Đặc điểm nào sau đây không phải đặc điểm của ngôn ngữ máy

Loại hình ngôn ngữ là một khái niệm của ngôn ngữ học dùng để chỉ tập hợp các ngôn ngữ có chung một hay nhiều đặc điểm hình thái nhất định.

Loại hình học là bộ môn khoa học nghiên cứu về loại hình ngôn ngữ với hai khuynh hướng sau:

  • Loại hình học chỉnh thể nghiên cứu, phân loại ngôn ngữ loài người dựa trên tập hợp nhiều tiêu chí. Khái niệm loại hình được hiểu là một tập hợp, hệ thống các đặc điểm hình thái, ngữ pháp, ngữ âm.
  • Loại hình học đặc trưng là khuynh hướng nghiên cứu mới, phân loại ngôn ngữ theo từng đặc điểm cụ thể. Khái niệm loại hình được hiểu là một đặc trưng (hình thái, ngữ âm, ngữ pháp).

Phân loại các ngôn ngữ theo loại hình, không căn cứ vào nguồn gốc xuất xứ, mà dựa vào cấu trúc nội tại của chúng.

Tiêu chí phân loại các loại hình ngôn ngữ là những đặc điểm cấu trúc, hình thái có giá trị phân loại các ngôn ngữ.

Trong ngôn ngữ nói chung có nhiều đặc điểm:

  • Đặc điểm phổ quát (phổ niệm) có mặt trong tất cả các ngôn ngữ. Ví dụ: Sự đối lập nguyên âm và phụ âm
  • Đặc điểm cá biệt: có mặt trong một ngôn ngữ nhất định. Ví dụ: Tiếng Việt có 6 thanh điệu
  • Đặc điểm loại hình: có mặt ở một số ngôn ngữ này mà không có mặt ở một số ngôn ngữ khác. Ví dụ: Có hay không có thanh điệu

Từ biến đổi hình thái hay không biến đổi hình thái.

Đây là đặc điểm dựa vào đó các nhà loại hình phân loại loại hình ngôn ngữ.

Các loại tiêu chí (đặc điểm hình thái):

  • Hình thái học: phương thức cấu tạo từ (bằng phương thức phụ tố, căn tố, ghép), phương thức biểu thị các phạm trù ngữ pháp, các ý nghĩa ngữ pháp.
  • Cú pháp học: phương thức đánh dấu các thành phần câu, các chức vụ cú pháp, trật tự từ, kết cấu cú pháp.
  • Ngữ âm học: thanh điệu, phụ âm, nguyên âm.

Căn cứ vào những thuộc tính loại hình mà các ngôn ngữ trên thế giới được chia chủ yếu thành hai nhóm lớn sau:

Ngôn ngữ đơn lập

Tiếng Hán, tiếng Thái và các tiếng trong nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer (tiếng Việt cũng thuộc nhóm tiếng này) là những ví dụ tiêu biểu cho loại hình ngôn ngữ đơn lập. Các đặc điểm chính của loại hình này là:

  • Từ không biến đổi hình thái. Hình thái của từ không chỉ ra quan hệ giữa các từ trong câu.
  • Hư từ và vị trí, trật tự từ đóng vai trò làm rõ quan hệ ngữ pháp cũng như ý nghĩa ngữ pháp của từ và của câu.
    VD: Thêm hư từ "sẽ" hay "đang" trước từ "ăn" sẽ làm thay đổi ý nghĩa thời gian của hành động (đang ăn/sẽ ăn). Hoặc đảo vị trí các từ cũng làm thay đổi ý nghĩa ngữ pháp (ví dụ: "chân bàn" và "bàn chân").
  • Tính hình tiết; hạt nhân cơ bản của từ vựng là các từ đơn tiết. Vì thế mà ranh giới giữa âm tiết, hình vị và từ không rõ ràng (ví dụ: trong tiếng Việt, "nhà" vừa là một hình vị, mà cũng vừa là một từ). Cũng vì vậy mà từ ghép và cụm từ cũng khó phân biệt.
  • Khái niệm "các từ loại" là rất mơ hồ. VD như "cưa" vừa là dụng cụ để xẻ gỗ, vừa chỉ hành động cắt xẻ gỗ. Nguyên nhân do cấu trúc của những từ có ý nghĩa đối tượng, tính chất, hành động,...không tách biệt nhau.

Ngôn ngữ không đơn lập

Được chia thành ba loại hình nhỏ sau đây:

Ngôn ngữ hòa kết (chuyển dạng)

Tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp...

  • Từ biến đổi hình thái để diễn tả quan hệ ngữ pháp. Đặc biệt có sự biến đổi nguyên âm và phụ âm trong hình vị. Do sự biến đổi này mang ý nghĩa ngữ pháp nên được gọi là "biến tố bên trong".
  • Các hình vị trong từ ở ngôn ngữ hoà kết liên kết với nhau rất chặt chẽ. Chính tố không thể đứng một mình. Ví dụ trong tiếng Nga, chính tố "рук" không thể đứng một mình mà phải đi kèm phụ tố "-е'" hoặc "-ам" ("руке","рукам").
  • Mỗi phụ tố có thể đồng thời mang nhiều ý nghĩa, và ngược lại, một ý nghĩa có thể được biểu thị bằng nhiều phụ tố. Ví dụ để diễn tả ý nghĩa, tính chất đối lập, trong tiếng Đức có các phụ tố như "a-", "un-" hay "im-" ("typisch" = điển hình và "atypisch", "schön" = đẹp và "unschön",...)
  • Một điểm đặc biệt của ngôn ngữ hoà kết là: ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp được dung hợp trong từ nhưng không thể tách biệt được. Có thể thấy như trong tiếng Anh, rất khó để phân biệt ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp trong từ "feet" (số nhiều của "foot" = bàn chân). Chính bởi đặc điểm này mà người ta gọi là "ngôn ngữ hoà kết".

Ngôn ngữ chắp dính

Tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ...

  • Điểm khác biệt lớn nhất của ngôn ngữ chắp dính và ngôn ngữ hoà kết nằm ở độ chặt chẽ trong mối liên hệ giữa các hình vị. Hình vị trong ngôn ngữ chắp dính có tính độc lập cao hơn và liên kết với nhau cũng không chắc chắn. Điển hình là việc chính tố có thể đứng một mình. Để hiểu rõ, ta cùng xem thí dụ với tiếng Thổ Nhĩ Kỳ:
    • adam (người đàn ông)- adamlar (những người đàn ông)
    • kadin (người phụ nữ)- kadinlar (những người phụ nữ)
  • Các phụ tố được sử dụng rộng rãi để cấu tạo từ và biểu thị những mối quan hệ khác nhau. Thế nhưng mỗi phụ tố lại chỉ biểu thị một ý nghĩa ngữ pháp, và ngược lại cũng vậy. Do vậy từ có độ dài rất lớn.

Ngôn ngữ hỗn nhập (đa tổng hợp)

Các ngôn ngữ Chu-cốt, Cam-chat.

  • Đặc điểm nổi bật nhất của loại hình ngôn ngữ này là hiện tượng một từ có thể tương ứng với một câu trong ngôn ngữ khác. Như ta đã biết, để cấu tạo nên câu cần phải có ít nhất thành phần chủ ngữ và vị ngữ, ngoài ra còn có định ngữ, trạng ngữ, bổ ngữ... Nhưng ở đây, tất cả được thể hiện chính tố, các phụ tố trong từ. VD: "i-n-i-a-l-u-d-am" trong tiếng Tschinuk ở Bắc Mỹ có nghĩa như câu " tôi đã đến để cho cô cái này" trong tiếng Việt. Có thể thấy trong thí dụ trên các thành phần câu tương ứng với các bộ phận, thành phần được chứa đựng trong một từ. Vì thế người ta gọi các ngôn ngữ trên là "hỗn nhập" hay "đa tổng hợp".
  • Tuy nhiên, bên cạnh các hình thức hỗn nhập vẫn có các hình thức độc lập. Nghĩa là vẫn xuất hiện các từ tách rời, từ đơn.
  • Các hình vị trong ngôn ngữ hỗn nhập vừa liên kết theo nguyên tắc kết dính như ngôn ngữ hoà kết hay chắp dính, vừa có thể chuyển dạng nội bộ. Nói cách khác, xét về mặt cấu trúc của các hình vị và mối liên kết giữa chúng thì các ngôn ngữ hỗn nhập mang những đặc điểm của cả hai loại hình ngôn ngữ trên.

  • N.V. Xtankêvich, Các loại hình ngôn ngữ Nhà xuất bản Đại học và trung học chuyên nghiệp Hà Nội 1982 274tr
  • http://ngonngu.net/
  • Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Giáo dục.

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Loại_hình_ngôn_ngữ&oldid=66247426”

Dòng nào dưới đây không phải là đặc điểm của ngôn ngữ nói?

A.

Có sự hỗ của hệ thống dấu câu, của các kí hiệu văn tự, của bảng biểu, sơ đồ…

B.

Là ngôn ngữ âm thanh, là lời nói trong giao tiếp hàng ngày.

C.

Đa dạng về ngữ điệu.

D.

Có sự phối hợp giữa âm thanh, giọng điệu và cử chỉ, nét mặt, điệu bộ…

Đáp án và lời giải

Đáp án:A

Lời giải:

Có sự hỗ của hệ thống dấu câu, của các kí hiệu văn tự, của bảng biểu, sơ đồ…

Câu hỏi thuộc đề thi sau. Bạn có muốn thi thử?

Trắc nghiệm 45 phút văn học lớp 12 - Chủ đề Tiếng Việt - Đề số 10

Làm bài

Chia sẻ

Một số câu hỏi khác cùng bài thi.

  • Hai câu thơ "Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan - Đường bạch dương sương trắng nắng tràn" (Tố Hữu) sử dụng biện pháp tu từ ngữ âm gì?

  • Trong các ví dụ dưới đây ví dụ nào thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

  • Trong câu:Lưng trần phơi nắng phơi sượng - Có manh áo cộc tre nhường cho con. Các từ"lưng","manh áo","con"được sử dụng thế nào?

  • "Hắn rút dao ra, xông vào. Bá Kiến ngồi nhỏm dậy, Chí Phèo đã văng dao tới rồi. Bá Kiến chỉ kịp kêu một tiếng. Chí Phèo vừa chém túi bụi vừa kêu làng thật to. Hắn kêu làng, không bao giờ người ta vội đến. Bởi thế khi người ta đến thì hắn cũng đã đang giãy đành đạch ở giữa bao nhiêu là máu tươi. Mắt hắn trợn ngược. Mồm hắn ngáp ngáp, muốn nói, nhưng không ra tiếng. Ở cổ hắn thỉnh thoảng máu vẫn còn ứ ra". (Chí Phèo, Nam Cao)

    "Độ căng" trong đoạn văn trên của Nam Cao được tạo bằng nhiều biện pháp trần thuật. Dòng nào dưới đây bao quát được các biện pháp ấy?

  • Trong đoạn văn sau tác giả đã sử dụng phương pháp thuyết minh nào:

    “ Ngô Tử Văn là một chàng áo vải. Vì cứng cỏi mà ldám đốt cháy đền tà, chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người. Bởi thế được nổi tiếng và được giữ chức vị ở minh ti, thật là xứng đáng( Trích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên – Nguyễn Dữ)

  • Câu thơ sau đây sử dụng kiểu ẩn dụ nào?

    “Đầu tườnglửa lựulập lòe đơm bông”

    [Truyện Kiều – Nguyễn Du]

  • Đáp án nào sau đây không phải là đặc điểm chính của thể thơ Ngũ ngôn Đường luật?

  • Tiếng Việt có nguồn gốc từ đâu?

  • Các từ"mình","ta"trong câu:
    Mình về có nhớ ta chăng
    Ta về ta nhớ hàm răng mình cười,
    xác định mối quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp là:

  • Dòng nào dưới đây không phải là đặc điểm của ngôn ngữ nói?

  • Khi ghi một biên bản, bạn phải chú ý những nội dung nào?

  • Về mặt ngôn ngữ, văn chính luận thường sử dụng:

  • Điền vào dấu [...] trong câu văn sau:
    "[...] khoa học là những từ ngữ chứa đựng khái niệm của chuyên ngành khoa học, là công cụ để tư duy khoa học."

  • Câu văn nàokhôngviết theo phong cách khoa học?

  • Trong những câu sau đây câu nào chưa đúng về cấu tạo ngữ pháp?

  • Văn chính luận “chỉ trích, phê phán các luận điệu sai trái, có hại; cổ vũ, động viên mọi người làm theo lẽ phải”

    Chức năng trên là chức năng gì của kiểu văn bản này?

  • Không pha tạp, lai căng tiếng Việt có nghĩa là:

  • Câu nào sau đây không phải là lời khuyên trong sử dụng tiếng Việt?

  • Bạn nghĩ gì về hàm ý của câu:
    "Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng
    Tre non đủ lá, đan sàng nên chăng?"

  • Khổ thơ sau đây sử dụng phép tu từ ngữ âm nào?

    Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

    Heo hút cồn mây súng ngửi trời

    Ngàn thước lên cao,ngàn thước xuống

    Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

    (Quang Dũng,Tây Tiến)

  • Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật được thể hiện ở những đặc trưng cơ bản nào:

  • Đối tượng của dạng đề nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ là gì?

  • Đặc trưng nào cơ bản nhất của ngôn ngữ nghệ thuật?

  • Trong các chi tiết dưới đây, chi tiết nào sử dụng biện pháp tu từ phóng đại và so sánh?

  • “Giữa đường đứt gánh tương tư,

    Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.

    Kể từ khi gặp chàng Kim,

    Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.

    Sự đâu sóng gió bất kỳ,

    Hiếu tình khôn dễ hai bề vẹn hai.

    Ngày xuân em hãy còn dài,

    Xót tình máu mủ thay lời nước non”.

    Đoạn thơ trên tác giả sử dụng phương tiện biểu đạt nào là chính?

  • Yêu cầu đầu tiên cũng là yêu cầu quan trọng nhất của một văn bản thuyết minh là gì?

  • Yêu cầu về tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh là?

  • Đọc đoạn hội thoại sau và trả lời câu hỏi:

    (Giờ ra chơi, tại hành lang trường học X Mai, Nam và Lan trao đổi bài kiểm tra)

    - Mai ơi! Làm bài được không?

    (không có tiếng đáp lại)

    Lan và Nam gọi to:

    - Ê! Mai có làm được bài không?

    - Gì mà la lối om sòm thế hai đứa! Không cho các bạn khác làm bài à!

    (tiếng một thầy giáo quát)

    - Này các em nhỏ tiếng chứ !Ra sân trao đổi để cho các bạn khác làm bài nào, chưa hết giờ mà.

    (Một cô giáo nhắc nhở)

    - Chán ơi là chán! Đầu óc bã đậu quá !sai hai câu rồi . Thầy la cho mà xem.

    (Mai càu nhàu)

    - Lúc nào chả thế .Khiêm tốn vốn tự cao mà. Kiểu gì mai cậu chả được điểm cao

    (Nam nói chen vào)

    Tính cụ thể trong đoạn hội thoại trên thể hiện ở các yếu tố nào sau đây.

  • Tìm biểu hiện của sự không trong sáng trong câu:"Các superstar thích dùng mobile phone loại xịn."

  • Khi ghi biên bản, cần chú ý những gì về lời văn?

Một số câu hỏi khác có thể bạn quan tâm.

  • Ngoài việc cung cấp gỗ quý, rừng còn có tác dụng gì cho môi trường sống của con người.

  • Đối với chất thải công nghiệp và sinh hoạt, Luật bảo vệ môi trường quy định:

  • Bảo vệ thiên nhiên hoang dã cần ngăn chặn những hành động nào dưới đây.

  • Giữ gìn thiên nhiên hoang dã là:

  • Tài nguyên nào sau đây thuộc tài nguyên tái sinh:

  • Muốn thực hiện quan hệ hợp tác giữa các quốc gia trong các lĩnh vực cần có:

  • Bảo vệ chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ là nội dung cơ bản của pháp luật về:

  • Bảo vệ tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý của ai sau đây?

  • Ngăn chặn và bài trừ các tệ nạn xã hội được pháp luật quy định trong luật nào dưới đây:

  • Đâu không phải là nội dung của pháp luật về phát triển bền vững của xã hội?