Dđòi bồi thường tiền giám định hàng hóa năm 2024

Gặp phải trường hợp này, nhiều doanh nghiệp còn lúng túng, chưa hiểu rõ quy định về khiếu nại cũng như thủ tục cần thiết. Bài viết dưới đây sẽ giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong vấn đề khiếu nại đòi bồi thường bảo hiểm.

\>>>>> Xem thêm: Khóa học Mua hàng & Sale xuất khẩu THỰC CHIẾN

1. Giám định tổn thất

Khi tiến hành khiếu nại, doanh nghiệp cần xác định được mức độ tổn thất đến đâu, căn cứ vào đó để đòi bồi thường. Giám định tổn thất nhằm đo lường mức độ tổn thất của hàng hóa.

- Là việc làm của các chuyên gia giám định của người bảo hiểm hoặc của công ty giám định được người bảo hiểm uỷ quyền, nhằm xác định tính chất, nguyên nhân, mức độ và trách nhiệm đối với tổn thất xảy ra làm cơ sở cho việc bồi thường

- Cơ quan giám định phải là cơ quan được quy định trong hợp đồng bảo hiểm

- Được tiến hành khi hàng hoá bị hư hỏng, đổ vỡ, thiếu hụt, giảm phẩm chất… ở cảng đến [không muộn hơn 60 ngày kể từ ngày dỡ hàng khỏi tàu] hoặc cảng dọc đường và do người được bảo hiểm yêu cầu.

- Khi có yêu cầu giám định, nếu tổn thất rõ rệt phải tiến hành giám định ngay trước hoặc trong lúc dỡ hàng; nếu tổn thất không rõ rệt phải tiến hành giám định trong thời gian cho phép lập L/R

- Những trường hợp tổn thất do tàu bị đắm, hàng mất, giao thiếu hàng hoặc không giao hàng không cần phải giám định

- Sau khi giám định, người giám định sẽ cấp chứng thư giám định dưới dạng: Biên bản giám định hoặc Giấy chứng nhận giám định

2. Khiếu nại

Hồ sơ khiếu nại

Phải chứng minh được:

- Người khiếu nại có lợi ích bảo hiểm

- Hàng hoá đã được bảo hiểm

- Tổn thất thuộc một rủi ro được bảo hiểm

- Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm

- Mức độ tổn thất

- Số tiền đòi bồi thường

- Đảm bảo được nguyên tắc thế quyền

Gồm các giấy tờ sau:

- Đơn khiếu nại có ghi rõ số tiền bồi thường của các bên

- Đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc hợp đồng bảo hiểm gốc

- B/L bản gốc và C/P nếu có

- Hoá đơn thương mại, bản chính

- Hoá đơn về các chi phí khác, nếu có

- Biên bản giám định [Survey Report]

- Biên bản kết toán nhận hàng với tàu [ROROC]

- Biên bản hàng đổ vỡ hư hỏng [COR]

- Giấy chứng nhận hàng thiếu [CSC]

- Thư dự kháng [Letter of Reservation]

- Kháng nghị hàng hải [Sea Protest]

- Nhật ký hàng hải [Log Book]

- Bảng tính tiền bồi thường của các bên

Thời hạn khiếu nại:

- Thời hạn khiếu nại người bảo hiểm là 2 năm theo ICC 1982 và QTC 1990 kể từ ngày có tổn thất hoặc phát hiện tổn thất

- Bộ hồ sơ khiếu nại phải gửi đến công ty bảo hiểm trong vòng 9 tháng kể từ ngày có tổn thất hoặc phát hiện tổn thất Bồi thường tổn thất

- Nguyên tắc tính toán tiền bồi thường tổn thất tại các công ty bảo hiểm Việt nam:

+] Bồi thường bằng tiền chứ không bằng hiện vật; nếu không có thoả thuận nào khác thì nộp phí bảo hiểm bằng đồng tiền nào được bồi thường bằng đồng tiền đó

+] Về nguyên tắc, trách nhiệm của người bảo hiểm chỉ giới hạn trong phạm vi số tiền bảo hiểm nhưng khi cộng thêm các chi phí hợp lý khác [chi phí cứu hộ, chi phí giám định, chi phí đánh giá và bán lại hàng hoá tổn thất, chi phí đòi người thứ 3 bồi thường, tiền đóng góp tổn thất chung] làm số tiền bồi thường vượt quá số tiền bảo hiểm thì công ty bảo hiểm vẫn phải bồi thường

+] Khi thanh toán tiền bồi thường, người bảo hiểm có thể khấu trừ những khoản thu nhập của người được bảo hiểm trong việc bán hàng và đòi bồi thường từ người thứ ba Cách tính toán, bồi thường tổn thất

- Tổn thất toàn bộ thực tế: người bảo hiểm bồi thường toàn bộ số tiền bảo hiểm hoặc giá trị bảo hiểm

- Tổn thất toàn bộ ước tính:

+ Nếu người được bảo hiểm có thông báo từ bỏ hàng và được người bảo hiểm chấp nhận thì người bảo hiểm phải bồi thường toàn bộ

+ Nếu người được bảo hiểm không từ bỏ hàng hoặc từ bỏ hàng không được người bảo hiểm chấp nhận thì chỉ được bồi thường như tổn thất bộ phận

+ Tổn thất bộ phận: về nguyên tắc, để đảm bảo việc bồi thường chính xác, phải bồi thường dựa trên công thức: P = [[V1 – V2]/V1] x A [hoặc A/V nếu A

Chủ Đề