Đánh giá đại học nông nghiệp hà nội

  • Giáo dục
  • Tin tức

Thứ hai, 1/8/2022, 10:00 [GMT+7]

Học viện Nông nghiệp Việt Nam đào tạo đa ngành, bậc học và liên kết quốc tế nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao.

Theo đại diện trường, các ngành học được chọn đưa vào giảng dạy theo tiêu chí có cơ hội thực hành giá trị và cơ hội việc làm rộng mở. Đơn vị hợp tác với hơn 100 doanh nghiệp để tuyển dụng sinh viên. Học viện cũng có 6 chương trình đào tạo đạt kiểm định theo tiêu chuẩn chất lượng Đông Nam Á AUN.

Sinh viên tốt nghiệp Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Ảnh: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Trong đó, nông nghiệp, thú y, thủy sản, công nghệ thực phẩm, khoa học cây trồng, môi trường... là những ngành mũi nhọn tại đây. Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Học viện Nông nghiệp Việt Nam liên tục cập nhật nội dung đào tạo để bắt kịp với những thay đổi về môi trường, khí hậu và sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0.

Sinh viên học thực hành nông nghiệp tại trường. Ảnh: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Bên cạnh đó, nuôi trồng thủy sản cũng là ngành học tiềm năng, có nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực. Ngành này bao gồm rất nhiều lĩnh vực trong thủy sản. Do đó, cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên tốt nghiệp.

Ông Vũ Quang Hội - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Bitexco, cựu sinh viên của học viện, chia trong "Hội thảo trực tuyến Hành trình khởi nghiệp từ Trung học Phổ thông" vào tháng 5, ngành Môi trường của Học viện tại thời điểm này là lựa chọn lý tưởng cho nhiều học sinh. Theo ông, trong các năm tới, các ngành này rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế đất nước và nền kinh tế xanh.

Ngoài ra, các công ty, nhà máy, trường học, viện nghiên cứu và cơ quan quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực thực phẩm đang "khát" nhân lực trình độ cao.

Đồng thời, đại dịch là một cú hích để thúc đẩy các ngành logistic, công nghệ thông tin, kinh tế số, công nghệ sinh học... phát triển. Học viện Nông nghiệp Việt Nam có ngành Kinh tế đầu tư cũng có thể mở ra nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên bởi quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Nền kinh tế thế giới đang có những bước chuyển mình đáng kể.

Khuôn viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Ảnh: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Theo đại diện trường, ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu cũng đang trong tình trạng thiếu nhân lực chất lượng cao do công nghệ đang len lỏi vào mọi lĩnh vực trong đời sống. Do đó, khi chọn theo học ngành này, sinh viên có thể có triển vọng nghề nghiệp cao trong tương lai.

Tương tự, ngành công nghệ thông tin cũng đang đứng trước tình trạng thiếu hụt nhân lực. Nhu cầu nhân lực IT tại Việt Nam trong những năm qua không ngừng tăng cao. Theo báo cáo thị trường IT của TopDev, năm 2021, Việt Nam cần 450.000 nhân lực ngành này. Tuy nhiên, tổng số lập trình viên chưa đáp ứng được điều này.

Song song, Học viện Nông nghiệp Việt Nam liên tục hợp tác quốc tế để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao hơn. Theo số liệu thống kê của Ban Hợp tác quốc tế, đến năm 2020, học viện đã ký biên bản ghi nhớ, chương trình hợp tác với hơn 100 trường đại học, viện nghiên cứu, tổ chức quốc tế. Qua đó, sinh viên có điều kiện tiếp thu nền khoa học tiên tiến của thế giới, giao lưu với các chuyên gia nước ngoài để nâng cao chuyên môn, kỹ năng mềm.

Giai đoạn 2016-2020, Học viện Nông nghiệp Việt Nam có 128 chương trình sinh viên trao đổi, học tập ở nước ngoài với sự tham gia của 804 người. Đồng thời, 474 sinh viên đã đến học viện trao đổi, học tập. 112 lưu học sinh Lào, Campuchia... sang học bậc cử nhân tại đây.

Từ năm 2018, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ký kết hợp tác đào tạo với Đại học Quốc gia Kyung Pook [KNU], Đại học Chungnam [CNU] và Trường Đại học Emporia State, Mỹ [ESU]. Sinh viên theo học chương trình đồng cấp bằng sẽ được cấp hai bằng đại học chính quy của Học viện và KNU, CNU hoặc ESU khi tốt nghiệp.

Ngoài ra, trường và các đơn vị đối tác còn mang đến nhiều cơ hội nhận học bổng du học ngắn hạn, dài hạn và sau đại học ở các nước tiên tiến trên thế giới.

Năm nay, Học viện tuyển hơn 5.800 chỉ tiêu với 25 nhóm ngành đào tạo, gồm 47 ngành và 74 chuyên ngành đào tạo.

Thiên Minh

Chủ Đề