Đề bài - đề kiểm tra 15 phút chương 6 phần 2 lịch sử 7 - đề số 6 có lời giải chi tiết

Sự suy yếu của triều đình trung ương, sự áp bức của cường hào địa chủ ở làng xã khiến đời sống nhân dân lâm vào cảnh khốn cùng. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, giữa nhân dân với nhà nước phong kiến trở nên gay gắt, làm bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI.

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Câu 1. Trận đánh nào quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Xiêm (1785)?

A. Trận Bạch Đằng.

B. Trận Rạch Gầm Xoài Mút.

C. Trận Chi Lăng Xương Giang.

D. Trận Ngọc Hồi Đống Đa.

Câu 2. Sự kiện nào đánh dấu chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ?

A. Chúa Nguyễn bị Tây Sơn bắt giết năm 1777.

B. Quân của Nguyễn Ánh bị tiêu diệt.

C. Ranh giới sông Gianh, Lũy Thầy bị phá bỏ.

D. Quân Trịnh làm chủ Phú Xuân.

Câu 3. Khi Nguyễn Huệ đem quân tấn công ra Bắc, ông đã nêu khẩu hiệu gì?

A. Phù Lê diệt Mạc.

B. Phù Lê diệt Trịnh.

C. Phù Lê diệt Nguyễn.

D. Phù Lê diệt Trịnh, Nguyễn.

Câu 4. Vì sao đầu thế kỉ XVI, các khởi nghĩa nông dân lại liên tiếp bùng nổ?

A. Mâu thuẫn xã hội phát triển gay gắt.

B. Cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều bùng nổ.

C. Chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ.

D. Nhà Lê bị Mạc Đăng Dung lật đổ.

Câu 5. Vì sao nông nghiệp Đàng Trong lại phát triển hơn so với Đàng Ngoài?

A. Nhờ khuyến khích nông dân sản xuất tại chỗ.

B. Nhờ việc giảm tô, thuế.

C. Nhờ khai hoang mở rộng diện tích nông nghiệp.

D. Nhờ chính sách của chúa Nguyễn và điều kiện tự nhiên thuận lợi.

Câu 6. Phong trào khởi nghĩa nông dân có tác động như thế nào đến tình hình chính trị Đàng Ngoài?

A. Tạo điều kiện để kinh tế hàng hóa phát triển.

B. Tạo điều kiện để chúa Nguyễn tiến đánh ra Bắc.

C. Khiến cho cơ đồ họ Trịnh bị lung lay.

D. Dẫn tới chuyển giao quyền lực mới ở Đàng Ngoài.

II. TỰ LUẬN (4 điểm)

Cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, văn học Nôm phát triển đã phản ánh điều gì về ngôn ngữ và văn hóa dân tộc ta?

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

B

A

B

A

D

C

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 125.

Cách giải:

Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút (tháng 1-1785) đã tiêu diệt gần hết lực lượng quân Xiêm, buộc chúng phải rút chạy về nước, cuộc kháng chiến chống quân Xiêm kết thúc thắng lợi.

Chọn: B

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 122.

Cách giải:

Trong lần tiến quân năm 1777, Tây Sơn bắt giết được chúa Nguyễn, chỉ còn Nguyễn Ánh chạy thoát. Chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong đến đây bị lật đổ.

Chọn: A

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 126.

Cách giải:

Mùa hè năm 1786, Nguyễn Huệ vượt đèo Hải Vân đánh thành Phú Xuân. Quân Trịnh bị tiêu diệt nhanh chóng. Khi giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong, Nguyễn Huệ quyết định tiến quân ra bắc, nêu danh nghĩa phù Lê diệt Trịnh và được nhân dân hưởng ứng.

Chọn: B

Câu 4.

Phương pháp: suy luận trang 105 106, suy luận

Cách giải:

Sự suy yếu của triều đình trung ương, sự áp bức của cường hào địa chủ ở làng xã khiến đời sống nhân dân lâm vào cảnh khốn cùng. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, giữa nhân dân với nhà nước phong kiến trở nên gay gắt, làm bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI.

Chọn: A

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 110-111, suy luận.

Cách giải:

Nhờ chính sách của chúa Nguyễn và điều kiện tự nhiên thuận lợi nên nông nghiệp ở Đàng Trong phát triển hơn so với Đàng Ngoài.

- Chính sách của chúa Nguyễn:

+ Khuyến khích khai hoang.

+ Cho phép biến ruộng khai hoang được thành ruộng tư.

+ Miễn giảm tô thuế

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi: đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu, màu mỡ

Chọn: D

Câu 6.

Phương pháp: sgk trang 119, suy luận.

Cách giải:

Mặc dù đều bị thất bại nhưng ý chí đấu tranh chống áp bức cường quyền của phong trào nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII đã làm cho cơ đồ họ Trịnh bị lung lay.

Chọn: C

II. TỰ LUẬN

Phương pháp: sgk trang 143, suy luận.

Cách giải:

Sự phát triển rực rỡ của văn học Nôm cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX đã nói lên ngôn ngữ chữ Nôm (Tiếng Việt) ngày càng phong phú và hoàn thiện. Văn hóa dân tộc phát triền đạt đến đỉnh cao, với nhiều tác phẩm, tác giả nổi tiếng.

=> Chứng tỏ đến cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX văn học chữ Nôm hơn hẳn văn học chữ Hán cả về số lượng và chất lượng.