Đặt dấu thanh trên các tiếng in đậm, nhận xét cách đánh dấu thanh ở những tiếng đó

  • 08/11/2017 | 18:22 GMT+7
  • 154.700 lượt xem
  • 2 bình luận

Thấy một phụ huynh hỏi về cách đặt dấu thanh trong tiếng Việt, BigSchool mang câu hỏi ấy tới nhờ chuyên gia giải đáp. Nhưng hiện nay các giáo viên hoặc phụ huynh vẫn nhầm vì chưa xác định đúng âm chính hoặc sử dụng bộ gõ cũ [bộ gõ word khi đánh máy] nên đặt dấu thanh trên âm đệm.

Xin chia sẻ với các bạn "có đầu, có đuôi" để nắm được quy tắc hiện nay mà con em đang học.

Từ câu hỏi của phụ huynh

Các bạn cho biết, đặt dấu thanh như thế nào là đúng? A hay B?

Viết thế nào là đúng?

Đi đến quy tắc đặt dấu thanh

1. Cấu tạo của tiếng

Mỗi tiếng thường có ba bộ phận: âm đầu, vần và thanh [thanh điệu]. Trong đó, vần được chia thành 3 bộ phận: âm đệm, âm chính, âm cuối. Có thể khái quát thành sơ đồ sau:

Cấu tạo của tiếng

Thí dụ: 

+ Tiếng "bầu" có âm đầu "b", vần "âu", thanh "huyền". Vần "âu" thì "â" là âm chính, "u" là âm cuối.

+ Tiếng "chuyện" có âm đầu "ch", vần "uyên", thanh "nặng". Vần "uyên" thì "u" là âm đệm, "yê" là âm chính, "n" là âm cuối.

Tiếng nào cũng phải có vần và thanh. Có tiếng không có âm đầu.

Ví dụ: ẵm, im, yên, ai.

Tiếng Việt gồm 6 thanh: ngang, huyền, hỏi, ngã, sắc, nặng. Thanh được thể hiện trên chữ viết là dấu thanh [còn gọi là dấu].

- Dấu thanh được đặt trên hoặc dưới kí tự ghi âm chính.

Ví dụ: là, lạ, toà, tạo.

Để hiểu cách ĐẶT DẤU THANH cần biết cách ghi nguyên âm đôi. Trong tiếng Việt có 3 nguyên âm đôi. Chúng đều có nhiều cách ghi:

- Nguyên âm đôi /ua/ được ghi 2 cách:

+ Khi có âm cuối ghi là uô, thí dụ: muốn

+ Khi không có âm cuối ghi là ua, thí dụ: múa

-Nguyên âm đôi /ưa/ được ghi 2 cách:

+ Khi có âm cuối ghi là ươ, thí dụ: mượn

+ Khi không có âm cuối ghi là ưa, thí dụ: cửa

- Nguyên âm đôi /ia/ được ghi 4 cách:

+ Khi có âm cuối + không có âm đệm, ghi là iê, thí dụ: tiến

+ Khi có âm cuối + có âm đệm, ghi là yê, thí dụ: tuyến

+ Khi không có âm cuối + không có âm đệm, ghi là ia, thí dụ: mía

+ Khi không âm cuối + có âm đệm, ghi là ya, thí dụ: khuya

2. Quy tắc đặt dấu thanh

- Khi âm chính chỉ gồm 1 nguyên âm thì dấu thanh đặt vào âm chính. Thí dụ: lá, mạ, mắt, thịt, bút, ...

- Khi âm chính là một nguyên âm đôi [thể hiện bằng 2 chữ cái] thì chia làm 2 trường hợp:

+ Khi tiếng có âm cuối, dấu thanh được đặt ở yếu tố đứng sau của âm chính.

Ví dụ: muốn, miến, cường, muộn, tiện, vượng.

+ Khi tiếng không có âm cuối, dấu thanh được đặt ở yếu tố đứng trước của âm chính.

Ví dụ: múa, mía, cửa, lụa, lịa, vựa.

3. Trả lời câu hỏi của phụ huynh

Các tiếng có vần "oa" gồm âm đệm "o" và âm chính "a". Theo quy tắc: Dấu thanh được đặt trên hoặc dưới kí tự ghi âm chính. Thì cách đặt dấu thanh ở âm a là đúng.

Vậy phải viết là "hoạ mi, "loà xoà" mới đúng.

Quy tắc này áp dụng với cả vần "oe" và "uy". Ví dụ: hoè, quý,...

Sách giáo khoa tiếng Việt lớp 5 có nhiều bài tập liên quan tới việc đánh dấu thanh, các bạn có thể tham khảo thêm.

Các bạn có thể nêu câu hỏi ở phần "Ý kiến bạn đọc" ngay dưới bài đăng để chúng tôi trao đổi, giải đáp tiếp.

Cảm ơn sự trao đổi của các bạn.

Giải câu 1, 2 bài Chính tả - Tuần 4: Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ trang 21, 22 VBT Tiếng Việt lớp 5 tập 1. Câu 1: Chép vần của các tiếng in đậm trong câu sau vào mô hình cấu tạo phần vần.

Quảng cáo

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

a] Chép vần của các tiếng in đậm trong câu sau vào mô hình cấu tạo vần:

      Nhận rõ tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược, năm 1949, ông chạy sang hàng ngũ quân đội ta, lấy tên Việt là Phan Lăng

Tiếng

Vần

Âm đệm

Âm chính

Âm cuối

nghĩa

chiến

b] Nêu nhận xét: Các tiếng ấy có gì giống nhau và khác nhau về cấu tạo?

Giống nhau:

Khác nhau:

- Có hay không có âm cuối?

- Dấu thanh đặt ở chữ cái nào?

Phương pháp giải:

a. - Phần vần của tất cả các tiếng đều có âm chính.

- Các âm đệm được ghi bằng các chữ cái o, u

b. Em quan sát và trả lời các câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Tiếng

Vần

Âm đệm

Âm chính

Âm cuối

nghĩa

ia

chiến

n

b] Nêu nhận xét : các tiếng ấy có gì giống nhau và khác nhau về cấu tạo?

- Giống nhau:  Hai tiếng đều có âm chính gồm hai chữ cái.

- Khác nhau:

+ Tiếng "chiến" có âm cuối, tiếng "nghĩa" không có âm cuối.

+ Tiếng "chiến" dấu thanh đặt ở chữ cái thứ hai của âm chính [nguyên âm đôi], tiếng "nghĩa" dấu thanh đặt ở chữ cái đầu của âm chính.

Câu 2

Nêu quy tắc ghi dấu thanh ở các tiếng trên :

Phương pháp giải:

Em thực hiện theo yêu cầu của đề bài.

Lời giải chi tiết:

- Đối với tiếng có âm cuối, đặt dấu thanh ở chữ cái thứ hai của âm chính [nguyên âm đôi].

- Đối với tiếng không có âm cuối, đặt dấu thanh ở chữ cái thứ nhất của âm chính [nguyên âm đôi].

Loigiaihay.com

Chia sẻ

Bình luận

Bài tiếp theo

Quảng cáo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

Video liên quan

Chủ Đề