Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh

Bệnh sốt xuất huyết [SXH] là bệnh nhiễm siêu vi cấp tính trầm trọng do siêu vi Dengue gây ra. Bệnh truyền từ người bệnh sang người lành qua vết đốt của muỗi vằn. Đây là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em nước ta, xảy ra quanh năm và có thể gây dịch lớn ảnh hưởng nặng nề cho người dân và xã hội. Bệnh, đối tượng mắc bệnh thường gặp là trẻ em trên 1 tuổi. Thực tế một số trường hợp sốt xuất huyết nặng xảy ra ở nhóm tuổi nhỏ hơn 12 tháng. Bệnh cảnh SXH ở trẻ nhỏ hơn 12 tháng dễ gây nhầm lẫn với các bệnh khác và rất khó phát hiện sớm. Chúng tôi trao đổi với TS. BS. Nguyễn Thanh Hùng, Phó Giám Đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1 về vấn đề này :

SXH Dengue ở trẻ nhỏ có thường gặp tại bệnh viện Nhi Đồng 1 không? Bệnh có khác gì so với trẻ lớn không thưa BS?

Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, mỗi năm chúng tôi tiếp nhận điều trị từ 100-300 trường hợp SXH ở trẻ dưới12 tháng tuổi chiếm tỉ lệ từ 5 đến 8% bệnh nhân SXH nhập viện. Trường hợp nhỏ tuổi nhất được ghi nhận ở trẻ 1 tháng tuổi. Trẻ nhỏ ít bị SXH Dengue, nhưng khi bị thì nguy cơ nặng và tử vong cao hơn trẻ lớn. Nguyên nhân là do ở trẻ nhỏ bệnh biểu hiện không đặc hiệu, diễn tiến ở trẻ nhỏ lại dễ nặng hơn trẻ lớn, nên khó dự kiến việc xuất hiện sốc và khó dự liệu kết quả điều trị. Hơn nữa việc điều trị các trường hợp SXH nặng ở trẻ nhỏ không đơn giản như ở lứa tuổi lớn hơn.

BS có thể cho biết làm sao nhận biết trẻ nhỏ bị SXH ?

Qua nghiên cứu 245 trường hợp SXH trẻ nhỏ tại khoa Sốt xuất huyết - Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ năm 1997-2002, chúng tôi nhận thấy ba dấu hiệu thường gặp nhất là sốt cao; có chấm xuất huyết dưới da thường gặp nhiều nhất ở hai chân; và dấu hiệu gan to. Ngoài những dấu hiệu vừa kể, trẻ nhỏ bị SXH còn có các dấu hiệu không đặc hiệu như ho, sổ mũi và tiêu chảy, khiến các bác sĩ và cha mẹ có thể bị nhầm với các bệnh khác như tiêu chảy cấp, nhiễm trùng đường hô hấp.

Để phát hiện sớm bệnh SXH ở trẻ nhỏ, khi trẻ sốt cao từ 2 ngày trở đi, cha mẹ phải nghĩ đến bệnh SXH và đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và hướng dẫn điều trị. Các bác sĩ điều trị theo dõi bệnh nhân và khi cần thiết sẽ cho thử máu để theo dõi diễn tiến bệnh. Cũng như ở trẻ lớn, khi thử máu trẻ nhũ nhi bị SXH sẽ phát hiện thêm tình trạng cô đặc máu, biểu hiện bởi sự gia tăng dung tích hồng cầu, và giảm số lượng tiểu cầu giúp ích cho việc chẩn đoán.

Chăm sóc tại nhà trẻ nhỏ bị SXH như thế nào, thưa Bác sĩ?

Cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol, lau mát bằng nước ấm để tránh biến chứng sốt cao co giật. Nên cho các cháu uống nhiều nước như nước cam, chanh, oresol, nước sôi để nguội, vẫn tiếp tục cho bú sữa, cho ăn cháo, bột.

Không nên cạo gió, cắt lễ vì vừa làm đau, vừa có thể gây chảy máu và nhiễm trùng cho trẻ. Không tự ý cho trẻ uống thuốc Aspirine vì có thể gây chảy máu dạ dày rất nguy hiểm.

Phải theo dõi sát các cháu, không được lơ là mất cảnh giác. Thời điểm nguy hiểm nhất lại là khi trẻ hết sốt, thường từ ngày thứ 3 đến hết ngày thứ 6 của bệnh, trẻ có thể trở nặng vào sốc, dẫn đến tử vong nhanh chóng nếu không phát hiện kịp thời.

Khi phát hiện dấu hiệu trở nặng:bao gồm trẻ ói mửa nhiều, bứt rứt, quấy khóc, bỏ bú, tay chân lạnh, tím, vã mồ hôi, ói ra máu, đi tiêu ra máu thân nhân phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được điều trị kịp thời.


Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi PGS, TS Bùi Vũ Huy - Trưởng Khoa Nhi - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW

PGS, TS Bùi Vũ Huy, Trưởng Khoa Nhi Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW

Sốt xuất huyết ở trẻ em là bệnh truyền nhiễm do vi trùng Dengue gây ra, người bệnh sẽ có các triệu chứng sốt cao dẫn đến xuất huyết da, niêm mạc và trụy tim mạch dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Sốt Dengue và bệnh sốt xuất huyết Dengue là bệnh ở vùng nhiệt đới & cận nhiệt đới lây truyền do muỗi vằn mang vi trùng Dengue lây cho con người. 

Vật truyền bệnh từ người sang người là muỗi, đặc biệt là muỗi vằn. Loại muỗi này thường cư trú ở trong góc tối, đầm lây, nơi ẩm thấp và hoạt động bất kể ngày đêm.

1. Các triệu chứng phổ biến sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh

Sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ hay người lớn đều được thể hiện bằng các 5 triệu chứng phổ biến như sau:

- Trẻ bồn chồn, kích thích, vật vã li bì

- Các cơn nôn tăng lên

- Trẻ tự nhiên kêu đau bụng

- Số lần đi tiểu ít đi

- Có dấu hiệu chảy máu: Chảy máu cam, chảy máu chân răng…

Khi có 1 trong 5 dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm phụ huynh cần đưa trẻ đến viện ngay. Tại bệnh viện bác sĩ sẽ đánh giá thêm 3 dấu hiệu nữa gồm: phù nề, tràn dịch; gan to; tiểu cầu giảm để chẩn đoán tình trạng bệnh của trẻ.

Ngay khi có 5 dấu hiệu trên và được đưa đến viện, bệnh nhân sẽ được điều trị theo đúng phác đồ của Bộ Y tế. Theo đó dưới 6 tiếng phải truyền dịch hoặc khuyến khích bệnh uống và các dấu hiệu này phải được cải thiện trong thời gian cấp cứu đó.

Với một số trẻ còn kèm theo các biểu hiện sốt cao, đột ngột và liên tục 2 – 7 ngày, khó hạ sốt, đau cơ, đau khớp, đau đầu cần phải đưa đến BV càng sớm càng tốt.

2. Cách điều trị bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Khi nghi ngờ con bị sốt xuất huyết, cần đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, không tự điều trị tại nhà.

Bé cần được nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Thức ăn nên ở dạng lỏng để bé dễ nuốt và không bị nôn ói. Nếu bé còn đang bú mẹ, cần tăng số lần cho bú. Sốt xuất huyết làm máu cô đặc, khó lưu thông nên bé cần được uống nhiều nước để tránh bị sốc, bởi tình trạng sốc chính là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở những người mắc bệnh.

Bệnh thường diễn tiến trong 7 ngày, phần lớn tự khỏi, tỉ lệ biến chứng nặng chỉ từ 3%-5%. Người mắc bệnh nhất thiết phải đi khám, nếu xuất hiện các triệu chứng nặng như đau bụng, bứt rứt, chảy máu cam, chảy máu chân răng, tay chân lạnh… cần đưa ngay đến bệnh viện.

Cần theo dõi sát sao để kịp xử lý khi trẻ có biểu hiện bị sốc. Nếu thấy bé đau bụng, ói và tay chân lạnh toát thì cần đưa bé đến bệnh viện cấp cứu ngay. Một biểu hiện khác của tình trạng sốc là bé bỗng trở nên lừ đừ, có khi vật vã và không tỉnh táo. Bé cũng có thể giảm hẳn số lần đi tiểu nhưng lại thấy rất khát. Da bầm, môi xám cũng là một biểu hiện của sốc.

Những nốt đỏ ở da là do một số hồng cầu thoát khỏi thành mạch máu ra bên ngoài tụ dưới da gây nên hiện tượng xuất huyết dưới da. Các dấu hiệu này sẽ biến mất trong 5-7 ngày. Vì vậy không nên chữa trị theo cách dân gian như chà lá trầu lên da hoặc cạo gió, có thể làm tổn thương da của trẻ.

Khi trẻ mắc bệnh nên cho uống hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ, không nên để trẻ sốt quá cao dễ dẫn đến co giật.

3. Sốt xuất huyết ở trẻ dưới 1 tuổi

Sốt xuất huyết ở trẻ dưới 1 tuổi thường có nhiều dấu hiệu khác nhau như: Trẻ quấy khóc và bỏ bú, có hiện tượng sốt thành đợt và xảy ra đột ngột thường kéo dài trong khoảng 2 tới 7 ngày và sốt trên 38 độ C, có dấu hiệu đau nhức, mệt mỏi, trẻ kém hoạt động và không thích đi lại chỉ thích nằm.

Trẻ dưới 1 tuổi bị sốt nhưng lại không kèm theo các triệu chứng khác như sổ mũi, tiêu chảy ho, đầu đau dữ dội và hạ sốt xong thì trẻ bị sốt lại, các nốt ban đỏ giống như bị muỗi cắn xuất hiện dưới cánh tay hoặc chân, lưng bụng thì đây chính là dấu hiệu sốt xuất huyết.

4. Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ cũng như người lớn đều có chung 2 nguyên nhân gây bệnh:

- Do siêu vi trùng Dengue gây ra.

- Muỗi vằn hút máu người mắc bệnh mang đến cho người lành.

Dĩ nhiên sốt xuất huyết sẽ không lây từ người sang người như các mẹ thường lo lắng. Thông thường trẻ bị sốt xuất huyết cần phải được xác định trong 3 ngày đầu tiên kể từ ngày đầu tiên bé sốt.

Ngoài ra, các mẹ cũng nên lưu ý thời điểm đó có phải đang trong giai đoạn bùng phát dịch sốt xuất huyết ở trẻ em, hoặc người xung quanh có ai đang mắc bệnh hay không.

5. Khi nào cần xét nghiệm máu xác định sốt xuất huyết?

Trẻ có thể bị sốt bởi rất nhiều tác nhân, xét nghiệm máu sẽ giúp xác định chính xác nguyên nhân có phải là sốt xuất huyết hay không. Tuy nhiên, xét nghiệm máu chỉ có thể cho kết quả chính xác từ ngày thứ 3 bị sốt.

Nhiều bệnh nhi phải trải qua xét nghiệm máu đến 2-3 lần, nguyên nhân có thể đến từ việc bố mẹ nhớ sai số ngày bị sốt của con, hoặc bác sĩ chỉ định để xác định các bệnh khác như nhiễm trùng và sốt rét…

Nếu kết quả cho thấy dung tích hồng cầu [Hct] tăng và lượng tiểu cầu giảm thì có thể kết luận là bé bị sốt xuất huyết.

Bệnh thường diễn tiến trong 7 ngày [Ảnh minh họa]

6. Phòng bệnh sốt xuất huyết cho trẻ như thế nào?

Muỗi vằn là tác nhân truyền bệnh. Do đó, để phòng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em, bố mẹ cần cho con ngủ mùng, tránh để các vật dụng đọng nước xung quanh nhà, thả cá trong lu đựng nước để diệt lăng quăng. Nên chủ động liên hệ với các cơ quan y tế ở địa phương để phun thuốc diệt muỗi nếu thấy cần thiết.

Muỗi vằn là tác nhân truyền bệnh - Mẹ chủ động phòng bệnh cho con [Ảnh minh họa]

Mẹ cần lưu ý sốt xuất huyết ở trẻ em là một trong những bệnh thường gặp, nhất là khi có dịch hoặc ổ dịch xuất hiện ở nơi mình sinh sống thì các mẹ càng phái chú ý hơn để tránh cho con các nguy cơ nhiễm bệnh. Thường xuyên cập nhật các tin tức về tình hình lây nhiễm cũng như quan sát tình trạng của bé mỗi ngày để có thể phát hiện sớm nhất các triệu chứng mẹ nhé.

7. Hình ảnh bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Trẻ sốt xuất huyết có dấu hiệu chảy máu chân răng [Ảnh minh họa]

Phát ban toàn thân [Ảnh minh họa]

Lượng tiểu cầu giảm [Ảnh minh họa]

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!

Nguồn: //khampha.vn/me-va-be/sot-xuat-huyet-o-tre-em-5-trieu-chung-pho-bien-khong-duoc-bo...Nguồn: //khampha.vn/me-va-be/sot-xuat-huyet-o-tre-em-5-trieu-chung-pho-bien-khong-duoc-bo-qua-c32a678494.html

Video liên quan

Chủ Đề