Công tác phụ đạo học sinh còn gặp khó khăn trong học tập
Công tác phụ đạo học sinh còn gặp khó khăn trong học tập
Công tác phụ đạo học sinh còn gặp khó khăn trong học tập
Công tác phụ đạo học sinh còn gặp khó khăn trong học tập
Công tác phụ đạo học sinh còn gặp khó khăn trong học tập
Bên cạnh những ưu điểm, việc dạy và học trực tuyến cũng còn nhiều khó khăn. (Ảnh minh họa: Hoàng Mẫn)

Năm học 2021- 2022 diễn ra khi dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường, để đảm bảo công tác dạy và học Ngành Giáo dục đã có những điều chỉnh phù hợp với tình hình dịch bệnh. Dạy học trực tuyến được các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh triển khai nhanh chóng, đảm bảo đúng tiến độ và yêu cầu đề ra.

Tuy nhiên, trong quá trình học tập cũng còn nhiều khó khăn cần phải khắc phục để đảm bảo việc dạy và học trực tuyến đạt hiệu quả như mong muốn.

Có con năm học này bước vào lớp 1, nên gia đình chị V.T.T.L (quận 12) khá lo lắng cho việc học tập trực tuyến của con. Cô giáo chủ nhiệm và các phụ huynh thường xuyên trao đổi để tìm giải pháp tốt nhất, đảm bảo hiệu quả trong mỗi giờ học, song chị L cho biết, tuần đầu, việc học cũng gặp nhiều khó khăn. Do các bé còn nhiều bỡ ngỡ, hình thức học này đối với nhiều gia đình cũng chưa thích nghi ngay, nên trong giờ học còn khá ồn ào do nhiều bé chưa tắt micro, mặc dù cô giáo nhắc nhở rất nhiều lần. Thêm vào đó, đường truyền thời gian đầu cũng chưa ổn định, nên cũng có ảnh hưởng tới quá trình học. Việc này, cô giáo cũng đã dần khắc phục bằng cách nâng cấp đường truyền của gia đình, chuyển qua app khác đảm bảo chất lượng đường truyền ổn định hơn.

Bên cạnh đó, chị L cũng cho biết, hiện chị có 2 bé đang học tiểu học cùng một trường. Phía nhà trường sắp xếp lịch học tới thời điểm này khá khoa học nên không bị chồng chéo. Tuy nhiên, gia đình chỉ bố trí được cho 2 bé học chung một thiết bị, nên việc mỗi giáo viên lựa chọn một App khác nhau để triển khai học trực tuyến đã khiến cho thời gian đầu cũng gặp phải những bối rối nhất định.

Cũng có con học lớp 2, chị N.H.A ở quận 1 chia sẻ: Học trực tuyến với điều kiện phụ huynh ở nhà, nhất là với các bé học sinh cấp bậc tiểu học. Nhưng khi dịch ổn hơn thì phụ huynh phải đến công ty làm việc không thể kèm con được, đây là điều mà có lẽ không chỉ tôi mà rất nhiều phụ huynh đang lo lắng.

Có 3 con đều theo học THCS, chị N.T.L ở quận 3 đã rất đau đầu khi phải điều phối từ xa việc sắp xếp thiết bị học tập cho các con. Do dịch nên các con mình đang bị kẹt lại ở Củ Chi, lịch học giữa các khối lớp khác nhau nên hiện dù chỉ có một chiếc máy tình nhưng vẫn đảm bảo được việc học của các bé. Tuy nhiên, theo học trực tuyến chỉ là giải pháp tạm thời, trong lúc dịch bệnh phức tạp, hình thức học này khó mang lại hiệu quả với học sinh cấp bậc tiểu học và THCS. Vì tuổi này các con còn mải chơi, thiếu tập trung nên buộc phải có người lớn quản lý và theo sát, nếu không kết quả học tập không được như ý - chị L bày tỏ.

Bên cạnh những khó khăn về đường truyền mạng, nhiều phụ huynh cũng tỏ ra lo lắng khi lượng kiến thức của việc dạy học trực tuyến vẫn khá nặng, không thay đổi so với trực tiếp, khiến học sinh áp lực và mệt mỏi. Hay việc chuẩn bị bài giảng một cách phong phú để giúp học sinh tiếp thu dễ hơn vẫn chưa thực sự được chú trọng Đặc biệt, có một thực tế là hiện nhiều học sinh ở các tỉnh thành không có điều kiện để trang bị phương tiện để học.

Ngoài các vấn đề trên, ở các địa phương khác nhau như khu vực đô thị, nông thôn, miền núi lại có những khó khăn rất khó để khắc phục. Ở các vùng ngoại thành một số thành phố lớn, tỷ lệ học sinh không có đủ thiết bị chiếm 20 - 30%.

Theo Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh Dương Trí Dũng, theo thống kê ban đầu có 75.000 em học sinh gặp khó khăn về thiết bị đường truyền, điều kiện kết nối giữa gia đình và nhà trường. Tuy nhiên, sau hơn 1 tuần triển khai học trực tuyến, với sự chung tay hỗ trợ của cộng đồng, chỉ còn 40.000 trường hợp khó khăn.

Bằng các chương trình Sóng và máy tính cho em của Chính phủ cùng với các chương trình của thành phố và địa phương, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh kỳ vọng trong tương lai gần, các trường hợp khó khăn còn lại sẽ được hỗ trợ để đảm bảo điều kiện học tập.

Theo Ngành Giáo dục Bình Phước, tính đến ngày 12/9 toàn tỉnh còn 41.470/199.023 học sinh chưa có thiết bị học trực tuyến, chiếm khoảng 20%. Trong đó, cấp tiểu học có gần 25.800 học sinh thiếu thiết bị học trực tuyến, THCS gần 14.000 học sinh, THPT 438 học sinh. Tỉnh Bình Phước đã thống kê có 2.661 học sinh thuộc hộ nghèo và 2.596 học sinh hộ cận nghèo gặp khó khăn về thiết bị học trực tuyến.

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, dù đã chủ động chuẩn bị các điều kiện để tổ chức dạy học trực tuyến tuy nhiên đến nay, còn khoảng 11.230 học sinh tiểu học chưa có thiết bị học trực tuyến, chiếm 9,72%. Bên cạnh đó, một số phụ huynh chưa sẵn sàng phối hợp cùng giáo viên hỗ trợ cho học sinh trong quá trình học trực tuyến tại nhà. Vì vậy Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh đã đề xuất lùi lịch học của học sinh tiểu học và giáo dục thường xuyên bắt đầu từ ngày 20/9 thay vì ngày 6/9.

Mặc dù còn nhiều khó khăn trong việc triển khai hình thức dạy và học trực tuyến nhưng ngành Giáo giục và Đào tạo các tỉnh đã và đang chủ đồng, đồng lòng, chung sức, phối hợp chặt chẽ cùng với phụ huynh học sinh khắc phục để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học, gắn với công tác phòng, chống dịch hiệu quả./.

Hoàng Mẫn