De thi học sinh giỏi sinh lớp 8 cấp huyện

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2018 – 2019

VÒNG THI: HUYỆN – CẤP: THCS

===========================================

MÔN: Sinh học – LỚP 8

THỜI GIAN LÀM BÀI: 150 phút [Không kể thời gian phát đề]

                                                                                                    ĐỀ THI CHÍNH THỨC [Đề gồm 01 trang]

Câu 1. [3.0 điểm]

  1. Phản xạ là gì? Hãy lấy một ví dụ về phản xạ. [1,0 điểm]
  2. Từ một ví dụ cụ thể đã nêu ở trên, hãy phân tích đường đi của xung thần kinh trong phản xạ đó. [2,0 điểm]

Câu 2. [2.0 điểm]

      Nguyên nhân nào gây ra bệnh AIDS? Gây nhiễm trên bạch cầu nào? Virut gây bệnh AIDS có hại như thế nào đối với cơ thể của chúng ta?

Câu 3. [3.0 điểm]

      Ở người lớn tuổi ít vận động cơ bắp, chỉ ăn thức ăn giàu côlesterôn [thịt, trứng, sữa…] sẽ có nguy cơ dẫn đến bệnh gì? Trình bày tác hại của bệnh đó.

Câu 4. [2.0 điểm]

a.      Huyết áp là gì? Vì sao càng xa tim huyết áp càng nhỏ? [1,0 điểm]

b.      Tại sao người bị bệnh cao huyết áp không nên ăn mặn? [1,0 điểm]

Câu 5. [2.0 điểm]

      Hô hấp có liên quan như thế nào với các hoạt động sống của tế bào và cơ thể? Hô hấp gồm những giai đoạn chủ yếu nào? Sự thở có ý nghĩa gì với hô hấp?

Câu 6. [2.0 điểm]

      Trình bày cơ chế điều hòa thân nhiệt trong các trường hợp : trời nóng, trời oi bức và khi trời rét.

Câu 7. [3.0 điểm]

a.      Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha? [1,0 điểm]

b.      Trình bày sự giống và khác nhau về mặt cấu trúc và chức năng giữa hai phân hệ giao cảm và đối cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng. [2,0 điểm]

Câu 8. [3.0 điểm]

      Cho biết thể tích khí chứa trong phổi sau khi hít vào bình thường nhiều gấp 7 lần thể tích khí lưu thông; thể tích khí chứa trong phổi sau khi hít vào tận lực là 5200 ml. Dung tích sống là 3800 ml . Thể tích khí dự trữ là 1600 ml. Hỏi :

a.      Thể tích khí trong phổi sau khi thở ra gắng sức

b.      Thể tích khí trong phổi sau khi hít vào bình thường.


HẾT./.

Tổng hợp đề thi học sinh giỏi môn sinh học lớp 8 các cấp huyện, tỉnh có đáp án chi tiết. Hầu như các đề thi học sinh giỏi Sinh Học được dethihsg.com tổng hợp một cách tổng quát và rất đầy đủ.

Tài liệu BDHGS Sinh học 8 hay. Tài liệu BDHGS Sinh học 8 hay giúp các em nắm kiến thức…

Trong bài viết này xin giới thiệu đề thi học sinh giỏi 8 môn Sinh Học các năm gần đây.…

Đề thi tuyển chọn học sinh giỏi quốc gia 2018 môn Sinh học có đáp án của sở GD và ĐT…

Đáp án và đề thi HSG Sinh Học 8 phòng GD&ĐT Nam Trực 2015-2016 Đề thi học sinh giỏi sinh…

Đáp án và đề thi HSG Sinh Học 8 phòng GD&ĐT Mê Linh 2014-2015 Đề thi học sinh giỏi sinh…

Đáp án và đề thi HSG Sinh Học 8 phòng GD&ĐT Lục Ngạn 2013-2014 Đề thi học sinh giỏi sinh…

Đáp án và đề thi HSG Sinh Học 8 phòng GD&ĐT Khắc Viện 2016-2017 Đề thi học sinh giỏi sinh…

Đáp án và đề thi HSG Sinh Học 8 phòng GD&ĐT Hoa Lư 2013-2014 Đề thi học sinh giỏi sinh…

Đáp án và đề thi HSG Sinh Học 8 phòng GD&ĐT Hậu Lộc 2015-2016 Đề thi học sinh giỏi sinh…

Đáp án và đề thi HSG Sinh Học 8 phòng GD&ĐT Hậu Lộc 2014-2015 Đề thi học sinh giỏi sinh…

Đáp án và đề thi HSG Sinh Học 8 phòng GD&ĐT Hậu Lộc 2012-2013 Đề thi học sinh giỏi sinh…

Đáp án và đề thi HSG Sinh Học 8 phòng GD&ĐT Hà Tĩnh 2016-2017 Đề thi học sinh giỏi sinh…

Đáp án và đề thi HSG Sinh Học 8 phòng GD&ĐT Chợ Đồn 2016-2017 Đề thi học sinh giỏi sinh…

Đáp án và đề thi HSG Sinh Học 8 phòng GD&ĐT Bá hước 2015-2016 Đề thi học sinh giỏi sinh…

Với mong muốn có thêm tài liệu cung cấp giúp các em học sinh lớp 8 có tài liệu ôn tập rèn luyện chuẩn bị cho kì thi HSG chuyên sắp tới. onthihsg giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 Đề thi HSG Sinh Học 8 cấp huyện 2021 Trường THCS Minh Tân có đáp án với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em.

Đề thi HSG Sinh Học 8 cấp huyện 2021 có Đáp án

Dưới đây là bộ Đề thi HSG Sinh Học 8 năm 2020-2021 đầu tiên mới nhất hãy cùng tham khảo ngay đề thi học sinh giỏi môn sinh lớp 8 năm 2020-2021 dưới đây nhé :

đề thi học sinh giỏi môn sinh lớp 8 năm 2020-2021

TRƯỜNG THCS

MINH TÂN

ĐỀ THI HSG CẤP HUYỆN

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 8

Thời gian: 120 phút

Câu 1: [2 đ]

Giải thích cơ chế tạo ra các vòng gỗ hàng năm của cây thân gỗ? Những cây gỗ lâu năm bị rỗng ruột có sống được không? Vì sao?

Câu 2: [3 đ]

a. Ý nghĩa của tế bào gai trong đời sống của thủy tức, thủy tức tiêu hóa mồi và thải bã như thế nào?

b. Làm thí nghiệm về tái sinh mọc chồi của thủy tức, người ta thường cắt chúng thành hai nửa. Hãy phán đoán xem nửa đầu hay nửa cuối cơ thể phục hồi cơ thể nhanh hơn? Tại sao?

Câu 3: [4 đ]

a. Miễn dịch là gì? Cơ thể có những loại miễn dịch chủ yếu nào?

b. Có người cho rằng : “Tiêm vacxin cũng giống như tiêm thuốc kháng sinh giúp cho cơ thể nhanh khỏi bệnh”. Điều đó có đúng không? Vì sao?

Câu 4: [3 đ]

Hãy phân tích những đặc điểm tiến hóa của hệ cơ người so với động vật thể hiện sự thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động.

Câu 5: [4 đ] 

a. Ở dạ dày có những hoạt động tiêu hóa chủ yếu nào?

b. Với khẩu phần ăn đầy đủ các chất [protein, gluxit, lipit], sau tiêu hóa ở khoang miệng và dạ dày thì còn những loại chất nào trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp? Vì sao?

Câu 6: [2 đ]

a. Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha?

b. Bằng kiến thức sinh lí người đã học, hãy giải thích câu “trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói”.

Câu 7: [2 đ] Hãy cho biết một chu kỳ co dãn của tim? Vì sao tim hoạt động liên tục, suốt đời mà không mệt mỏi?

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

– Cơ chế tạo ra các vòng gỗ hàng năm của cây thân gỗ: Hàng năm tầng sinh trụ sinh ra một lớp tế bào mạch gỗ.

+ Về mùa mưa: Cây nhiều thức ăn sinh ra các lớp tế bào mạch gỗ to, vách dày, màu sáng.

+ Về mùa đông, cây thiếu thức ăn sinh ra một lớp tế bào nhỏ vòng nhỏ hơn, màu sẫm. Hai lớp tế bào mạch gỗ đó tạo thành vòng gỗ hàng năm. Căn cứ vào các vòng gỗ đó để biết tuổi của cây.

Những cây gỗ lâu năm bị rỗng ruột vẫn sống được.

Vì: Bản chất phía trong lõi của các cây thân gỗ lâu năm là các tế bào chết hóa gỗ, cứng, vách dày hoặc bị mục nát vì các điều kiện tự nhiên. Còn phía ngoài vẫn là các tế bào mạch gỗ sống vẫn còn khả năng vận chuyển nước lên các phần phía trên [vẫn thực hiện tốt chức năng của thân].

Tải về

Câu 1 [4,0 điểm].

a. Em hãy giải thích vì sao tim hoạt động suốt đời mà không biết mỏi?

b. Vì sao máu chảy trong mạch không bị đông?

c. Giải thích vì sao xương động vật được hầm [đun sôi lâu] thì bở. Thành phần hóa học của xương có ý nghĩa gì đối với chức năng của xương?

Câu 2 [4,5 điểm].

a. Nêu các đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não người để chứng tỏ sự tiến hóa của người so với các động vật khác trong lớp Thú.

b. Cơ quan phân tích thị giác gồm những bộ phận nào? Vì sao ảnh của vật hiện trên điểm vàng lại nhìn rõ nhất?

Câu 3 [3,0 điểm]. So sánh cung phản xạ và vòng phản xạ

Câu 4 [4,0 điểm].

a. Người nam có nhóm máu O, người nữ có nhóm máu B. Huyết thanh của một bệnh nhân làm ngưng kết máu của người nam mà không làm ngưng kết máu của người nữ. Bệnh nhân có nhóm máu gì? Giải thích?

b. Cho biết thể tích khí chứa trong phổi sau khi hít vào bình thường nhiều gấp 7 lần thể tích khí lưu thong. Thể tích khí chứa trong phổi sau khi hít vào tận lực là 5200ml. Dung tích sống la 3800ml. Thể tích khí dự trữ là 1600ml. Hỏi

1. Thể tích khí trong phổi sau khi thở ra gắng sức

2. Thể tích khí trong phổi sau khi hít vào bình thường

Câu 5 [4,5 điểm]. Một người bình thường, hô hấp thường 16 nhịp/phút, người này hô hấp sâu là 12 nhịp/phút, biết rằng mỗi nhịp của hô hấp thường cần 500 ml không khí/phút; người hô hấp sâu cần 800 ml/phút.

 a. Hãy tính lưu lượng khí lưu thông, khí vô ích và hữu ích tới phế nang, cho biết khí vô ích ở khoảng chết của mỗi nhịp hô hấp thường và hô hấp sâu là 150 ml.

  b. Phân biệt hô hấp thường và hô hấp sâu

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

a. Vì tim co dãn theo chu kỳ.

Mỗi chu kỳ gồm 3 pha [0,8 giây]:

Pha nhĩ co mất 0,1 giây và nghỉ 0,7 giây;

pha thất co mất 0,3 giấy và nghỉ 0,5 giây;

pha dãn chung mất 0,4 giây.

Tim nghỉ ngơi hoàn toàn trong một chu kỳ là 0,4 giây. Vậy trong một chu kỳ, tim vẫn có thời gian nghỉ nên tim hoạt động suốt đời mà không biết mỏi.

b. Máu chảy trong mạch không bao giờ đông là do:

– Thành mạch và màng các TB máu trơn

– Môi trường máu là môi trường lỏng → Tiểu cầu không bị vỡ → máu không đông

c. – Khi hầm xương bò, lợn,… chất cốt giao bị phân hủy vì vậy nước hầm xương sách và ngọt, phần xương còn lại là chất vô cơ không còn được liên kết bởi cốt giao nên xương bở.

– Xương gồm hai thành phần chính là cốt giao và muối khoáng

+ Thành phần hữu cơ [cốt giao] đảm bảo tính mềm dẻo đàn hồi của xương

+ Thành phần chất khoáng [chủ yếu là canxi] làm cho xương bền chắc

Sự kết hợp của hai thành phần cốt giao và chất khoáng làm cho xương bền chắc và có tính mềm dẻo giúp xương thực hiện tốt chức năng nâng đỡ và vận động cơ thể.

Tải về

Câu 1[3đ]:

           a, Nêu tóm tắt sự tuần hoàn máu trong hai vòng tuần hoàn của người? Hệ tuần hoàn có tính tự điều chỉnh như thế nào?

          b, Huyết áp là gì? Vì sao càng xa tim huyết áp càng nhỏ?

          c, Hai người có chỉ số huyết áp là 80/120,150/180. em hiểu điều đó như thế nào? tại sao người mắc bệnh huyết áp cao không nên ăn mặn?

  Câu 2[3đ]:

          a, Phân biệt sự khác nhau giữa tế bào thực vật  và tế bào động vật.

          b, Tại sao nói tế bào vừa là đơn vị cấu trúc vừa là đơn vị chức năng?

 Câu 3[2đ]

          Tim hoạt động suốt đời không mệt mỏi hoạt động của tim không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan hay khách quan của con người. tính chu kỳ [ nhịp tim] và lưu lượng ôxi cung cấp cho tế bào trong 6 phút [ Biết rằng mỗi nhịp cung cấp cho tế bào là 30 ml ôxi]

 Câu4 [4đ]

           Một người hô hấp bình thường là 18 nhịp/1 phút, mỗi nhịp hít vào với một lượng khí là 400 ml. Khi người ấy tập luyện hô hấp sâu 12nhịp/1phút, mỗi nhịp hít vào là 600ml không khí.

          a] Tính lưu lượng khí lưu thông, khí vô ích ở khoảng chết, khí hữu ích ở phế nang của người hô hấp thường và hô hấp sâu?

   [Biết rằng lượng khí vô ích ở khoảng chết của mỗi nhịp hô nhấp là 150ml]

           b, Phân biệt hô hấp thường và hô hấp sâu.

  Câu 5[2đ]:

           a, Trình bày quá trình tiêu hóa thức ăn ở ruột non? tại sao nói ruột non là trung tâm của quá trình tiêu hóa?

           b, Vì sao khi mắc các bệnh về gan thì làm giảm khả năng tiêu hóa?

 Câu 6 [4đ]:

           Cho biết tâm thất trái mỗi lần co bóp đẩy đi 70 ml máu và trong 1 ngày đêm đã đẩy đi được 7560 l máu. Thời gian pha dãn chung bằng ½ chu kì tim, thời gian pha co tâm nhĩ bằng 1/3 pha co tâm thất. Hỏi:

          a. Số lần mạch đập trong một phút?

          b. Thời gian hoạt động của 1 chu kì tim?

          c. Thời gian của mỗi pha: co tâm nhĩ, co tâm thất, dãn chung?

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

a.

a,Tuần hoàn máu trong hai vòng tuần hoàn của người là:

– Vòng tuần hoàn nhỏ: Máu đỏ thẫm từ tâm →  thất phải   ĐM phổi    →   Phổi[TĐK nhường CO2 nhậnO2 biến máu đỏ thẩm trở thành máu đỏ tươi]TM phổi     →    Tâm nhĩ trái.

– Vòng tuần hoàn lớn: Máu đỏ tươi từ tâm thất trái    →    ĐM chủ

Tế bào của các cơ quan[ TĐC nhường O2 cho tế bào,nhận CO2 biến máu đỏ tươi thành máu đỏ thẫm]    →     TM chủ    →  Tâm nhĩ phải.

– Hệ tuần hoàn có tính tự điều chỉnh cao: đặc tính của hệ tuần hoàn làm việc liên tục suốt đời không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan hay khách quan của con người.

+ Pha giãn chung bằng pha làm việc là 0,4 giây, sự nhịp nhàng giữa hai pha co giãn làm cho tim hoạt động nhịp nhàng.

+ Trên thành tim có hạch tự động đảm bảo sự điều hòa hoạt động của tim khi tăng nhịp và giảm nhịp.

+ Hệ tuần hoàn có đội quân bảo vệ cực mạnh tạo ra hệ thống miễn dịch đó là các loại bạch cầu hàng rào bảo vệ, làm cho máu trong sạch.

+ Mao mạch dễ vỡ do đó là cơ chế tự vệ có hiệu quả khả năng đông máu trong máu có hồng cầu và huyết tương, tiểu cầu giải phóng ra enzim và protein hòa tan với ion Ca++ khi mạch vỡ thay đổi áp suất tạo ra tơ máu gây nên đông máu, nhờ có cơ chế này mà hệ tuần hoàn luôn là một dòng trong suốt.

b.

Huyết áp là áp lực của máu trong mạch do tim co bóp gây ra. Huyết áp ở trong mạch đạt tối đa tương ứng với thời gian tâm thất co và đạt tối thiểu khi tâm thất dãn. Càng gần tim áp lực càng lớn thì huyết áp lớn và càng xa tim áp lực càng nhỏ thì huyết áp càng nhỏ. Vì năng lượng do tâm thất co đẩy máu đi càng giảm trong hệ mạch, dẫn đến sức ép của máu lên thành mạch càng giảm dần.

c.

120 mmHg là huyết áp tối đa, 80 mmHg là huyết áp tối thiểu. Người có chỉ số này là huyết áp bình thường. Huyết áp 150 mmHg là huyết áp tối thiểu, 180 mmHg là huyết áp tối đa, người có chỉ số này là người cao huyết áp.

* Người bị cao huyết áp không nên ăn mặn vì:

– Nếu ăn mặn nồng độ Na trong huyết tương của máu cao và bị tích tụ hai bên thành mạch máu, dẫn đến tăng áp suất thẩm thấu của mao mạch, mạch máu hút nước tăng huyết áp.

– Nếu ăn mặn làm cho huyết áp tăng cao đẫn đến nhồi máu cơ tim, vỡ động mạch, đột quỵ, tử vong.

Tải về

Câu 1[ 2,5 điểm] 1. So sánh sự khác nhau giữa mô cơ vân và mô cơ trơn? 2. Vì sao nhiệt độ môi trường thay đổi mà thân nhiệt cơ thể người bình thường luôn ổn định ở 370C và không dao động quá 0,50C?

Câu 2 [2,5 điểm]

1. Khi gặp người bị tai nạn gãy xương em có nên nắn lại chỗ xương bị gãy không? Vì sao? Gặp người gãy xương cẳng chân em cần phải xử trí như thế nào? 2. Chứng minh xương là một cơ quan sống?

Câu 3 [3 điểm]

1. Giải thích tại sao người lớn tuổi ít vận động cơ bắp không nên ăn thức ăn giàu chất lesteron? 2. Ở trẻ em, nhịp đo tim đo được là 120 -140 lần/ phút. Theo em, thời gian của một chu kỳ tim ở trẻ em tăng hay giảm tính thời gian các pha trong một chu kì của em bé đó.

Câu 4: [3 điểm]

1. Hãy giải thích câu nói: Chỉ cần ngừng thở 3 -5 phút thì máu qua phổi sẽ chẳng có O2 để mà nhận. 2. Tại sao khi dừng chạy rồi mà chúng ta vẫn phải thở gấp thêm một thời gian rồi mới hô hấp trở lại bình thường?

Câu 5: [3 điểm]

1. Nếu các chất cặn bã trong ruột già vì lí do nào đó di chuyển quá nhanh hoặc quá chậm so với bình thường thì sẽ dẫn đến hậu quả gì? Giải thích? 2. Có các ống nghiệm A, B, C, D. Mỗi ống A và B chứa 2ml hồ tinh bột, mỗi ống C và D chứa 2 ml dung dịch vẩn lòng trắng trứng gà. Tiếp tục nhỏ vào mỗi ống A và C 2ml nước bọt, mỗi ống B và D 2ml dung dịch pepsin. Các ống nghiệm A và B đo được pH = 7,2, các ống C và D pH = 2,5. Tất cả các ống nghiệm được đặt trong chậu nước với nhiệt độ duy trì ở 370C trong 15 phút. Hãy cho biết ống nghiệm nào có phản ứng hóa học xảy ra? Nếu trong cơ thể người thì phản ứng đó có thể xảy ra ở cơ quan nào của ống tiêu hóa? Giải thích?

Câu 6: [3 điểm]

1. Tại sao ở tuổi dạy thì thường xuất hiện mụn trứng cá? 2. Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là gì? 3. Những hoạt động nào nêu dưới đây làm ảnh hưởng đến việc làm tăng, giảm lượng nước tiểu ở người? Giải thích? a. Ăn một lượng lớn thức ăn mặn. b. Chơi thể thao [như bóng đá].

Câu 7: [3 điểm].

1. Vì sao chấn thương ở sau gáy thường gây tử vong? 2. Một người bị tai nạn giao thông liệt nửa người bên phải. Theo em người đó bị tổn thương ở vị trí nào trên bộ não? Vì sao?

3. Vì sao người bị bệnh quáng gà không nhìn thấy hoặc thấy rất kém vào lúc hoàng hôn? Vì sao lúc ánh sáng rất yếu, mắt không nhận ra màu sắc của vật?

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

1.

Mô cơ vân

Mô cơ trơn

Hình trụ dài Hình thoi, đầu nhọn
Tế bào nhiều nhân, có vân ngang. Tế bào có một nhân, không có
vân ngang.
Tạo thành bắp cơ, gắn với
xương trong hệ vận động
Tạo nên thành của nội quan
Hoạt động theo ý muốn Hoạt động không theo ý muốn

2.

Nhiệt độ môi trường thay đổi mà thân nhiệt cơ thể người vẫn ổn định ở 370C và không dao động quá 0,50 C là do cơ thể tạo ra sự cân bằng giữa quá trình sinh nhiệt và quá trình tỏa nhiệt: + Khi nhiệt độ môi trường tăng cao, cơ thể chống nóng bằng cách giảm sự sinh nhiệt và tăng tỏa nhiệt từ cơ thể ra ngoài: Các mạch máu dưới da dãn, tăng tiết mồ hôi vì nước được thải ra ngoài sẽ mang một phần nhiệt của cơ thể tỏa ra môi trường.

+ Khi nhiệt độ môi trường giảm mạnh, cơ thể làm giảm sự tỏa nhiệt bằng cách co các mạch máu dưới da, co cơ chân lông để giảm sự thoát nhiệt [giữ nhiệt cho cơ thể].

Tải về

Câu 1[2 điểm]

So sánh phân hệ thần kinh cơ xương và phân hệ thần kinh sinh dưỡng.

Câu 2[2 điểm]

          Em hãy giải thích tại sao khi trời lạnh cơ thể người có hiện tượng run run hoặc đi tiểu tiện có hiện tượng rùng mình ? Lấy các ví dụ tương tự ?

Câu 3 [4 điểm]

          a] Em hãy nêu cấu tạo và chức năng sinh lý các thành phần của máu ?

          b] Sự khác nhau về trao đổi khí ở vòng tuần hoàn nhỏ và trao đổi khí ở vòng tuần hoàn lớn?

          c] Giải thích vì sao Tim đập liên tục suốt đời không mệt mỏi?

Câu 4 [1 điểm]

          Hãy nêu quá trình tiêu hoá thức ăn ở ruột non ?

Câu 5[1 điểm]

          Phản xạ là gì ? Cho ví dụ và phân tích đường đi của xung thần kinh trong phản xạ đó?

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

* Những điểm giống nhau:

– Cả hai phân hệ đều bao gồm: Phần thần kinh trung ương và phần thần kinh ngoại biên.

– Cũng có chức năng điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của các cơ quan bằng cơ chế phản xạ [PXCĐK và PXKĐK] qua 5 khâu:

+ Bộ phận thụ cảm

+ Dây hướng tâm

+ Bộ phận trung ương thần kinh

+ Dây ly tâm

+ Cơ quan phản ứng.

* Những điểm khác nhau:

Phân hệ thần kinh cơ xương Phân hệ thần kinh sinh dưỡng
Cấu tạo * Phần trung ương:

– Chất xám nằm trong vỏ não và tủy sống

– Nhân xám trong trụ não

– Sừng bên cuat tủy sống

* Phần ngoại biên:

– Từ trung ương thần kinh đến thẳng cơ quan đáp ứng [cơ]

– Có 2 sợi: Sợi trước hạch và sau hạch, chuyển giao xnap tại hạch [hạch thần kinh ngoại biên]
Chức năng Điều khiển hoạt động của các cơ quan  vận động Điều khiển hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng và quá trình trao đổi chất.

Tải về

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 8 năm 2021 Trường THCS Khương Đình có đáp án.

Video liên quan

Chủ Đề