính giác. Hãy nhớ rằng, mất thính lực nếu không được điều trị sẽ khiến bạn có nguy cơ phát triển một loạt các vấn đề liên quan đến sức khỏe khác, bao gồm trầm cảm, mất trí nhớ và bệnh Alzheimer.

Tác giả Debbie Clason,

Dịch từ: www.healthyhearing.com

Trong bài này sẽ giới thiệu sơ qua cho bạn về khái niệm cường độ âm thanh dB là gì và cách nó tác động đến cơ thể con người.

Chỉ số dB là gì?

dB hay đề-xi-ben [decibel] là đơn vị dùng để đo cường độ âm thanh, hiển thị độ mạnh yếu của âm thanh phát ra. Số dB càng lớn thì tức là âm thanh càng mạnh. Nếu âm thanh có cường độ quá nhỏ thì tai của con người sẽ không thể cảm giác được và sẽ không nghe được, còn nếu âm thanh có cường độ quá lớn thì sẽ gây đau tai, thậm chí có thể gây thủng màn nhĩ và điếc ngay lập tức.

Thông thường, cơ thể con người chỉ chịu đựng được cường độ âm thanh từ 125dB đổ xuống. Nếu phải nghe những âm thanh có cường độ lớn hơn mức này, cơ thể sẽ bắt đầu cảm thấy khó chịu, lâu dần sẽ bị tổn thương thính giác và thần kinh, nghiêm trọng có thể gây ra thương tật vĩnh viễn như điếc hoặc xuất huyết não.

Xem thêm: Burn-in tai nghe là gì và tại sao cần phải burn-in tai nghe mới?

Ngoài ra, khả năng cảm nhận cường độ âm thanh của mỗi người cũng là khác nhau. Mặc dù giới hạn cao nhất cho cường độ âm thanh an toàn là 100dB, nhưng tùy vào tai của chính mình mà bạn nên chỉnh mức âm lượng thích hợp mỗi khi sử dụng tai nghe và loa. Nếu ở mức âm lượng mà mọi người nói là bình thường nhưng riêng bạn lại thấy khó chịu hay nhức đầu khi nghe thấy thì bạn vẫn nên chỉnh âm lượng xuống nhỏ hơn cho đến khi nào cảm thấy thoải mái.

Dùng tai nghe âm lượng bao nhiêu dB phù hợp?

​Thông thường, ngưỡng chói tai của tai nghe với người là 140dB. Tuy nhiên một vài trường hợp khác có ngưỡng chói tai ở mức 85dB, một số người khác thì ở ngưỡng 115dB.

Bạn có thể tham khảo các mức cường độ âm thanh dB dưới đây để tham khảo:

  • Dưới 80 dB: Ngưỡng tai nghe được bình thường.
  • Từ 80 dB đến 90 dB: Có mức độ nguy hiểm. Bạn nên tìm cách hạn chế cường độ âm thanh.
  • Ở mức 90 dB: Mức độ nguy hiểm của cường độ âm thanh, tai con người chỉ chịu tối đa được 1 giờ.
  • Ở mức 100 dB: Nếu không mang thiết bị bảo vệ, con người chỉ chịu tối đa được 15 phút. 

Nếu tiếp xúc với tiếng ồn có cường độ dB càng cao trong một thời gian dài thì tai sẽ chịu tổn thương và có thể dẫn đến điếc tai, rất nguy hiểm. Do đó, bạn chỉ nên sử dụng tai nghe ở mức âm lượng phù hợp với cường độ âm thanh trong mức cho phép.

Xem thêm: Trở kháng tai nghe là gì? Tìm hiểu ý nghĩa độ trở kháng trên tai nghe

Cách đo chỉ số cường độ âm thanh dB

Cách chuẩn xác nhất để đo cường độ âm thanh đó là dùng những thiết bị chuyên dụng, có giá đa dạng từ vài trăm nghìn đồng đến vài chục triệu đồng.

Còn với người dùng phổ thông có nhu cầu muốn đo cường độ tiếng ồn xung quanh nhà mình, bạn có thể sử dụng các ứng dụng trên smartphone.

Đối với người dùng Apple, bạn có thể dùng ứng dụng Decibel X. Đây là ứng dụng được tin tưởng và có độ chính xác, có thể sử dụng trên cả iPhone, iPad và Apple Watch.

Tải tại đây

Với người dùng Android, bạn có thể dùng ứng dụng Sound Meter với độ chính xác cũng không hề kém cạnh và giao diện trực quan dễ sử dụng.

Tải tại đây

Xem thêm:

Con người phát triển ngôn ngữ bằng cách nghe và thính giác chính là cơ sở để xây dựng kĩ năng cảm xúc – xã hội, kĩ năng nhận thức và sau đó là khả năng đọc hiểu và các kỹ năng học tập.

Ngày nay, sự tiến bộ của khoa học công nghệ, vật lý học, âm thanh học, quang học... đã giúp thầy thuốc hiểu biết một cách thấu đáo về đường dẫn truyền thính giác, giúp công tác kiểm tra và chẩn đoán các bệnh liên quan đến thính lực một cách hữu hiệu.

Thính giác của người bình thường không hoàn toàn giống nhau. Chỉ số bình quân khi đo thính lực ở những thanh niên không bị bệnh tai mũi họng được chọn là chuẩn mực cho người bình thường. Vùng âm thanh nghe được của tai người nằm trong dải từ 16 - 20.000 Hz [Hertz], mỗi tần số có ngưỡng nghe tối thiểu và tối đa. So sánh với thính giác của một số loài vật thì thính giác người còn thua kém, ví dụ: dơi, chuột, mèo... sẽ nghe được tần số 60.000 Hz, có loài dơi còn nghe được 100.000 Hz.

Tiếng nói con người nằm trong vùng nhạy cảm nhất của trường âm thanh nghe được, nằm trong khoảng tần số 250 - 4.000 Hz, độ nhạy cảm của thính lực đạt tối đa ở vùng tần số 1000 - 2000 Hz. Về cường độ, tiếng nói thông thường nằm trong khoảng 30 - 70 dB [nói nhỏ: 30 - 35 dB, nói vừa 55 dB, nói to 70 dB]. Vì vậy, sự giảm sút thính lực trong vùng âm thanh của tiếng nói được nhiều người chú ý và nhận biết, tuy nhiên người ta ít quan tâm hơn đến sự giảm sút thính giác ở các vùng âm thanh khác. Các máy đo thính lực thông thường chỉ đo khả năng nghe trong khoảng tần số 125 - 8000 Hz.

Về cường độ, sự giảm sút về sức nghe lên đến 30dB mới được người bệnh cảm nhận và chú ý. Vì vậy nhiều người bị giảm sút khoảng 25 dB trở xuống không hề cảm thấy khó khăn gì trong đời sống. Một lúc nào đó, người bệnh bị “cảm, cúm”, sức nghe giảm thêm 5 dB bỗng nhiên người ta mới biết mình nghe kém. Có người hoàn toàn không nghe được âm thanh có tần số từ 8000Hz trở lên, điều đó không ảnh hưởng gì lớn lao đến cuộc sống.

Thính giác của người bình thường không hoàn toàn giống nhau

Đo thính lực là trình bày biểu đồ minh họa khả năng nghe khả dụng của một người và mức độ nghe kém ở mỗi bên tai của người đó. Các con số của biểu đồ thính lực dao động trong khoảng từ 125 đến 8000 Hz. Trong khi kiểm tra thính lực, chuyên viên sẽ mở một âm thanh với một tần số thích hợp nào đó, ở cùng một thời điểm. Âm thanh nhỏ nhất mà người ta có thể nghe được ở mỗi tần số sẽ được đánh dấu trên thính lực đồ đó cùng với cường độ, đây gọi là "ngưỡng nghe".

Kiểm tra thính lực nếu có thể nên thực hiện trước khi trẻ được 6 tháng tuổi

Đối với người lớn, khi có dấu hiệu giảm thính lực có thể nhanh chóng phát hiện ra. Tuy nhiên trẻ em thì không thể nhận biết điều đó. Những đứa trẻ được phát hiện giảm thính lực muộn [ví dụ khi trẻ đã được 2 - 3 tuổi] có thể phải gánh chịu những khuyết tật về thính giác vĩnh viễn, không thể sửa chữa được về khả năng phát âm, phát triển ngôn ngữ và nhận thức. Hầu hết các trường hợp mất thính lực vĩnh viễn là do sự phá hủy hoặc mất chức năng của thần kinh thính giác, không thể dẫn truyền tín hiệu âm thanh từ tai trong tới não.

Chỉ có khoảng một nửa các trường hợp mất thính lực có thể xác định được nguyên nhân, hầu hết là do mắc phải trong quá trình mang thai và sinh đẻ hoặc do các nguyên nhân có yếu tố di truyền. Do đó, kiểm tra thính lực nếu có thể nên thực hiện trước khi trẻ được 6 tháng tuổi.

Hiện nay, tại Bệnh viện Đa Khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng có triển khai dịch vụ Đo thính lực đơn âm và đo nhĩ lượng. Đây là phương pháp khách quan, có thể sử dụng cho những trường hợp không hợp tác, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Các bước thực hiện kiểm tra thính lực với máy mới, tốt: KARNSTORCH [nhập khẩu Đức].

  • Kiểm tra máy
  • Khám tai, nếu có ráy tai cho đi lấy
  • Chọn núm tai phù hợp
  • Hướng dẫn bệnh nhân ngồi yên khi đo, không giơ tay, không nói chuyện.
  • Bật máy, đặt đầu dò vào ống tai, khi đèn màu xanh báo hiệu đầu dò đặt đúng vị trí, tiến hành đo theo cài đặt của máy. Đo từng tai một để có kết quả chính xác nhất.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề