Đà nẵng ra huế có bị cách ly không 2022

Tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành hướng dẫn tạm thời một số biện pháp y tế đối với người đến/trở về Huế theo tinh thần Nghị quyết 128 của Chính phủ. Ảnh: VGP/Nhật Anh
Theo đó, người đến/trở về từ các địa phương cấp độ 1 [vùng xanh]: Khuyến cáo có kết quả xét nghiệm âm tính có giá trị trong 72 giờ; thực hiện khai báo y tế, quét mã QR; tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày kể từ ngày về đến địa phương; xét nghiệm sàng lọc theo kế hoạch của cơ quan y tế. 

Người đến/trở về từ các địa phương cấp độ 2 [vùng vàng]: Khuyến cáo có kết quả xét nghiệm âm tính có giá trị trong 72 giờ; thực hiện khai báo y tế, quét mã QR. 

Người đã tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 hoặc người được công bố khỏi bệnh COVID-19 [có giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19 hoặc giấy ra viện không quá 6 tháng]: Tự theo dõi sức khoẻ, giám sát y tế tại nơi cư trú/lưu trú 7 ngày kể từ ngày về đến địa phương. Xét nghiệm sàng lọc theo kế hoạch của cơ quan y tế. Người chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vaccine phòng COVID-19: Giám sát y tế tại nơi cư trú/lưu trú 7 ngày kể từ ngày về đến địa phương, tiếp tục tự theo dõi sức khoẻ 7 ngày sau thời gian giám sát y tế. Xét nghiệm, sàng lọc theo kế hoạch của cơ quan y tế. 

Đối với người đến/trở về từ vùng cấp độ 3 [vùng cam]: Yêu cầu có kết quả xét nghiệm âm tính có giá trị trong 72 giờ; thực hiện khai báo y tế, quét mã QR. Trong đó, người đã tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 hoặc người được công bố khỏi bệnh COVID-19 không quá 6 tháng tính đến thời điểm đến/về địa phương]: Giám sát y tế tại nơi cư trú/lưu trú 7 ngày kể từ ngày về đến địa phương, tiếp tục theo dõi sức khỏe 7 ngày; xét nghiệm 3 lần vào các ngày thứ 1 bằng test nhanh kháng nguyên; ngày 3 và ngày 7 bằng RT-PCR.  

Người chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vaccine phòng COVID-19: Thực hiện cách ly y tế tại nơi cư trú/lưu trú 14 ngày kể từ ngày về đến địa phương, tiếp tục tự theo dõi sức khỏe 14 ngày sau khi hoàn thành cách ly y tế tại nơi cư trú/lưu trú; xét nghiệm 4 lần vào các ngày thứ 1 bằng test nhanh kháng nguyên; ngày 3, ngày 7 và ngày 14 bằng RT-PCR. 

Tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai hệ thống khai báo y tế trực tuyến để giúp người đến/trở về Huế khai báo y tế dễ dàng, thuận tiện.

Đối với người đến và về từ vùng cấp độ 4 [vùng đỏ]: Yêu cầu có kết quả xét nghiệm âm tính có giá trị trong 72 giờ; thực hiện khai báo y tế, quét mã QR. Trong đó, người đã tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 hoặc người được công bố khỏi bệnh COVID-19: Giám sát y tế tại nơi cư trú/lưu trú 7 ngày kể từ ngày về đến địa phương, tiếp tục theo dõi sức khoẻ 7 ngày; xét nghiệm 3 lần vào các ngày thứ 1 bằng test nhanh kháng nguyên; ngày 3 và ngày 7 bằng RT-PCR.  

Người chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vaccine phòng COVID-19: Thực hiện cách ly y tế tập trung 14 ngày kể từ ngày về đến địa phương, thực hiện xét nghiệm 4 lần trong quá trình cách ly vào các ngày thứ 1, 3, 7, 14 bằng RT-PCR. Sau khi hoàn thành cách ly tập trung, giám sát y tế tại nơi cư trú/lưu trú 7 ngày và thực hiện xét nghiệm 2 lần trong thời gian giám sát vào ngày thứ 3 bằng test nhanh kháng nguyên, ngày thứ 7 bằng RT-PCR. Sau đó tiếp tục tự theo dõi sức khoẻ tại nhà/nơi lưu trú đủ 28 ngày kể từ ngày về địa phương. 

Việc giám sát y tế, cách ly y tế tại nơi cư trú/lưu trú chỉ được thực hiện khi địa điểm cư trú/lưu trú đáp ứng đúng yêu cầu theo quy định của Bộ Y tế tại Quyết định số 879/QĐ-BYT ngày 12/3/2020. Chủ tịch UBND cấp xã chịu trách nhiệm kiểm tra, thẩm định, phê duyệt điều kiện bảo đảm giám sát y tế, cách ly y tế nơi cư trú/lưu trú theo quy định của Bộ Y tế.

Trường hợp người thực hiện công tác, công vụ, đoàn ngoại giao, các nhà đầu tư và các trường hợp thực sự cần thiết khác yêu cầu có kết quả xét nghiệm âm tính có giá trị trong 72 giờ; thực hiện khai báo y tế, quét mã QR; có văn bản báo cáo và được Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh phê duyệt phương án phòng, chống dịch cụ thể.

Trước khi đến/trở về Huế, công dân chỉ khai báo y tế trước khi qua chốt mà không cần đợi phê duyệt như trước đây. Theo đó, tất cả các công dân trước khi qua chốt phải khai báo y tế trực tuyến. Trong trường hợp công dân không khai báo được thì lực lượng tại chốt hỗ trợ khai báo, tất cả đều vận hành tại địa chỉ: //qr.thuathienhue.gov.vn.

Tiếp theo, công dân sẽ trình mã QR tại các máy quét ở chốt. Nhân viên y tế phụ trách xác nhận người qua chốt, kiểm tra kết quả trên màn hình, xác định cấp độ vùng dịch của người về theo 4 cấp độ của Bộ Y tế và lựa chọn hình thức cách ly, giám sát, theo dõi, hoặc không áp dụng phù hợp với từng cấp độ.

Nhật Anh


TP. Đà Nẵng tạo điều kiện, bảo đảm giao thông thông suốt trong dịp cận Tết. Ảnh: VGP/Minh Trang

Chiều 17/1, Sở Thông tin và Truyền thông TP. Đà Nẵng thông tin về tình hình phòng, chống dịch trên địa bàn Thành phố, theo đó nhấn mạnh chủ trương của Thành phố là “không ngăn sông cấm chợ”, không ngăn cản, hạn chế đi lại; bảo đảm hoạt động của các siêu thị, chợ truyền thống; bảo đảm cân đối cung cầu một số mặt hàng thực phẩm thiết yếu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong dịp Tết; bảo đảm giao thông thông suốt và mọi điều kiện để người dân vui đón Tết.

Thành phố cũng đưa ra các quy định về việc khai báo y tế và các trường hợp cần phải xét nghiệm, cách ly y tế. Theo đó, về khai báo y tế, hiện nay, khai báo y tế được thực hiện bắt buộc đối với toàn bộ người dân. Trước khi đến/về TP. Đà Nẵng, người dân phải thực hiện đăng ký trên hệ thống trực tuyến của Quốc gia hoặc của TP. Đà Nẵng [ứng dụng Danang Smart City: Vào mục “Đăng ký vào TP. Đà Nẵng” hoặc vào trang //khaibaoyte.danang.gov.vn, vào mục “Người dân khai báo, đăng ký vào TP. Đà Nẵng”] và lưu lại mã QR được cấp [bằng hình ảnh trên điện thoại di động hoặc in trên giấy] để sử dụng khi di chuyển đến/về TP. Đà Nẵng.

Những trường hợp cần phải thực hiện xét nghiệm theo quy định: Người nhập cảnh từ nước ngoài vào Thành phố; các trường hợp đến TP. Đà Nẵng từ địa bàn có cấp độ dịch là cấp 3, cấp 4 mà không có kết quả xét nghiệm âm tính COVID-19 trong vòng 72 giờ; người có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh hoặc có yếu tố dịch tễ liên quan đến bệnh nhân COVID-19; người sinh sống tại các khu vực phong tỏa; F0 cách ly, điều trị tại nhà và người ở cùng; các trường hợp khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế được chỉ định xét nghiệm theo quy định.

Về việc cách ly y tế và tự theo dõi sức khỏe tại nhà, theo quy định, những trường hợp phải cách ly y tế [tại nhà/ nơi lưu trú hoặc cơ sở cách ly tập trung] bao gồm: Các trường hợp F0; các trường hợp F1; người nhập cảnh từ nước ngoài vào Thành phố; các trường hợp đến TP. Đà Nẵng từ địa bàn có cấp độ dịch là cấp 4.

Kết thúc thời gian cách ly, các trường hợp nêu trên cần tiếp tục theo dõi đủ 14 ngày kể từ ngày tiếp xúc với nguồn lây [F0, vùng dịch]; nghiêm túc thực hiện quy định 5K. Nếu có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh COVID-19 [ho, sốt, rát họng, viêm phổi, khó thở, giảm hoặc mất vị giác, khứu giác…] thì báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để được theo dõi, lấy mẫu xét nghiệm, xử trí theo quy định. Xét nghiệm nhanh hay xét nghiệm PCR đều có thể được thực hiện. Riêng đối với trường hợp nhập cảnh, xét nghiệm PCR để hoàn thành thời gian cách ly, theo dõi sức khỏe.

Hiện nay, tính theo cấp xã, phường, Đà Nẵng có 19/56 xã, phường cấp độ 3, 35/56 xã phường cấp độ 2 và 2/56 xã phường cấp độ 1. Một số khu vực nhỏ hơn cấp xã, phường được xác định cấp độ 3, 4.

Minh Trang


31/12/2021 16:58 [GMT+7]

 Quy định riêng của Quảng Trị về cách ly y tế gây khó người dân

Quảng Trị [TTXVN 31/12]           Tỉnh Quảng Trị đang duy trì quy định về cách ly phòng dịch COVID-19 khác với Quy định tạm thời của Chính phủ về "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch". Theo đó, tất cả mọi người đến hay về Quảng Trị phải tự giám sát y tế tại nhà 14 ngày dù đã tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 nếu rời từ vùng xanh [hay vàng, da cảm, đỏ] ở các tỉnh, thành phố gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, An Giang, Bạc Liêu, Tây Ninh, Vĩnh Long, Bình Thuận và thành phố Huế [Thừa Thiên – Huế]. Cụ thể, ngày 6/12, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Trị ra văn bản số 2849/CV-BCĐPCD về việc nâng cấp độ kiểm soát dịch đối với người đến từ thành phố Huế [Thừa Thiên – Huế]. Theo đó, cách ly 14 ngày tại nhà kể từ ngày trở về đối với tất cả trường hợp trở về từ thành phố Huế, kể cả vùng xanh; thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR ngày đầu, ngày thứ 7 và ngày thứ 13.           Trước đó, ngày 26/10 Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Trị ra văn bản số 2431/CV-BCĐPCD yêu cầu các địa phương tổ chức giám sát y tế tại nhà 14 ngày đối với các trường hợp trở về từ Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An. Đến ngày 5/11, Sở Y tế Quảng Trị ra công văn số 2545/SYT-NVY về việc làm rõ một số nội dung tại văn bản số 2431/CV-BCĐPCD. Theo đó, cần tổ chức giám sát y tế tại nhà 14 ngày cho người trở về địa phương từ 4 tỉnh, thành phố gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và Long An, kể cả từ vùng xanh.           Ngày 16/11, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Trị ban hành văn bản số 2671/CV-BCĐPCD bổ sung tất cả trường hợp trở về từ 5 tỉnh gồm: An Giang, Bạc Liêu, Tây Ninh, Vĩnh Long và Bình Thuận, kể cả vùng xanh, phải được giám sát y tế tại nhà 14 ngày. Theo quy định của tỉnh, người thuộc diện giám sát y tế 14 ngày tại nhà phải tuân thủ các quy định như: treo biển cảnh báo, không được rời khỏi nhà, nơi cư trú; nếu bắt buộc phải ra khỏi nhà, nơi cư trú để làm việc cần thiết phải có sự đồng ý của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 xã, phường và thực hiện nghiêm quy định phòng dịch; thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR ngày đầu, xét nghiệm nhanh vào ngày thứ 7 và ngày thứ 14.           Trong khi đó, theo Quy định tạm thời kèm theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” có bốn cấp độ dịch gồm: cấp 1 – vùng xanh [nguy cơ thấp]; cấp 2 – vùng vàng [nguy cơ trung bình]; cấp 3 – màu cam [nguy cơ cao]; cấp 4 – vùng đỏ [nguy cơ rất cao]. Việc đi lại của người dân đến từ các địa bàn có cấp độ dịch khác nhau cũng chịu sự giám sát khác nhau, trong đó ở cấp độ 1, 2 và 3 thì không bị hạn chế; ở cấp độ 4 thì bị hạn chế.           Theo hướng dẫn tạm thời của Bộ Y tế về việc thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ thì chỉ cách ly y tế đối với người đến từ địa bàn có dịch [địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc vùng cách ly y tế], người tiếp xúc gần [F1]. Đối với người đã tiêm đủ liều vaccine và người đã khỏi bệnh, chỉ xét nghiệm khi có yêu cầu điều tra dịch tễ, cách ly y tế hoặc theo dõi y tế và trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng.          

Do đó, những quy định riêng của tỉnh về cách ly, giám sát y tế đối với 10 địa phương nêu trên đang gây khó khăn cho việc đi lại của người dân.

Chị Lê Nguyễn Nhã Phương, 26 tuổi, đã tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19, đi từ vùng vàng [nguy cơ trung bình] ở tỉnh Đồng Nai về quê tại xã Triệu Long, huyện Triệu Phong [Quảng Trị] nhưng chị vẫn bị áp dụng giám sát y tế 14 ngày tại nhà và xét nghiệm SARS-CoV-2 đến ba lần. Chị Phương cho biết, Quảng Trị cách ly, giám sát người trở về từ 10 địa phương "trong danh sách đen", tạo ra tâm lý phân biệt đối xử. Vì có nhiều địa phương có số ca mắc COVID-19 trong những ngày vừa qua còn cao hơn 10 tỉnh, thành phố nói trên nhưng người về từ các nơi đó không bị tỉnh bắt buộc cách ly, giám sát y tế tại nhà. Ngoài ra, thời gian cách ly, giám sát y tế tại nhà lên đến 14 ngày và xét nghiệm đến ba lần là quá nhiều, ảnh hưởng lớn đến công việc, đi lại của người dân. Chị Phương mong muốn tỉnh sớm có chính sách linh hoạt hơn theo Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ, để vừa kiểm soát được dịch bệnh, vừa không gây khó khăn cho người dân trong việc đi lại, làm ăn.           Ngày 31/12, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Trị Đỗ Văn Hùng cho biết, tỉnh đang có kế hoạch điều chỉnh những quy định trên./.          

Nguyên Lý

Video liên quan

Chủ Đề