Cuối thế kỷ 18 chế độ phong kiến nước ta như thế nào

Tình hình Đàng Ngoài

Cuộc khủng hoảng của chế độ phong kiến Đàng Ngoài

Bước sang thế kỷ XVIII, chế độ phong kiến Đàng Ngoài lâm vào khủng hoảng.

– Kinh tế: ngày càng suy sụp, sản xuất đình trệ. Từ cuối thế kỷ XVII, lợi dụng sự kiểm soát lỏng lẻo của nhà nước trung ương, quan lại đua nhau nhận hối lộ, địa chủ cường hào mặc sức hoành hành, chiếm đoạt ruộng đất của nông dân. Lợi dụng phép “bình lệ” của phủ chúa, chúng bắt nhân dân phải chịu hết mọi phú dịch, đóng tiền nuôi lính khiến người nông dân phải bán ruộng, chịu cảnh “cày thuê cuốc mướn” hoặc đi tha phương cầu thực.

Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp ngày càng suy sụp, hạn hán lũ lụt thường xuyên xảy ra. Dân nghèo không đủ khả năng mua sắm hàng hóa đã ảnh hưởng đến sự phát triển của công thương nghiệp. Các đô thị không còn phồn vinh như trước, các phường thủ công hoạt động kém hiệu quả, các thương nhân nước ngoài hầu như vắng bóng [chỉ còn thương nhân Trung Quốc].

– Sự sa đọa của các quan lại: Đội ngũ quan lại ngày càng suy thoái về đạo đức. Đồng tiền chi phối tất cả. Tình trạng này càng trở nên nghiêm trọng hơn khi nhà Lê – Trịnh quyết định thực hiện chế độ “mua quan, bán tước”. Theo lệ chung, cứ nộp 500 – 2.500 quan thì được chức Tri phủ, 500 – 2.000 quan thì được chức Tri huyện… Được nhiều ruộng, nhiều tiền, vua quan chỉ lo ăn chơi xa xỉ, xây dựng cung điện, dinh thự mà không chăm lo đến cuộc sống của nhân dân. Tình trạng đó đã làm gia tăng mâu thuẫn, cuộc khủng hoảng chính trị bắt đầu diễn ra ở Đàng Ngoài.

* Xã hội: Đời sống nhân dân ngày càng khổ cực. Phần lớn ruộng đất tập trung trong tay địa chủ. Người nông dân phải đi làm thuê cho chủ, phải chịu cảnh sưu cao, thuế nặng. Bên cạnh đó, người nông dân còn phải chịu biết bao mất mát, đau thương do thuế khóa nặng nề; do thiên tai, lũ lụt gây ra. Nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán khắp nơi, chết chóc, bệnh tật luôn luôn đe dọa. Trong hoàn cảnh đó, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhỏ đã nổ ra.

Khởi nghĩa nông dân

Vào những năm 30 của thế kỷ XVIII, khởi nghĩa nông dân nổ ra rầm rộ ở khắp nơi. Mở đầu là khởi nghĩa của Nguyễn Dương Hưng ở Tam Đảo [Vĩnh Phúc] vào năm 1737. Tiếp đó là hàng loạt các cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ nổ ra ở Bắc Giang, Tuyên Quang, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Thái Nguyên… Trong đó nổi lên một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu như: khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương [Vĩnh Phúc], khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu [Hải Dương], khởi nghĩa Hoàng Công Chất [Sơn Nam], khởi nghĩa Lê Duy Mật [Thanh Hóa].

Nhìn chung, phong trào nông dân Đàng Ngoài tuy diễn ra sôi nổi, rộng khắp, kéo dài và lôi kéo được đông đảo các tầng lớp tham gia nhưng do phong trào bị phân tán, thiếu liên kết giữa các cuộc khởi nghĩa và các vùng nên đã bị thất bại. Mặc dù vậy, phong trào nông dân Đàng Ngoài đã dọn đường cho thắng lợi của phong trào nông dân Tây Sơn ở cuối thế kỷ XVIII.

Mục lục

  • 1 Thời kỳ tiền sử
    • 1.1 Thời đại đồ đá
    • 1.2 Thời đại đồ đồng đá
    • 1.3 Thời đại đồ đồng
    • 1.4 Thời đại đồ sắt
  • 2 Thời kỳ cổ đại [2879–111 TCN]
    • 2.1 Kỷ Hồng Bàng [?–258 TCN]
      • 2.1.1 Truyền thuyết về nước Xích Quỷ
      • 2.1.2 Nước Văn Lang [Thế kỷ VII–258 TCN hoặc 218 TCN]
    • 2.2 Nhà Thục [257–208 hoặc 179 TCN]
  • 3 Thời kỳ Bắc thuộc [179 TCN–938 SCN]
    • 3.1 Bắc thuộc lần 1 [179 TCN–40 SCN]
    • 3.2 Nhà Triệu cai trị [179 – 111 TCN]
    • 3.3 Hai Bà Trưng [40–43]
    • 3.4 Bắc thuộc lần 2 [43–544]
    • 3.5 Nhà Tiền Lý [544–602]
    • 3.6 Bắc thuộc lần 3 [602–923 hoặc 930]
    • 3.7 Ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam
    • 3.8 Thời kỳ tự chủ [905–938]
      • 3.8.1 Họ Khúc [905–923 hoặc 930]
  • 4 Thời kỳ quân chủ [939–1945]
    • 4.1 Thời kỳ độc lập [939–1407]
    • 4.2 Bắc thuộc lần 4 [1407–1427]
    • 4.3 Thời kỳ trung hưng [1428–1527]
    • 4.4 Thời kỳ chia cắt [1527–1802]
      • 4.4.1 Trịnh – Nguyễn phân tranh
      • 4.4.2 Mở rộng lãnh thổ về phương Nam
    • 4.5 Thời kỳ thống nhất [1802–1858]
  • 5 Thời kỳ hiện đại [1858–nay]
    • 5.1 Thời kỳ Pháp thuộc [1858–1945]
    • 5.2 Thời kỳ Nhật thuộc [1940–1945]
    • 5.3 Thời kỳ cộng hòa [1945–nay]
      • 5.3.1 Tuyên bố độc lập
      • 5.3.2 Kháng chiến chống Pháp [1946–1954]
      • 5.3.3 Chiến tranh chống Mỹ [1955–1975]
      • 5.3.4 Thời kỳ đầu sau thống nhất [1976–1986]
      • 5.3.5 Thời kỳ đổi mới [1986–nay]
      • 5.3.6 Tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN
  • 6 Tên nước qua các thời kỳ
    • 6.1 Thời Hồng Bàng
    • 6.2 Thời Bắc thuộc
    • 6.3 Thời phong kiến độc lập
    • 6.4 Thời Pháp thuộc
    • 6.5 Giai đoạn từ 1945 đến nay
  • 7 Dân số qua các thời kỳ
  • 8 Các cuộc chiến tranh trong lịch sử Việt Nam
  • 9 Xem thêm
  • 10 Chú thích
  • 11 Thư mục
  • 12 Đọc thêm
  • 13 Liên kết ngoài

Thời kỳ tiền sử

Bài chi tiết: Việt Nam thời tiền sử, văn hóa Tràng An, văn hóa Ngườm, và văn hóa Soi Nhụ

Lịch sử Việt Nam thời tiền sử [trước thời Hồng Bàng] chỉ được ghi nhận, dự đoán thông qua các di tích khảo cổ. Các truyền thuyết, dã sử đều có sau giai đoạn này.

Thời đại đồ đá

Bài chi tiết: Văn hóa Sơn Vi, Văn hóa Hòa Bình, và Văn hóa Bắc Sơn

Khu vực nay là Việt Nam đã có người ở từ thời kỳ đồ đá cũ. Các nhà khảo cổ đã tìm ra các dấu vết người thượng cổ cư ngụ tại hang Thẩm Hoi, Thẩm Khuyên [Lạng Sơn], núi Đọ [Thanh Hóa], Thung Lang [Ninh Bình] và Nga Sơn, Thanh Hóa cách đây hàng trăm nghìn năm. Thời kỳ này mực nước biển thấp hơn, và Việt Nam khi đó nối liền với bán đảo Malaysia, đảo Java, Sumatra và Kalimantan của Indonesia, với khí hậu ẩm và mát hơn bây giờ. Người Việt cổ khai thác đá gốc [ba-dan] ở sườn núi, ghè đẽo thô sơ một mặt, tạo nên những công cụ mũi nhọn, rìa lưỡi dọc, rìa lưỡi ngang, nạo,... bỏ lại nơi chế tác những mảnh đá vỡ [mảnh tước]. Những di tích ở núi Đọ được coi là bằng chứng cổ xưa nhất về sự có mặt của con người tại vùng đất Việt, khi tổ chức xã hội loài người chưa hình thành.

Vào thời kỳ mà các nhà nghiên cứu gọi là Văn hóa Sơn Vi, những nhóm cư dân nguyên thủy tại đây đã sinh sống bằng hái lượm và săn bắt trong một hệ sinh thái miền nhiệt - ẩm với một thế giới động vật và thực vật phong phú, đa dạng cách đây 11-23 nghìn năm, cuối thế Canh Tân [Late Pleistocene].

Cách đây 15.000 – 18.000 năm trước, đây là thời kỳ nước biển xuống thấp. Đồng bằng Bắc Bộ bấy giờ kéo dài ra mãi đến tận đảo Hải Nam và các khu vực khác. Về mặt địa chất học thời kỳ khoảng 15 nghìn năm trước Công nguyên [cách đây khoảng 18 nghìn năm] là thời kỳ cuối của kỷ băng hà, nước biển dâng cao dần đến khoảng năm 8.000 năm trước đây thì đột ngột dâng cao khoảng 130m [tính từ tâm của kỷ băng hà là khu vực Bắc Mỹ]. Nước biển ở lại suốt thời kỳ này cho đến và rút đi vào khoảng 5.500 năm trước đây. Ứng với thời kỳ này cùng với các di chỉ khảo cổ cho thấy nước biển đã ngập toàn bộ khu vực đồng bằng sông Hồng ngày nay đến tận Vĩnh Phúc trong suốt gần 3.000 năm.

Do chính đặc trưng về địa chất nên vùng đồng bằng sông Hồng, vịnh Bắc bộ không có điều kiện khai quật nền đất cổ đại có ở khoảng 8000 năm trước Công nguyên [trước khi có đại hồng thủy] để xác nhận dấu vết của các nền văn minh khác nếu có. Trang sử Việt có một khoảng trống không xác định được từ khoảng năm trước 5.500 năm - 18.000 năm trước.

Sau thời kỳ văn hóa Sơn Vi là văn hóa Hòa Bình và Bắc Sơn, thuộc thời kỳ đồ đá mới. Văn hóa Hòa Bình được ghi nhận là cái nôi của nền văn minh lúa nước, xuất thân từ Đông Nam Á có niên đại trễ được tìm thấy vào khoảng 15000 năm trước đây. Do đặc trưng địa chất về hồng thủy nên có thể một phần sự phát triển rực rỡ của nền văn hóa Hòa Bình có thể đã chưa bao giờ được nhận ra và tìm thấy. Các nhà khảo cổ đã liên kết sự khởi đầu của nền văn minh người Việt ở cuối thời kỳ đồ đá mới và đầu thời đại đồ đồng [vào khoảng hơn 5700 năm trước Công nguyên].[2]

Thời đại đồ đồng đá

Bài chi tiết: Văn hóa Phùng Nguyên

Văn hóa Phùng Nguyên là một nền văn hóa tiền sử thuộc sơ kỳ thời đại đồ đồng, cuối thời đại đồ đá mới, cách đây chừng 4.000 năm đến 3.500 năm.[cần dẫn nguồn] Phùng Nguyên là tên một làng ở xã Kinh Kệ, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, nơi đầu tiên tìm ra các di chỉ của nền văn hóa này.

Thời đại đồ đồng

Bài chi tiết: Văn hóa Đồng Đậu và Văn hóa Gò Mun

Văn hóa Đồng Đậu là nền văn hóa thuộc thời kỳ đồ đồng ở Việt Nam cách ngày nay khoảng 3.000 năm, sau văn hóa Phùng Nguyên, trước văn hóa Gò Mun. Tên của nền văn hóa này đặt theo tên khu di tích Đồng Đậu ở thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.

Thời đại đồ sắt

Bài chi tiết: Văn hóa Đông Sơn, Văn hóa Sa Huỳnh, và Văn hóa Óc Eo

Đến khoảng năm 1200 TCN, sự phát triển của kỹ thuật trồng lúa nước và đúc đồ đồng trong khu vực sông Mã và đồng bằng sông Hồng đã dẫn đến sự phát triển của nền văn hóa Đông Sơn, nổi bật với các trống đồng. Các vũ khí, dụng cụ và trống đồng được khai quật của văn hóa Đông Sơn minh chứng cho việc kỹ thuật đúc đồ đồng bắt nguồn từ đây, nhiều mỏ đồng nhỏ xưa đã được khai quật ở miền Bắc Việt Nam. Ở đây các nhà khảo cổ đã tìm thấy quan tài và lọ chôn hình thuyền, nhà sàn, và bằng chứng về phong tục ăn trầu và nhuộm răng đen.

Trả lời câu hỏiin nghiêng

[trang 11 sgk Lịch Sử 8]:-Xã hội Pháp trước Cách mạng phân ra những đẳng cấp nào ?

Trả lời:

Có 3 đẳng cấp:

+ Đẳng cấp quý tộc: có mọi quyền, không đóng thuế.

+ Đẳng cấp tăng lữ: có mọi quyền, không đóng thuế.

+ Đẳng cấp 3 gồm tư sản, nông dân, bình dân thành thị, làm ra của cải, không có quyền về chính trị, phải đóng thuế, và làm nghĩa vụ phong kiến. Nông dân chiếm 90% dân số, tư sản đứng đầu đẳng cấp thứ ba vì họ có học, có quyền lợi kinh tế, nhưng không có tiền.

[trang 11 sgk Lịch Sử 8]:-Quan sát hình 5 [SGK, trang 10] hãy miêu tả tình cảnh người nông dân trong xã hội Pháp thời bấy giờ.

Trả lời:

- Một nông dân chống chiếc cuốc [công cụ lao động chủ yếu] thể hiện tình trạng nông nghiệp lạc hậu. Trên lưng là người đại diện cho đẳng cấp tăng lữ và quý tộc.Trong túi quần, túi áo của nông dân là những văn tự, khế ước mà ông ta phải vay mượn, cầm cố cho địa chủ và quý tộc. Có những con thỏ, chuột đang gặm phá mùa màng.

- Tất cả đều hại nông dân. Bức tranh tạo biểu tượng về 3 đẳng cấp trong xã hội Pháp trước cách mạng và mối quan hệ giữa 3 đẳng cấp này.

[trang 11 sgk Lịch Sử 8]:-Dựa vào những đoạn trích ngắn [SGK, trang 11] em hãy nêu một vài điểm chủ yếu trong tư tưởng của Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô.

Trả lời:

- Mông-te-xki-ơ và Rút-xô nói về quyền tự do của con người và việc đảm bảo quyền tự do.

- Vôn-te thể hiện quyết tâm đánh đổ bọn phong kiến thống trị [thể hiện sự dối trá] và tăng lữ “bọn đê tiện”.

[trang 12 sgk Lịch Sử 8]:-Sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế thể hiển ở những điểm nào ?

Trả lời:

- Chế độ phong kiến ngày càng suy yếu, số nợ Nhà nước cay của tư sản không trả được [5 tỉ livro].

- Công thương nghiệp đình đốn, nông nghiệp lạc hậu, kinh tế suy yếu.

- Đời sống nhân dân cực khổ, nhân dân đấu tranh mạnh mẽ.

[trang 12 sgk Lịch Sử 8]:-Vì sao cách mạng nổ ra ?

Trả lời:

+ Do ăn chơi xa xỉ, vua Lu-i XVI phải vay của tư sản 5 tỉ livrơ. Số tiền nợ này vua không có khả năng trả nên đã liên tiếp tăng thuế. Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân với chế độ phong kiến vì thế càng trở nên sâu sắc.

+ Ngày 5 - 5 - 1789, Lu-i XVI lại triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp để tăng thuế. Đại diện của Đẳng cấp thứ ba kịch liệt phản đối và họ đã tự họp Hội đồng dân tộc, tuyên bố Quốc hội lập hiến, tự soạn thảo Hiến pháp, thông qua đạo luật mới về tài chính. Nhà vua và quý tộc dùng quân đội để uy hiếp.

[trang 13 sgk Lịch Sử 8]:-Những nguyên nhân nào dẫn đến Cách mạng tư sản Pháp?

Trả lời:

Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến => Mâu thuẫn giữa vua, quý tộc phong kiến với Đẳng cấp thứ ba rất sâu sắc, không thể hòa giải được.

=> Cuộc cách mạng chống phong kiến, do giai cấp Tư sản đứng đầu nổ ra là điều tất yếu.

[trang 13 sgk Lịch Sử 8]:-Các nhà tư tưởng tiến bộ Pháp vào thế kỉ XVIII đã đóng góp gì trong việc chuẩn bị cho cuộc cách mạng?

Trả lời:

Các nhà tư tưởng đã thức tỉnh mọi người đứng dậy đấu tranh và chuẩn bị cho cuộc cách mạng bùng nổ.

[trang 13 sgk Lịch Sử 8]:-Cách mạng tư sản Pháp 1789 bắt đầu như thế nào?

Trả lời:

+ Do ăn chơi xa xỉ, vua Lu-i XVI phải vay của tư sản 5 tỉ livrơ. Số tiền nợ này vua không có khả năng trả nên đã liên tiếp tăng thuế. Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân với chế độ phong kiến vì thế càng trở nên sâu sắc.

+ Ngày 5 - 5 - 1789, Lu-i XVI lại triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp để tăng thuế. Đại diện của Đẳng cấp thứ ba kịch liệt phản đối và họ đã tự họp Hội đồng dân tộc, tuyên bố Quốc hội lập hiến, tự soạn thảo Hiến pháp, thông qua đạo luật mới về tài chính. Nhà vua và quý tộc dùng quân đội để uy hiếp.

[trang 13 sgk Lịch Sử 8]:-Qua những điều trong “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” [SGK, trang 13], em có nhận xét gì về “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền”?

Trả lời:

- Mặt tiến bộ: Tuyên ngôn đề cao vấn đề quyền tự do, bình đẳng của con người.

- Mặt hạn chế: Tuyên ngôn chỉ phục vụ quyền lợi cho giai cấp tư sản, quần chúng nhân dân không được hưởng quyền lợi gì.

[trang 14 sgk Lịch Sử 8]:-Nhân dân Pháp đã hành động như thế nào khi “Tổ quốc lâm nguy”? Kết quả ra sao?

Trả lời:

- Trước tình hình “Tổ quốc lâm nguy”, ngày 10-8-1792, nhân dân Paris cùng quân tình nguyện các địa phương đứng lên lật đổ sự thống trị của phái Lập hiến, đồng thời xóa bỏ chế độ phong kiến.

- Kết quả: Nền thống trị của đại tư sản bị lật đổ, chế độ phong kiến bị xóa bỏ hoàn toàn, nền cộng hòa được thành lập.

[trang 15 sgk Lịch Sử 8]:-Trình bày diễn biến chiến sự trên đất Pháp vào những năm 1792 – 1793.

Trả lời:

Giai đoạn phái Gi-rông-đanh tiếp tục làm cách mạng, lật đổ phái Lập hiến và thiết lập nền cộng hòa [từ ngày 21 - 9 - 1792 đến ngày 2 - 6 - 1793]:

- Sau khi lật đổ phái Lập hiến và xóa bỏ chế độ phong kiến, phái Gi-rông-đanh bầu ra Quốc hội mới, thiết lập nền cộng hòa. Ngày 21 - 1 - 1793, vua Lu-i XVI bị xử tử vì tội phản quốc.

- Mùa xuân năm 1793, quân Anh cùng quân đội các nước phong kiến châu Âu tấn công nước Pháp. Bọn phản động trong nước cũng nổi dậy. Trong khi đó, phái Gi-rông-đanh không lo chống ngoại xâm và nội phản, chỉ lo củng cố quyền lực.

- Ngày 2 - 6 - 1793, dưới sự lãnh đạo của phái Gia-cô-banh, đứng đầu là Rô-be-spie, quần chúng nhân dân đã lật đổ phái Gi-rông-đanh.

[trang 15 sgk Lịch Sử 8]:-Vì sao nhân dân Pa-ri phải lật đổ phái Gi-rông-đanh?

Trả lời:

- Mùa xuân năm 1793, quân Anh cùng quân đội các nước phong kiến châu Âu tấn công nước Pháp. Bọn phản động trong nước cũng nổi dậy. Trong khi đó, phái Gi-rông-đanh không lo chống ngoại xâm và nội phản, chỉ lo củng cố quyền lực.

- Ngày 2 - 6 - 1793, dưới sự lãnh đạo của phái Gia-cô-banh, đứng đầu là Rô-be-spie, quần chúng nhân dân đã lật đổ phái Gi-rông-đanh.

[trang 16 sgk Lịch Sử 8]:-Nêu một vài phẩm chất tốt của Rô-be-spie.

Trả lời:

Ma-xi-liêng đơ Rô-be-spie là một luật sư trẻ tuổi, đại biểu Quốc hội, có tài hùng biện. Trong Quốc hội, ông tích cực bảo vệ quyền lợi của nhân dân. Rô-be-spie trở thành lãnh tụ xuất sắc của phái Gia-cô-banh và nổi tiếng là "Con người không thể bị mua chuộc".

[trang 17 sgk Lịch Sử 8]:-Em có nhận xét gì về các biện pháp của chính quyền Gia-cô- banh?

Trả lời:

- Sau khi lật đổ phái Gi-rông-đanh, phái Gia-cô-banh được sự ủng hộ của nhân dân lên nắm chính quyền, thiết lập nền chuyên chính dân chủ do Rô-be-spie đứng đầu. Chính quyền cách mạng đã thi hành nhiều biện pháp quan trọng để trừng trị bọn phản cách mạng, giải quyết những yêu cầu của nhân dân, như: xóa bỏ mọi nghĩa vụ của nông dân đối với phong kiến, chia ruộng đất cho nông dân, quy định giá các mặt hàng bán cho dân nghèo,...

- Phái Gia-cô-banh cũng ban hành lệnh tổng động viên, xây dựng đội quân cách mạng hùng mạnh, nhờ đó đã đánh bại bọn ngoại xâm và nội phản.

[trang 17 sgk Lịch Sử 8]:-Vì sao sau năm 1794, Cách mạng tư sản Pháp không thể tiếp tục phát triển?

Trả lời:

Do nội bộ bị chia rẽ, nhân dân lại không ủng hộ như trước nên phản tư sản phản cách mạng đã tiến hành đảo chính, bất Rô-be-spie để xử tử [27 - 7 - 1794].

[trang 17 sgk Lịch Sử 8]:-Dựa vào đoạn trích trên [SGK, trang 17] em hãy nhận xét về các cuộc cách mạng Mĩ và Pháp trong thế kỉ XVIII.

Trả lời:

Cách mạng tư sản Pháp và Mĩ cuối thế kỉ XVIII được coi là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất, nhưng nó vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ quyền lợi cho nhân dân, vẫn không hoàn toàn xóa bỏ được chế độ phong kiến, chỉ có giai cấp tư sản là được hưởng lợi.

Bài 1 [trang 17 sgk Lịch sử 8]:Lập niên biểu những sự kiện chính của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.

Lời giải:

Niên đạiSự kiện
14-7-1789Quần chúng tấn công pháo đài nhà tù - nhà tù Ba-xtri
8-1979Thông qua tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền
9-1971Công bố hiến pháp, xác lập chế độ quân chủ lập hiến
10-8-1792Lật đổ ách thống trị của phái lập hiến
21-9-1792Thành lập nền công hòa đầu tiên
2-6-1793Lật đổ phái Gi-rông đanh, phái Gia-cô-banh lên nắm quyền
27-7-1794Đảo chính lật đổ Gia cô banh

Bài 2 [trang 17 sgk Lịch sử 8]:Vai trò của nhân dân trong Cách mạng tư sản Pháp được thể hiện ở những điểm nào?

Lời giải:

Quần chúng nhân dân đóng vai trò quyết định trong quá trình phát triển và kết quả của cách mạng, là động lực chủ yếu từng bước đưa cách mạng đại tới đỉnh cao. Điều này được thể hiện qua 3 sự kiện tiêu biểu của ba giai đoạn:

- Ngày 14 -7 - 1789, quần chúng lao động Pa-ri đã phá ngục Ba-xti. Mở đầu cho cuộc cách mạng.

- Ngày 10 -8 -1792, quần chúng nhân dân đứng lên khởi nghĩa lật đổ sự thống trị của phái Lập hiến, xóa bỏ chế độ phong kiến, thiết lập nền cộng hòa, đưa cách mạng phát triển lên một bước cao hơn.

- Ngày 2 - 6 - 1793, trước tình trạng Tổ quốc lâm nguy, quần chúng nhân dân lại khởi nghĩa lật đổ phái Gi-rông-đanh, đưa phái Gia-cô-banh lên cầm quyền. Cách mạng Pháp đạt đến đỉnh cao.

Bài 3 [trang 17 sgk Lịch sử 8]:Nêu những sự kiện chủ yếu qua các giai đoạn để chứng tỏ sự phát triển của Cách mạng tư sản Pháp.

Lời giải:

- Giai đoạn I [chế độ quân chủ lập hiến], có các sự kiện : Ngày 14 - 7 - 1789, tấn công pháo đài - nhà ngục Ba-xti; tháng 8 - 1789, thông qua Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền; tháng 9-1791, thông qua Hiến pháp...

- Giai đoạn II [bước đầu của nền cộng hòa] : Tháng 9 - 1972, thành lập nền cộng hòa; ngày 21 - 1 - 1793, xử tử vua Lu-i XVI; ngày 2 - 6 - 1793. Nhân dân nổi dậy khởi nghĩa lật đổ phái Gi-rông-đanh.

- Giai đoạn III [chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh] : dựa vào SGK, trình bày những biện pháp tích cực của phái này nhằm cứu nước Pháp thoát khỏi sự đe dọa của "thù trong, giặc ngoài", đưa cách mạng Pháp đạt đến đỉnh cao.

Bài 4 [trang 17 sgk Lịch sử 8]:Trình bày và phân tích ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.

Lời giải:

- Đã lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền.

- Quần chúng nhân dân là lực lượng đông đảo nhất tham gia cách mạng, đưa cách mạng đạt đến đỉnh cao.

- Thức tỉnh lực lượng dân chủ tiến bộ trên thế giới đứng lên chống chế độ phong kiến.

- Mở ra thời kì thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản trên thế giới.

Bài tập Sách bài tập

Bài 1 trang 9 VBT Lịch Sử 8:Em hãy phác họa nét nổi bật của tình hình kinh tế nước Pháp trước cách mạng.

Lời giải:

- Nông nghiệp:

+ Phương thức canh tác lạc hậu.

+ Quan hệ sản xuất phong kiến vẫn được duy trì.

+ Nạn đói, mất mùa thường xuyên xảy ra.

- Công - thương nghiệp:

+ Hình thức sản xuất CTTC chiếm ưu thế.

+ Máy móc được sử dụng ngày càng nhiều.

+ Thị trường buôn bán được mở rộng.

- Như vậy, tình hình kinh tế nước Pháp trước cách mạng là: nền kinh tế tư bản chủ nghĩa bị chế độ phong kiến chuyên chế kìm hãm nặng nề.

Bài 2 trang 9 VBT Lịch Sử 8:Em có nhận xét gì khi quan sát hình 5 – tình cảnh người nông dân Pháp trước cách mạng [tr.10 – SGK lịch sử 8]?

Lời giải:

Bức tranh “tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng” đã diễn tả một cách cô đọc, súc tích nhất về tình hình sản xuất nông nghiệp và nỗi thống khổ của người nông dân Pháp trước cách mạng. Qua bức tranh có thể thấy:

- Sự lạc hậu của nền nông nghiệp nước Pháp: điều này được thể hiện qua chi tiết “chiếc cuốc mòn vẹt” – công cụ lao động rất thô sơ, do đó, năng suất lao động rất thấp.

- Cuộc sống khổ cực của người nông dân Pháp trước cách mạng:

+ Người nông dân phải chịu sự áp bức, bóc lột hết sức nặng nề của cả hai đẳng cấp Tăng lữ và quý tộc.

+ không những vậy, mùa màng còn thường xuyên bị các con vật như chim, chuột, thỏ phá hoại... điều này khiến cho cuộc sống của người nông dân càng thêm khốn khó, cùng cực.

Bài 3 trang 10 VBT Lịch Sử 8:Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.

Xã hội nước Pháp trước cách mạng được phân chia thành những đẳng cấp nào?

a. Hai đẳng cấp – Tăng lữ và Quý tộc.

b. Ba đẳng cấp – Tăng lữ, quý tộc và đẳng cấp thứ ba.

c. Ba đẳng cấp – Tăng lữ, quỹ tộc và bình dân thành thị.

d. Ba đẳng cấp – Tăng lữ, quý tộc và nông dân.

Lời giải:

[b] Ba đẳng cấp – Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba.

Bài 4 trang 10 VBT Lịch Sử 8:Một bạn HS đã vẽ sơ đồ về sự phân chia xã hội nước Pháp trước cách mạng nhưng chưa ghi đầy đủ các thông tin. Em hãy giúp bạn hoàn thành nốt sơ đồ này và nhận xét về mối quan hệ giữa các đẳng cấp trong xã hội Pháp lúc bấy giờ.

Lời giải:

Nhận xét:

- Tăng lữ và Quý tộc phong kiến là các đẳng cấp được hưởng nhiều đặc quyền, đặc lợi. hai tầng lớp này cấp kết với nhau trong việc áp bức, bóc lột đẳng cấp thứ ba.

- Đẳng cấp thứ ba bao gồm nhiều giai cấp, tầng lớp, như: nông dân, bình dân thành thị, giai cấp tư sản... Đẳng cấp thứ ba chịu nhiều ách áp bức, bóc lột nặng nề từ nhà nước phong kiến chuyên chế và giáo hội.

Bài 5 trang 11 VBT Lịch Sử 8:Trước khi cách mạng Pháp bùng nổ, cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến của giai cấp tư sản trên lĩnh vực tư tưởng diễn ra như thế nào?

Lời giải:

- Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng:

+ Đầu thế kỉ XVIII, ở Pháp xuất hiện trào lưu Triết học Ánh sáng, với các đại diện tiêu biểu là: Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Ru-xô, nhóm Bách khoa toàn thư....

+ Thông qua những tác phẩm của mình, các nhà tư tưởng tiến bộ đã: kịch liệt phê phán sự thối nát, lạc hậu của nhà nước phong kiến chuyên chế và giáo hội; đưa ra những lý thuyết về việc xây dựng nhà nước mới.

+ Những quan điểm tiến bộ của các nhà tư tưởng trong trào lưu Triết học Ánh sáng đã tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến; Động viên quần chúng về mặt tư tưởng, dọn đường cho sự bùng nổ của một cuộc cách mạng xã hội sắp sửa diễn ra.

- Ba nhà tư tưởng nổi tiếng của giai cấp tư sản thời đó là:

+ Mông-te-xki-ơ

+ Vôn-te

+ Ru-xô

Bài 6 trang 11 VBT Lịch Sử 8:Những nhận định sau đây phản ánh tình hình nước Pháp trước cách mạng.

Hãy khoanh tròn chữ cái chỉ nội dung em cho là đúng.

a. Số nợ mà triều đình phong kiến – đứng đầu là vua Lu-i XVI, vay của tư sản đến năm 1789 là rất lớn.

b. Để trả nợ số tiền nhà nước vay của tư sản, nhà vua đã huy động thu nhiều loại thuế làm cho các tầng lớp nhân dân rất bất bình.

c. Để phản đối các chính sách của nhà vua, nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân đã nổ ra.

d. nhà vua huy động quân đội đàn áp nhân dân, làm cho các cuộc đấu tranh nổ ra ngày một nhiều.

đ. Năm 1789 là năm có nhiều cuộc nổi dậy nhất của nông dân và bình dân thành thị.

e. cách mạng bùng nổ vì mâu thuẫn giữ phong kiến quý tộc và các tầng lớp nhân dân ngày càng sâu sắc.

Lời giải:

a. Số nợ mà triều đình phong kiến – đứng đầu là vua Lu-i XVI vay của giai cấp tư sản đến năm 1789 là rất lớn.

b. Để trả số nợ vay của tư sản, nhà vua đã huy động thu nhiều loại thuế làm cho các tầng lớp nhân dân rất bất bình.

c. Để phản đối các chính sách của nhà vua, nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân đã nổ ra.

d. Năm 1789 là năm có nhiều cuộc nổi dậy nhất của nông dân và bình dân thành thị.

e. Cách mạng bùng nổ vì mâu thuẫn giữa phong kiến quý tộc và các tầng lớp nhân dân ngày càng gay gắt.

Bài 7 trang 11 VBT Lịch Sử 8:Hãy điền các cụm từ dưới đây vào chỗ trống cho thích hợp để hoàn thành đoạn tóm tắt về diễn biến của “Hội nghị đẳng cấp thứ ba” [một số từ được sử dụng lại vài lần]

Lời giải:

Hội nghị ba đẳng cấp donhà vuatriệu tập, khai mạc ngày5/5/1789tại cung điện Véc-xai. Những người được tham dự hội nghị là các đại biểu Tăng lữ, Quý tộc và đại biểu củaĐẳng cấp thứ ba. Hội nghị diễn rarất căng thẳngvì đại biểu Quý tộc vàTăng lữủng hộ nhà vua tăng thuế, còn đại biểu của Đẳng cấp thứ ba thìkịch liệt phản đốichủ trương này.

Bất bình với hai đẳng cấp trên, ngày 17 - 6 các đại biểuĐẳng cấp thứ batự họp, thành lập Hội đồng dân tộc, sau đó tuyên bố làQuốc hội lập hiếncó quyền soạn thảo Hiến pháp, thông qua các đạo luật về tài chính. Trước tình hình đó, nhà vua và quý tộc đã dùng quân đội đểuy hiếpQuốc hội. Trong khi ấy, quần chúng lao động và các nhà tư sản cách mạng cũng tự vũ trang cho mình đểchống lạinhà vua. Nhiều binh lính cũngủng hộquần chúng cách mạng. Ngày14/7/1789cuộc tấn công vào ngục Ba-xti bắt đầu. Cách mạng tư sản Phápbùng nổ.

Bài 8 trang 12 VBT Lịch Sử 8:Quan sát hình 1 SGK Lịch sử 8, em có nhận xét gì về:

Lời giải:

- Cuộc tấn công của quần chúng cách mạng vào pháo đài Ba-xti:rất sôi nổi, quyết liệt. Thể hiện quyết tâm của quần chúng nhân dân Pháp trong cuộc đấu tranh chống lại chế độ phong kiến chuyên chế hà khắc, phản động để giành quyền tự do, bình đẳng và dân chủ.

- Ý nghĩa của sự kiện 14/7/1789:

+ Phá tan ngục Ba-xti – biểu tượng của chế độ phong kiến chuyên chế. → Báo hiệu sự sụp đổ tất yếu của chế độ phong kiến chuyên chế ở Pháp.

+ Khơi nguồn cho sự bùng nổ của cuộc cách mạng tư sản Pháp.

Bài 9 trang 12 VBT Lịch Sử 8:Qua nội dung bài học, em hãy phác họa lại các giai đoạn chính của cách mạng tư sản Pháp [1789 – 1794]

Lời giải:

- Giai đoạn 1: chế độ quân chủ lập hiến [14/7/1789 – 10/8/1792]

+ Ngày 14/7/1789, quần chúng nhân dân Pari nổi dậy tấn công ngục Ba-xti, lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế.

+ Ngày 26/8/1789, “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” được thông qua.

+ Tháng 9/1791, Hiến pháp được thông qua, chế độ quân chủ lập hiến được xác lập.

+ Năm 1792, liên quân Áo – Phổ cấu kết với lực lượng phản động trong nước Pháp để tấn công nước Pháp cách mạng.

+ 10/8/1792, Nhân dân Pháp nổi dậy đấu tranh lật đổ sự thống trị của phái Lập Hiến, xóa bỏ chế độ quân chủ lập hiến.

- Giai đoạn 2: Nền cộng hòa [21/9/1792 – 2/6/1793]

+ 21/9/1792, nền Cộng hòa được thiết lập.

+ 21/1/1793, vua Luis XVI bị đưa lên máy chém vì tội phản quốc.

+ Mùa xuân năm 1793, nước Anh liên kết với các nước phong kiến châu Âu tấn công nước Pháp. Trong bối cảnh “tổ quốc lâm nguy”, phái Gi-rông-đanh không lo chống thù trong giặc ngoài mà chỉ thi hành các chính sách bảo vệ quyền lợi của mình → quần chúng nhân dân mâu thuẫn với phái Gi-rông-đanh.

+ 2/6/1793, Nhân dân Pháp lật đổ sự thống trị của phái Gi-rông-đanh.

- Giai đoạn 3: chính quyền Gia-cô-banh [2/6/1793 – 27/7/1794]

+ 2/6/1793, chính quyền chuyển sang tay phái Gia-cô-banh. Cách mạng lên tới đỉnh cao.

+ Chính quyền Gia-cô-banh thi hành nhiều chính sách tiến bộ, ví dụ: chia ruộng đất cho dân nghèo, quy định giá bán tối đa các mặt hàng thiết yếu cho dân nghèo....

+ 26/6/1794, dưới sự lãnh đạo của phái Gia-cô-banh, nhân dân Pháp đánh tan quân xâm lược, bảo vệ vững chắc nền độc lập.

+ 27/2/1794, lực lượng tư sản phản động tiến hành đảo chính, nền chính dân chủ Gia-cô-banh bị lật đổ.

Bài 10 trang 13 VBT Lịch Sử 8:Hãy điền những mốc thời gian phù hợp với các sự kiện lịch sử dưới đây về cách mạng tư sản Pháp 1789.

Lời giải:

Thời gianSự kiện lịch sử
1789- Khai mạc hội nghị ba đẳng cấp
14/7/1789- Cuộc tấn công vào pháo đài Ba-xti. Cách mạng bùng nổ.
26/8/1789- Quốc hội thông qua Tuyên ngôn về Nhân quyền và Dân quyền.
Tháng 9/1791- Hiến pháp được thông qua, xác lập chế độ quân chủ lập hiến.
Tháng 8/1792- 80 vạn quân Phổ tràn vào nước Pháp.
10/8/1792- nhân dân Pa-ri đứng lên lật đổ sự thống trị của Đại tư sản
21/9/1792- Nền Cộng hòa đầu tiên được thành lập
21/1/1793- Vua Lu-i XVI bị đưa lên đoạn đầu đài.
Đầu năm 1793- Quân Anh và các nước phong kiến châu Âu tấn công nước Pháp.
2/6/1793- Rô-be-spie lãnh đạo nhân dân Pa-ri lật đổ phái Gi-rông-đanh và giành thắng lợi.
26/6/1794Liên minh chống Pháp bị đánh bại và bắt đầu tan rã.
27/7/1794- Rô-be-spie và các bạn chiến đấu của ông bị bắt và bị xử tử.

Bài 11 trang 14 VBT Lịch Sử 8:Hãy nêu ý kiến đánh giá của em về bản Tuyên ngôn về Nhân quyền và Dân quyền

Lời giải:

- Mặt tiến bộ:

+ Phản ánh ý chí, nguyện vọng của quần chúng nhân dân về một xã hội mà ở đó: con người được hưởng mọi quyền tự do, bình đẳng; một xã hội tràn ngập tình yêu thương giữ con người với con người.

+ Đề cao tư tưởng: chủ quyền đất nước thuộc về nhân dân.

→ Như vậy, có thể thấy, bản tuyên ngôn này đã thể hiện rất rõ tính chất tiến bộ và tính thời đại sâu sắc.

- Mặt hạn chế:

+ Thừa nhận quyền tư hữu tài sản là thiêng liêng, bất khả xâm phạm → đồng nghĩa với việc: phủ nhận quyền bình đẳng xã hội thật sự giữa con người với con người; hợp pháp hóa sự bất bình đẳng về tài sản và sự bóc lột của người giàu đối với người nghèo.

Bài 12 trang 14 VBT Lịch Sử 8:Em có hiểu biết gì về nhân vật Rô-be-spie?

Lời giải:

- Luật sư Rô-be-spie [1789 – 1794] là nhà cách mạng cánh tả trong cách mạng tư sản Pháp [1789-1794], người lãnh đạo chủ chốt của phái Gia-co-banh.

- Rô-be-spie lag người có tài hùng biện, có tinh thần cách mạng kiên cường và nổi tiếng với đức tính chính trực, liêm khiết.

- Dưới sự lãnh đạo của Rô-be-spi e, quần chúng nhân dân Pháp đã đánh bại thù trong giặc ngoài, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và nền chuyên chính dân chủ cách mạng.

- Rô-be-spie bị lực lượng tư sản phản cách mạng bắt giữ trong cuộc đảo chính ngày 27/7/1789. Tới ngày 28/7/1789, ông cùng các bạn chiến đấu của mình bị xử tử.

Bài 13 trang 14 VBT Lịch Sử 8:Sau khi nền chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh được thiết lập, chính quyền cách mạng đã làm gì? Đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng.

Lời giải:

Các câu trả lời đúng là:

[X]Tịch thu ruộng đât của giáo hội và quý tộc trốn ra nước ngoài, chia thành những khoảnh nhỏ bán cho nông dân.

[X]xây dựng quân đội cách mạng hùng hậu để đối phó với bên ngoài.

[X]Thành lập ủy ban cứu nước, trưng thu lúa mì bán cho dân nghèo.

[X]Quy định mức lương cho công nhân.

Bài 14 trang 15 VBT Lịch Sử 8:Em hãy nêu ngắn gọn về vai trò của quần chúng nhân dân trong cách mạng tư sản Pháp [1789 – 1794]

Lời giải:

Vai trò của quần chúng nhân dân:

- Là động lực chính, lực lượng tham gia đông đảo nhất của cách mạng.

- Sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân với tinh thần cách mạng triệt đã đưa đến thắng lợi của cách mạng tư sản Pháp.

Bài 15 trang 15 VBT Lịch Sử 8:a. Theo em, cuộc cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

b. Vì sao nói cách mạng tư sản Pháp 1789 – 1794 là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất?

c. Hạn chế của cách mạng tư sản Pháp là

Lời giải:

a.- Ý nghĩa trong nước:

+ Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế đã từng thống trị nước Pháp trong nhiều thế kỉ; đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền.

+ Thúc đẩy sự phát triển hơn nữa của CNTB ở Pháp [thủ tiêu mọi tàn dư phong kiến, hình thành thị trường dân tộc thống nhất, tạo điều kiện thuận lơi cho sự phát triển của công – thương nghiệp...]

- Đối với thế giới:

+ Làm lung lay chế độ phong kiến ở khắp châu Âu.

+ Mở ra thời đại mới – thời đại thắng lợi và củng cố của CNTB ở các nước tiên tiến lúc bấy giờ.

b.- Vì: cuộc cách mạng này không chỉ hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản [lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, xác lập sự thống trị của giai cấp tư sản, mở đường cho sự phát triển của CNTB]; mà trong quá trình cách mạng, một số quyền lợi của nhân dân lao động cũng được giai cấp tư sản quan tâm giải quyết [vấn đề ruộng đất, quy định giá cả tối đa các mặt hàng bán cho dân nghèo....]

c.- Duy trì chế độ tư hữu tài sản, hợp thức hóa sự bất bình đẳng về tài sản và sự bóc lột của người giàu đối với người nghèo.

- Sự phân hóa trong nội bộ lực lưỡng lãnh đạo – giai cấp tư sản thành các bộ phận, các phe phái với những yêu cầu về lợi ích khác nhau → chi phối sâu sắc tới tiến trình cách mạng, khiến cho cuộc cách mạng tư sản Pháp diễn ra lâu dài, phức tạp.

Lịch sử lớp 7

Video liên quan

Chủ Đề