Dạy hóa THCS theo hướng phát triển năng lực học sinh

CHUYÊN ĐỀ: VÂN DỤNG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH VÀO MỘT VĂN BẢN VĂN HỌC LỚP 6 A.Phần mở đầu : Nền giáo dục Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang thực hiện bước chuyển đổi từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Chính vì vậy, yêu cầu của đổi mới giáo dục là phải thực hiện thành công việc chuyển đổi từ phương pháp dạy học theo lối truyền thụ một chiều sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Đồng thời cũng chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề coi trọng cả kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập để tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học. Trước bối cảnh đó để chuẩn bị cho quá trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thổng sau năm 2018 thì việc đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục theo định hướng phát triển năng lực người học là vô cùng cần thiết. Trong đó, môn Ngữ văn được coi là môn học công cụ có vai trò rất quan trọng đối với việc định hướng phát triển năng lực học sinh. Bởi dạy văn là khám phá cái hay, cái đẹp từ những tác phẩm văn chương nhằm khơi dậy, hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh, bồi dưỡng cho các em tri thức hiểu biết và làm phong phú đời sống tâm hồn, hướng các em tới Chân – Thiện -Mĩ – những giá trị đích thực của cuộc sống. Trong những năm qua, đội ngũ giáo viên chúng ta đã thực hiện nhiều công việc trong đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và đã được những thành công nhất định. Đây là điều quan trọng làm tiền đề để chúng ta tiến tới việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của người học. Tuy nhiên từ thực tế giảng dạy của bản thân và đồng nghiệp tại trường, chúng tôi thấy rằng sự sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực tự học cúa học sinh chưa nhiều. Dạy học còn nặng về truyền thụ kiến thức. Việc rằng về kĩ năng chưa được quan tâm. Hoạt động kiểm tra, đánh giá chưa thật sự khách quan (chủ yếu là tái hiện kiến thức). Tất cả những điều đó dẫn tới học sinh học thụ động, lúng túng khi giải quyết các tình huống trong thực tiễn. Trng đợt tập huấn chuyên môn đối với môn Ngữ văn tại trường THCS Nguyễn Huệ do PGD& Đào tạo tổ chức về: “ Dạy học và kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực học sinh” . Từ những lí do trên, chúng tôi thử vận dụng dạy một tiết văn bản Ngữ văn 6 theo định hướng phát triển năng lực. B. Phần nội dung: I. Năng lực và các năng lực cần hình thành trong dạy học Ngữ văn: 1. Năng lực là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kĩ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân,…nhắm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định. Nói một cách dễ hiểu năng lực là khả năng làm chủ và vận dụng hợp lý các kiến thức,kinh nghiệm, thái độ một cách có hứng thú để hành động một cách có hiệu quả trong các tình huống đa dạng của cuộc sống Dạy học Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực nghĩa là thông qua bộ môn, học sinh có khả năng kết hợp một cách linh hoạt kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, động cơ cá nhân… nhằm đáp ứng hiệu quả một số yêu cầu phức hợp của hoạt động trong một số hoàn cảnh nhất định. 2. Các năng lực cần hình thành cho học sinh trong dạy học Ngữ văn Trong định hướng phát triển CT GDPT sau 2015, môn Ngữ văn được coi là môn học công cụ, theo đó, năng lực giao tiếp tiếng Việt và năng lực thưởng thức văn học/ cảm thụ thẩm mỹ là năng lực mang tính đặc thù của môn học; ngoài ra năng lực tư duy sang tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định nội dung dạy học của môn học. Năng lực Đặc điểm Thể hiện trong môn Ngữ văn 1. Giải quyết vấn đề – Phát hiện vấn đề, đề xuất giải pháp – Thực hiện – Đánh giá – Phát hiện và lí giải những vấn đề nhập nhằng, mơ hồ, đa nghĩa, khó hiểu trong nội dung và nghệ thuật. – Phát hiện và lí giải những vấn đề trong thực tiễn đời sống được gợi ra từ tác phẩm. Ví dụ: “Tại sao Thạch Sanh luôn bị lừa mà không hề oán giận? Có phải Thạch Sanh không biết căm thù? Nếu là em , em sẽ làm gì?” – Phát hiện và đánh giá những khó khăn, thách thức đặt ra trong quá trình tạo lập văn bản nói và viết 2. Năng lực tưởng tượng và sáng tạo – Phát hiện những ý tưởng mới nảy sinh trong học tập và cuộc sống – Đề xuất các giải pháp một cách thiết thực – Áp dụng vào tình huống mới – Có cách tiếp cận và cắt nghĩa độc đáo về nội dung, giá trị của tác phẩm – Phát hiện những nét nghĩa mới, giá trị mới của văn bản.

– Có cách nói và cách viết sáng tạo, độc đáo, hiệu quả.

3. Hợp tác -Phối hợp, tương tác hỗ trợ nhau cùng thực hiện nhiệm vụ để cùng đạt mục tiêu chung (thảo luận nhóm ) Thảo luận nhóm là phương pháp có thể áp dụng với nhiều bài học, điều quan trọng ta phải chú ý là đề tài cho học sinh thảo luận phải là đề tài có tính phức hợp, có vấn đề, cần huy động sự suy nghĩ của nhiều người. – Thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận cá nhân – Điều chỉnh thái độ, cách ứng xử

Ví dụ: Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì bình thường? Lại có gì khác thường? Trong truyện cổ tích thần kì, xuất xứ kì lạ đó có tác dụng như thế nào?

4. Tự quản bản thân(Thực chất là KNS) – Làm chủ cảm xúc – Suy nghĩ và hành động hướng vào mục tiêu phù hợp với hoàn cảnh – Tự đánh giá, điều chỉnh hành động phù hợp với những tình huống mới HS cần biết xác định các kế hoạch hành động cho cá nhân và chủ động điều chỉnh kế hoạch để đạt được mục tiêu đặt ra, nhận biết những tác động của ngoại cảnh đến việc tiếp thu kiến thức và rèn luyện kĩ năng của cá nhân để khai thác, phát huy những yếu tố tích cực, hạn chế những yếu tố tiêu cực, từ đó xác định được các hành vi đúng đắn, cần thiết trong những tình huống của cuộc sống.

Ví dụ: Từ nhân vật Thạch Sanh em học tập được điều gì khi đối xử với bạn bè trong môi trường học đường ?

5.Năng lực giao tiếp Tiếng Việt -Sử dụng tiếng Việt một cách phù hợp và hiệu quả trong tình huống giao tiếp -Năng lực giao tiếp trong các nội dung dạy học tiếng Việt được thể hiện ở 4 kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết và khả năng ứng dụng các kiến thức và kĩ năng ấy vào các tình huống giao tiếp khác nhau trong cuộc sống.

6. Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mĩ -Biết nhận diện, thưởng thức và đánh giá cái đẹp trong văn học và cuộc sống, biết làm chủ cuộc sống, biết làm chủ cảm xúc của bản thân, biết hành động hướng theo cái đẹp, cái thiện – cảm nhận vẻ đẹp ngôn ngữ, nhận ra những giá trị thẩm mĩ trong văn học, biết rung cảm, hướng thiện

II. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học nhằm hướng tới phát triển năng lực học sinh trong môn ngữ văn 1. Các phương pháp dạy học a. Thảo luận nhóm b. Đọc sáng tạo: Phân vai c. Nêu vấn đề Ví dụ 1: Để lấy được công chúa, Thạch Sanh đã trải qua những thử thách nào? Qua thử thách ấy, ta thấy được những phẩm chất gì của Thạch Sanh? Từ đó, em có đánh giá gì về con người chàng? Ví dụ 2: So sánh hai nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông về hành động và đức tính. Qua đó, em có nhận xét gì về cách xây dựng hai nhân vật này? d. Hình ảnh trực quan e. Giảng bình 2. Các hình thức dạy học nhằm hướng tới phát triển năng lực học sinh a. Học cá nhân b. Học theo nhóm C. Phần kết luận: Giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất, nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp.Đây là vấn đề chúng tôi và đồng nghiệp tiếp tục nghiên cứu và vận dụng có hiệu quả hơn trong những bài dạy ở các khối lớp.

D. Tiết dạy minh họa

TIẾT 22. VĂN BẢN : THẠCH SANH (tt) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 1.Kiến thức: – Nắm được nội dung, ý nghĩa của truyện Thạch Sanh và một số đặc điểm tiêu biểu của nhóm truyện cổ tích ca ngợi người dũng sĩ. – Hiểu được niềm tin thiện thắng ác,chính nghĩa thắng gian tà của tác giả dân gian và nghệ thuật tự sự dân gian của truyện. 2. Kĩ năng: – Bước đầu biết cách đọc- hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại. – Bước đầu biết trình bày những cảm nhận, suy nghĩ của mình về các nhân vật và các chi tiết đạc sắc trong truyện. – Biết kể lại một câu truyện cổ tích. 3. Thái độ: – -Ngưỡng mộ và học tập lối sống của người anh hùng. – Thích học môn Ngữ văn. 4. Năng lực cần phát triển * Năng lực chung: – Năng lực tư duy. – Năng lực tưởng tượng và sáng tạo. – Năng lực tự học/ tự giải quyết vấn đề. * Năng lực đặc thù. – Năng lực đọc hiểu – Năng lực cảm thụ. – Năng lực thẩm mỹ. – Năng lực diễn đạt, sử dụng ngôn ngữ. 5. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục: – Tự nhận thức gía trị của lòng nhân ái, sự công bằng trong cuộc sống; Suy nghĩ sáng tạo và trình bày suy nghĩ về ý nghĩa và cách ứng xử thể hiện tinh thần nhân ái, sự công bằng; Giao tiếp, trình bày suy nghĩ / ý tưởng, cảm nhận của bản thân về ý nghĩa của các tình tiết trong tác phẩm. II. CHUẨN BỊ – Thầy: chuẩn bị giáo án, tư liệu, clip và hình ảnh – Trò: chuẩn bị học và soạn bài. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC: – Kĩ thuật chia nhóm – Vấn đáp, đặt vấn đề, thảo luận nhóm…; Động não: suy nghĩ về ý nghĩa và cách ứng xử thể hiện tinh thần nhân ái của các nhân vật truyện cổ tích; Thảo luận nhóm, kĩ thuật trình bày 1 phút về những giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện cổ tích được học; Cặp đôi chia sẻ suy nghĩ về những tình tiết trong truyện cổ tích; Lập bản đồ tư duy về cácc phẩm chất của nhân vật/ nghệ thuật xây dựng nhân vật. IV. TỔ CHỨC DẠY HỌC 1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số HS 2. Kiểm tra bài cũ: Tóm tắt lại truyện Thạch Sanh? Trình bày đôi nét về nguồn gốc xuất thân và hoàn cảnh sống của Thạch Sanh 3. Bài mới Dẫn vào bài mới dựa trên phần tóm tắt và nhắc nội dung bài cũ của học sinh Để lấy được công chúa, Thạch Sanh đã trải qua những thử thách nào? Qua thử thách ấy, ta thấy được những phẩm chất gì của Thạch Sanh? Tiết học này sẽ giúp các em tìm câu trả lời. Hoạt động của giá viên Hoạt động của học sinh Kiến thức cần đạt Hình thành và phát triển năng lực Thảo luận nhóm: Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì bình thường? Lại có gì khác thường? Hãy tìm các chi tiết đó? ?Em coù nhaän xeùt gì veà söï ra ñôøi vaø lôùn leân aáy cuûa Thaïch Sanh? ? Kể sự ra đời như vậy tác giả dân gian muốn thể hiện điều gì ? ? Hãy kể tên nhân vật nào cũng có hoàn cảnh như vậy ? ? Gv : Đây là chi tiết quen thuộc trong thể loại văn học dân gian

?Để cưới được công chúa Thạch sanh đã trải qua những thử thách nào ? Hãy gạch chân những thử thách đó

? Em Nhận xét gì về những thử thách đó ? GV :Thử thách khó khăn, những thử thách sau cao hơn thử thách trước ? “Tại sao Thạch Sanh luôn bị lừa mà không hề oán giận? Có phải Thạch Sanh không biết căm thù? Nếu là em , em sẽ làm gì?” ? Vì sao Thạch Sanh vượt qua được thử thách này ? GV : Thạch Sanh vượt qua thử thách nhờ vào tài năng, phẩm chất và sự giúp đỡ của các phương tiện thần kì Thảo luận : Qua những thử thách đó Thạch Sanh đã bộc lộ những phẩm chất gì ? ? Việc Thạch sanh tha tội cho mẹ con Lí thông và thếch đãi quân sĩ 18 nước chư hầu thể hiện thêm phẩm chất gì ? GV : Hội tụ những phẩm chất đáng quý đó Thạch Sanh cưới được công chúa và được nối ngôi vua. ? Vậy theo em qua kết thúc này nhân dân ta muốn thể hiện điều gì ? Gv : Nhân dân thể hiện mong ước chính nghĩa sẽ thắng gian tà, những người có phẩm chất tài năng, biết vượt qua khó khăn, thử thách sẽ có phần thưởng xứng đáng ? Từ nhân vật Thạch Sanh em học tập được điều gì khi đối xử với bạn bè trong môi trường học đường Gv : Biết giúp đỡ bạn, đối xử thật lòng với bạn, dũng cảm nhận khuyết điểm chỉ ra cái sai của bạn bè để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ Gv : Trong truyện này, đối lập với nhân vật Thạch Sanh là nhân vật nào ?

(XEM MỘT ĐOẠN KỊCH)

? Hãy chỉ ra những chi tiết cho thấy Lí Thông đối lập hoàn toàn với Thạch Sanh ? ? Qua những chi tiết ấy, em hãy đưa ra nhận xét về nhân vật lí Thông ? ? Vậy kết cục của Lí Thông như thế nào ? ? Qua kết cục này, nhân dân ta muốn gửi gắm điều gì ? GV : Được Thạch Sanh tha mạng nhưng mẹ con Lí Thông vẫn bị sét đánh và biến thành bọ hung đó cũng là công lí của nhân dân trừng trị kẻ độc ác. Thể hiện ước mơ « ác gỉa ác báo ». ? Vậy ở đây nhân dân xây dựng hai tuyến nhân vật đối lập nhau để nói lên điều gì ? GV :Bằng cách xây dựng hoàn loạt về tính cách và hành động của hai nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông cũng chính là hai nhân vật chính diện và phản diện đòng thời đây cũng là đặc điểm xây dựng nhân vật của thể loại truyện cổ tích, tác phẩm lên án gay gắt những bọn xấu xa như Lý Thông để từ đó đề cao những nhân cách sáng ngời như Thạch Sanh và qua đó thể hiện ước mơ về cuộc sống cong bằng trong nhân dân

? Ngoài cách xây dựng nhân vật đối lập, truyện còn có nhiều yếu tố thần kì để lột tả nội dung, trong đó đăc sắc nhất là chi tiết tiếng đàn và niêu cơn thần kì. Em hãy nêu ý nghĩa của chi tiết đó ?

? Nghệ thuật xây dựng tình tiết trong truyện và kết thúc truyện

? Khái quát nội dung truyện?

Thảo luận, trình bày

Học sinh suy nghĩ trả lời
Học sinh suy nghĩ trả lời

Thánh Gióng, Sọ Dừa

Hs trả lời

Suy nghĩ trả lời

HS tự bộc bạch suy nghĩ

Suy nghĩ trả lời

-HS thảo luận trình bày

Nghe

Suy nghĩ trả lời

Nghe

-Học sinh tự bộc bạch suy nghĩ của mình

HS Trả lời

suy nghĩ trả lời

Trả lời

Suy nghĩ trả lời

Nghe

Suy nghĩ trả lời

Trả lời

Trả lời I.Tìm hiểu chung II.Tìm hieåu vaên baûn: 1.Nhân vật Thạch Sanh

* Sự ra đời của Thạch Sanh:

=>Nguồn gốc xuất thân cao quý, sống nghèo khó nhưng lương thiện.

* Những thử thách đã trải qua – Chém chằn tinh -Diệt đại bàng cứu công chúa -Diệt hồ tinh cứu thái tử con vua Thủy Tề – Hồn chằn tinh, đại bàng báo thù bị bắt giam – Hoàng tử các nước chư hầu sang đánh

-> Khó khăn, nguy hiểm

=> Phẩm chất:
– Thật thà, chất phát; sự dũng cãm và tài năng

– Lòng nhân đạo và lòng yêu hòa bình

.

=>Mong ước của nhân dân: Chính nghĩa sẽ thắng gian tà

2.Nhân vật Lí Thông

– Kết nghĩa anh em để kiếm lợi -Đẩy Thạch Sanh vào chỗ chết – Lừa Thạch Sanh để cướp công

=>Xảo trá, ích kỉ, độc ác, vong ân bội nghĩa

3.Ý nghĩa chi tiết thần kì *Tiếng đàn thần: -Tượng trưng cho công lí, đại diện cho cái thiện, yêu chuộng hoà bình *Niêu cơm:

– Tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hoà bình, làm cho quân giặc ngạc nhiên, khâm phục

III. Tổng kết: 1.Nghệ thuật

– Sắp xếp tình tiết tự nhiên, khéo léo

-Kết thúc có hậu 2.Nội dung

Truyện thể hiện ước mơ ,niềm tin về đạo đức,công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo,yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

-Năng lực hợp tác, sử dụng ngôn ngữ

-Năng lực tưởng tượng sáng tạo

-Năng lực cảm nhận thẫm mĩ

-Năng lực giải quyết vấn đề

-Năng lực hợp tác, sử dụng ngôn ngữ

-Năng lực cảm thụ thẩm mĩ

-Năng lực tự quản bản thân

-Năng lực hợp tác, sử dụng ngôn ngữ

-Năng lực cảm nhận thẩm mĩ

4. Củng cố (2’) – Nhìn tranh thuyết minh nội dung (4 bức tranh trên bảng) (Năng lực diễn đạt và sử dụng ngôn ngữ) – Đọc diễn cảm một đoan trong truyện thơ Nôm “Thạch sanh” -Vì sao? (đây là một kết thúc phổ biến trong các truyện cổ tích) -Hãy tìm một số truyện để chứng minh cho điều đó? (Cây khế, Sọ dừa, Tấm cám…) 5. Dặn dò (1’) – Tóm tắt truyện, học thuộc Ghi nhớ

– Nắm nội dung phân tích, đọc phần đọc thêm