Đạo luật glass-steagall bị thay thế bởi đạo luật nào năm 2024

TTO - Và như vậy, khi những nhân vật vận động hành lang của Phố Wall và các chính trị gia bắt đầu màn đấu đá tưng bừng vì CFMA ở tít tận Washington xa xôi, luôn có một cặp mắt đen sắc sảo dõi theo tiến trình của cuộc chiến.

Tất nhiên Anand không biết được những hệ lụy trong tương lai của đạo luật này, cùng những hậu quả khủng khiếp kéo theo. Nhưng ông ta biết nó có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, và hoàn toàn ý thức được việc bãi bỏ quy định vào thời điểm này có thể phù hợp nhất với lợi ích của chúng tôi mà cũng có thể không. Sự thật là ông ta cũng không hề nhảy cẫng lên trước việc đạo luật Glass-Steagall bị bãi bỏ.

Ở đây tôi xin phép nói qua về ý nghĩa của đạo luật mới mà trên thực tế đã chỉ được thông qua vào tận cuối năm. Mục đích duy nhất của nó là bãi bỏ hoàn toàn sự quản lý việc giao dịch các hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng [Credit Default Swap - CDS]. Những giao dịch này không khác gì một cuộc cá cược, chẳng hạn như cá cược rằng một công ty cho vay thế chấp sẽ sập tiệm.

Rằng giá trị trái phiếu của công ty đó chỉ còn lại 4 cent cho mỗi đô-la. Chúng ta đang nói về kiểu cá cược cho phép một người sở hữu trái phiếu lớn tới một ngân hàng đầu tư và nói: “Tôi nắm giữ một tỉ đô-la trái phiếu ở Countrywide. Lãi suất là 5%, nghĩa là cao hơn 1% so với của Kho bạc Liên bang. Tôi sẽ để lại cho các vị 90% của phần chênh lệch 1% đó, nếu các vị bảo hiểm cho tôi theo giá trị hiện tại của trái phiếu cho tới khi đáo hạn, nếu tập đoàn này bị phá sản và trái phiếu của tôi trở nên vô giá trị.”

Với các ngân hàng, đây là một kiểu làm ăn rất tuyệt. Hầu như chẳng mất gì, họ có thể được trả một khoản phí chừng 9 triệu đô-la mỗi năm. Tuyệt vời cho bảng quyết toán thu chi – tất nhiên trừ khi tập đoàn có trái phiếu sa sút, khi đó ngân hàng sẽ phải ôm một khoản nợ 1 tỉ đô-la. Thường thì các ngân hàng sẽ bán các CDS cho các quỹ đầu tư mạo hiểm, những người thường sẵn sàng chấp nhận rủi ro hơn. Và ngân hàng sẽ bỏ túi một khoản phí 200.000 đô-la một cách nhanh chóng, và được phủi tay khỏi mọi rắc rối.1

Tuy nhiên, khía cạnh không nhìn thấy được của đạo luật mới, chính khía cạnh sẽ biến nó thành một loại vũ khí sát thương hàng loạt, là phần biến một hoạt động trước kia trái pháp luật trở thành một giao dịch hoàn toàn hợp lệ. Đó chính là phần cho phép bất cứ ai – dù có phải là người nắm giữ trái phiếu hay không – được cấp khoản “bảo hiểm” đó, đánh cược với khả năng chết của Countrywide trong khi nó vẫn đang sống, mà chẳng cần nắm giữ dù chỉ một trái phiếu.

Trong thời gian tiếp theo, các quỹ đầu tư mạo hiểm và các nhà đầu tư, kể cả các ngân hàng, sẽ bắt đầu đặt cược với khả năng tồn tại của những tập đoàn cho vay thế chấp lớn này, và của các tập đoàn đang nợ chồng chất, cũng như các tập đoàn chỉ đơn giản là hoạt động không hiệu quả. Và các ngân hàng thương mại sẽ có vô số cơ hội để nhón lấy món phí béo bở nhiều triệu đô-la mỗi năm, trong lúc tự vơ về mình một cách điên rồ hàng tỉ đô-la nợ nần thực sự.

Hãy lấy lại ví dụ đầu tiên của chúng tôi – ngân hàng đã vì khoản thu 9 triệu đô-la mỗi năm mà chấp nhận nguy cơ mắc nợ 1 tỉ trên khả năng sống sót của một tập đoàn cho vay thế chấp lớn. Giả sử rằng họ chấp nhận “đặt cửa” vào 100 trường hợp tương tự, và cuối cùng các doanh nghiệp cho vay thế chấp sập tiệm.

Đó sẽ là một khoản nợ 100 tỉ đô-la. Và không nhiều ngân hàng có đủ dự trữ tiền mặt để trang trải những món nợ như vậy. Điều xem ra quyến rũ về mặt lý thuyết rất có thể sẽ không nóng sốt đến như vậy trong thực tế phũ phàng của thị trường.

Thỉnh thoảng Anand và tôi lại trao đổi về đạo luật CFMA sắp ra đời. Và trong khi không ai trong hai chúng tôi thực sự nắm bắt được nguy cơ tiềm tàng, chúng tôi không khỏi tự hỏi chuyện gì sẽ xảy ra trong trường hợp không thể tưởng tượng nổi là thị trường đột nhiên đi xuống hay nếu một bên có trách nhiệm tài chính về một CDS lớn không có mặt để hoàn thành phần của mình.

Tôi vẫn giữ liên lạc với đối thủ cạnh tranh cũ ở trạm xăng, Larry McCarthy, người tiếp tục bay cao trong sự nghiệp, và lúc đó đang làm giám đốc điều hành về tín dụng và giao dịch chứng khoán tại Wasserstein Perella Bank.

Chúng tôi nói chuyện thường xuyên qua điện thoại, phần lớn thời gian về sự nghiệp của tôi và nấc thang tiếp theo, với hy vọng nó sẽ là bước ngoặt đưa tôi tới Phố Wall. Larry vẫn luôn là một người bạn tuyệt vời, và về một khía cạnh nào đó, còn thân thiết với tôi hơn cả Steve.

Vào những ngày đầu tiên ở ngân hàng đầu tư khổng lồ Morgan Stanley, tôi vẫn còn cưỡi trên cơn thủy triều “chấm com”, khi đột nhiên xuất hiện những lời báo động từ một nguồn dễ dàng đoán ra. Vẫn là chú Gấu già lão luyện với cây pitching wedge và dáng bộ của John Wayne đang gầm gừ trong hang của mình ở Cape Cod.

Trong khi cả thế giới đầu tư đang kiếm được những gia tài khổng lồ từ sự phát triển chóng mặt của Internet công nghệ cao, những lời cảnh báo phát đi từ riêng cái hang đó lại đầy những điềm gở như thường lệ. “Larry, chuyện này không tự nhiên. Vì thế nhất định đây chỉ là một cái bong bóng.”

Ông không thèm bận tâm đến chuyện một vài khối tài sản lớn nhất của thời hiện đại đã được sản sinh ra trong ngành công nghiệp mới này, thể hiện khả năng liên kết, trao đổi thông tin giữa hàng nghìn người chỉ với những động tác gõ bàn phím.

“Đó chỉ là rác rưởi.”

“Xin lỗi bố, con thực sự không hiểu.”

“Rác rưởi,” ông xác nhận. “Chẳng có gì thay đổi cả. Lịch sử luôn tự lặp lại chính nó. Thế giới này còn nhiều bong bóng hơn cả Moby Dick. Tất cả mọi thứ từ tơ lụa đến gia vị, từ dầu cá voi đến hoa tulip. Chúng đều thành mốt thời thượng, và cuối cùng đều bị rơi đài hết. Và con hãy nhớ những gì bố nói, cơn bùng nổ ‘chấm com’ này sẽ kết thúc trong nước mắt.”

Và đó không phải là tất cả những gì khiến ông bực bội. Vào đầu tháng Mười một, đã hai năm rõ mười là Tổng thống Clinton sẽ ký vào đạo luật bãi bỏ đạo luật Glass-Steagall được thiết lập từ năm 1933, đạo luật mà ông thượng nghị sĩ già khôn ngoan từng trải Carter Glass của bang Virginia đã xây dựng với mục đích cấp bách nhằm tạo ra một bức tường chắn giữa các ngân hàng thương mại và các tổ chức đầu tư. Tới lúc này nhìn lại, tôi có thể nói rằng cha tôi chính là người đầu tiên tôi từng nghe thấy chỉ trích quyết định bãi bỏ này. Và ông chỉ trích thực sự nặng lời.

Không gì thuyết phục nổi ông tin sẽ có điều tốt đẹp được tạo ra từ việc phá bỏ bức tường ngăn đó đi. “Nó không chỉ được đặt ra đó cho một sớm một chiều,” ông nói với tôi. “Nó được đặt ra từ bài học về cuộc sụp đổ năm 1929 khi các ngân hàng sập tiệm kéo theo tiền tiết kiệm cả đời của những người trung thực, làm họ phá sản.

Và thượng nghị sĩ Glass biết nguyên nhân vì sao. Đạo luật đó của ông đã được soạn ra có chủ đích nhằm giữ cho tiền của người gửi an toàn ngoài tầm tay của đám ngân hàng đầu tư mắc dịch điên khùng, những kẻ luôn lấy tiền người khác đi đánh bạc.”

Chủ Đề