Công chúa phất kim lấy chồng năm bao nhiêu tuổi năm 2024

Những cuộc cưới xin của các công chúa nhà Nguyễn đã được Léon Sogny, chánh mật thám Trung Kỳ, ghi lại trong một bài báo đăng trên Tập san Hội Đô thành hiếu cố [B.A.V.H] năm 1934, trong đó có nhiều chi tiết mà chúng ta ngày nay thấy lạ lùng, thú vị.

Dò danh sách ‘bắt’ chồng cho công chúa

Sogny viết rằng, theo truyền thống của hoàng gia, khi một cô công chúa đến tuổi cập kê, nhà vua sẽ chỉ dụ cho bộ Lại và bộ Binh lập danh sách các con, cháu và chắt các công thần thuộc nhất và nhị phẩm trong hệ thống quan lại.

Danh sách đó ghi họ tên, tuổi và quê quán các chàng trai trẻ, được dâng lên vua cùng tờ tấu chi tiết. Những người được chọn phải đạt tối thiểu 16 tuổi, không có dị tật, thông minh và dễ coi. Khi nhận được danh sách đó, hoàng thượng ra chỉ dụ chỉ định một vị hoàng thân làm nhiệm vụ chủ hôn, một vị đại thần làm “chiếu liệu” [người ra lệnh].

Cả hai vị này phải là người có gia thất đề huề và có nhiều con cháu. Hai vị đại thần đó phải theo danh sách mà chọn ứng viên làm phò mã, tối thiểu là 5 người, có nhân thân tốt và tuổi cũng phải hòa hợp với người vợ tương lai. Và theo quan sát của viên quan mật thám người Pháp, thì phong tục của người Việt Nam muốn rằng, để thích hợp nhất thì gái hơn hai, hoặc trai hơn một tuổi.

Khi nhà vua chấp nhận ứng viên nào, sẽ điểm một dấu son dưới tên người được chọn, vị chủ hôn sẽ chính thức báo tin cho nhà trai. Bấy giờ người ta sẽ chuẩn bị các nghi thức đầu tiên.

Công chúa và phò mã nhà Nguyễn năm 1907. Ảnh tư liệu của B.A.V.H.

Chuyện bi hài thời Tự Đức

Dù làm việc ở Việt Nam đầu thế kỷ 20, nhưng Sogny vẫn kể lại câu chuyện thú vị về hôn thú của các công chúa triều Nguyễn trước đó cả nửa thế kỷ rất sống động. Chuyện là sau khi vua Thiệu Trị băng hà [1847], triều đình phải để tang. Vua Tự Đức phải để tang ba năm, và tất nhiên trong thời gian đó, trong triều hoàn toàn không được tổ chức hôn lễ nào.

Sang năm Tự Đức thứ tư [1851], có không dưới 30 công chúa trong số con gái của vua Minh Mạng và Thiệu Trị chưa lấy chồng. Trong số đó, có những công chúa không còn trẻ trung gì và đã quá tuổi đào tơ từ lâu.

Do đó, Sogny đã nghe kể lại các câu chuyện rằng lúc đó, phần lớn các con của các đại thần có khả năng được chọn vào danh sách làm phò mã, đã phải... chạy khỏi kinh thành, vì vị trí người chồng tương lai cho công chúa đó không lấy gì làm hứng thú, vì ngoài vấn đề tuổi tác, thì một số bà công chúa cũng không phải là người sắc nước hương trời.

Vì số con em của các công thần không đủ, người ta đã phải mở rộng đến con các quan tam phẩm, và cách thức làm như sau: Viết tên các công tử vào giấy rồi rút thăm. Cô công chúa rút ra bất kỳ một tờ nào, trúng tên ai thì sẽ lấy người đó. Tất nhiên sẽ có những trường hợp thất vọng.

Tất nhiên các phò mã sẽ được nhận nhiều quyền lợi xứng đáng từ triều đình, như được lĩnh 3.000 quan tiền để mua một nhà ở gọi là phủ hay đệ, 30.000 quan để mua quần áo, đồ trang sức và đồ dùng.

Các vật dụng nhà trai cần sắm là: một bộ triều phục cho phò mã, một cái mũ có 5 con phượng gắn san hô và kim cương, một cái đai nạm vàng, một đôi hoa tai bằng vàng, một cái hộp nhỏ bằng vàng đựng đồ trang điểm, một cái gương có khung cẩn xà cừ và vàng, một cái hộp nạm vàng và xà cừ đựng đồ uống trà, một cái ống nhổ bằng vàng, nhiều tấm gấm thêu và lụa cải hoa, những đôi hài thêu và bít tất…

Sau đó là bàn ghế, tủ, bát đĩa và đồ dùng làm bếp. Ngoài ra, phò mã còn sắm cả một chiếc thuyền bồng và nhiều vật dụng khác.

Người phò mã còn được cấp 50 tên lính để hầu cận, do một viên đội chỉ huy và do triều đình trả lương.

Theo quy định, các cô công chúa chỉ được thấy mặt vị hôn phu vào ngày đám cưới. Nhưng nhiều cô cũng tìm cách để biết trước mặt người được chọn cho mình, như bí mật dò hỏi các bà mệnh phụ hay xin nấp ở trong cung để quan sát người chồng tương lai qua những bức mành hay bình phong, khi họ được triệu vào cung.

Theo Sogny, hôn lễ cuối cùng của công chúa triều Nguyễn là vào năm 1907, đó là công chúa Tân Phong, em của vua Thành Thái, lấy Nguyễn Hữu Khảm, con của cố Kinh lược sứ Bắc Kỳ Nguyễn Hữu Độ.

Ni sư Hạnh Liên đã nhanh trí cắt tóc trái đào cho Mỹ Phương để ám hiệu với gia đình rằng: “Con đã có nhà chùa che chở, cha mẹ hãy yên tâm kháng chiến”.

Sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, năm 968 Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, Đại Việt sử ký toàn thư chép sự kiện: "Bầy tôi dâng tôn hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng Đế" và "Vua mở nước, lập đô, đổi xưng Hoàng đế".

Trong 12 sứ quân bại trận dưới tay vua Đinh, Ngô Nhật Khánh là lãnh đạo tàn dư cuối cùng của nhà Ngô, chính là sứ quân hàng phục sau cùng, ược phong làm phò mã nhà Đinh, kết duyên với công chúa Phất Kim.

Theo một số ghi chép: Sắc đẹp của công chúa Phất Kim đã khiến cho Ngô Nhật Khánh si mê ngay từ phút đầu gặp mặt. Nhật Khánh nhiều lần ngỏ ý với nàng nhưng đều bị nàng từ chối.

Đinh Bộ Lĩnh. Ảnh: Viettoon

Nhìn ra tâm tư và đoán được con người Ngô Nhật Khánh vẫn luôn nuôi tính chuyện phục thù nên vua Đinh Tiên Hoàng đã gọi công chúa Phất Kim đến và nói:

"Tướng quân Ngô Nhật Khánh là người thao lược vào bậc nhất nhưng chưa thực sự tận trung vì sự nghiệp của cha, giặc Tống và Giặc Chiêm đang lăm le bờ cõi, nếu được Nhật khánh giúp thêm vây cánh thì Đại Cồ Việt ta còn gì bằng...

Cha muốn con ưng thuận lời thỉnh cầu của Nhật Khánh, để lấy tình phu phụ thuyết phục Nhật Khánh giữ trọn đạo hiếu trung". Công chúa Phất Kim theo lời cha đồng ý nên duyên với Ngô Nhật Khánh.

Tình thân giữa hai nhà Đinh – Ngô ngỡ tưởng từ đây sẽ bền chặt. Thế nhưng sứ quân Ngô Nhật Khánh, vốn dòng dõi vương quyền, có tài thao lược, bị Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp, nên vẫn nuôi chí phục thù, những mong dựng lại cơ đồ nhà Ngô đã đổ nát từ những năm trước.

Tiến thoái lưỡng nan

Vốn là người có tầm nhìn chiến lược, Ngô Nhật Khánh muốn lợi dụng việc vua Đinh Tiên Hoàng lập em cùng mẹ khác cha là Đinh Hạng Lang làm thái tử để mưu đồ tập trung quyền lực trong tay, thế nhưng Nam Việt Vương Đinh Liễn đã đi trước một bước lập mưu giết chết Hạng Lang.

Theo chính sử, việc vua Đinh Tiên Hoàng không trừng phạt Đinh Liễn chính là nguyên nhân thúc giục Ngô Nhật Khánh bỏ sang đầu hàng Chiêm Thành.

Theo sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục: "….Một hôm, sau khi nhận được mật thư của vua Chiêm thông báo sẵn sàng chu viện binh lính đánh Đại Cồ Việt, Ngô Nhật Khánh đem vợ chạy sang Chiêm Thành".

"Ngô Nhật Khánh dẫn vợ là công chúa đi trốn. Tới cửa biển Nam Giới [tức là cửa Sót, nằm ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh ngày nay], hắn rút dao bên mình ra, xẻo má vợ mà kể tội:

"Cha mày đã lừa gạt để ức hiếp mẹ con ta. Ta có đâu lại vì mày mà bỏ qua tội ác của cha mày. Thôi, mày hãy trở về, ta sẽ một thân một mình đi tìm ai có thể cứu được ta…". Nói xong, Phò mã sang thuyền chiến cạnh đó hối thúc quân chèo, bỏ lại công chúa.

Công chúa Phất Kim được đưa về Hoa Lư để chạy chữa, dù vết thương sau đó đã lành, nhưng vết sẹo cũng như nỗi đau khổ tủi nhục trong lòng nàng thì không gì có thể chữa nổi.

Thân là công chúa, phò mã của mình lại đầu hàng địch mưu đồ chống lại vua cha, bản thân nàng cũng bị chồng rạch mặt, ruồng bỏ vì thù hận. Sau đó không lâu, công chúa xuống tóc đi tu tại một ngôi chùa ở kinh thành Hoa Lư.

Cái chết lặng lẽ đầy tủi khổ

Vết thương cũ còn chưa lành thì công chúa nghe tin vua cha và anh cả Đinh Liễn bị Đỗ Thích sát hại. Giữa lúc ấy lại thêm tin xấu, theo Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết vào năm Kỷ Mão [979]:

"Phò mã Ngô Nhật Khánh dẫn thuyền quân Chiêm Thành hơn nghìn chiếc vào cướp, muốn đánh thành Hoa Lư, theo hai cửa biển Đại Ác và Tiểu Khang, qua một đêm, gặp gió bão nổi lên, thuyền đều lật đắm, Nhật Khánh cùng bọn người Chiêm đều chết đuối, chỉ có thuyền của vua Chiêm thoát trở về nước…".

Công chúa càng trở nên đau đớn, xót xa và tủi nhục đến tuyệt vọng. Nàng nhảy xuống giếng nước lầu Vọng Nguyệt, phía tây bắc kinh thành Hoa Lư tự vẫn.

Đền thờ Công chúa Phất Kim ở Hoa Lư

Nhân dân cảm phục, tiếc thương, lập đền thờ nàng ngay trên nền nhà của cung Vọng Nguyệt, nơi trước đây nàng đã ở. Chiếc giếng nàng nhảy xuống tự vẫn đến nay vẫn còn trước của đền. Các triều đại sau đều sắc phong cho nàng là Tiết liệt trung trinh.

Tham khảo từ:

- Theo báo Đời sống và pháp Luật 03/11/2013

- Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục

- Đại Việt sử ký toàn thư

- "Về quê hương của Ngô Quyền" - Trần Quốc Vượng - Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Hà Nội, số 101, tháng 8/1967, tr. 60-62

Công chúa và quan chưa ai cao hơn?

Hoàng nữ, tức con gái Hoàng đế, phong là Công chúa [公主], trật Chính nhất phẩm; Con gái Hoàng thái tử phong là Quận chúa [郡主], trật Tòng nhất phẩm; Con gái Thân vương phong là Huyện chúa [縣主], trật Chính nhị phẩm [Tân Đường thư ghi Tòng];

Công chúa lấy chồng gọi là gì?

Vào triều Nguyễn, công chúa lấy chồng được gọi là “hạ giá”, tức là gả xuống, hạ xuống mà lấy chồng. Bởi thân là hoàng đế, cha của các nàng tất nhiên không tìm được nhà thông gia nào ngang hàng với mình, công chúa do đó cũng chẳng tìm được người chồng thực sự môn đăng hộ đối, lấy ai thì cũng là hạ giá mà thôi.

Xu dâu xứ lạ xứ lùng con vua lại lấy hai chồng làm vua?

Con vua lại lấy hai chồng làm vua”. Đây là câu ca dao của người đất xứ Huế nói về chuyện tình cảm riêng tư của một người phụ nữ có số phận đặc biệt - Công chúa Lê Thị Ngọc Bình, sinh ngày 12 tháng 12 năm Giáp Thìn [21/1/1775] - khi bà lấy cả 2 người chồng cùng là đế vương của hai triều đại đối nghịch nhau.

Võ Đức Thánh Trần là ai?

Thiên Thành công chúa [天城公主 1235 - 28 tháng 9, 1288], thường được gọi là Nguyên Từ Quốc mẫu [元慈國母], là một công chúa nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Bà được biết đến rộng rãi với vai trò là phu nhân của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn.

Chủ Đề