Công trình kiến trúc tiêu biểu của ấn độ được xây dựng dưới thời vua sa

Từ thế kỉ XIII, Ấn Độ bị xâm chiếm bởi thế lực nào?

Vị vua nào được nhân dân Ấn Độ suy tôn là “Đấng chí tôn”?

Nguyên nhân chính nào khiến Ấn Độ bị người Hồi giáo xâm chiếm ở thế kỉ XI?

Vương triều Hồi giáo Đê-li được thành lập do

Công trình kiến trúc tiêu biểu của ấn độ được xây dựng dưới thời vua sa

Ấn Độ tên gọi chính thức là Cộng hòa Ấn Độ, là một quốc gia tại Nam Á. Đây là quốc gia lớn thứ bảy về diện tích, và đông dân thứ nhì trên thế giới với trên 1,33 tỷ người. Ấn Độ là một nước cộng hòa lập hiến liên bang theo thể chế nghị viện, gồm có 29 bang và 7 lãnh thổ liên bang. Ấn Độ là một xã hội đa nguyên, đa ngôn ngữ và đa dân tộc. Đây cũng là nơi có sự đa dạng về loài hoang dã trong nhiều khu vực được bảo vệ.

Du lịch ở Ấn Độ cho phép bạn gặp gỡ nhiều người từ các tín ngưỡng lớn của thế giới, tìm hiểu các nghi lễ đền thờ được thực hiện từ thời của các Pharaoh Ai Cập và xem các tòa nhà cổ được dựng lên từ nhiều thế kỷ trước.

Công trình kiến trúc tiêu biểu của ấn độ được xây dựng dưới thời vua sa
Ấn Độ là một đất nước rộng lớn với nhiều tôn giáo và nhiều nền văn hóa khác nhau có thể khiến du khách hoang mang khi lần đầu ghé thăm.

Phần nhiều kiến trúc Ấn Độ bao gồm Taj Mahal, các công trình theo kiến trúc Mogul, và kiến trúc Nam Ấn, là sự pha trộn giữa các truyền thống bản địa cổ xưa với các phong cách nhập ngoại. Kiến trúc bản xứ cũng mang tính vùng miền cao. Học thuyết Vastu shastra dịch theo nghĩa đen là “khoa học xây dựng” hay “kiến trúc”, và được gán cho những người mang tước vị Mamuni Mayan, khám phá xem các quy luật của thiên nhiên ảnh hưởng thế nào đến chỗ ở của con người; nó sử dụng các điều chỉnh hình học và định hướng chính xác để phản ánh nhận thức về cấu trúc vũ trụ. Khi áp dụng trong kiến trúc đền Ấn Độ giáo, nó chịu ảnh hưởng từ Shilpa Shastras, một loạt các văn bản mang tính nền tảng có hình dạng thần thoại học cơ bản là Vastu-Purusha mandala- một hình vuông là hiện thân của “tuyệt đối”. Taj Mahal được xây dựng tại Agra từ năm 1631 đến năm 1648 theo lệnh của Hoàng đế Shah Jahan để tưởng nhớ hoàng hậu của ông, nó được liệt vào danh sách di sản thế giới của UNESCO với miêu tả “viên ngọc quý của nghệ thuật Hồi giáo tại Ấn Độ và một trong những kiệt tác được khắp nơi ca tụng thuộc về di sản thế giới.” Từ các yếu tố của kiến trúc Ấn-Hồi, Anh Quốc phát triển thành kiến trúc Ấn-Saracen phục hưng vào cuối thế kỷ XIX.

Đền Taj Mahal

Tāj Mahal là một lăng mộ nằm tại Agra, Ấn Độ. Hoàng đế Môgôn Shāh Jahān (gốc Ba Tư, lên ngôi năm 1627); trong tiếng Ba Tư Shah Jahan (شاه ‌جها) có nghĩa là “chúa tể thế giới” đã ra lệnh xây nó cho người vợ của mình là Mumtaz Mahal, khi bà qua đời. Công việc xây dựng bắt đầu năm 1631 và hoàn thành năm 1653. Một số tranh cãi xung quanh câu hỏi ai là người thiết kế Taj Mahal; rõ ràng một đội các nhà thiết kế và thợ thủ công đã chịu trách nhiệm thiết kế công trình và Ustad Ahmad Lahauri được coi là kiến trúc sư chính.

Công trình kiến trúc tiêu biểu của ấn độ được xây dựng dưới thời vua sa
Việc xây dựng Taj Mahal đã được giao phó cho một hội đồng quản trị của kiến ​​trúc sư dưới sự giám sát của triều đình, bao gồm Abd ul-Karim Khan Ma’mur, Makramat Khan, và Ustad Ahmad Lahauri. Lahauri thường được coi là người thiết kế chính.

Taj Mahal nói chung được coi là hình mẫu tuyệt vời nhất của Kiến trúc Môgôn, một phong cách tổng hợp các yếu tố của các phong cách Kiến trúc Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, và Hồi giáo. Tuy phần mái vòm bằng đá cẩm thạch trắng của lăng là phần nổi bật nhất, thực tế Taj Mahal là một tổng hợp các phong cách kiến trúc Ấn Độ. Nó được liệt vào danh sách các Địa điểm Di sản Thế giới của UNESCO năm 1983 và được miêu tả là một “kiệt tác được cả thế giới chiêm ngưỡng trong số các di sản thế giới”.

Với mỹ danh tuyệt đẹp “Bài thơ tình được khắc trên đá”, đền Taj Mahal không chỉ là biểu tượng du lịch nổi tiếng nhất của Ấn Độ mà còn là tuyệt tác kiến trúc của nhân loại. Bắt nguồn từ câu chuyện tình yêu đượm buồn của vua Sa Gia Han dành cho người vợ qua đời ở tuổi thanh xuân, Ngài đã dồn hết tâm huyết để thiết kế và chế tác nên một lăng mộ tuyệt đẹp theo hình thức kiến trúc đặc trưng nhất của Hồi Giáo. Tổng thể hình học của ngôi mộ được xây dựng theo hình bát giác từ cẩm thạch trắng và sa thạch đỏ.

Trung tâm của đền là mái vòm tròn đồ sộ có chiều cao 75 m và bốn ngọn tháp nhọn có chiều cao khoảng 40 m. Đặc biệt, các nghệ nhân tài hoa còn dùng những vật liệu lấp lánh sắc màu từ các đá quý để trang trí nên đường nét tinh xảo và cầu kì cho không gian ngôi đền. Chính bởi vì được chế tác hoàn toàn từ một chất liệu nhạy cảm với ánh sáng – cẩm thạch trắng cho nên đền Taj Mahal còn được ví như một “tòa lâu đài của ảo thuật”, phản ánh sự kỳ diệu của sắc màu từ đất trời xung quanh theo từng khoảnh khắc trong ngày. Với hơn ngàn năm trôi qua, ngôi đền tình yêu thủy chung này vẫn luôn luôn là điểm đến không thể bỏ qua cho những du khách yêu mến đất nước Ấn Độ huyền bí này.

Harmandir Sahib 

Bất cứ ai từng đến Ấn Độ và chiêm ngưỡng Harmandir Sahib chắc chắn sẽ bị lóa mắt với vẻ đẹp lung linh của ngôi đền này. Đền vàng Harmandir Sahib nằm ở thành phố Amritsar, Punjab, đây là ngôi đền thiêng liêng nhất đối với những tín đồ đạo Sikh trên toàn thế giới.

Ngôi đền này được xây dựng từ năm 1574 và chính thứ hoàn thành 27 năm sau đó. Đã có 100kg vàng đã được dùng để dát lên các mãi vòm của thành đường cũng như mặt bên ngoài của Harmandir Sahib.

Ngôi đền này có những bố trí rất đặc biệt so với các công trình tôn giáo khác của người Sikh, thay vì được đặt ở nơi cao, Harmandir Sahib lại được xây dựng ở một vùng đất thấp và bao quanh bởi hồ nước thần linh. Bên cạnh đó, thay vì có 2 lối vào như bình thường, Harmandir Sahib chào đón các tín đồ của mình theo 4 cửa khác nhau thể hiện tư tưởng cởi mở và thân thiện.

Công trình kiến trúc tiêu biểu của ấn độ được xây dựng dưới thời vua sa
Hồ nước bao quanh Hari Mandir được coi là hồ nước thần linh , hay còn được gọi là Amrit Sarovar ( Hồ Rượu thần ). Cây cầu nối để vào bên trong Hari Mandir được gọi là Cầu của các giáo trưởng , biểu tượng cho cuộc hành trình của một vong linh sau khi chết.

Không giống như nhiều công trình tôn giáo khác luôn khép kín và bí ẩn, Harmandir Sahib luôn mở rộng cửa chào đón khách du lịch trên toàn thế giới đến thăm quan. Khách du lịch sẽ được phát khăn để quấn đầu, rửa sạch chân ở hồ nước bên ngoài rồi mới được bước vào khu đền.Uống rượu, hút thuốc là hai hành động đặc biệt bị cấm trong đền

Ngoài ra, khác với sự bí ẩn của một số tôn giáo khác, ngôi đền linh thiêng này có đến 4 cánh cửa ra vào nhằm thể hiện tư tưởng thân thiện và chào đón mọi người đến để tìm hiểu về thế giới tâm linh của đạo Sikh. Với sự tôn kính đối với ngôi đền, hầu như không có bất kỳ công trình kiến trúc nào có độ cao vượt quá thánh đường được xây dựng xung quanh đây. Với vẻ đẹp lộng lẫy của vàng cùng phong cách trang trí tinh xảo, chắc chắn mỗi du khách sẽ phải “mãn nhãn” khi ngắm nhìn tuyệt tác kiến trúc và tôn giáo này. Ngoài ra, dưới bầu trời xanh biếc và ánh nắng ấm áp, không gian yên bình hòa quyện trong âm thanh cầu nguyện ngân vang khắp khu vực hồ thiêng sẽ mang đến một trải nghiệm tâm linh kỳ thú, làm thanh tĩnh tâm hồn mọi người ra khỏi phiền não của thế thái nhân sinh.

Ngoài việc chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ngôi đèn, du khách còn có thể giá thăm viện bảo tàng khu trung tâm của người Sikh ở gần đó. Đây là nơi lưu giữ những kỷ vật , tranh ảnh gợi nhắc đến những giáo trưởng nổi danh của người Ấn, những câu chuyện thần thánh.

Đền Mahabalipuram

Quần thể đền Mahabalipuram là một thánh tích vô cùng hoành tráng và độc đáo, tượng trưng cho thời kỳ vàng son của Ấn Độ Giáo, được xây dựng vào những năm 630 đến 715. Quần thể kiến trúc này chính là sự kỳ công tuyệt vời được chế tác hoàn toàn từ những khối đá thiên nhiên khổng lồ, đặc biệt là đá núi lửa nguyên khối.

Công trình kiến trúc tiêu biểu của ấn độ được xây dựng dưới thời vua sa
Tổng thể hình dáng của các ngôi đền tại đây đều tháp tam quan đồ sộ có móc hình vành khăn, được phủ lên bốn mặt bằng vô số các tượng đá điêu khắc từ nguồn cảm hứng bất tận của sử thi Mahabharata.

Mahabalipuram được gọi bằng nhiều tên khác, Mallapuram, Mahamallapuram, Mavalipuram, và Mahabalipuram; tên cuối cùng là tên gần đây nhất và chính thức theo báo cáo điều tra dân số. Nó được đặt biệt danh là “vùng đất của bảy ngôi chùa” bởi những người thủy thủ châu Âu đã vào vùng bờ biển này sau khi họ thấy bảy tháp nhọn của các ngôi đền Hindu.

Tuy mang nhiều hình thái phong phú, các khối đá ở đây phổ biến dạng thân vuông có độ cao khoảng 12,2 m và dài 8,85 m, có xu hướng thu nhỏ dần về phía đỉnh tháp. Với phong cách điêu khắc sáng tạo và bút pháp mạnh mẽ, sống động, đền Mahabalipuram chính là một tuyệt tác diệu kỳ của miền Nam Ấn Độ cũng như là di sản văn hóa tuyệt vời của nhân loại. Khi đến tham quan quần thể thánh tích này, ngoài được chiêm ngưỡng sự hoành tráng và công phu đỉnh cao của nghệ thuật, du khách còn có dịp tìm hiểu về thế giới vũ trụ luận của người Ấn Độ xưa khi nghe các thuyết minh về nguồn gốc và câu chuyện riêng của mỗi ngôi đền.

Lăng mộ Humayun

Nói đến Ấn Độ và lối kiến trúc Mughal, du khách thường nghĩ tới lăng mộ Taj Mahal, một biểu tượng về tình yêu vĩnh cửu của người chồng dành cho vợ. Tuy nhiên, ít ai biết rằng cảm hứng cho thiết kế vĩ đại ấy có thể tìm thấy cách đó vài trăm km về phía bắc Delhi – Lăng mộ của hoàng đế Humayun vương triều Mughal. Công trình được xây dựng trong khoảng từ năm 1572-1576 dưới sự chỉ đạo của hoàng hậu Hamida Baba Begum. Lăng mộ này mới chính là công trình tiêu biểu nhất cho phong cách Mughal vang danh thế giới sau này.

Hoàng đế Humayun là con trai vị hoàng đế Mughal đầu tiên – Babur. Ông thừa kế ngai vàng vào năm 23 tuổi, khi còn chưa ý thức được vị trí mình đang nắm giữ. Ông thích đắm mình vào những trò vui thanh sắc và các tiệc rượu kéo dài không dứt chốn hậu cung. Chính điều này đã dẫn đến sự tranh chấp giữa Humayun và 3 người em trai có ý định chiếm quyền nắm giữ vương quốc. Họ cấu kết với một quý tộc xảo quyệt người Afghanistan tên Sher Shah, tấn công nhà vua từ phía đông và lập nên nhà Sur trên lãnh thổ của Humayun. Humayun bị bao vây và buộc phải bỏ trốn sang Ba Tư, nơi ông sống lưu vong trong suốt 15 năm. Tuy nhiên, đây cũng là khoảng thời gian ông tiếp cận với nghề thủ công tinh xảo của các nghệ nhân Safavid.

Công trình kiến trúc tiêu biểu của ấn độ được xây dựng dưới thời vua sa
Năm 1556, với sự ủng hộ của Ba Tư, Humayun quay trở về Delhi để giành lại ngai vàng. Chỉ 6 tháng kể từ ngày quay về ngôi vị, ông bị ngã trên cầu thang thư viện và qua đời, chấm dứt quãng thời gian trị vì ngắn ngủi.

Nhằm tôn vinh người chồng đã mất, hoàng hậu Hamida Baba Begum đã mời Mirak Mirza Ghiyas, kiến trúc Ấn Độ sư từ thành phố Herat, phía tây bắc Afghanistan, để xây lăng mộ nhà vườn đầu tiên trong lịch sử. Công trình có sự pha trộn các yếu tố Ba Tư và Mughal, lập nên một khuôn mẫu cho kiến trúc Mughal các đời tiếp theo mà đỉnh cao là Taj Mahal hoàn thành vào năm 1648.

Khu vườn rộng lớn được chia thành 4 khu vực, phân tách bởi các hào nước bao quanh. Lăng mộ cao 47 m, gồm 2 tầng, mái vòm trên cùng cao 8 m được lát bằng đá cẩm thạch trắng trong khi phần còn lại xây bằng đá sa thạch đỏ. Lăng mộ được tính toán dựa theo những quy tắc nghiêm ngặt trong hình học Hồi giáo với sự nhấn mạnh vào con số 8.

Lăng mộ này mất 7 năm xây dựng và chính thức hoàn thành sau 16 năm kể từ ngày Humayun qua đời. Tuy nhiên, khu vườn cần một số tiền lớn để duy trì, cộng với việc chuyển thủ phủ Mughal từ Delhi tới Agra dẫn tới việc lăng mộ bị bỏ hoang và trở thành đống đổ nát. Năm 1947, hàng nghìn người dân tị nạn đã dựng trại bên trong bức tường khiến nhiều phần kiến trúc không còn giữ được nguyên vẹn như ban đầu.

Bước ngoặt đến với lăng mộ Humayun khi UNESCO công nhận nơi này là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1993. Lăng mộ cũng được phục hồi lại nguyên trạng thông qua sự tài trợ của quỹ Aga Khan Trust for Culture. Tháng 9/2013, sau hai thế kỷ bị lãng quên, lăng mộ Humayun đã mở cửa cho du khách đến tham quan và một lần nữa ghi tên mình vào danh sách “Những tòa nhà đẹp nhất thế giới”.

Cung điện Mysore

Nằm tại thành phố thuộc miền nam Ấn Độ, Mysore là một trong những cung điện lộng lẫy xa hoa bậc nhất quốc gia này. Công trình là sự pha trộn hoàn hảo của nhiều phong cách kiến trúc: Ấn Độ giáo, Hồi giáo, Rajput và Gothic.

Mysore là thành phố lớn thứ 2 thuộc bang Karnataka, Ấn Độ. Trong đó, cung điện Mysore là một rong những trung tâm du lịch quan trọng bậc nhất của bang. Ban đầu, nơi này được biết tới với tên gọi Amba Vilas.

Cung điện Mysore tọa lạc tại thành phố cùng tên ở bang Karnataka, miền nam Ấn Độ. Đây là một trong những tòa nhà Hoàng gia vỹ đại nhất của quốc gia này. Mysore từng là nơi ở của Wodeyars, gia đình Hoàng gia thời xưa của thành phố, cai trị từ năm 1399 tới năm 1950.

Công trình kiến trúc tiêu biểu của ấn độ được xây dựng dưới thời vua sa
Cung điện Mysore nổi tiếng là nơi gặp gỡ của Hoàng gia Ấn Độ và những người cai trị công trình này. Có thể nói, đây là sự pha trộn hoàn hảo tới thú vị của nhiều phong cách kiến trúc Ấn Độ, Hồi giáo, Rajput và lối kiến trúc Gothic.

Cung điện gốc được xây dựng vào thế kỷ 14. Nhưng sau đó nó bị phá hủy và xây dựng lại nhiều lần. Năm 1897, một trận hỏa hoạn xảy ra và cung điện phải tu sửa lại lần cuối. Gia đình Hoàng gia khi đó đã nhờ kiến trúc sư người Anh Lord Henry Irwin tới thiết kế, người đã tạo nên vẻ đẹp hoàn hảo của cung điện ngày nay. Nó được hoàn thành năm 1912.

Công trình được xây dựng bằng đá granit xám với mái vòm sử dụng đá cẩm thạch hồng. Bên trong cung điện là hai phòng họp lễ lớn cùng 18 ngôi chùa. Các khu vực được trang trí sang trọng với kính mày, gương, cửa gỗ trạm khắc, cùng khu vườn rộng xung quanh cung điện. Mysore đặc biệt ngoạn mục vào những ngày cuối tuần khi nó được thắp sáng bởi gần 100.000 ngon đèn, làm nổi bật sự hùng vỹ vào ban đêm.

Mysore mở cửa đón khách hàng ngày. Tại đây, các du khách sẽ tận mắt chứng kiến bộ sư tập gồm những tác phẩm điêu khắc, tranh vẽ, vũ khí từ thế kỷ 14. Trong suốt mùa lễ hội diễn ra tháng 9 và 10 hàng năm, nơi này trở thành trung tâm của mọi hoạt động văn hóa. Cung điện được chiếu sáng suốt 2 tháng lễ hội với nhiều nét văn hóa truyền thống. Mysore đặc biệt quyến rũ vào những ngày cuối tuần khi được thắp sáng bởi gần 100.000 bóng điện

Nhờ nét kiến trúc độc đáo đưa Mysore trở thành một trong những điểm tham quan hấp dẫn bậc nhất ở Ấn Độ, chỉ sau Đền Taj Mahal, đạt gần 6 triệu khách du lịch tới thăm mỗi năm.

Đền Ranakpur

Được xây dựng từ thế kỷ 15 ngôi đền Ranakpur Jain ở Rajasthan là một ví dụ xuất sắc về kiến trúc Jain – tinh tế, tuyệt đẹp và phức tạp. Nằm trong làng Ranakpur, 95 km về phía bắc Udaipur, ngôi đền bằng đá cẩm thạch trắng sữa, được bao phủ bởi những nét chạm khắc phức tạp này đã tạo ra một cuộc hành hương lớn hàng năm của người Jain.

Đền Ranakpur dành riêng cho Tirthankara Adinatha, và xây dựng vào năm 1446, lấy cảm hứng từ giấc mơ của vị vua Dhanna Shah. Ngôi đền được thiết kế như một chaumukha, có nghĩa là, với bốn khuôn mặt. Điều này tượng trưng cho cuộc chinh phục của Tirthankara về bốn hướng hồng y và vũ trụ.

Công trình kiến trúc tiêu biểu của ấn độ được xây dựng dưới thời vua sa
Một trong những tính năng nổi bật nhất của ngôi đền là số lượng cột trụ rất nhiều, ước tính có khoảng 1444 trụ cột trong đền thờ. Mỗi cột trụ đều được chạm khắc rất phức tạp, và thay đổi màu sắc theo thời gian trong ngày cũng như góc của tia nắng mặt trời chiếu vào.

Mặc dù số lượng các trụ cột rất nhiều, nhưng chúng được xây dựng / thiết kế theo cách thức mà quan điểm là không trụ nào bị che khuất, bất kể người xem đang đứng ở đâu. Ngôi đền có bốn lối vào. Trong phòng chính hoặc Gabhara (Sanctum sanctorum), có cửa chạm nổi hình ảnh của Bhagvan Adinatha bằng đá cẩm thạch trắng khổng lồ ở bốn hướng khác nhau.

Ngôi đền gồm 76 ngôi đền nhỏ, bốn Rangamandapas (hội trường), bốn Mahadhar Prasads (Miếu thờ chính) theo bốn hướng, và 84 đền thờ tôn tạo tượng trưng cho chu kỳ 84 vạn sinh tử mà linh hồn phải trải qua để đạt được sự cứu rỗi đời đời. Giống như phần lớn kiến trúc đẹp tại Ấn Độ đền thờ ở phía tây Ấn Độ, voi cũng là một phần quan trọng của các tác phẩm điêu khắc tại ngôi đền Ranakpur. Có một con voi được chạm khắc đẹp mắt với một mahout đặt ở trung tâm của Chaumukha Mandir.

Một lần nữa tương tự như các ngôi đền khác trong khu vực, có một hàng voi ở chân tường và trụ cột của ngôi đền, biểu thị rằng những chú voi này mang trọng lượng của thế giới và thần linh trên lưng của chúng.

Ngôi đền chaumukha được xây dựng mất khoảng 65 năm để hoàn thành. Đây là một trong những tác phẩm điêu khắc nổi tiếng nhất tại ngôi đền. Nó được khắc trên một khối đá cẩm thạch, với 108 đầu rắn và nhiều đuôi. Trên mỗi cột trụ đều được khác hình ảnh tượng trưng các vị thần , hoặc biểu tượng của của gia đình hoàng gia tại thời điểm ngôi đền được xây dựng. Phần trên cùng chủ yếu là mô tả các lễ hội, vui tươi.

Một khía cạnh tuyệt đẹp khác của ngôi đền Ranakpur là trần nhà. Được chạm khắc phức tạp trong các lớp mang lại hiệu ứng 3D của một bông hoa và một bánh xe với 12 nan hoa, các cánh hoa được xen kẽ với các thiếu nữ nhảy múa cầm nhạc cụ.

Thiết kế trên trần nhà là tương tự nhau với những thay đổi nhỏ, tùy thuộc vào việc bạn đang ở trong ngôi đền chính hay một trong những ngôi nhà nhỏ hơn. Một câu đố thú vị về ngôi đền là nó cũng được đề cử trong số 77 kỳ quan hàng đầu trong khi chỉ được quyết định bảy kỳ quan mới của thế giới. Các tác phẩm điêu khắc được chạm khắc bằng tay bao gồm vô số các biểu tượng – từ những câu chuyện và những câu chuyện Jain đến những sinh vật thần thoại khác nhau và mô tả niềm tin về thời gian cũng như vòng đời sinh và tử.

Trong khi viếng thăm các ngôi đền, Pháo đài Kumbhalgarh nổi tiếng thế giới (trong ảnh) chỉ cách đó 40 phút lái xe. Du khách có thể dễ dàng kết hợp cả hai và thực hiện một chuyến đi trong ngày. Sadri, nơi có ngôi đền Ranakpur, nằm giữa Jodhpur và Udaipur. Ga tàu gần nhất để đến Ranakpur là ga tàu Falna.

Khu hang động Ajanta

Hang động Ajanta là một quần thể hang đá trên sườn núi ở làng Ajintha thuộc quận Aurangabad, tiểu bang Maharashtra, Ấn Độ. Năm 1819 một nhóm người Anh trong chuyến săn bắn của mình ở khu vực này đã tình cờ phát hiện ra hệ thống hang động Ajanta.

Chùa hang Ajanta tọa lạc ở lưng chừng núi, bên dưới hang động là dòng sông Waghora uốn khúc. Hang động được bố trí theo dạng hình móng ngựa, khoét sâu vào bên trong vách núi đá thẳng đứng cao 76m. Di tích hang động Ajanta có tất cả 30 hang, bao gồm Thánh đường Phật giáo và các khu phụ cận. Các nhà khảo cổ đã đánh dấu các hang theo số thứ tự. Quần thể hang động Ajanta không được tạo dựng trong một thời kỳ liên tục nên các nhà nghiên cứu phân chia các hang động theo từng thời kỳ xây dựng. Cụm hang được tạo dựng vào giai đoạn đầu thế kỷ II trước Công nguyên gồm hang số 8,9,10,12,13,15 mang nhiều màu sắc của Phật giáo nguyên thủy. Cụm hang sau được xây dựng vào thế kỷ V, mang màu sắc Phật giáo mới và một số hang vẫn đang dang dở chưa được hoàn tất. Mặc dù còn nhiều chỗ chưa hoàn thiện nhưng chùa hang vẫn là một trong những công trình lớn được tạo ra do bàn tay của con người. Một trong những điểm đặc biệt của quần thể hang động này chính là một số lượng khổng lồ những bức tượng điêu khắc về đạo Phật.Đây được coi là những tác phẩm hội họa đẹp nhất của nghệ thuật Phật giáo ở Ấn Độ.

Công trình kiến trúc tiêu biểu của ấn độ được xây dựng dưới thời vua sa
Các hang thờ Phật ở Ajanta có kích thước khác nhau, trong đó hang lớn nhất có diện tích khoảng 16m, được đục khoét một cách vuông vức. Việc xây dựng các chùa hang này cũng có sự khác nhau rất lớn, có những chùa được xây dựng một cách đơn giản nhưng cũng có những chùa được xây dựng khá công phu và tinh xảo.

Một vài chùa được tạo mái vòm nhưng cũng có chùa không có. Nhưng phần thiết yếu mà một ngôi chùa phải có đó là nơi thờ Phật. Trong giai đoạn Vakataka, những nơi thờ tự Phật ít được để tâm xây dựng bởi vì những nơi có mặt bằng rộng rãi thì thường được dùng làm nơi ăn ở và tụ tập tín đồ… Sau đó, các nơi thờ Phật mới được xây dựng nhiều hơn. Các nơi thờ Phật thường được xây dựng dựa lưng vào vách đá phía sau ở trung tâm của ngôi chùa và trên mỗi nơi thờ tự thường đặt một bức tượng Phật ngồi bằng đá. Không chỉ có các hang động, Ajanta đặc biệt nổi danh với những bức bích họa trên vách đá và trần hang. Tổng cộng ở Ajanta có đến 500 bức. Màu sắc tranh được làm từ các chất khoáng và các chất có nguồn gốc thực vật nên vừa hài hòa, vừa tương phản mà vẫn tươi nguyên qua mấy ngàn năm. Toàn bộ các bức tranh đều tập trung thể hiện cuộc đời đức Phật và thể hiện các câu chuyện tiền thân của Ngài (trong đó có nhiều kiếp là các con vật, nhiều kiếp là những con người có xuất thân khiêm tốn).

Vì thế, tuy đều gắn với đề tài Phật giáo nhưng các bức tranh không chỉ giới hạn trong cuộc sống tăng viện mà bao trùm hiện thực rộng lớn hơn: cả cuộc sống cung đình, cuộc sống của bao người bình dị nơi thị thành thôn xóm, thế giới chim thú, cỏ hoa và cả thế giới của các tiên nữ, các tạo vật thần linh trên thiên giới nữa. Một cuộc sống sôi nổi, hưng phấn và đầy đam mê.

Những thiếu nữ trong tranh Ajanta được thể hiện rất quyến rũ với những đường cong mềm mại, thần thái sinh động trong từng ánh mắt, từng nét môi say đắm và e lệ. Các nghệ nhân còn khéo lợi dụng sự phân bố ánh sáng để người xem khi chuyển dịch vị trí có thể thấy nhân vật trong tranh như chớp mắt, hé cười, hết sức sống động. Có thể nói, nghệ thuật Phật giáo đã sử dụng vẻ đẹp của thế giới vật chất như một phương tiện để hướng đạo khát vọng các tín đồ với vẻ đẹp tâm linh của giác ngộ chân mạnh của nó nằm ở chính thông điệp của Đấng Giác Ngộ kêu gọi chi kiến của chúng ta chế ngự, vượt qua những cạm bẫy cám dỗ. Vượt qua những hình thức ảo ảnh, giả ngụy của cái đẹp, ta sẽ thấy cái đẹp đích thực.

Năm 1983 Hang động Ajanta được ghi nhận là di sản thế giới do UNESCO công nhận.

Đền Sri Ranganathaswamy

Công trình kiến trúc tiêu biểu của ấn độ được xây dựng dưới thời vua sa
Chắc chắn khi ngắm nhìn phong cách độc đáo và tinh xảo đến từng chi tiết của ngôi đền tráng lệ này, bất kỳ ai cũng sẽ cảm thán trước kỳ công vi diệu của các nghệ nhân tài hoa bậc nhất đã chế tác ra nó.

Tọa lạc ở thành phố Srirangam, Ấn Độ, ngôi đền Sri Ranganathaswamy chính là một tuyệt tác kiến trúc phức hợp tuyệt đẹp, một biểu tượng nổi tiếng nhất của đạo Hindu trên toàn thế giới.

Đây là một địa điểm linh thiêng để cung phụng thần Vishnu của Hindu giáo, toàn bộ bề mặt của ngôi đền đều được phủ đầy các bức phù điêu miêu tả vô cùng chi tiết các hiện thân của các vị thần và truyền tích bí ẩn của thần thoại Ấn Độ cổ xưa. Ngoài ra, đền Sri Ranganathaswamy còn được biết đến với danh xưng “ngôi đền 1000 cột” vì số lượng trụ cột khổng lồ được dựng lên xung quanh hành lang của nó.

Chính bởi sự thu hút mãnh liệt từ một bảo vật nghệ thuật và tôn giáo tuyệt diệu cùng những bí ẩn tâm linh huyền bí lưu truyền đời đời ở nơi này, ngôi đền Hindu giáo này chào đón hàng triệu lượt du khách đến tham quan và nghiên cứu mỗi năm.

Đền Hoa Sen

Đền Hoa Sen, nằm trong Delhi, Ấn Độ, là một Đền thờ Bahá’í hoàn thành vào năm 1986. Nổi bật với hình dạng hoa của nó, nó đã trở thành một điểm thu hút nổi bật trong thành phố. Giống như tất cả Đền thờ Bahá’í, đền Hoa Sen chào đón tất cả mọi người, bất kể tôn giáo hay bằng cấp nào khác. Tòa nhà bao gồm 27 “cánh hoa” bằng đá cẩm thạch, được bố trí thành các nhóm ba thành chín cạnh với chín cửa mở ra một sảnh trung tâm với chiều cao của hơn 40 mét và sức chứa 2.500 người. Đền Hoa Sen đã giành được nhiều giải thưởng về kiến trúc và được trưng bày trong hàng trăm bài báo và tạp chí. Báo cáo CNN năm 2001 đã đề cập đến nó như là tòa nhà được truy cập nhiều nhất trên thế giới.

Công trình kiến trúc tiêu biểu của ấn độ được xây dựng dưới thời vua sa
Với vẻ đẹp hương sắc vẹn toàn và ý nghĩa tâm linh cao quý, hoa sen luôn là niềm cảm hứng bất tận cho các chế tác nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ và thi ca của văn hóa phương đông huyền bí.

Tôn giáo Bahá’í dạy rằng một Đền thờ Bahá’í phải là một không gian cho tín dồ của tất cả các tôn giáo để thu thập, suy nghĩ, và tôn thờ. Bất cứ ai cũng có thể vào Đền hoa Sen bất kể nền tảng tôn giáo, giới tính hay những khác biệt, như trường hợp của tất cả các Đền thờ Bahá’í. Các bài viết thiêng liêng không chỉ của tôn giáo Bahá’i mà còn các tôn giáo khác có thể được đọc hoặc hát vang, bất kể ngôn ngữ; mặt khác, việc đọc các văn bản không phải là Kinh thánh bị cấm, cũng như đưa ra các bài giảng hoặc các bài giảng và gây quỹ. Có thể hát các ca đoàn hợp xướng bằng các bài đọc và cầu nguyện âm nhạc nhưng không có nhạc cụ nào có thể được chơi bên trong. Không có mẫu thiết cho thờ phượng, và nghi thức nghi lễ không được phép.

Một trong những công trình đẹp nhất, tiêu biểu cho đạo Bahai ở Ấn Độ – ngôi đền Hoa Sen lộng lẫy tọa lạc tại New Delhi. Có tổng diện tích hơn 105.000 m2 và cao 35 m, kỳ quan tuyệt vời có hình dáng của một hoa sen đang nở rộ đến từ sự sáng tạo và tâm huyệt của một kiến trúc sư tài ba Fa-ri-bo Sah-ba người Canada với hơn 10 năm ròng rã thiết kế và xây dựng nên nó.

Với sự đóng góp của hơn 800 kỹ sư và công nhân xây dựng, ngôi đền độc đáo có kiến trúc được đánh giá là phức tạp vào bậc nhất thế giới với 3 dãy, mỗi dãy là sự kết hợp của 9 cánh sen – một con số mang ý nghĩa hoàn hảo của đạo Bahai. Ngoài ra, mọi đồ vật trang trí từ hoa văn đến mái vòm hành lang hay nội thất bên trong đều được sáng tạo và biến hóa theo hình dáng muôn màu của hoa sen cách điệu. Chính bởi vẻ đẹp độc nhất vô nhị, ngôi đền Hoa Sen tuyệt mỹ này đã nhận được rất nhiều giải thưởng dành cho kiến trúc trên thế giới và thu hút 150.000 lượt khách tham quan mỗi ngày.

Nhà thờ và tu viện ở Goa

Nhà thờ và tu viện ở Goa một nhóm các tòa nhà tôn giáo ở Goa cổ (không nên nhầm lẫn với Goa Velha) thuộc bang Goa, Ấn Độ. Tập hợp các di tích này được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1986.

Thành phố Goa được chính quyền của quốc vương Hồi giáo Bijapur thành lập vào thế kỷ 15 bởi vương quốc của người Hồi giáo ở thành phố Tmapur như là một cảng bên bờ sông Mandovi. Ngôi làng được chụp vào năm 1510 bởi Afonso de Albuquerque, Phó vương Bồ Đào Nha, với sự giúp sức của Timoja và gần như ngôi làng liên tục nằm dưới sự cai trị của Bồ Đào Nha cho đến thế kỷ 20. Vào thời kỳ đỉnh cao, nó được cho là một thành phố lớn với hơn 200.000 dân và được biết đến với danh hiệu “Roma của phương Đông”, đặc biệt với bộ sưu tập các nhà thờ chính tòa và nhà thờ lộng lẫy.

Công trình kiến trúc tiêu biểu của ấn độ được xây dựng dưới thời vua sa
Goa là thủ đô của Ấn Độ thuộc Bồ Đào Nha và là một trung tâm truyền giáo thế kỷ 16. Các di tích phổ biến loại hình nghệ thuật phương Tây gồm kiến trúc Manueline, trường phái kiểu cách và Baroque ra khắp châu Á, đồng thời là một ví dụ đặc biệt của quá trình truyền giáo

Nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi được xây dựng năm 1543 là công trình lâu đời nhất ở Goa cho đến ngày nay còn tồn tại. Ban đầu nó là một nhà thờ giáo xứ sau đó trở thành một trường cao đẳng. Nhìn từ ngoài, nhà thờ giống như một pháo đài nhỏ, với cổng vào bên cạnh một tháp nhỏ hình trụ có vòm bát úp điển hình hậu Gothic và Manueline Bồ Đào Nha, đặc biệt là ở vùng Alentejo. Bên trong, nhà thờ nổi bật với hầm của nhà thờ Hồi giáo. Trong thánh điện là ban thờ dành riêng cho Đức Mẹ Mân Côi, trên tường có một tấm bia đá được chạm khắc theo phong cách Ba Tư hoặc Ấn Độ với dòng chữ “Aqui jaz Dona Catarina, mulher de Garcia de Sa, a qual pede a quem isto ler que peça misericórida a Deus para sua alma” (có nghĩa Đây là Dona Catarina, vợ của Garcia de Sá, mong những người đọc điều này xin rủ lòng thương xót của Chúa cho linh hồn). Tầng bên dưới là mộ của Garcia de Sá (mất năm 1549), người kế vị thống đốc Ấn Độ João de Fidel.

Nhà thờ chính tòa Sé được Giáo hoàng Phaolô III sắc phong thành nhà thờ chính tòa giám mục vào năm 1534 và một nhà thờ lớn dành riêng cho thánh nữ Catarina thành Alexandria. Nó được xây dựng vào những thập kỷ đầu tiên thời kỳ thuộc địa. Nhà thờ nhỏ ban đầu không đủ đáp ứng nhu cầu của những tín hữu nên đã được xây dựng lại vào năm 1562, trong thời gian trị vì của Phó vương Dom Francisco Coutinho. Quá trình xây dựng vô cùng chậm chạp vì vào năm 1619, chỉ có phần thân của nhà thờ được hoàn thành, với mặt tiền thiếu hoàn thành vào năm 1631.

Các tu sĩ Dòng Tên đến Goa năm 1542 và nhân vật quan trọng nhất trong thời kỳ đầu này là Phanxicô Xaviê, đồng sáng lập ra dòng Tên và là Tông đồ của phương Đông về việc truyền giáo ra châu Á. Một thời gian sau khi đến, dòng Tên đã thành lập một trung tâm giáo dục tôn giáo là trường thánh Phaolô hoặc São Roque có một thư viện báo chí khổng lồ nhưng khu phức hợp này đã bị phá hủy vào năm 1830. Những gì còn sót lại là Vương cung thánh đường Bom Jesus được xây dựng vào năm 1594 và thánh hiến vào năm 1605. Nó là thành quả làm việc của kỹ sư Goa Julius Simon và tu sĩ dòng Tên Bồ Đào Nha Domingos Fernandes. Nó được xây dựng theo mô hình của các nhà thờ dòng Tên Bồ Đào Nha như Nhà thờ Chúa Thánh thần Évora và Igreja de São Roque tại Lisbon. Mặt tiền nhà thờ là công trình của Sebastos Fernandes theo Trường phái kiểu cách với ba cửa và ba tầng được phân cách ở các gờ tường. Thánh điện lớn với một ban thờ có niên đại từ năm 1699 nằm trong một vòm ô van nổi bật với những hình tượng trang trí về Chúa mạ vàng với hình ảnh Inhaxiô nhà Loyola, người sáng lập dòng Tên.

Cầu Howrah

Cầu Howrah là một tuyệt phẩm kiến trúc cũng như một thắng cảnh nổi tiếng ở Kolkata. Nơi đây đã được chọn làm bối cảnh cho các tác phẩm điện ảnh kinh điển từ những năm 1950, trong đó có một bộ phim đặt tên theo cây cầu được bấm máy vào năm 1958. Đi qua cây cầu và chiêm ngưỡng cấu trúc có một không hai hay lướt nhẹ trên thuyền bên dưới dọc theo Sông Hooghly.

Với nhịp cầu trung tâm cao 457 mét giữa hai cột tháp, công trình thép khổng lồ này là một trong những cây cầu dầm chìa dài nhất thế giới. Cầu Howrah bắc qua Sông Hooghly, nối liền thành phố Howrah tới Kolkata. Được xây dựng vào năm 1942 mà không cần tới bất kỳ chi tiết nào bằng đai ốc hay bulông, cây cầu được ghép lại chỉ bởi đinh tán.

Công trình kiến trúc tiêu biểu của ấn độ được xây dựng dưới thời vua sa
Sau khi đã đi qua cây cầu hay ngắm nhìn từ bờ sông, du khách có thể ghé vào một số điểm tham quan gần đó như Công viên Thiên niên kỷ và sân cricket Eden Gardens.

Du khách hãy cùng hòa mình vào hàng trăm ngàn người đi bộ và xe ô tô di chuyển qua cầu mỗi ngày. Có lối đi bộ ở cả hai bên cầu. Hãy để ý tới cột trụ ở chân cầu trước khi đặt chân lên. Phần thép ở chân cầu đã được bao bọc bằng vỏ bọc sợi thủy tinh để giảm bớt tình trạng thiệt hại vì bị ăn mòn qua nhiều năm do sự khạc nhổ nước nhai trầu của người dân.

Hãy dừng lại và thu vào tầm mắt những đặc điểm nổi bật của cây cầu. Các cột tháp đỡ ở hai đầu cầu cao tới hơn 85 mét. Các xà và mạng lưới dầm cầu đồ sộ cũng là những điểm thu hút du khách quan sát.

Ngoài ra, du khách cũng có thể thuê thuyền từ cầu cảng Trạm Howrah và tận hưởng cảnh quan cây cầu từ dưới mặt nước. Còn rất nhiều điểm ngắm cảnh tuyệt đẹp khác trải dài khắp bờ sông. Dù vẫn được người dân địa phương gọi là Cầu Howrah, cây cầu thực sự đã được đổi tên thành Rabindra Setu vào năm 1965 theo tên của nhà thơ Rabindranath Tagore, người được giải Nobel đầu tiên của Ấn Độ.

Du khách có thể tới cầu từ bất kỳ vùng nào ở Kolkata bằng xe buýt, taxi hoặc thuê xe. Nhà ga gần nhất cũng mang tên gọi Cầu Howrah chỉ cách 5 phút đi bộ. Đừng quên quay lại dòng sông khi đêm xuống và ngắm nhìn cây cầu tắm mình trong vô vàn sắc màu rực rỡ.

Cung điện gió Hawa Mahal

Cung điện gió Hawa Mahal nằm ở trung tâm thành phố hồng Jaipur xinh đẹp của Ấn Độ. Nơi này là một trong những điểm du lịch nổi tiếng với văn hóa, lịch sử và kiến ​​trúc phong phú. Được xây dựng vào 1799 bởi Maharaja Sawai Pratap Singh của triều đại Kachhwaha Rajput, cấu trúc tuyệt đẹp này là một bức tường cao làm bằng sa thạch màu hồng và đỏ.

Mục đích của việc xây dựng cung điện này là tạo điều kiện cho phụ nữ hoàng gia có thể nhìn thấy các lễ hội đường phố và cuộc sống trong thành phố bận rộn. Tòa nhà 5 tầng này có hình vương miện của Lord Krishna với 953 cửa sổ và mặt tiền được trang trí đẹp mắt giống như một tổ ong mang đến cho người ta cảm giác về di sản phong phú của Rajputs.

Ngày nay, cung điện gió Hawa Mahal là một viên ngọc đáng chú ý của phong cách kiến ​​trúc Rajput. Nó được xây dựng như một phần mở rộng của cung điện Thành phố và dẫn đến các phòng của những người phụ nữ hoàng gia. Một trong những lý do chính của việc xây dựng công trình xinh đẹp này là để những người phụ nữ hoàng gia có thể nhìn thấy cuộc sống nhộn nhịp trong lòng thành phố mà không bị lộ diện.

Công trình kiến trúc tiêu biểu của ấn độ được xây dựng dưới thời vua sa
Cung điện gió Hawa Mahal có 5 tầng độc đáo với chiều cao 15 m tính từ căn cứ trên cao của nó là Lal Chand Ustad. Thiết kế của tòa nhà thể hiện sự pha trộn tuyệt vời của kiến ​​trúc Hindu Rajput với kiến ​​trúc Mughal của đạo Hồi.

Phong cách trước đây có thể sờ thấy từ các cột trụ, hoa văn và mái vòm trong khi các công trình đồ sộ bằng đá và vòm là biểu hiện của phong cách sau. Phù hợp với các địa danh nổi tiếng khác của “Thành phố màu hồng” Jaipur, cung điện này được xây dựng bằng đá sa thạch màu đỏ và hồng.

Sự sùng kính của Maharaja Sawai Pratap Singh đối với Lord Krishna được thể hiện từ thiết kế cấu trúc của cung điện giống với vương miện của Chúa. Mặt tiền của cung điện được chạm khắc tinh xảo với các họa tiết đẹp mắt và có hình dạng giống như một tổ ong. Có tổng cộng 953 cửa sổ được chạm khắc công phu, một số trong đó được làm bằng gỗ. Những cửa sổ này được chế tạo theo cách mà không khí lưu thông tự nhiên thông qua chúng tạo ra một hiệu ứng giúp điều hòa toàn bộ cấu trúc trong mùa hè nóng bức.

Mỗi cửa sổ có một buồng nhỏ, nơi người ta có thể ngồi và ngắm đường phố. Đài phun nước ở giữa mỗi buồng mang luồng gió nhẹ chảy qua mỗi cửa sổ để tăng cường hiệu quả làm mát của các buồng.

Phong cách thiết kế và xây dựng tuyệt vời của cung điện này đã khiến nó trở thành khu nghỉ mát yêu thích của Maharaja Jai ​​Singh và rất nhiều du khách ở thời điểm hiện tại.

Blog’s Nguyễn Kiều Việt Như, tổng hợp

Công trình kiến trúc tiêu biểu của ấn độ được xây dựng dưới thời vua sa