Đề bài - đề kiểm tra 15 phút chương 4 phần 1 lịch sử 9 - đề số 2 có lời giải chi tiết

Trước tình hình bị đe đọa bởi hành động của Mĩ và các nước đế quốc trong Chiến tranh lạnh. Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã chủ trương tăng cường ngân sách quốc phòng, củng cố khả năng phòng thủ. Cụ thể hơn là thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) rồi Tổ chức Hiệp ước Vacsava.

Đề bài

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Nội dung nào sau đây phản ánh đầy đủ khái niệm Chiến tranh lạnh?

A. là chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa.

B. là chính sách thù địch về mọi mặt của Liên Xô và các nước Đông Âu trong quan hệ với Mĩ và các nước tư bản phương Tây.

C. là chính sách thủ địch về chính trị của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa.

D. là chính sách thủ địch về kinh tế của Liên Xô và các nước Đông Âu trong quan hệ với Mĩ và các nước tư bản phương Tây.

Câu 2. Trước những hành động của Mĩ và các nước đế quốc trong Chiến tranh lạnh, Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa đã có chủ trương gì?

A. Thành lập khối quân sự NATO, ráo riết chạy đua vũ trang.

B. Tăng ngân sách quốc phòng, củng cố khả năng phòng thủ.

C. Tăng cường khối đoàn kết chống âm mưu của Mĩ.

D. Dùng Liên hợp quốc làm công cụ chống Mĩ.

Câu 3. Tháng 12-1989 đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng có tác động mạnh mẽ đến tình hình thế giới?

A. Xu thế hòa hoãn Đông Tây xuất hiện.

B. Trật tự thế giới đơn cực được hình thành.

C. Hai nhà nước Đức được thống nhất.

D. Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.

Câu 4. Nội dung nào thể hiện xu thế chung của thế giới ngày nay?

A. chạy đua vũ trang, tranh giành quyền lực.

B. xác lập trật tự đơn cực có lợi cho Mĩ.

C. hòa bình, ổn định và hợp tác.

D. củng cố vị thế của chủ nghĩa xã hội.

Câu 5. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh?

A. Hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế

B. Các quốc gia đều lấy phát triển kinh tế làm trung tâm

C. Trật tự thế giới đơn cực được xác lập trong quan hệ quốc tế

D. Thế giới tiến tới xác lập một trật tự đa cực, nhiều trung tâm

Câu 6. Tình trạng xung đột quân sự ở nhiều khu vực khi Chiến tranh lạnh đã chấm dứt xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu nào?

A. Mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ vẫn diễn ra.

B. Hậu quả của cuộc Chiến tranh lạnh để lại.

C. Sự tranh chấp quyền lợi giữa các nước lớn diễn ra quyết liệt.

D. Chủ nghĩa khủng bố xuất hiện và hoạt động mạnh.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 7.

a) Vai trò của Liên hợp quốc hiện nay?

b) Em có suy nghĩ gì về vai trò của tổ chức Liên hợp quốc hiện nay?

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

A

B

D

C

C

A

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 46.

Cách giải:

Chiến tranh lạnh là chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa.

Chọn: A

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 46.

Cách giải:

Trước tình hình bị đe đọa bởi hành động của Mĩ và các nước đế quốc trong Chiến tranh lạnh. Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã chủ trương tăng cường ngân sách quốc phòng, củng cố khả năng phòng thủ. Cụ thể hơn là thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) rồi Tổ chức Hiệp ước Vacsava.

Chọn: B

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 47.

Cách giải:

Sau bốn thập niên chạy đua vũ trang quá tốn kém, tháng 12-1989, tổng thống Mĩ Bu-sơ (cha) và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Goóc-ba-chốp cùng nhau tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh dẫn đến nhiều biến chuyển của tình hình thế giới.

Chọn: D

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 47.

Cách giải:

Xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển kinh tế. Đây vừa là thời cơ, vừa là thách thức cho các quốc gia khi bước vào thế kỉ XXI.

Chọn: C

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 147, loại trừ.

Cách giải:

Sau chiến lạnh, thế giới phát triển theo các xu thế chính sau đây:

1- Xu thế hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế

2- Thế giới tiến tới xác lập một trật tự đa cực, nhiều trung tâm

3- Các quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy phát triển kinh tế làm trung tâm

4- Sau Chiến tranh lạnh, nhiều khu vực thế giới không ổn định, nội chiến, xung đột quân sự kéo dài (Ban-căng, châu Phi, Trung Á).

=> Đáp án C: Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới đơn cực sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Liên Xô tan rã. Tuy nhiên, âm mưu này của Mĩ không dễ dàng thực hiện cũng có nghĩa trật tự thế giới đơn cực chưa được thiết lập.

Chọn: C

Câu 6.

Phương pháp: sgk trang 47, suy luận.

Cách giải:

Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, những cuộc xung đột vẫn xảy ra ở bán đảo Ban căng, một số nước châu Phi và Trung Á. Nguyên nhân chính là do những mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo và tranh chấp lãnh thổ bùng lên dữ dội, khi mâu thuẫn Đông - Tây không còn nữa.

Chọn: A

II. PHẦN TỰ LUẬN

a) Phương pháp: sgk lịch sử 9, trang 45

Cách giải:

Vai trò của Liên hợp quốc hiện nay:

- Là diễn đàn quốc tế, vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới; giữ vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp, xung đột trên thế giới và khu vực.

- Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, giữa các quốc gia thành viên.

- Giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, y tế, nhân đạo, giáo dục. Đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.

b) Phương pháp: liên hệ

Cách giải:

Suy nghĩ về vai trò tổ chức Liên hợp quốc hiện nay:

- Trải qua hơn 70 năm phát triển, Liên hợp quốc hiện nay trở thành tổ chức toàn cầu rộng rãi nhất với sự tham gia của hầu như toàn bộ các quốc gia trên thế giới.

- Liên hợp quốc ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới; thực hiện hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực.

- Tuy nhiên, hoạt động của Liên hợp quốc chưa thực sự có hiệu quả khi: các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố, li khai, vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới.

- Ngày nay, Liên hợp quốc đứng trước thách thức to lớn về việc giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu như: ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, chiến tranh thương mại,