Dđường dẫn file boot trên windows 10

Có một người dùng đã hỏi tôi làm thế nào để thay đổi đường dẫn BCD. Trong bài viết này tôi sẽ hướng dẫn bạn làm điều đó trên cả hai chế độ Legacy và UEFI.

Các tệp Dữ liệu Cấu hình Khởi động [BCD] cung cấp một cửa hàng được sử dụng để mô tả các ứng dụng khởi động và các cài đặt ứng dụng khởi động. Các đối tượng và các yếu tố trong cửa hàng có hiệu quả thay thế Boot.ini. Xem thêm về BCD.

  • Legacy
  • UEFI
  • Grub2

Legacy

Đường dẫn mặc định của tệp tin BCD ở chế độ Legacy BIOS là /boot/bcd. AIO Boot sử dụng đường dẫn BCD ở chế độ Legacy là /AIO/Menu/WinLegacy. Mục đích mà tôi làm điều đó là để loại bỏ thư mục /boot và sử dụng thư mục /AIO để thay thế.

Ở chế độ Legacy, chúng ta cần phải sửa đổi tệp tin bootmgr để thay đổi đường dẫn BCD. Cách đơn giản nhất là chúng ta sử dụng phần mềm BMplus để tạo ra các tệp tin bootmgr và bootmgr.exe. Với phần mềm này, bạn còn có thể thay đổi đường dẫn cho boot.ini và thư mục phông chữ. Nó cũng hỗ trợ một danh sách các giao diện và tất nhiên bạn cũng có thể chỉnh sửa các giao diện này.

Sau khi thiết lập các đường dẫn và các tùy chọn, bấm nút Make BOOTMGR để tạo ra tệp tin bootmgr. Tệp tin này nằm trong thư mục BM.Builds. Bạn chỉ cần tệp tin bootmgr70, bootmgr81 hoặc bootmgr10.

UEFI

Ở chế độ UEFI, đường dẫn mặc định của BCD là /EFI/Microsoft/Boot/BCD. Tôi sử dụng tên là BCD cho 64-bit và B86 cho 32-bit, điều này giúp tôi có hai tệp tin trình đơn riêng biệt. Ở chế độ này, Windows phiên bản 32-bit không thể khởi động trên UEFI 64-bit và Windows phiên bản 64-bit không thể khởi động trên UEFI 32-bit. Tôi sử dụng hai tệp BCD riêng biệt để chắc chắn tất cả các trình đơn đều hoạt động.

Chúng ta sẽ chỉnh sửa tệp tin bootx64.efi cho 64-bit và bootia32.efi cho 32-bit. Lưu ý: Secure Boot sẽ không hoạt động với những tệp tin đã chỉnh sửa. Tôi sẽ sử dụng HxD để chỉnh sửa mã Hex của các tệp tin này. Bạn có thể sử dụng bất cứ trình chỉnh sửa Hex mà bạn muốn. Mở bootx64.efi bằng HxD, bấm Ctrl + F để mở hộp tìm và nhập như sau:

  • Search for: 42 00 43 00 44
  • Datatype: Hex-values

Tôi tìm ra được kết quả như sau:

Ok bây giờ tôi sẽ sửa tên tệp tin BCD thành một tên khác. Mỗi ký tự sẽ được cách nhau một ký tự rỗng [mã Hex là 00]. Chúng ta phải chừa lại ít nhất 3 ký tự rỗng cuối cùng. Độ dài tối đa của bootx64.efi là 6 ký tự, bootia32.efi là 4 ký tự.

Ví dụ tôi muốn thay đổi tên BCD thành BCDx64, tôi sẽ sửa lại như sau:

5C 00 42 00 43 00 44 00 78 00 36 00 34

Bước cuối cùng là lưu tệp tin này lại và thử nghiệm. Đừng quên đổi tên tệp tin BCD của bạn. Lặp lại các bước trên để đổi đường dẫn BCD cho tệp tin bootia32.efi.

Grub2

Để khởi động các tệp tin trên từ Grub2, thêm trình đơn sau vào tệp tin cấu hình của Grub2:

menuentry "WinPE & Setup" {
	if [ "${grub_platform}" == "efi" ]; then
		if [ "${grub_cpu}" == "x86_64" ]; then
			chainloader /bootx64.efi
		else
			chainloader /bootia32.efi
		fi
	else
		ntldr /bootmgr
	fi
}

Tệp tin trình đơn của AIO Boot là /AIO/Menu/Main.cfg. Bạn cần thay đổi đường dẫn và tên của các tệp tin.

Trong bài viết hôm trước mình đã hướng dẫn rất chi tiết cho các bạn cách cài 2 hệ điều hành song song trên một máy tính và ghost 2 win trên một máy tính rất chi tiết và dễ hiểu rồi đúng không ?

Thông thường khi bạn cài đặt 2 hệ điều hành song song trên một máy tính thì máy tính sẽ được tạo Dual Boot luôn, còn đối với phương pháp GHOST thì bạn sẽ phải làm thêm một bước nữa đó là tạo Dual Boot thì mới có thể sử dụng được.

Việc tạo Dual Boot là khá đơn giản, mình cũng đã hướng dẫn cách tạo Dual Boot cho windows bằng cách sử dụng công cụ EasyBCD  rồi, và hôm nay chúng ta sẽ sử dụng một công cụ khác để làm việc này đó là sử dụng công cụ BOOTICE.

Mục Lục Nội Dung

  • I. Dual Boot là gì?
  • II. Tạo Dual Boot để chạy 2 Win trên một máy tính
    • #1. Cách tạo Dual  Boot bằng EasyBCD
    • #2. Cách tạo Dual Boot bằng BootICE
  • III. Kiểm tra xem đã tạo Dual Boot thành công hay chưa ?
  • IV. Lời kết

I. Dual Boot là gì?

Từ đầu bài viết đến giờ thì các bạn đã nghe mình nói rất nhiều về cụm từ Dual Boot, và ngay cả trong bài viết trước mình đã hướng dẫn cách tạo Dual Boot bằng EasyBCD rồi nhưng chưa nhắc tới khái niệm Dual Boot là gì đúng không. Vậy Dual Boot là gì? và nó có tác dụng như thế nào?

Các bạn có thể hiểu Dual Boot đơn giản như sau: Khi bạn khởi động vào máy tính thì thông thường nó sẽ Boot thẳng vào hệ thống nhưng nếu như bạn đã tạo thành công Dual Boot thì lúc này sẽ có một menu danh sách các hệ điều hành mà bạn đã cài vào máy tính. Và tại đây thì bạn có thể lựa chọn hệ điều hành mà bạn muốn sử dụng một cách đơn giản.

II. Tạo Dual Boot để chạy 2 Win trên một máy tính

Có 2 cách tương ứng với 2 phần mềm để giúp bạn tạo Dual Boot một cách dễ dàng nhất. Dưới đây là bài viết chi tiết về 2 cách mình muốn chia sẻ với các bạn.

#1. Cách tạo Dual  Boot bằng EasyBCD

Cách này quá quen thuộc với nhiều bạn rồi. Và mình cũng đã trình bày với các bạn rất kỹ trong bài viết ghost 2 win trên một máy tính rồi, nếu như bạn chưa biết thì hãy xem lại bài hướng dẫn đó nhé.

Nếu như vì một lý do nào đó mà bạn không thực hiện thành công với phần mềm EasyBCD thì bạn có thể thử với phần mềm BOOTICE ở bên dưới đây.

#2. Cách tạo Dual Boot bằng BootICE

+ Bước 1: Đầu tiên bạn hãy tải công cụ BootICE tại đây / Link dự phòng

Note: Trong file tải về có 2 phiên bản là 32bit và 64bit. Bạn hãy lựa chọn phiên bản phù hợp với máy tính để sử dụng nhé.

+ Bước 2: Nhấn chuột phải vào file BootICE.exe => và chọn Run as adminstrator để chạy dưới quyền quản trị. Cửa sổ giao diện đầu tiện hiện ra như hình bên dưới.

Tại tab Physical disk bạn chọn ổ cứng chứa hệ điều hành Windows/ ổ cứng mà bạn muốn làm Dual Boot.

+ Bước 3: Bạn chuyển sang tab BCD, tiếp theo tích vào lựa chọn BCD of current system => và chọn Easy mode.

+ Bước 4: Tại đây bạn hãy nhấn vào Add sau đó chọn menu phù hợp với nhu cầu của bạn.

Ví dụ trong trường hợp này mình muốn tạo Dual Boot giữa Windows 8.1 và Windows 7 thì mình sẽ chọn là New Windows 7/8/8.1 entry.

+ Bước 5: Thiết lập lần lượt như hình dươi đây.

Note: Windows 8.1 là hệ điều hành chính mà mình đang sử dụng, giờ mình đang tiến cài thêm windows 7 vào máy tính.

  1. Lựa chọn Type là Partition.
  2. Disk: Bạn lựa chọn ổ cứng mà bạn muốn tạo Dual Boot.
  3. Partition: Tại đây bạn hãy chọn phân vùng ổ cứng chứa hệ điều hành mà bạn mới cài [trong trường hợp này là phân vùng chứa windows 7].
  4. Đặt tên cho hệ điều hành, tên này sẽ hiển thị ngoài menu boot.
  5. Boot file: Đường dẫn mặc định boot file [cái này công cụ sẽ tự thiết lập cho bạn].
  6. Safeboot: Bạn chọn là Normal mode.
  7. Up/Down: Chọn hệ điều hành khởi động ưu tiên.
  8. Timeout[s]: Lựa chọn thời gian boot, các bạn để 30s là đẹp.
  9. Sau khi bạn thiết lập xong thì nhấn vào Run as adminstrator0 để lưu lại cấu hình.

NOTE:
Nếu như bạn muốn cài nhiều hơn 2 hệ điều hành thì cũng làm hoàn toàn tương tự, lặp lại bước 4 và 5 để thêm nhiều hệ điều hành hơn.

+ Bước 6: Cuối cùng là bạn hãy tạo khả năng boot cho ổ cứng bằng cách nạp MBR và PBR cho ổ cứng. Bạn hãy làm theo bài viết này. Nhưng thay vì chọn USB thì bạn hãy chọn ổ cứng của mình là xong.

III. Kiểm tra xem đã tạo Dual Boot thành công hay chưa ?

OK, như vậy là chúng ta đã thiết lập xong Dual Boot trên Windows rồi đó. Bây giờ bạn hãy Run as adminstrator1 lại máy tính để kiểm tra xem mình đã làm thành công chưa nhé. Và đây là kết quả mình test:

IV. Lời kết

Như vậy là mình đã hướng dẫn xong cho các bạn cách tạo Dual Boot để sử dụng nhiều Windows trên một máy tính rồi nhé, nếu như bạn đã tạo Dual Boot với công cụ EasyBCD rồi mà không thành công thì hãy thử lại với công cụ BootICE này ngay nhé.

Hi vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn, chúc các bạn thành công !

Kiên Nguyễn – Blogchiasekienthuc.com

Bài viết đạt: 4.7/5 sao - [Có 10 lượt đánh giá]

Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Chủ Đề