Đào tạo định hướng là gì

Trong thực tế có nhiều tiêu thức phân loại hình thức đào tạo khác nhau.

1. Theo định hướng nội dung đào tạo, có hai hình thức: đào tạo định hướng công việc và đào tạo định hướng doanh nghiệp.

• Đào tạo định hướng công việc. Đây là hình thức đào tạo về kỹ năng thực hiện một loại công việc nhất định, nhân viên có thể sử dụng kỹ năng này để làm việc trong những doanh nghiệp khác nhau.

• Đào tạo định hướng doanh nghiệp. Đây là hình thức đào tạo về các kỹ năng, cách thức, phương pháp làm việc điển hình trong doanh nghiệp. Khi nhân viên chuyển sang doanh nghiệp khác, kỹ năng đào tạo đó thường không áp dụng được nữa.

2. Theo mục đích của nội dung đào tạo, có các hình thức: đào tạo, hướng dẫn công việc cho nhân viên; đào tạo, huấn luyện kỹ năng; đào tạo kỹ thuật an toàn lao động; đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật; đào tạo và phát triển các năng lực quản trị,v.v....

• Đào tạo, hướng dẫn [hoặc định hướng] công việc cho nhân viên nhằm cung cấp các thông tin, kiến thức mới và các chỉ dẫn cho nhân viên mới tuyển về công việc và doanh nghiệp, giúp cho nhân viên mới mau chóng thích nghi với điều kiện, cách thức làm việc trong doanh nghiệp mới.

• Đào tạo, huấn luyện kỹ năng nhằm giúp cho nhân viên có trình độ lành nghề và các kỹ năng phù hợp để thực hiện công việc theo yêu cầu.

• Đào tạo kỹ thuật an toàn lao động hướng dẫn nhân viên cách thức thực hiện công việc an toàn, nhằm ngăn ngừa các trường hợp tai nạn lao động. Đối với một số công việc nguy hiểm, có nhiều rủi ro như công việc của thợ hàn, thợ lặn, thợ xây, thợ điện,v.v... hoặc tại một số doanh nghiệp thường có nhiều rủi ro như trong ngành xây dựng, khai thác quặng, luyện kim,v.v... đào tạo kỹ thuật an toàn lao động là yêu cầu bắt buộc và nhân viên nhất thiết phải tham dự các khoá đào tạo an toàn lao động và ký tên vào sổ an toàn lao động trước khi làm việc.

• Đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật thường đựơc tổ chức định kỳ nhằm giúp cho đội ngũ cán bộ chuyên môn kỹ thuật đựơc cập nhật với các kiến thức, kỹ năng mới.

• Đào tạo và phát triển các năng lực quản trị nhằm giúp cho các quản trị gia được tiếp xúc, làm quen với các phương pháp làm việc mới, nâng cao kỹ năng thực hành và các kinh nghiệm tổ chức quản lý và khuyến khích nhân viên trong doanh nghiệp. Chương trình thường chú trọng vào các kỹ năng thủ lĩnh, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phân tích và ra quyết định.

3. Theo cách thức tổ chức, có các hình thức: đào tạo chính quy, đào tạo tại chức, lớp cạnh xí nghiệp, kèm cặp tại chỗ.

• Trong đào tạo chính quy, học viên được thoát ly khỏi các công việc hàng ngày tại doanh nghiệp, do đó, thời gian đào tạo ngắn và chất lượng đào tạo thường cao hơn so với các hình thức đào tạo khác. Tuy nhiên số lượngg người có thể tham gia các khoá đào tạo như thế rất hạn chế.

• Đào tạo tại chức áp dụng đối với số cán bộ, nhân viên vừa đi làm vừa tham gia các khoá đào tạo. Thời gian đào tạo có thể thực hiện ngoài giờ làm việc kiểu các lớp buổi tối hoặc có thể thực hiện trong một phần thời gian làm việc, ví dụ, mỗi tuần học một số buổi hoặc mỗi quý tập trung học một vài tuần,v.v... tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng địa phương hay doanh nghiệp.

• Lớp cạnh xí nghiêp thường áp dụng để đào tạo nhân viên mới cho doanh nghiệp lớn.

Doanh nghiệp có cơ sở đào tạo riêng nhằm tuyển sinh đào tạo những nghề phổ biến, lựa chọn những sinh viên suất sắc của khoá đào tạo, tuyển vào làm việc trong doanh nghiệp. Học viên sẽ học lý thuyết tại lớp sau đó tham gia thực hành ngay tại các phân xưởng trong doanh nghiệp.

Các lớp đào tạo này thường rất hiệu quả, học viên vừa nắm vững về lý thuyết, vừa làm quen với điều kiện làm vịệc, thực hành ngay tại doanh nghiệp, thời gian đào tạo ngắn, chi phí đào tạo thấp. Tuy nhiên, chỉ có những doanh nghiệp lớn mới có khả năng tổ chức hình thức đào tạo kiểu các lớp cạnh xí nghiệp.

• Kèm cặp tại chỗ là hình thức đào tạo theo kiểu vừa làm vừa học, người có trình độ lành nghề cao [người hướng dẫn] giúp người mới vào nghề hoặc có trình độ lành nghề thấp [người học]. Quá trình đào tạo diễn ra ngay tại nơi làm việc].

4. Theo địa điểm hoặc nơi đào tạo, có các hình thức: đào tạo tại nơi làm việc và đào tạo ngoài nơi làm việc 

5. Theo đối tượng học viên, có các hình thức: đào tạo mới và đào tạo lại.

• Đào tạo mới áp dụng đối với các người lao động phổ thông, chưa có trình độ lành nghề mặc dù người lao động có thể mới lần đầu đi làm việc hoặc đã đi làm việc nhưng chưa có kỹ năng để thực hiện công việc.

• Đào tạo lại áp dụng đối với những lao động đã có kỹ năng, trình độ lành nghề nhưng cần đổi nghề do yêu cầu của doanh nghiệp.

Việc lựa chọn hình thức đào tạo nào để mang lại hiệu quả cao nhất phục thuộc vào các yêu cầu về quy mô đào tạo, mức độ phức tạp, nội dung cần đào tạo và điều kiện trang bị kỹ thuật, tài chính,v.v... cụ thể trong từng doanh nghiệp.

Nguồn:TS. Hà Văn Hội [Quantri.vn biên tập và hệ thống hóa] 

Phân loại mô hình đào tạo trong doanh nghiệp là một khâu vô cùng quan trọng khi đào tạo nhân sự. Đào tạo nội bộ chính là “đòn bẩy” giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Tuy nhiên, không phải nhà quản lý nào cũng có thể phân loại được các hình thức đào tạo. Đừng quá lo lắng, trong khuôn khổ bài viết dưới đây, ACABIZ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Phân loại theo nội dung đào tạo

>> Đâu là kỹ năng đào tạo nhân viên phục vụ khách hàng?

>> Lương bổng và đãi ngộ - Đòn bẩy phát triển nguồn nhân lực

Khi phân loại mô hình đào tạo trong doanh nghiệp theo định hướng nội dung đào tạo, doanh nghiệp sẽ có 2 hình thức chính đó là đào tạo theo định hướng công việc và đào tạo theo định hướng doanh nghiệp. Trong đó:

  • Đào tạo theo định hướng công việc: Đây là hình thức đào tạo tập trung vào việc nâng cao các kỹ năng cũng như kinh nghiệm trong từng công việc và từng vị trí nhất định. Với hình thức đào tạo này, nhân viên có thể áp dụng ngay những kỹ năng xây dựng kế hoạch làm việc này trong những doanh nghiệp khác nhau.

Bạn có thể phân loại mô hình đào tạo trong doanh nghiệp theo nội dung đào tạo

  • Đào tạo định hướng doanh nghiệp: Đây là hình thức đào tạo nhân viên về các kỹ năng mềm và phương thức làm việc, cũng như rèn luyện văn hóa doanh nghiệp. Khi nhân viên chuyển sang một doanh nghiệp khác, họ khó có thể áp dụng những kiến thức này. Bởi mỗi doanh nghiệp sẽ có những đặc điểm và văn hóa khác nhau.

Phân loại theo mục đích của nội dung đào tạo

Phương pháp đào tạo này có các hình thức đào tạo cơ bản như sau:

  • Đào tạo, hướng dẫn, định hướng công việc cho nhân viên. Việc này sẽ giúp nhân viên nắm được thông tin, kiến thức mới. Bên cạnh đó, cần phải chỉ dẫn cho nhân viên mới để họ nhanh chóng thích nghi với điều kiện, cách thức làm việc trong doanh nghiệp mới.
  • Đào tạo, huấn luyện nhân viên về các kỹ năng để nâng cao trình độ chuyên môn và các kỹ năng phù hợp để thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của cấp trên.
  • Đào tạo kỹ thuật an toàn lao động, hướng dẫn nhân viên về cách thức thực hiện công việc an toàn. Mục đích để tránh các trường hợp tai nạn lao động. Với những công việc nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều rủi ro thì việc đào tạo kỹ thuật an toàn lao động tại nơi làm việc là một yêu cầu bắt buộc.
  • Đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật định kỳ để giúp đội ngũ cán bộ chuyên môn kỹ thuật được cập nhật với kiến thức và kỹ năng mới.
  • Đào tạo và phát triển các năng lực quản trị để giúp các quản trị gia có điều kiện tiếp xúc, làm quen với những phương pháp làm việc mới. Từ đó, nâng cao kỹ năng thực hành và kinh nghiệm tổ chức quản lý.

Phân loại theo cách thức tổ chức

Phân loại mô hình đào tạo trong doanh nghiệp theo cách thức tổ chức gồm có các hình thức cụ thể như sau:

  • Đào tạo chính quy: Với hình thức đào tạo này, học viên được thoát ly khỏi các công việc hàng ngày tại doanh nghiệp. Nhờ vậy, thời gian đào tạo được rút ngắn và chất lượng đào tạo được cải thiện hơn so với các hình thức đào tạo khác. Tuy nhiên, số lượng nhân viên tham gia hình thức này sẽ bị hạn chế và có thể làm ảnh hưởng đến tiến độ công việc.
  • Đào tạo tại chức: Hình thức đào tạo này áp dụng với một số cán bộ, nhân viên vừa đi làm vừa tham gia các khóa đào tạo. Thời gian đào tạo có thể thực hiện ngoài giờ làm việc, có thể vào buổi tối hoặc có thể vào một phần thời gian làm việc, tùy theo điều kiện và quy mô cụ thể của doanh nghiệp.

Phân loại theo cách thức tổ chức gồm có hình thức đào tạo chính quy và tại chức

Phân loại theo địa điểm hoặc nơi đào tạo

  • Đào tạo tại nơi làm việc: Đây là hình thức đào tạo phổ biến nhất thường được dùng để đào tạo tại nơi làm việc như: kèm cặp, hướng dẫn tại chỗ… Cách đào tạo được nhiều người áp dụng nhất chính là cử những nhân viên có kinh nghiệm làm việc lâu năm hướng dẫn trực tiếp cho nhân viên mới để nâng cao các kỹ năng, tay nghề.
  • Đào tạo ngoài nơi làm việc: Đào tạo ngoài nơi làm việc là tổ chức đào tạo tại lớp và hội thảo. Đó có thể là các cuộc họp chuyên đề, các khóa học hoặc các buổi thuyết trình. Với dạng đào tạo này, các bài giảng và thảo luận là một phần không thể thiếu.

Phân loại theo đối tượng học viên

Phân loại mô hình đào tạo trong doanh nghiệp theo đối tượng học viên có 2 hình thức đào tạo. Cụ thể:

  • Đào tạo mới: Áp dụng đối với những người lao động phổ thông, chưa có trình độ chuyên môn, lành nghề dù họ có thể đi làm việc lần đầu tiên hoặc đã đi làm nhưng chưa có kỹ năng để hoàn thành các công việc.
  • Đào tạo lại: Đây là hình thức đào tạo được áp dụng đối với những lao động đã có kỹ năng, trình độ chuyên môn cao nhưng cần chuyển đổi bộ phận làm việc theo yêu cầu của doanh nghiệp.

Như vậy, ACABIZ đã hướng dẫn cho bạn cách phân loại mô hình đào tạo trong doanh nghiệp. Mong rằng, sau khi đọc xong bài viết này, bạn có thể lựa chọn được hình thức đào tạo hợp lý nhất cho doanh nghiệp của mình.

Video liên quan

Chủ Đề