Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu cần cấp phép năm 2024

Nghị định 187/NĐ-CP quy định rõ mặt hàng cần phải xin giấy phép nhập khẩu theo chính sách quản lý từ các bộ ban nghành. Doanh nghiệp nhập khẩu hàng cần dựa vào loại hàng hóa sắp nhập để tìm hiểu thủ tục nhập khẩu cho mặt hàng đó như thế nào, có phải xin giấy phép nhập khẩu không, xin ở đâu, thời gian bao lâu, hồ sơ cần chuẩn bị gồm những gì.

VinaTrain xin chia sẻ tới bạn đọc những danh mục hàng cần phải xin giấy phép nhập khẩu.

Nghị định 187NĐ/CP quy định các danh mục hàng hóa phải xin giấy phép nhập khẩu tuy nhiên, để đảm bảo chính xác tránh nhầm lẫn thì doanh nghiệp cần tìm hiểu những thông tư, vản bản hướng dẫn thi hành và liên tục cập nhật văn bản mới nhất. Nếu doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm đọc và tìm hiểu văn bản thì nên hỏi những người đã từng làm rồi.

Tải cụ thể nghị định 187 NĐ/CP: ND18713NĐ-CP

Điều 9 của Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương đã nêu cụ thể hồ sơ doanh nghiệp cần chuẩn bị để xin giấy phép nhập khẩ.

Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu cần cấp phép năm 2024
Hàng hóa nhập khẩu nằm trong danh mục phải xin giấy phép nhập khẩu phải có giấy phép mới nhập khẩu được hàng hóa

Hồ sơ, quy trình cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu

Hồ sơ, quy trình cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại Khoản 3 Điều 7, Khoản 4 Điều 8 Nghị định này và Khoản 1 Điều 14 Luật Quản lý ngoại thương cần chuẩn bị:

  1. a) Văn bản đề nghị cấp giấy phép của thương nhân: 1 bản chính.
  2. b) Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
  3. c) Các giấy tờ, tài liệu liên quan theo quy định của pháp luật.
  4. Quy trình cấp giấy phép thực hiện như sau:
  5. a) Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền cấp giấy phép.
  6. b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định hoặc cần bổ sung tài liệu giải trình, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, bộ, cơ quan ngang bộ thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ.
  7. c) Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác về thời hạn cấp giấy phép, trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, bộ, cơ quan ngang bộ có văn bản trả lời thương nhân.
  8. d) Trường hợp pháp luật có quy định về việc bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền cấp giấy phép phải trao đổi ý kiến với các cơ quan liên quan, thời hạn xử lý hồ sơ tính từ thời điểm nhận được ý kiến trả lời của cơ quan liên quan.

đ) Việc cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép, cấp lại giấy phép do mất, thất lạc thực hiện theo nguyên tắc sau:

– Thương nhân chỉ phải nộp các giấy tờ liên quan đến nội dung cần sửa đổi, bổ sung.

– Thời gian cấp sửa đổi, bổ sung, cấp lại không dài hơn thời gian cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu.

– Trường hợp từ chối sửa đổi, bổ sung, cấp lại giấy phép, bộ, cơ quan ngang bộ có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

Bộ, cơ quan ngang bộ căn cứ quy định tại Nghị định và quy định pháp luật có liên quan ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các quy định chi tiết về hồ sơ cấp giấy phép và công bố cơ quan, tổ chức, địa chỉ tiếp nhận hồ sơ cấp giấy phép của thương nhân.

Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu cần cấp phép năm 2024
Mỹ phẩm là hàng hóa phải xin giấy phép nhập khẩu

Thông Tư Văn Bản Hướng Dẫn Danh Mục Hàng Hóa Phải Xin Giấy Phép Nhập Khẩu

Doanh nghiệp quan tâm danh sách hàng cần xin giấy phép nhập khẩu có thể tham khảo dựa vào tên mặt hàng và thông tư hướng dẫn kèm theo như sau:

  • Nghị định 47/2011/NĐ-CP – áp dụng với mặt hàng tem bưu chính – Nghị định 32/2012/NĐ-CP: Giấy, sách báo
  • Thông tư 14/2011/TT-BTTTT – Áp dụng cho danh mục hàng thuộc nhóm Thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện
  • Thông tư 06/2006/TT-BYT, Mục III. 1 – Áp dụng với danh mục Thuốc thành phẩm và Thông tư số 39/2013/TT-BTC – các sản phẩm về thuốc, lưu ý chỉ thuốc tân dược
  • Thông tư 24/2011/TT-BYT – Áp dụng cho mặt hàng vật tư tiêu hao trang thiết bị y tế
  • Thông tư 40/2011/TT-BCT – Áp dụng với mặt hàng khai báo hóa chất nhập khẩu
  • Thông tư 42/2013/TT-BCT – Dùng cho nhóm hàng tiền chất công nghiệp
  • Thông tư 26/2012/TT-BCT – Áp dụng với hàng hóa là Tiền chất thuốc nổ
  • Thông tư 88/2011/TT-BNNPTNT – Danh mục Thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, động thực vật hoang dã, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thủy sản sống – Thông tư 40/2012/TT-BNNPTNT: Các sản phẩm liên quan đến cây giống, hạt giống – Thông tư 40/2013/TT-BNNPTNT: Kiểm dịch động vật, thực vật
  • Thông tư 08/2006/TT-BYT: Áp dụng cho hàng hóa là Vắc xin, sinh phẩm y tế; hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế và trang thiết bị y tế
  • Thông tư 06/2011/TT-BYT: Áp dụng với sản phẩm mỹ phẩm
  • Thông tư 41/2012/TT-BTC: Các sản phẩm liên quan đến khoáng sản thiên nhiên
  • Thông tư 88/2011/TT-BNNPTNT: Các sản phẩm liên quan đến gỗ và chế biến từ gỗ

Bạn đọc quan tâm cụ thể danh mục hàng cần xin giấy phép nhập khẩu PHỤ LỤC II DANH MỤC HÀNG PHẢI XIN GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU THEO QUAN LÝ BCT

Thời hạn cấp giấy phép nhập khẩu từ khi gửi hồ sơ tùy từng mặt hàng sẽ có thời gian nhất định, có thể nhận được giấy phép 24h sau khi gửi hồ sơ hoặc tối đa 10 ngày, những mặt hàng nhạy cảm, đặc biệt càng cần thời gian giám định lâu hơn.