Công thức tính nợ ngắn hạn trong báo cáo tài chính

Thế giới tài chính thật muôn hình muôn vẻ. Nhưng đối với sếp, chỉ cần am hiểu 1 số chỉ tiêu quan trọng là có thể nắm được cốt lõi của phân tích tài chính.

Bảng tập hợp dưới đây là tâm huyết của TS. Nguyễn Thị Mỹ Dung, được áp dung vào thực tiễn rất thành công trong công tác đánh giá bất kỳ báo cáo tài chính nào. Dũng Nguyễn xin cám ơn TS. Dung và xin đăng tải ra cộng đồng nguồn thông tin quý giá này.

CHỈ TIÊU CÔNG THỨC Ý NGHĨA
1. PHÂN TÍCH CƠ CẤU VỐN KINH DOANH VÀ TÌNH HÌNH ĐẢM BẢO KHẢ NĂNG THANH TOÁN
1. Tỷ số nợ  = Nợ phải trả / Tổng cộng nguồn vốn   x 100  – Phản ánh tỷ lệ vốn vay trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp.
– Tỷ số nợ có giá trị càng cao, khả năng tự chủ của DN càng thấp.
2. Tỷ số tự tài trợ  = Vốn chủ sở hữu / Tổng cộng nguồn vốn x 100 Phản ánh tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của DN. Tỷ số tự tài trợ có giá trị càng cao, khả năng tự chủ của DN

càng lớn.

3. Tỷ số tự tài trợ TSCĐ  = Vốn chủ sở hữu/ Giá trị TSCĐ  x 100 Phản ánh tỷ lệ TSCD được đầu tư bằng vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ tự tài trợ > 1 phản ánh DN có khả năng tài chính lành

mạnh và vững vàng.

4. Hệ số đảm bảo nợ dài hạn
[hiện hành]
 = Giá trị TSCĐ và đầu tư dài hạn / Nợ dài hạn Phản ánh giá trị của tài sản dùng để đảm bảo nợ vay dài hạn. Hệ số đảm bảo nợ dài hạn được đánh giá là an toàn khi có

giá trị bằng 2.

5. Vốn luân chuyển  = Tổng tài sản ngắn hạn – Tổng nợ ngắn hạn Phản ánh số tiền hiện được tài trợ từ các nguồn dài hạn
mà không phải chi trả trong thời gian ngắn hạn.
6. Hệ số thanh toán ngắn hạn  = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn Phản ánh mối quan hệ tương đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn.
Hệ số thanh toán được các chủ nợ chấp nhận là bằng 2.
7. Hệ số thanh toán nhanh  = [Tiền + Đầu tư chứng khoán ngắn] / Nợ ngắn hạn Phản ánh mối quan hệ giữa các loại tài sản ngắn hạn có khả năng chuyển nhanh thành tiền để thanh toán nợ

ngắn hạn. Hệ số này thường biến động từ 0,5 đến 1.

8. Hệ số thanh toán chung [Lần]  = Tổng cộng tài sản / Tổng cộng nợ phải trả Phản ánh khả năng thanh toán chung của DN.
Hệ số có giá trị càng lớn, khả năng thanh toán càng cao.
2. PHÂN TÍCH CÁC KHOẢN PHẢI THU CỦA KHÁCH HÀNG – CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN
9. Số vòng luân chuyển các
khoản phải thu
 = Tổng doanh thu bán chịu / Số dư Bq các khoản phải thu K.H Phản ánh trong một kỳ kinh doanh các khoản phải thu
quay được mấy vòng
10. Kỳ thu tiền bình quân
của doanh thu bán chịu [Ngày]
 = Số ngày của kỳ / Số vòng luân chuyển của các
khoản phải thu của khách hàng
Phản ánh một vòng quay của các khoản phải thu của khách hàng cần bao nhiêu ngày kỳ thu tiền bình quân không được

quá  [1 + 1/3] số ngày của kỳ hạn thanh toán.

Hoặc Kỳ thu tiền Bq có thể tính theo công thức  =  Số dư Bq các khoản phải thu K.hàng/ Tổng doanh thu bán chịu  x 365 ngày
11. Số vòng luân chuyển
các khoản phải trả
 = Tổng tiền hàng mua chịu / Số dư bình quân
các khoản phải trả
Phản ánh trong một kỳ kinh doanh, các khoản phải trả
quay được mấy vòng.
12. Thời gian quay vòng
của các khoản phải trả
 = Số ngày của kỳ / Số vòng luân chuyển của
các khoản phải trả
Phản ánh một vòng quay của các khoản phải trả người bán
cần bao nhiêu ngày.
3. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
13. Sức sản xuất của tổng TS  = Doanh thu thuần [hoặc tổng giá trị sx] / Tổng tài sản Bq Phản ánh một đồng tài sản sử dụng bình quân trong kỳ đã tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần [hoặc giá trị sản xuất].
14. Sức sinh lời của tổng TS  = Lợi nhuận trước thuế [hoặc sau thuế] / Tổng tài sản Bq Phản ánh một đồng tài sản sử dụng bình quân trong kỳ đã
tạo ra được bao nhiêu đồng lãi thuần trước thuế [sau thuế].
15. Suất hao phí của tổng TS  = Tổng tài sản bình quân / Doanh thu thuần
[lợi nhuận thuần, giá trị sx]
Phản ánh để tạo ta một đồng doanh thu thuần [lãi thuần,
giá trị sản suất] trong kỳ cần bao nhiêu đồng tài sản.
16. Sức sản xuất của TSCĐ  = Doanh thu thuần        / Nguyên giá bình quân của TSCD
[hoặc giá trị sản xuất]      hoặc giá trị còn lại bình quân]
Phản ánh một đồng nguyên giá  [hoặc giá trị còn lại] của tài sản cố định sử dụng bình quân trong kỳ đã tạo ra được

bao nhiêu đồng doanh thu thuần [hoặc giá trị sản xuất].

17. Sức sinh lời của TSCĐ  = Lợi nhuận trước thuế [hoặc sau thuế] / Nguyên giá Bq Phản ánh 1 đồng nguyên giá [hoặc giá trị còn lại] của tài sản cố định sử dụng bình quân trong kỳ đã tạo ra được bao

nhiêu đồng lãi thuần trước thuế [sau thuế].

18. Sức hao phí của TSCĐ  = N.giá bình quân [hoặc giá trị còn lại Bq] / Doanh thu thuần
của TCCĐ
Để tạo ra một đồng doanh thu thuần [lãi thuần,giá trị sản xuất] trog kỳ cần bao nhiêu đồng nguyên giá [hoặc gía trị còn lại] của tài sản cố định.
19. Sức sản xuất của TS
ngắn hạn
 = Doanh thu thuần [hoặc giá trị sản xuất] / TS ngắn hạn Bq Phản ánh một đồng tài sản ngắn hạn sử dụng bình quân trong
kỳ đã tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần [giá trị sản xuất].
20. Sức sinh lời TS ngắn hạn  = Lợi nhuận thuần trước thuế [hoặc sau thuế] / TS ngắn hạn Bq Phản ánh một đồng tài sản sản ngắn hạn sử dụng bình quân trong kỳ đã tạo ra được bao nhiêu đồng lãi thuần trước thuế [sau thuế].
21. Suất hao phí tài sản ngắn hạn  = Tài sản ngắn hạn bình quân / Doanh thu thuần Phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu thuần [lãi thuần,
giá trị sản xuất] trong kỳ cần bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn.
22. Hệ số quay  vòng hàng tồn kho  = Giá vốn hàng bán / Hàng hóa tồn kho bình quân Phản ánh mối quan hệ giữa khối lượng hàng hóa
đã bán với hàng hóa đã bán với hàng hóa dự trữ trong kho.
23. Số ngày bình quân của
một vòng quay kho
 = 365 / Hệ số quay vòng hàng tồn kho Phản ánh độ dài của thời gian dự trữ hàng hóa và
sự ung ứng hàng dự trữ cho số ngày ấy.
24. Hệ số lợi nhuận trên
vốn kinh doanh
 = Lợi nhuận thuần sau thuế / Vốn kinh doanh bình quân Phản ánh 1 đồng vốn kinh doanh đem lại mấy
đồng lợi nhuận trong kỳ.
25. Hệ số lợi nhuận trên
doanh thu thuần
 = Lợi nhuận thuần sau thuế / Doanh thu thuần Phản ánh 1 đồng doanh thu thuần đem lại mấy đồng
lợi nhuận thuần trong kỳ.
26. Hệ số lợi nhuận trên
tổng thu trong kỳ
 = Lợi nhuận thuần sau thuế / Tổng thu trong kỳ Phản ánh 1 đồng tổng thu đem lại mấy đồng lợi
nhuận thuần trong kỳ.
27. Suất hao phí của vốn  = Vốn kinh doanh bình quân / Lợi nhuận thuần sau thuế Phản ánh số vốn cần đầu tư để được 1 đồng lợi
nhuận thuần sau thuế.
28. Hệ số lợi nhuận trên
vốn chủ sở hữu
 = Lợi nhuận thuần sau thuế / Vốn chủ sở hữu Bq Phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu.
4. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỔ PHẦN
29. Tỷ suất lợi nhuận của
vốn sử dụng
 = Lãi thuần sau thuế / Vốn cổ phần bình quân Phản ánh thu nhập trên vốn cổ đông bình quân trong kỳ
30. Thu nhập của một
cổ phiếu thường
 = [Lãi sau thuế – Cổ tức của CP ưu đãi] / Số lượng CP thường
đang lưu thông Bq
Phản ánh thu nhập bình quân của cổ phiếu thường trong kỳ
31. Tỷ giá thị trường/ thu nhập
của mỗi CP thường
 = Giá thị trường của 1cổ phiếu / Thu nhập của 1 cổ phiếu thường Phản ánh ở một mức độ nhất định tiềm năng phát triển và
sự đánh giá của thị trường đối với khả năng sinh lời của DN.
32. Tỷ lệ trả lãi cổ phần  = Tiền mặt trả cổ tức mỗi cổ phiếu thường / Thu nhập mỗi 1 cổ
phiếu thường
Phản ánh tỷ lệ số thu nhập của cổ phiếu thường được
chi trả lãi.
33. Tỷ suất sinh lãi cổ phần  = Tiền mặt phải trả cổ tức  / Thị giá cổ phiếu thường
mỗi cổ phiếu thường
Phản ánh tỷ lệ hoàn vốn tổng quát cho chu kỳ đầu tư
vào cổ phiếu.
5. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH
34. Tỷ lệ lãi gộp  = Lãi gộp / Doanh thu thuần Phản ánh quan hệ giữa lãi gộp với doanh thu.
35. Tỷ lệ lãi thuần từ HDKD
trước thuế
 = Lãi thuần từ HDKD trước thuế / Doanh thu thuần Phản anh quan hệ giữa lãi thuần với doanh thu.

Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • caác hệ thống quản lý tồn kho
  • DE TAI PHAN TICH TY SO SINH LOI TRONG BCTC
  • công thức phân tích báo cáo tài chính
  • chi so dar nghia la gi
  • cach phan tich ty so sinh loi cua bctc
  • cách chỉ tiêu nào quan trọng trong báo cáo tài chính của ngân hàng
  • các đầu tài khoản trên báo cáo tài chính ngân hàng
  • các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính
  • cac chi so tai chinh trong bao cao tai chinh
  • ý nghĩa hệ số vòng quay khoản phải thu
  • ,

    Video liên quan

    Chủ Đề