Dấu hiệu sùi mào gà ở khoang miệng

Rất nhiều người nhầm tưởng rằng bệnh sùi mào gà chỉ xuất hiện ở bộ phận sinh dục. Tuy nhiên virus HPV gây ra bệnh lý xã hội này có thể phát triển và lây lan sang nhiều bộ phận khác của cơ thể, điển hình là môi, miệng, họng. Vậy sùi mào gà ở môi, miệng, họng có nguy hiểm không? Dấu hiệu nhận biết và cách chữa sùi mào gà an toàn và hiệu quả là gì?

Dấu hiệu sùi mào gà ở khoang miệng

Dấu hiệu sùi mào gà ở khoang miệng

Nguyên nhân xuất hiện các nốt sùi mào gà ở môi, miệng, họng là do sự tấn công của virus HPV – human papillomavirus, chủ yếu là 2 type 6 và 11. Loại virus này có tốc độ lây lan nhanh chóng qua nhiều con đường khác nhau như: quan hệ tình dục, tiếp xúc trực tiếp với người bệnh,…. Sùi mào gà ở khoang miệng có thể gặp ở mọi đối tượng từ nam giới, nữ giới, người cao tuổi hay trẻ nhỏ.

Dấu hiệu sùi mào gà ở khoang miệng

Đây là dấu hiệu đầu tiên nhận biết bạn đã bị mắc bệnh sùi mào gà. Đầu tiên, các nốt mụn sẽ mọc thưa thớt, nhô cao hơn so với bề mặt da. Giai đoạn này bạn có thể nhầm lẫn với những nốt nhú của niêm mạc sinh lý trong khoang miệng. Do vậy, người bệnh rất khó phát hiện mình đã bị nhiễm sùi mào gà.

Theo thời gian, các nốt mụn này sẽ mọc cao lên như mào gà, lan rộng ra các vị trí của khoang miệng, thậm chí lan ra cả bên ngoài, quanh viền môi. Trong các nốt mụn sẽ chứa dịch trong, chỉ cần một tác động nhỏ có thể làm chúng vỡ ra, làm tăng nguy cơ phát tán bệnh ra nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. 

Khi virus phát triển ngày càng nhiều, sẽ xuất hiện nhiều mảng màu sưng đỏ kèm cảm giác đau đớn ở khoang miệng, lưỡi, amidan và cổ họng. Cảm giác đau này ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc ăn uống, nói chuyện hàng ngày của người bệnh. Do không được bổ sung đủ dinh dưỡng, người bệnh có thể mệt mỏi, khó chịu, cáu gắt.

Ở giai đoạn phát triển của bệnh, người mắc sùi mào gà sẽ có cảm giác vướng víu, nóng rát, tê buốt mỗi khi ăn uống. Bên cạnh đó, thức ăn có thể tác động đến các nốt mụn làm chúng vỡ ra, làm bệnh trở nặng, nguy cơ xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế, việc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý khi mắc sùi mào gà ở miệng là điều vô cùng quan trọng, làm sao để vừa bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, vừa không ảnh hưởng đến các nốt sùi mào gà. Lúc này, bạn nên sử dụng các thực phẩm mềm, lỏng, dễ nuốt, không quá nóng hoặc quá lạnh. 

Khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng, bệnh nhân sẽ có dấu hiệu lạc giọng, khàn giọng, ho ra máu. Các nốt mụn có sưng to hơn, có nguy cơ bị vỡ ra gây nhiễm trùng khoang miệng, miệng có mùi hôi khó chịu, nhiều bệnh nhân sẽ không thể ăn uống được, ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe.

Nếu không có những kiến thức căn bản về loại bệnh này, rất nhiều người sẽ nhầm tưởng sang các bệnh lý khác, từ đó sẽ có cách xử lý không đúng đắn. Kết quả làm cho bệnh diễn biến nặng hơn, gây khó khăn trong quá trình điều trị.

Dấu hiệu sùi mào gà ở khoang miệng

Đa phần các trường hợp mắc sùi mào gà ở môi giai đoạn đầu sẽ nhầm lẫn với nhiệt miệng và tự ý mua thuốc để điều trị tại nhà. Chỉ đến khi các nốt sùi mọc to lên, thành mảng lớn mới phát hiện mình mắc sùi mào gà. 

Thông thường, người bị nhiệt miệng khi sử dụng rất nhiều đồ ăn cay nóng hoặc thời tiết nắng nóng, oi bức. Người bệnh sẽ cảm thấy nóng rát ở miệng, xuất hiện các mụn nước không xù xì trên niêm mạc môi. Khi những mụn nước này vỡ ra sẽ để lại các vết lở nông, bờ rõ rệt, viền màu đỏ tươi. Chỉ cần cải thiện chế độ ăn uống lành mạnh sẽ làm các vết loét này lành lại sau khoảng 10 – 15 ngày. 

Dấu hiệu sùi mào gà ở khoang miệng

Người mắc bệnh sùi mào gà sẽ cảm thấy đau đớn, khó nuốt ở cổ họng chính vì thế nhiều người nhầm tưởng mình bị viêm họng, tự ý mua thuốc về dùng. 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm họng như: virus, vi khuẩn, thời tiết, la hét nhiều,… tuy nhiên tổn thương sẽ xuất hiện chủ yếu ở phần cổ họng, các vị trí khác trong khoang miệng sẽ ít hoặc không bị ảnh hưởng. Còn đối với bệnh nhân mắc sùi mào gà sẽ xuất hiện các nốt sùi ở khắp khoang miệng, cổ họng, gây đau đớn nhiều vùng hơn.

Dấu hiệu sùi mào gà ở khoang miệng

Bệnh sùi mào gà ở môi, miệng, họng sẽ gây khiến người bệnh gặp khó khăn trong quá trình ăn uống, ăn không ngon, chán ăn dẫn đến suy nhược cơ thể, gầy sút cân. Hơn nữa, sùi mào gà ở môi, miệng còn làm bệnh nhân thiếu tự tin trong cuộc sống, ảnh hưởng tới tâm lý, dễ bị căng thẳng kéo dài. Bệnh có thể được chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và xử lý kịp thời. Một số biện pháp sử dụng trong việc điều trị sùi mào gà như: dùng thuốc uống hoặc bôi để tiêu diệt virus gây bệnh, đốt điện, đốt laser, áp lạnh, công nghệ ALA – PDT. 

Ngược lại, nếu không có biện pháp xử trí kịp thời, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như: ung thư vòm họng, hiếm muộn thậm chí có thể vô sinh. Với những trường hợp phụ nữ mang thai mắc sùi mào gà ở môi, miệng, họng, nếu không chăm sóc cẩn thận dễ lây lan đến các vùng khác của cơ thể trong đó có vùng kín. Khi thực hiện sinh con bằng phương pháp sinh thường, trẻ tiếp xúc với âm đạo người mẹ và nguy cơ rất cao nhiễm bệnh cho bé. Vì vậy, các mẹ cần thường xuyên thăm khám bác sĩ để theo dõi và đưa ra hướng điều trị hiệu quả nhất.

>>> Xem bài viết: Bệnh sùi mào gà có nguy hiểm không? 4 biến chứng dễ gặp và 3 bước điều trị ngăn ngừa

Để điều trị sùi mào gà ở môi, miệng, họng một cách hiệu quả, cần sử dụng biện pháp để tiêu diệt nốt sần, u nhú, ngăn chặn sự phát triển của virus HPV. Tùy thuộc vào tình trạng và mức độ của bệnh, mà các bác sĩ có thể đưa ra lộ trình điều trị phù hợp với từng bệnh nhân.

Thông thường các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp nội khoa (dùng thuốc) cho những trường hợp nhẹ, khi nốt sùi mào gà còn nhỏ, chưa lan rộng ra xung quanh. Thuốc bao gồm 2 dạng: dạng uống hoặc dạng bôi. Thuốc có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của virus HPV chứ không tiêu diệt được tận gốc mầm bệnh. Một số loại thuốc phổ biến dùng điều trị sùi mào gà ở miệng như:

  • Kem bôi Imiquimod giúp tăng cường hệ thống miễn dịch để chống lại những mụn mồng gà.
  • Nhựa podophyllin có nguồn gốc từ thực vật giúp phá hủy các mô mụn cóc hiệu quả.

Trong trường hợp các nốt mụn đã lớn hơn, các thuốc điều trị không còn có tác dụng, lúc này phẫu thuật sẽ là phương án được các bác sĩ ưu tiên lựa chọn.

  • Đốt nhiệt
  • Phẫu thuật cắt bỏ
  • Đốt bằng laser
  • Đốt lạnh bằng nitơ lỏng
  • Phương pháp quang động ALA-PDT: sử dụng chất cảm quang đặc biệt để kích hoạt phản ứng quang động, tạo ra sản phẩm là oxy hoạt lực giúp tiêu diệt triệt để các u nhú, nốt mụn sùi mào gà.

Song song với quá trình điều trị bằng phương pháp nội khoa hay ngoại khoa, theo các chuyên gia y tế, việc súc miệng, vệ sinh các nốt sùi mào gà là điều vô cùng quan trọng. Mục đích sẽ giúp cho khoang miệng trở nên sạch hơn, tăng hiệu quả của các phương pháp điều trị, hạn chế lây lan sang các vùng da lành xung quanh.

Làm thế nào để lựa chọn được một dung dịch kháng khuẩn phù hợp? Dung dịch kháng khuẩn Dizigone là giải pháp tối ưu dành cho người bị sùi mào gà ở miệng bởi:

  • Khả năng kháng khuẩn nhanh và mạnh.
  • Không gây xót hay kích ứng cho da.
  • An toàn, có thể sử dụng cho cả bên trong và bên ngoài vùng miệng. 
  • Ngoài ra sản phẩm không gây nhuộm màu da, mọi người hoàn toàn yên tâm sử dụng.

Dấu hiệu sùi mào gà ở khoang miệng

Bạn nên sử dụng sản phẩm trước khi bôi thuốc hoặc sau khi quá trình phẫu thuật cắt bỏ khối sùi mào gà.

Sùi mào gà không chỉ xuất hiện ở bộ phận sinh dục mà còn ở nhiều vị trí khác trên cơ thể như: tay, chân, môi, lưỡi, họng,…. Hãy trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết nhất để bảo vệ sức khỏe của mỗi chúng ta. Mọi thông tin cần tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi theo số HOTLINE: 1900 9482 để được các chuyên gia y tế giải đáp.

Tham khảo: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu – Bộ Y Tế

Dấu hiệu sùi mào gà ở khoang miệng

Dấu hiệu sùi mào gà ở khoang miệng
Dấu hiệu sùi mào gà ở khoang miệng

Sùi mào gà ở miệng là tình trạng nhiễm trùng phổ biến ở nam giới. Bạn nên cẩn thận với vấn đề này vì nó có thể dẫn đến biến chứng ung thư vòm họng.

Những người quan hệ tình dục đều có nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà do nhiễm HPV (Human papilloma virus). Virus HPV có hơn 100 chủng loại, khoảng 40 chủng trong đó có khả năng ảnh hưởng đến các cơ quan sinh dục cũng như cổ họng.

Sùi mào gà hay mụn cóc sinh dục là một trong những căn bệnh lây qua đường tình dục phổ biến nhất. HPV lây nhiễm qua tiếp xúc da. Hầu hết những nốt sần sẽ phát triển ở cơ quan sinh dục. Tuy nhiên, nếu bạn quan hệ tình dục bằng miệng, virus vẫn có thể xâm nhập vào khoang miệng hoặc cổ họng. Tình trạng này gọi là sùi mào gà ở miệng.

Vậy, bạn đã biết gì về sùi mào gà ở miệng, cách điều trị cũng như phòng ngừa chưa? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Triệu chứng sùi mào gà ở miệng

Trong một vài trường hợp, sùi mào gà ở miệng có thể phát triển những mụn cóc ở miệng, môi hoặc cổ họng. Tuy nhiên, điều này không phổ biến lắm.

Sùi mào gà ở miệng có khả năng dẫn đến ung thư vòm họng, một loại ung thư hiếm gặp. Nếu tình huống này xảy ra, những khối u ác tính có thể hình thành ở các bộ phận như lưỡi, amidan hay thành họng. Các triệu chứng ung thư vòm họng giai đoạn đầu thường bao gồm:

  • Khó nuốt
  • Thường xuyên đau tai
  • Ho ra máu
  • Sụt cân không mong muốn
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Đau họng liên tục
  • Trên má hoặc cổ xuất hiện khối u
  • Khàn tiếng

Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào trong số trên và nghi ngờ bản thân đang mắc bệnh, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.

Bạn có thể quan tâm: Tỷ lệ sống cho người bị ung thư vòm họng giai đoạn cuối.

Nguyên nhân sùi mào gà ở miệng

Tình trạng sùi mào gà ở miệng xảy ra khi virus HPV xâm nhập vào cơ thể qua vết rách nhỏ trong khoang miệng. Mọi người có xu hướng mắc bệnh này khi quan hệ tình dục bằng miệng. Tuy nhiên, giả thiết này vẫn cần nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn nhằm xác định chính xác con đường nhiễm HPV và lây truyền chúng.

Một số thống kê về sùi mào gà ở miệng

  • Số người nhiễm HPV qua đường miệng đã tăng lên đáng kể trong ba thập kỷ qua. Tình trạng này phổ biến ở nam giới hơn nữ giới.
  • Khoảng 2/3 trường hợp ung thư vòm họng có sự hiện diện ADN của virus HPV. Chủng HPV thường gặp trong tình huống này là HPV-16.
  • Ung thư vòm họng thật sự hiếm gặp. Khoảng 1% dân số thế giới nhiễm HPV-16. Chưa đến 15.000 người nhận kết quả chẩn đoán dương tính với ung thư vòm họng do HPV mỗi năm.

Các yếu tố tiềm ẩm của sùi mào gà ở miệng

Các yếu tố tiềm ẩn có thể dẫn đến tình trạng sùi mào gà ở miệng bao gồm:

Ngày nay, rất nhiều bằng chứng cho thấy việc quan hệ tình dục bằng miệng có thể là rủi ro lớn nhất cho vấn đề sùi mào gà ở miệng. Bệnh lý này có xu hướng xảy ra ở cánh mày râu, đặc biệt với những người có thói quen hút thuốc.

Nhiều bạn tình

Quan hệ tình dục với nhiều bạn tình cũng là yếu tố gây tăng nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà ở miệng. Theo các chuyên gia từ Phòng khám Cleveland, nếu có hơn 20 bạn tình trong đời, khả năng nhiễm HPV của bạn có thể tăng thêm 20%.

Hút thuốc lá

Hút thuốc lá có nhiều nguy cơ giúp thúc đẩy cuộc xâm lược của virus HPV. Hít khói thuốc lá cũng khiến vết thương trong miệng dễ bị loét ra, từ đó tạo thành tiền đề cho ung thư vòm họng phát triển.

Bạn có thể muốn tìm hiểu: 3 loại khác nhau của hút thuốc lá thụ động.

Dùng thức uống chứa cồn

Nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng hấp thụ một lượng lớn thức uống chứa cồn như bia, rượu… sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm HPV qua đường miệng ở nam giới. Nếu bạn có cả hai thói quen hút thuốc và uống rượu, tỷ lệ mắc bệnh của bạn sẽ tăng cao gấp nhiều lần so với người không có thói quen này.

Hôn

Một giả thiết được đặt ra rằng virus HPV có thể lây qua đường miệng bằng cách hôn. Tuy nhiên, giả thiết này cần nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn để xác định độ chính xác cũng như tin cậy.

Giới tính

Nguy cơ bệnh sùi mào gà ở miệng phát sinh ở nam giới cao hơn nữ. Ngoài ra, tuổi tác cũng là một yếu tố nguy cơ của ung thư vòm họng. Vấn đề này thường xảy ra ở người cao tuổi do bệnh cần nhiều năm để phát triển.

Chẩn đoán sùi mào gà ở miệng

Hiện tại, không có xét nghiệm nào khả thi để kiểm tra sự hiện diện của virus HPV trong khoang miệng. Bác sĩ hoặc nha sĩ chỉ có thể phát hiện tổn thương thông qua tầm soát ung thư.

Nếu thương tổn xuất hiện trong khoang miệng, bác sĩ có thể thực hiện thủ thuật sinh thiết để xem các tổn thương này có phải là mầm bệnh ung thư hay không. Họ có thể cũng sẽ tìm kiếm HPV từ những mẫu sinh thiết này. Nếu kết quả dương tính, bạn sẽ sớm có biện pháp đối phó với ung thư ngay từ giai đoạn đầu.

Điều trị sùi mào gà ở miệng

Hầu hết các chủng HPV sẽ biến mất trước khi chúng kịp gây ra bất kỳ vấn đề sức khỏe nào. Nếu mụn cóc gây bất lợi cho bạn, bác sĩ có thể sẽ áp dụng một số biện pháp sau để loại bỏ chúng:

  • Phẫu thuật cắt bỏ
  • Liệu pháp làm lạnh bằng nitơ lỏng
  • Thuốc tiêm interferon alfa-2B (Intron A, Roferon-A)

Tiên lượng

Nếu bạn phát triển ung thư vòm họng từ sùi mào gà ở miệng, bác sĩ sẽ có cách điều trị phù hợp. Điều trị và tiên lượng phụ thuộc vào giai đoạn và vị trí ung thư.

Thực tế, ung thư vòm họng liên quan đến HPV có kết quả điều trị khả quan hơn và ít tái phát so với ung thư không do HPV gây nên. Điều trị ung thư vòm họng có thể bao gồm xạ trị, phẫu thuật, hóa trị hoặc kết hợp nhiều liệu trình.

Hầu hết các tổ chức y tế và nha khoa đều không đề nghị tầm soát sùi mào gà ở miệng. Vì vậy, áp dụng lối sống lành mạnh là phương pháp phòng ngừa đơn giản nhất, bao gồm:

  • Quan hệ tình dục an toàn
  • Hạn chế số lượng bạn tình
  • Tìm hiểu về việc liệu bạn tình đã từng mắc bệnh sùi mào gà trước đây
  • Xét nghiệm các bệnh lây qua đường tình dục thường xuyên nếu bạn hay quan hệ tình dục
  • Nếu quan hệ với người lạ, đừng quan hệ bằng miệng
  • Khi quan hệ tình dục bằng miệng, hãy sử dụng tấm bảo vệ miệng nha khoa hoặc bao cao su để ngăn ngừa nhiễm HPV
  • Hãy tập thói quen kiểm tra các bệnh lây qua đường tình dục định kỳ sáu tháng, đặc biệt nếu bạn thường xuyên quan hệ tình dục bằng miệng
  • Tập thói quen kiểm tra bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở miệng mỗi tháng một lần
  • Tiêm vắc xin HPV đầy đủ theo chỉ định của Bộ Y tế

Tiêm chủng

Hai mũi tiêm vắc xin HPV thường cách nhau từ 6–12 tháng nếu bạn trong thuộc nhóm 9–14 tuổi. Người từ 15 tuổi trở lên sẽ được tiêm ba mũi trong vòng sáu tháng. Bạn cần phải tiêm phòng đầy đủ theo chỉ định y tế để đảm bảo vắc xin hoạt động hiệu quả.

Vắc xin HPV là một loại vắc xin an toàn và hiệu quả, có thể bảo vệ bạn khỏi các bệnh liên quan đến nhóm virus này.

Trước đây, vắc xin HPV chỉ dành cho những người từ dưới 26 tuổi. Các hướng dẫn mới hiện nay quy định những người trong độ tuổi từ 27–45 chưa tiêm vắc xin HPV có thể áp dụng vắc xin Gardasil 9.

Trong một nghiên cứu năm 2017, tỷ lệ sùi mào gà ở miệng phát sinh ở người trẻ tuổi đã tiêm ít nhất một liều vắc xin HPV giảm 88% so với người không tiêm chủng. Loại vắc xin này cũng hỗ trợ ngăn ngừa ung thư vòm họng liên quan đến HPV.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.