Đánh giá giáo trình giáo dục học tiểu học

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

TẬP BÀI GIẢNG

HỌC PHẦN: LÍ LUẬN DẠY HỌC VÀ LÍ LUẬN GIÁO DỤC Ở

TRƯỜNG TIỂU HỌC

[Lưu hành nội bộ]

A. LÍ LUẬN DẠY HỌC

Chương 1: Quá trình dạy học [1],[2] I. Khái niệm về quá trình dạy học

  1. Quá trình dạy học là quá trình hoạt động phốí hợp tương tác giữa giáo viên và học sinh được tổ chức một cách có mục đích có kế hoạch, dướí sự chỉ đạo của giáo viên học sinh tự giác tích cực và tự lực hoàn thành các nhiệm vụ dạy học
  2. Nhận xét:
  3. Quá trình dạy học học là quá trình tự giác.
  4. Mục đích của quá trình dạy học : Quá trình dạy học hướng vào việc đạt được 3 mục đích : Mục đích kiến thức; mục đích kĩ năng; mục đích thái độ.
  • Mục đích kiến thức [Giáo dưỡng]: Giúp cho học sinh nắm vững những tri thức khoa học phổ thông cơ bản, hiện đại, phù hợp với đặc điểm tâm lí học sinh và phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước và của địa phương. Tri thức khoa học là những tri thức được con người phát hiện ra bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học và được thực tiễn kiểm nghiệm. Tri thức khoa học của nhân loại rất đa dạng và phong phú. Trong dạy học chúng ta chỉ dạy cho học sinh những tri thức khoa học phổ thông cơ bản. Những tri thức khoa học phổ thông cơ bản là những tri thức khoa học tổi thỉểu mà học phải nắm vững để tiếp tục học tập lên cao hơn hoặc trực tiếp tham gia vào lao động sản xuất. tri thức khoa học phổ thông cơ bản cũng rất nhiều, trong dạy học chúng ta cần dạy cho học sinh những tri thức khoa học phổ thông cơ bản hiện đại. Tri thức khoa học phổ thông cơ bản hiện đại là những tri thức khoa học phản ánh những thành tựu khoa học mới nhất và có thể giải quyết được những vấn đề do thời đại và thực tiễn cuộc sống đặt ra. Tri thức khoa học phổ thông cơ bản hiện đại cũng còn rất nhiều, trong dạy học chúng ta chỉ dạy cho học sinh những tri thức khoa học phổ thông cơ bản hiện đại nhưng phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Việt Nam nói chung và theo lứa tuổi nói riêng. Tri thức khoa học phù hợp với đặc điểm tâm lí học sinh Việt Nam là những tri thức khoa học mà học sinh Việt Nam có thể tiếp
  • Thế giới quan là hệ thống những quan điểm về tự nhiên về xã hội về con người
  • Thế giới quan được chia làm 2 loại: Thế giới quan giai cấp và thế giới quan cá nhân.
  • Thế giới quan giai cấp là hệ thống những quan điểm về tự nhiên về xã hội về con người của giai cấp. Thực chất thế giới quan giai cấp chính là hệ tư tưởng của giai cấp. Hệ tư tưởng của giai cấp vô sản là học thuyết Mác – Lê nin, nên thế giới quan của giai cấp vô sản chính là học thuyết Mác – Lênin. Mà học thuyết Mác – Lênin là học thuyết khoa học nhất, tiến bộ nhất và cách mạng nhất vì vậy thế giới quan của giai cấp vô sản là thế giới quan khoa học. Dạy học trong nhà trường phổ thông là phải hình thành cho học sinh thế giới quan khoa học, mà thực chất là giúp cho học sinh nắm vững được học thuyết Mác – Lênin.
  • Thế giới quan cá nhân là hệ thống những quan điểm về tự nhiên về xã hội về con người được hình thành ở mỗi cá nhân. Nếu thế giới quan giai cấp mang tính giai cấp thì thế giới quan cá nhân mang tính cá nhân. Dạy học trong nhà trường phổ thông phải hình thành cho học sinh thế giới quan cá nhân khoa học. Thế giới quan cá nhân khoa học là thế giới quan cá nhân được hình thành trên cơ sở của thế giới quan của giai cấp vô sản. Nhờ thế giới quan cá nhân khoa học mà học sinh có cơ sở khoa học để đánh giá được tất cả những sự kiện hiện tượng xảy ra xung quanh con người: Biết được đi học muộn là tốt hay xấu, đi học đúng giờ là tốt hay xấu; lễ phép với thầy cô là tốt hay xấu, vô lễ với thầy cô là tốt hay xấu..ơ sở để hình thành ở học sinh hành vi và thói quan hành vi đạo đức. Như vậy quá trình dạy học hướng vào việc hoàn thành 3 nhiệm vụ [Giáo dưỡng, phát triển và giáo dục hay kiến thức, kĩ năng, thái độ] 3 nhiệm vụ này có mối quan hệ biện chứng với nhau và được thực hiện đồng thời trong quá trình dạy học và ở mọi khâu của quá trình dạy học. Nhiệm vụ thứ nhất là cơ sở của nhiệm vụ thứ 2; nhiệm vụ thứ 2 vừa là hệ qủ của nhiệm vụ thứ nhất vừa là điều kiện của nhiệm vụ thứ 3. Nhiệm vụ thứ 3 vừa là hệ quả của nhiệm vụ thứ 2 vừa là điều kiện của nhiệm vụ thứ 1 và nhiệm vụ thứ 2.
  1. Tính chất đặc trưng của quá trình dạy học đó là tính chất hai mặt. Tính chất hai mặt của quá trình dạy học được thể hiện ở chỗ: Quá trình dạy học luôn luôn tồn tại trong nó 2 hoạt động : hoạt động dạy và hoạt động học. Hai hoạt động này tương đối độc lập với nhau nhưng lại thống nhất với nhau để tạo nên quá trình dạy học hoàn chỉnh.
  • Hoạt động dạy: Chủ thể của hoạt động dạy là giáo viên; khách thể của hoạt động dạy là học sinh.
  • Hoạt động học: Chủ thể của hoạt động học là học sinh; khách thể của hoạt động học là tài liệu học tập [Sách giáo khoa, sách tham khảo; các phương tiện dạy học trực quan; vốn tri thức của giáo viên]. Hai hoạt động này có mối quan hệ biện chứng với nhau, tác động qua lại với nhau và tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh Ta có thể biểu diễn qua sơ đồ sau:

D + H = 1 Trong đó hoạt động dạy giữ vai trò chỉ đạo [Tổ chức, lãnh đạo, điều khiển, điều chỉnh hoạt động học]; hoạt động học giữ vai trò tự giác tích cực và tự lực [Tự giác tham gia vào hoạt động học; tích cực tư duy, tích cực suy nghĩ, tích cực tìm tòi...; tự lực hoàn thành các nhiệm vụ dạy học không trông chờ vào bạn, không trông chờ vào thầy] Hoặc:

D H

II. Cấu trúc của quá trình dạy học

  1. Các nhân tố cấu thành quá trình dạy học: Quá trình dạy học được cấu thành bởi các nhân tố cấu trúc sau đây:

dạy học, có tác dụng chỉ đạo mọi hoạt động của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học; hai nhân tố trung tâm của quá trình dạy học đó là nhân tố G và nhân tố H. Hai nhân tố này quyết định đến sư tồn tại hay không tồn tại của quá trình dạy học. Sự có mặt của 6 nhân tố cấu trúc cùng với mối quan hệ giữa các nhân tố cấu trúc góp phần làm cho quá trình dạy học không chỉ tồn tại mà còn vận động và phát triển. Vấn đề ở chỗ quá trình dạy học vận động và phát triển đúng hướng hay không đúng hướng thì phụ thuộc vào việc thiết lập các mối quan hệ giữa các nhân tố cấu trúc đúng hay không đúng. Nếu đúng thì quá trình dạy học vận động và phát triển đúng hướng, nếu sai thì quá trình dạy học vận động và phát triển sai hướng. 2. Mối qua hệ giữa các nhân tố cấu trúc của quá trình dạy học Các nhân tố cấu trúc của quá trình dạy học có mối quan hệ biện chứng với nhau: Mục đích quy định nội dung, phương pháp và kết quả. Nội dung quy định phương pháp và phương pháp quy định kết quả. Mục đích quy định mối quan hệ qua lại giữa giáo viên và học sinh và cuối cùng là đi đến kết quả. Mối quan hệ giữa các nhân tố cấu trúc có thể biểu diễn bằng sơ đồ sau đây:

M N P K

H G

Đk kinh tế chính trị, văn hoá xh... Hoặc theo sơ đồ:

G M

N

PP

PTDH

H K

Đk kinh tế chính trị, văn hoá, xh... Từ sơ đồ trên ta thấy: Quá trình dạy học bắt đầu từ nhân tố mục đích. Nhân tố mục đích trước hết tác động vào giáo viên [G], G căn cứ vào mục đích dạy học lựa chọn nội dung và dùng các phương pháp, phương tiện dạy học tác động vào học sinh giúp cho học sinh nắm vững nội dung dạy học. Giáo viên tác động đến học sinh không chỉ gián tiếp thông qua nội dung và phương pháp dạy học mà giáo viên trong quá trình dạy học còn trực tiếp tác động đến học sinh thông qua nhân cách của giáo viên. Mục đích cũng tác động đến học sinh, học sinh căn cứ vào mục đích nhiệm vụ dạy học để tự lựa chọn nội dung và dùng các phương pháp học để tự tiếp thu nội dung dạy học. Kết quả là làm cho học sinh biến đổi tức là quá trình dạy học đạt được kết quả. Quá trình dạy học không dừng lại ở việc phát hiện ra kết quả của quá trình dạy học mà sau khi phát hiện ra kết quả của quá trình dạy học thì thầy và trò cùng nhau phân tích kết quả của quá trình dạy học tức là đem kết quả đối chiếu với mục đích dạy học. Nếu kết quả của quá trình dạy học phù hợp với mục đích dạy học thì quá trình dạy học kết thúc và chuyển sang một quá trình dạy học mới với mục đích mới, nội dung mới và phương pháp mới. Nếu kết quả của quá trình dạy học không phù hợp với mục đích thì thầy và trò cùng tìm hiểu nguyên nhân. Nếu nguyên nhân thuộc về phía thầy thì thầy phải tự điều chỉnh. Nếu nguyên nhân thuộc về phía trò thì thầy giúp cho trò tự điều chỉnh hoạt động của mình cho đến khi kết quả của quá trình dạy học phù hợp với mục đích dạy học đã xác định. Mối quan hệ biện chứng giữa các nhân tố cấu trúc giúp cho quá trình dạy học tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh hay tạo thành một hệ kín.

tư cách là hệ thống nhỏ nằm trong hệ thống lớn dạy và học. Ta có thể biểu diến theo sơ đồ sau:

D H

H TLHT

Từ sơ đồ trên ta có mấy nhận xét sau đây:

  • Trong quá trình dạy học, đảm bảo được sự thống nhất giữa dạy và học là nhằm đảm bảo tốt mối quan hệ giữa học sinh và tài liệu học tập.
  • Kết quả chung của quá trình dạy học được tập trung và thể hiện ở kết quả học tập của học sinh Từ 2 nhận xét trên ta đi đến kết luận sau đây: Chúng ta chỉ tìm thấy bản chất của quá trình dạy học trong mối quan hệ giữa học sinh và tài liệu học tập.
  1. Bản chất của quá trình dạy học. Quá trình dạy học về bản chất là quá trình nhận thức độc đáo của học sinh dưới sự chỉ đạo của giáo viên.. Để chứng minh cho kết luận trên chúng ta đi so sánh hoạt động nhận thức của nhà khoa học và hoạt động của học sinh trong hoạt động dạy học Sự giống nhau giữa 2 quá trình chứng tỏ rằng: Quá trình dạy học về bản chất là quá trình nhận thức. Sự khác nhau giữa 2 quá trình chứng tỏ rằng: Qúa trình nhận thức của học sinh có tính chất độc đáo. a. Sự giống nhau:
  • Về mục đích klhám phá khám phá thế giới khách quan: Cả nhà khoa học và học sinh trong qúa trình dạy học đều nhằm mục đích là khám phá thế giới khách quan để cải tạo thế giới khách quan và cải tạo chính bản thân mình
  • Về con đường khám phá thế giới khách quan: Cả nhà khoa học và học sinh đều đi theo con đường mà Lê Nin đã đưa ra “Từ trực quan sinh động đến tư duy trìu tượng, từ tư duy trìu tượng trở về thực tiễn...”
  • Về điều kiện khám phá thế giới khách quan: Cả nhà khoa học và học sinh đều dựa trên sự huy động ở mức độ cao nhất của các thao tác trí tuệ. b. Sự khác nhau
  • Về mục đích nhận thức: Nếu mục đích nhận thức của nhà khoa học là nhằm phát hiện ra những chân lí khách quan thì mục đích nhận thức của học sinh là nhằm phát hiện ra những chân lí chủ quan.
  • Về con đường nhận thức: Nếu con đường nhận thức của nhà khoa học là con đường vòng quanh co khúc khuỷu, mất nhiều thời gian thậm chí thất bại thì con đường nhận thức của học sinh là con đường thẳng, mất ít thời gian không bao giờ thất bại.
  • Về điều kiện nhận thức: Nếu điều kiện nhận thức của nhà khoa học là độc lập mò mẫm, không cần ôn tập củng cố, không cần kiểm tra đánh giá, lứa tuổi không cần đặt ra thì điều kiện nhận thức của học sinh là có sự hướng dẫn của giáo viên, ôn tập củng cố, kiểm tra đánh giá là những khâu không thể thiếu được và lứa tuổi là điều kiên rất quan trọng. Từ bản chất của quá trình dạy học chúng ta định nghĩa qúa trình dạy học như sau: Quá trình dạy học là quá trình tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh. Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh là:
  • Tổ chức cho học sinh sử dụng các giác quan để tri giác tài liệu học tập
  • Tổ chức cho học sinh sử dụng các thao tác tư duy để lĩnh hội khái niệm.
  1. Kết luận sư phạm
  • Trong dạy học không cường điệu hoá tính độc đáo của quá trình nhận thức của học sinh ; không đồng nhất hai hoạt động: hoạt động nhận thức và hoạt
  1. Mâu thuẫn cơ bản của quá trình dạy học Để xác định mâu thuẫn cơ bản của quá trình dạy học, cần căn cứ vào 3 điều kiện sau đây:
  • Mâu thuẫn phải tồn tại từ đầu đến cuối quá trình dạy học
  • Việc giải quyết các mâu thuẫn khác suy cho đến cùng là nhằm giải quyết tốt mâu thuẫn đó.
  • Mâu thuẫn đó phải liên quan đến sự vận động và phát triển của nhân tố trò [H] Từ 3 điều kiện trên mà mâu thuẫn cơ bản của quá trình dạy học là mâu thuẫn giữa nhân tố mục đích [M] và nhân tố trò [H]. Đó là mâu thuẫn giữa một bên là mục đích nhiệm vụ dạy học do quá trình dạy học đặt ra với một bên là trình độ tri thức kĩ năng kĩ xảo hiện có của học sinh. Mâu thuẫn cơ bản cùng việc giải quyết nâu thuẫn cơ bản tạo nên động lực chủ yếu của quá trình dạy học.
  1. 3 điều kiện để mâu thuẫn trở thành động lực
  • Mâu thuẫn phải được học sinh ý thức được một cách sâu sắc và có nhu cầu giải quyết.
  • Mâu thuẫn phải vừa sức
  • Mâu thuẫn phải nảy sinh tất yếu trên con đường dạy học. Từ đây chúng ta lại có một định nghĩa mới về quá trình dạy học: Quá trình dạy học là quá trình liên tục hình thành mâu thuẫn và liên tục giải quyết mâu thuẫn. V. Lôgíc của quá trình dạy học
  1. Khái niệm về lôgíc của quá trình dạy học: Lôgíc của quá trình dạy học là trình tự vận động hợp quy luật tối ưu của quá trình dạy học kể từ trình độ tri thức kĩ năng kĩ xảo khi học sinh bắt đầu nghiên cứu môn học [một phần, một chương hay một bài] đến trình độ tri thức kĩ năng kĩ xảo khi học sinh hoàn thành xong việc nghiên cứu môn học [một phần, một chương hay một bài]. Quá trình dạy học vận động theo lôgíc môn học [Lmh] và chú ý đến đặc điểm tâm sinh lí của học sinh, quy luật nhận thức của học sinh

Vậy lôgíc của quá trình dạy học [Lqtdh] là sự hợp thành giữa lô gíc môn học [Lmh] và lôgic tâm lí nhận thức của học sinh [Ltlnt] Ta có thể biểu diễn theo công thức sau: Lqtdh = Lmh + Ltlnt 2. Các khâu của quá trình dạy học 2. Khâu thứ nhất : Kích thích học sinh học tập [hình thành hứng thú học tập cho học sinh; kích thích trí tò mò khoa học cho học sinh] thực chất của khâu này là hình thành mâu thuẫn cơ bản, giúp học sinh ý thức mâu thuẫn cơ bản và hình thành ở học sinh nhu cầu giải quyết mâu thuẫn cơ bản. 2. Khâu thứ 2: Tổ chức cho học sinh lĩnh hội tri thức mới. Thực chất của khâu này là thầy và trò cùng sử dụng các phương pháp dạy học để giải quyết mâu thuẫn cơ bản của quá trình dạy học. Có các mức độ giải quyết mâu thuẫn sau: Một là: Thầy giải quyết mâu thuẫn, trò nghe, hiểu và ghi nhớ. Hai là: Thầy và trò cùng giải quyết mâu thuẫn. Ba là: Trò tự lực giải quyết mâu thuẫn dưới sự hướng dẫn của thầy. Bốn là: Trò tự hình thành mâu thuẫn và tự giải quyết mâu thuẫn dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 2. Khâu thứ 3: Tổ chức hình thành cho học sinh những kĩ năng kĩ xảo tương ứng. Thực chất của khâu này là thày tổ chức cho học sinh vận dụng những tri thức đã nắm được vào để giải quyết những nhiện vụ học tập và những vấn đề do thực tiễn cuộc sống đặt ra dưới dạng các bài tập vận dụng và dưới dạng các bài tập thực tiễn. 2. Khâu thứ 4: Tổ chức cho học sinh ôn tập, củng cố, hệ thống hoá, khái quát hoá tri thức, kĩ năng kĩ xảo. Thực chất của khâu này là giáo viên giúp cho học sinh nắm lại những tri thức đã nắm được một cách có hệ thống. Giáo viên có thể sử dụng các hình thức sau để ôn tập, củng cố hệ thống hoá, khái quát hoá tri thức, kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh:

  • Dạng trắc nghiệm trả lời ngắn
  • Kiểm tra thực hành 2 Khâu thứ 6: Phân tích kết quả học tập của học sinh Thực chất của khâu này là thầy và trò đem kết quả đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ dạy học đã đặt ra. Nếu có sự phù hợp giữa kết quả và mục đích thì xem như quá trình dạy học đã đạt được kết quả và quá trình dạy học kết thúc. Nếu không có sự phù hợp giữa kết quả và mục đích thì thầy và trò cùng tìm hiểu nguyên nhân, trên cơ sở nguyên nhân Thầy và Trò cùng tìm ra những biện pháp phù hợp để khắc phục nguyên nhân [điều chỉnh]. Nguyên nhân có thể từ thầy, nguyên nhân có thể từ trò. Nếu nguyên nhân từ thầy thì thầy phải tự điều chỉnh, nếu nguyên nhân từ trò thì thầy phải giúp cho trò điều chỉnh hoạt động học tập của bản thân. 3 Mối liên hệ giữa các khâu của quá trình dạy học Sự phân chia các khâu của quá trình dạy học như trên cũng chỉ là tương đối. Trong thực tế dạy học các khâu trên của quá trình dạy học chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau và chúng được thực hiện đồng thời đan chéo vào nhau trong suốt quá trình dạy học. Trong quá trình dạy học giáo viên không nhất thiết phải thực hiện tuần tự theo những khâu trên, tuỳ theo trình độ của giáo viên mà các khâu trên của quá trình dạy học được thưc hiện một cách linh hoạt và sáng tạo.

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN TỰ HỌC

Câu 1: Phân tích khái niệm quá trình dạy học Câu 2: Hãy phân tích cấu trúc của quá trình dạy học, từ đó hãy cho biết điều kiện cần và đủ để đảm bảo cho quá trình dạy học có kết quả. Câu 3: Phân tích bản chất của quá trình dạy học và từ đó hãy cho ý kiến của mình về quan điểm sau đây: “Quá trình dạy học về bản chát là quá trình chuyển tải tri thức đơn thuần từ Thầy sang trò” Câu 4: Bằng lí luận và thực tiễn dạy học anh chị hãy chứng tỏ rằng: “Quá trình dạy học là quá trình liên tục hình t

hành mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn” Câu 5: Hãy phân tích các khâu của quá trình dạy học và mối quan hệ giữa các khâu.

1̀i nét sơ lược về sự phát triển của các nguyên tắc dạy học

  • Ngay từ thời Khổng Tử [551 – 479 trước công nguyên], trong dạy học ông đã quan tâm đến việc phát huy tính tự giác, tích cực, tự lập của học sinh , nguyên tắc dạy học của ông là “Không tức dận vì muốn biết thì không gợi mở cho, không bực dọc vì không hiểu rõ thì không bày vẽ cho”.

  • Mãi đến thế kỉ 17, lần đầu tiên trong lịch sử người ta quan tâm đến việc nghiên cứu và đề sướng một hệ thống các nguyên tắc dạy học. Người có công đầu tiên trong việc xây dựng hệ thống các nguyên tắc dạy học đó là J.Aômenxki [ 1592 – 1670 ].Trong quá trình hoạt động giáo dục ông đã cống hiến cho nhân loại nhiều tác phẩm nổi tiếng, trong đó tiêu biểu nhất là tác phẩm “Phép giảng dạy vĩ đại”. Theo ông, các nguyên tắc dạy học là nền móng trên đó cần xây dựng quá trình dạy học. Những nguyên tắc dạy học của ông được đưa ra trên cơ sở khảo sát con người như là một thực thể của tự nhiên và xã hội. Tự nhiên có quy luật của tự nhiên, xã hội có quy luật của xã hội, nên việc giáo dục con người cũng phải tuân theo những quy luật đó của tự nhiên và của xã hội... Chẳng hạn , ông cho rằng: Con chim không sinh nở về mùa thu tàn lụi, mùa đông băng giá, mùa hè nóng bức, mà về mùa xuân – Khi ánh sáng sưởi ấm trái đất, đem lại sức sống cho muôn loài. Vậy, giáo dục con người cũng phải bắt đầu từ tuổi trẻ và giờ học tốt nhất là vào buổi sáng. Theo ông nguyên tắc dạy học có thể xuất phát từ những quy luật của tự nhiên và của xã hội, dạy học như là một trong những mắt xích của sự phát triển con người và bị chế ước bởi các quy luật chung đó. Trong tác phẩm “ Phép giảng dạy vĩ đại” ông viết rằng: “ tự nhiên chuẩn bị cho mình một chất liệu, trước hết bắt đầu làm cho chất liệu có hình thức”. Do vậy, từ mối quan hệ giữa dạy học và các quy luật của tự nhiên, ông đưa ra nguyên tắc “dạy học phù hợp với tự nhiên” và từ mối quan hệ giữa dạy học và các quy luật của xã hội ông đưa ra hệ thống các nguyên tắc sau:

  • Nguyên tắc đảm bảo tính trực quan

  • Nguyên tắc phát huy tính tự giác, tích cực.

  • Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, tính liên tục.

  • Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức.

  • Nguyên tắc đảm bảo tính vững chắc của tri thức.

  • Nguyên tắc chú ý đến đặc điểm lứa tuổi. Trong đó nguyên tắc đảm bảo tính trực quan trong dạy học được J.Aômenxki coi là nguyên tắc vàng ngọc Kế thừa quan điểm trên, sau Cômẽnki là nhiều nhà giáo dục khác đã đưa ra những nguyên tắc dạy học của mình

  • Jăng Jắc rútxô [1712 – 1738] [Pháp] đặc biệt chú ý đến việc phát huy tính tự giác, tích cực của học sinh.
  • J. Péstalôgi [1748- 1827][Thụy Sĩ]đặc biệt chú ý đến tính giáo dục của dạy học – theo ông, trong dạy học phải yêu thương con người, phải hình thành cho học sinh những phẩm chất đạo đức.
  • Đitécvéc [1790- 1860] [ Đức] phát triển quan điểm của Pétalôgi, ông cho rằng: Dạy học phải phát triển nhân cách học sinh và phát triển những năng lực nhận thức của trẻ em. Ông kêu gọi giáo viên: “Hãy bắt học sinh làm việc, làm việc có sáng kiến cá nhân”.
  • Usinxki [1824 – 1870] – Nhà giáo dục học Nga đầu thế kỉ 19. trên cơ sở thành tựu của tâm lí học, lô gích học, sinh lí học ông đã nêu ra hệ thống các nguyên tắc dạy học:
  • Nguyên tắc tính giáo dục, tính nhân văn của dạy học.
  • Nguyên tắc tính trực quan
  • Nguyên tắc tính hệ thống và tính vừa sức của dạy học
  • Nguyên tắc tính vững chắc của tri thức
  • Nguyên tắc tính tích cực, tự lập của dạy học. Dây là một cống hiến xuất sắc trong việc đặt nền móng khoa học duy vật cho nguyên tắc dạy học Sau Usinxki là Kalinin, Crupxkaia, Macarencô ... Đã có nhiều đóng góp cho việc xây dựng hệ thống các nguyên tắc dạy học. Mãi đến những năm 30 của thế kỉ 20, Giáo dục học Xô Viết đã trình bày hàng loạt những nguyên tắc dạy học phù hợp với yêu cầu đổi mới trường học. Tuy

Chủ Đề