Dđề thi tốt nghiệp môn toán lớp 9 năm 2006 năm 2024
Theo lịch tuyển sinh vào lớp 10 THPT của Sở GD ĐT Hà Nội, đến ngày 18-5, học sinh (HS) lớp 9 dự tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2006-2007 sẽ phải nộp phiếu dự tuyển cho nhà trường. Những vấn đề cơ bản trong việc viết phiếu dự tuyển đã được hướng dẫn cụ thể trong tài liệu “Những điều cần biết về tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2006-2007” do Sở GD ĐT biên soạn và phát hành tới HS trong mấy ngày qua. Theo lịch tuyển sinh vào lớp 10 THPT của Sở GD ĐT Hà Nội, đến ngày 18-5, học sinh (HS) lớp 9 dự tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2006-2007 sẽ phải nộp phiếu dự tuyển cho nhà trường. Những vấn đề cơ bản trong việc viết phiếu dự tuyển đã được hướng dẫn cụ thể trong tài liệu “Những điều cần biết về tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2006-2007” do Sở GD ĐT biên soạn và phát hành tới HS trong mấy ngày qua. Tuy nhiên, đây là một bước lựa chọn quan trọng và có nhiều phụ huynh vẫn băn khoăn trong việc chọn trường, chọn ban cho con. Những HS năm nay thi vào lớp 10 cũng sẽ tham dự kỳ thi tuyển sinh ĐH,CĐ năm 2009, năm được Bộ GD ĐT công bố là sẽ có thay đổi cơ bản trong công tác tuyển sinh. Bởi vậy, một câu hỏi đặt ra là thay đổi đó là gì và có ảnh hưởng như thế nào đến việc chọn ban? Lâu nay, những người quyết định phương án phân ban cũng “loay hoay” với việc làm thế nào để việc phân ban phù hợp với việc tuyển sinh vào ĐH,CĐ. Nói nôm na là nếu HS học khá các môn tự nhiên sẽ học ban A để rồi thi ĐH theo khối A và các ban khác cũng tương tự như vậy. Đây chính là quan niệm chưa đúng đắn. Việc phân ban là để định hướng ngành nghề cho HS và để các em phát huy được sở trường của mình. Tuy nhiên, mục tiêu của phần lớn HS và cha mẹ các em là tốt nghiệp THPT phải thi vào ĐH,CĐ cho nên khi lựa chọn ban họ không chỉ căn cứ vào sức học, khả năng của người học mà còn căn cứ vào khối thi. Việc đổi mới tuyển sinh ĐH,CĐ sẽ phải giải quyết vấn đề này. Phương án phân ban sẽ được áp dụng từ năm học tới gồm 3 ban : Khoa học tự nhiên ( ban A), Khoa học xã hội ( ban C) và ban cơ sở. HS ban A sẽ có học nhiều về Toán, Lý, Hóa Sinh; HS ban C học nhiều Ngữ văn, Sử, Địa, Ngoại ngữ; HS ban cơ sở sẽ học theo chương trình chuẩn đối với tất cả các môn, không có môn nâng cao nhưng trong phần tự chọn, HS có thể chọn học từ 1 đến 3 môn trong số 8 môn nâng cao của ban A, C. Hiện nay, theo dự kiến, hầu hết các trường THPT công lập và 50% số trường THPT ngoài công lập của Hà Nội bố trí đủ cả 3 ban để dạy trong năm học tới. Nhưng khi lứa HS đại trà đầu tiên của chương trình phân ban tốt nghiệp vào năm 2009 thì khả năng sẽ không còn khối thi ĐH và kỳ thi chung như hiện nay. Đó là quan điểm của Bộ GD ĐT thể hiện trong nhiều văn bản pháp quy, được lãnh đạo Bộ GD ĐT khẳng định trên nhiều diễn đàn. Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Namđã khẳng định chủ trương sẽ“cải tiến tuyển sinh đại học theo hướng áp dụng công nghệ đo lường giáo dục hiện đại thiết kế một kỳ thi nhiều môn cung cấp kết quả đánh giá khoa học, chính xác và công khai để các trường THPT xét tốt nghiệp và các trường ĐH,CĐ tự chủ tuyển chọn người học”. Giải thích về điều này, phần chú giải của đề án đã ghi rõ “Thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH là hai kỳ thi có mục tiêu khác nhau nhưng có cùng bản chất vì đều đánh giá căn cứ trên năng lực học tập đã đạt được qua chương trình học tập ở THPT. Do đó chỉ một kỳ thi quốc gia chung có chất lượng cao có thể cung cấp thông tin để xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh ĐH. Muốn vậy phải tách biệt khâu thi và khâu xét tuyển thành hai khâu độc lập “. Trên quan điểm đó, Bộ GD ĐT đang xây dựng đề án hoàn chỉnh về đổi mới tuyển sinh ĐH,CĐ từ năm 2009. Lãnh đạo Bộ GD ĐT khẳng định, tuy chưa quyết định phương án cụ thể sẽ tổ chức kỳ thi chung này với bao nhiêu môn, là những môn gì nhưng quan điểm của Bộ là đổi mới kỳ thi này sao cho gọn nhẹ, hiệu quả, công bằng, công khai, kết quả là căn cứ chính xác để giúp các trường tuyển đúng người và đảm bảo quyền lợi cho HS. Hiện nay, về số môn thi có hai phương án. Một là 3 môn chung là toán, ngữ văn và ngoại ngữ, hai môn còn lại được chọn trong 4 môn nâng cao củatừng ban. Hai là cũng thi 5 môn nhưng học ban nào thi ban đấy. Kết quả thi sẽ dùng để xét tốt nghiệp và các trường ĐH,CĐ có thể dùng làm căn cứ xét tuyển. Tuy nhiên hiểu rằng như vậy là gộp hai kỳ thi tốt nghiêp và tuyển sinh vào làm một là không đúng. Việc tuyển sinh do các trường quyết định: có thể lấy kết quả của kỳ thi chung với những môn phù hợp với đặc thù đào tạo, hoặc nếu cần thiết thì thi một hai môn nào đó dưới hình thức thi viết hoặc vấn đáp. Như vậy là, HS lớp 9 năm nay sẽ phải tham gia vào nhiều thay đổi của ngành GD ĐT. Có những thay đổi cho thấy các em sẽ bớt đi được phần nào gánh nặng học hành như kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội chỉ còn 2 môn, kết quả học tập, rèn luyện ở THCS đã được đánh giá phần xứng đáng vào việc dự tuyển vào lớp 10. Song cũng có những đổi mới mà các em còn phải chờ đợi xem nó có thực sự đem lại những hiệu quả mong muốn hay không ? Hy vọng rằng, câu trả lời là : Có. |