Để thực hiện tốt công tác kiểm tra nội bộ đơn vị, hiệu trưởng nhà trường cần

Kiểm tra nội bộ trường học SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THANH TRA TÀI LIỆU TẬP HUẤN CHUYÊN ĐỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG HỌC Tháng 9/2016 [ Lưu hành nội bộ] 1 ThS Hồ Hữu Lễ - TTV SGD&ĐT Kiểm tra nội bộ trường học 2 ThS Hồ Hữu Lễ - TTV SGD&ĐT Kiểm tra nội bộ trường học CHUYÊN ĐỀ 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KIỂM TRA, KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG HỌC I. CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VÀ CÔNG TÁC KIỂM TRA Trên báo Sự thật, số 103, ngày 30-11-1948, với bài báo có tiêu đề: “Một việc mà các cơ quan lãnh đạo cần thực hiện ngay”, ký tên XYZ, Bác Hồ đã nêu lên những quan điểm chủ yếu của công tác kiểm tra. Về mục đích của công kiểm tra, Bác viết: “Có kiểm tra mới huy động được tinh thần tích cực và lực lượng to tát của nhân dân, mới biết rõ năng lực và khuyết điểm của cán bộ, mới sửa chữa và giúp đỡ kịp thời” 1. Bác phê phán những địa phương, những bộ phận nhận thức chưa đầy đủ về công tác kiểm tra: “Hiện nay, nhiều nơi cán bộ lãnh đạo chỉ lo khai hội và thảo nghị quyết, đánh điện và gửi chỉ thị, sau đó, thì họ không biết gì đến những nghị quyết đó đã thực hiện đến đâu, có những khó khăn trở ngại gì, dân chúng có ra sức tham gia hay không. Họ quên mất kiểm tra. Đó là một sai lầm rất to. Vì thế mà “đầy túi quần thông cáo, đầy túi áo chỉ thị” mà công việc vẫn không chạy”. 2 Về cách kiểm tra, Bác chỉ rõ phải thực hiện ba điểm: “ [1] - Kiểm tra phải có hệ thống nghĩa là khi đã có quyết định, thì phải lập tức đốc thúc sự thực hành nghị quyết ấy, phải biết rõ sự sinh hoạt và cách làm việc của cán bộ và nhân dân địa phương ấy. Có như thế mới kịp thời thấy rõ những khuyết điểm và những khó khăn, để sửa đổi các khuyết điểm và tìm cách giúp đỡ để vượt qua mọi sự khó khăn. [2] – Kiểm tra không nên chỉ bằng cứ vào tờ báo cáo, mà phải đi đến tận nơi. [3] – Kiểm tra phải dùng cách thức thật thà tự phê bình và phê bình, để tỏ rõ hết mọi khuyết điểm ấy. Như thế, thì cán bộ càng thêm trọng kỷ luật và lòng phụ trách.” 3 Công tác kiểm tra đạt được kết quả hay không tùy thuộc vào những cán bộ được giao nhiệm vụ. Về nội dung này, Bác viết: “Không thể gặp ai cũng phái đi kiểm tra. Người lãnh đạo phải tự mình làm việc kiểm tra, mới đủ kinh nghiệm và uy tín. Những người lãnh đạo cần phải có một nhóm cán bộ nhiều kinh nghiệm và giàu năng lực để giúp mình đi kiểm tra. Ai đi kiểm tra việc gì, nơi nào nếu có sơ suất thì người ấy phải chịu trách nhiệm” 4. Bác Hồ nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác kiểm tra: “Nếu tổ chức việc kiểm tra cho chu đáo thì cũng như có ngọn đèn “pha”. Bao nhiêu tình hình, bao nhiêu ưu điểm và khuyết điểm, bao nhiêu cán bộ chúng ta đều thấy rõ. Có thể nói 1 Hồ Chí Minh Toàn tập – NXB CTQG-H-1995- T5-tr 698-699 Hồ Chí Minh Toàn tập – NXB CTQG-H-1995- T5-tr 698-699 3 Hồ Chí Minh Toàn tập – NXB CTQG-H-1995- T5-tr 698-699 4 Hồ Chí Minh Toàn tập – NXB CTQG-H-1995- T5-tr 698-699 2 3 ThS Hồ Hữu Lễ - TTV SGD&ĐT Kiểm tra nội bộ trường học rằng, chín phần mười khuyết điểm trong công việc của chúng ta là vì thiếu sự kiểm tra. Nếu tổ chức sự kiểm tra được chu đáo, thì công việc của chúng ta nhất định tiến bộ gấp mười gấp trăm” 5. II. KIỂM TRA, KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG HỌC Kiểm tra nội bộ trường học là một trong những chức năng quản lý của người Hiệu trưởng, khi hoạt động kiểm tra hiệu quả sẽ có tác động tích cực đến việc thúc đẩy hoạt động của nhà trường, nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục. Người hiệu trưởng phải nắm vững nghiệp vụ kiểm tra và tổ chức quản lý tốt hoạt động kiểm tra trong nội bộ nhà trường. 1. Khái niệm về kiểm tra, kiểm tra nội bộ trường học 1.1 Khái niệm về kiểm tra - Theo Từ điển Tiếng Việt, kiểm tra được hiểu là: Xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét. Như vậy, việc kiểm tra sẽ cung cấp những dữ kiện, những thông tin cần thiết làm cơ sở cho việc đánh giá. - Kiểm tra là quá trình đo lường kết quả thực tế và so sánh với những tiêu chuẩn nhằm phát hiện sự sai lệch và nguyên nhân sự sai lệch, trên cơ sở đó đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời nhằm điều chỉnh sự sai lệch, đảm bảo tổ chức đạt được mục tiêu của nó; - Kiểm tra là nhằm thu thập số liệu, chứng cứ, xem xét, soát xét lại công việc thực tế để đánh giá và nhận xét. - Kiểm tra là tiến trình đảm bảo hành vi và thành tích tuân theo các tiêu chuẩn của tổ chức bao gồm quy tắc, thủ tục và mục tiêu; đảm bảo cho mọi hoạt động của tổ chức được thực hiện theo đúng kế hoạch. Đó là tiến trình giám sát việc thực hiện và thu thập những thông tin phản hồi để kịp thời sửa chữa, điều chỉnh đảm bảo kế hoạch được hoàn thành như dự định. Đó là những tỉ lệ, tiêu chuẩn, những con số thống kê mà nhà quản lý đưa ra để đo lường và điều chỉnh những kết quả hoạt động của cấp dưới nhằm hoàn thành mục tiêu của đơn vị. Bằng cách đó nhà quản lý đảm bảo rằng những gì cấp dưới đã làm là đúng hoặc chưa đúng với kế hoạch đã đề ra. - Kiểm tra hành chính là một chức năng của hoạt động quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước và người có thẩm quyền nhằm đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch của đối tượng quản lý [đối tượng kiểm tra], phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật, những thiếu sót trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, qua đó áp dụng những biện pháp xử lý, khắc phục những thiếu sót nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước. 5 Hồ Chí Minh Toàn tập – NXB CTQG-H-1995- T5-tr 698-699 4 ThS Hồ Hữu Lễ - TTV SGD&ĐT Kiểm tra nội bộ trường học 1.2 Thực hiện kiểm tra a] Thực hiện kiểm tra cơ bản: Thực hiện kiểm tra cơ bản là phổ biến đối với mọi cấp quản lý, ở mọi lĩnh vực khác nhau, bao gồm 4 bước cơ bản sau: - Xác định chuẩn kiểm tra và phương pháp đo lường thành tích. - Đo lường việc thực thi các nhiệm vụ [thành tích đạt được] theo chuẩn kiểm tra đã được xác định. - So sánh sự phù hợp của kết quả với chuẩn mực. - Đưa ra các quyết định điều chỉnh, tiến hành hành động điều chỉnh khi có sự khác biệt của kết quả đạt được và chuẩn xác định. Xác định chuẩn mực và phương pháp đo lường thành quả Đo lường thành quả So sánh kết quả thành tích có đáp ứng chuẩn không? Không Tiến hành hành động uốn nắn Có Hành động phát huy Sơ đồ 1.2a Các bước của quá trình kiểm tra cơ bản Bước 1. Xác định tiêu chuẩn kiểm tra: Tiêu chuẩn kiểm tra là cơ sở để đo lường và xác định kết quả đạt được đạt được trên thực tế so với chuẩn kiểm tra. Đối với kế hoạch, tiêu chuẩn kiểm tra chính là những chỉ tiêu và nhiệm vụ đã nêu ra trong kế hoạch của các tổ chức. Những tiêu chuẩn trên có thể biểu hiện dưới hai dạng: định tính hoặc dưới dạng định lượng. Đối với việc kiểm tra thực hiện tuân thủ [chấp hành] của nhà trường thì thường các tiêu chuẩn chính là những nội dung quy định của các nghị quyết, chủ trương, luật, văn bản dưới luật và thỏa thuận có liên quan hoặc liên quan đến các nguyên tắc chung như các nguyên tắc về quản lý, ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của các công chức, viên chức. Trong kiểm tra các Nhà trường thì việc kiểm tra tính tuân thủ là trọng tâm của hầu hết các cuộc kiểm tra. Bước 2. Đo lường thành quả: Nội dung của bước này là xác định thành quả đạt được trên thực tế và so sánh nó với các chuẩn đã dự kiến. Việc so sánh này có thể thực hiện bằng những 5 ThS Hồ Hữu Lễ - TTV SGD&ĐT Kiểm tra nội bộ trường học con số tuyệt đối của thực tế so với kế hoạch hoặc bằng những hệ số tương đối [%]. Mỗi hình thức đó đều có những tác dụng khác nhau và thông thường người ta kết hợp cả hai cách so sánh này. Bước 3. So sánh kết quả với chuẩn: Kiểm tra phải so sánh kết quả thực tế có sai lệch so với tiêu chuẩn [những mục tiêu] đã dự kiến thì cần phải phân tích rõ các nguyên nhân dẫn đến sự sai lệch đó và đề ra những biện pháp nhằm khắc phục sự sai lệch đó. Từ đó phát hiện, đánh giá kết quả đạt được hoặc không đạt được những mục tiêu đã dự kiến. Bước 4. Điều chỉnh sai lệch: Khi thực hiện hoạt động kiểm tra sẽ hình thành hệ thống thông tin phản hồi cho nhà quản lý và các cá nhân, bộ phận: Nếu thông tin kiểm tra phản hồi chỉ ra rằng không có nhiều sai lệch giữa kết quả đã thực hiện và tiêu chuẩn [hoặc mục tiêu] cần đạt được thì điều này chứng tỏ đối tượng kiểm tra đã đảm bảo việc tuân thủ cao theo chuẩn. Ngược lại, sự phát hiện có nhiều sai lệch sẽ giúp nhà quản lý rút kinh nghiệm để đưa ra những biện pháp nhằm tổ chức thực hiện để kết quả đạt được phải theo yêu cầu của chuẩn đặt ra. Khi có sự sai lệch, hạn chế; cần tìm hiểu, xác định rõ các nguyên nhân dẫn đến các sai lệch, hạn chế. b] Thực hiện quy trình kiểm tra mang tính chất dự phòng [điều chỉnh liên tục] Một hệ thống kiểm tra tốt và hữu hiệu đối với nhà quản lý phải bao gồm việc kiểm tra mang tính chất dự phòng [điều chỉnh liên tục], tức là một sự kiểm tra nhằm tìm ra các sai sót và phải có biện pháp để điều chỉnh ngay trong suốt quá trình từ bắt đầu thực hiện đến khi kết thúc, hoàn thành mục tiêu. Tiến trình kiểm tra mang tính dự phòng có thể được diễn tả trong sơ đồ sau: Quy trình kiểm tra dự phòng [theo mục tiêu]: Bao gồm 8 bước cụ thể theo chu kì khép kín như sau: Mục tiêu Kết quả thực tế Thực hiện sự điều chỉnh Chương trình điều chỉnh Đo lường KQ thực tế Phân tích nguyên nhân sai lệch So sánh với các tiêu chuẩn Xác định các sai lệch Quy trình này cho phép nhìn nhận chức năng kiểm tra toàn diện, hiện thực hơn và tập trung vào việc điều chỉnh các sai lệch sau khi đã tiến hành xác định được các sai lệch trong quá trình thực hiện mục tiêu nhiệm vụ. 6 ThS Hồ Hữu Lễ - TTV SGD&ĐT Kiểm tra nội bộ trường học 1.3 Kiểm tra nội bộ trường học - Là hoạt động quản lý của Hiệu trưởng nhằm tự kiểm tra toàn diện nội bộ nhà trường; là hoạt động đo lường nhằm giúp Hiệu trưởng tìm thông tin, làm cơ sở cho việc đánh giá kết quả các hoạt động, các điều kiện giảng dạy; xem xét việc tuân thủ, chấp hành pháp luật, quy định của ngành; tìm ra các nguyên nhân để có những biện pháp đôn đốc, giúp đỡ và điều chỉnh hoạt động của các cá nhân, bộ phận; để thực hiện kế hoạch, tiêu chuẩn, mục tiêu đã được định trước; củng cố, hoàn thiện và phát triển nhà trường. - Kiểm tra là phản ánh thực trạng tình hình, kết quả thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường và công tác quản lý của Hiệu trưởng, đối chiếu thực trạng đó với quy định của Điều lệ nhà trường và các văn bản liên quan; kết quả kiểm tra là cơ sở để thực hiện tiếp các nhiệm vụ đánh giá, tư vấn và thúc đẩy. - KTNB theo năm học [học kỳ, tháng] nhằm giúp Hiệu trưởng theo dõi, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động, việc thực hiện nhiệm vụ năm học [học kỳ, tháng] của nhà trường. Nếu nhà trường là đối tượng kiểm tra thì kiểm tra nội bộ là kiểm tra từ bên trong của đối tượng kiểm tra, khác với thanh tra là kiểm tra từ bên ngoài vào đối tượng kiểm tra. Do đó, việc tổ chức kiểm tra nội bộ trường học phải được thực hiện trên nguyên tắc “tự thân vận động, tự phát hiện, tự điều chỉnh, tự hoàn thiện, phát triển”. Trong công tác kiểm tra nội bộ cần “vận dụng” hợp lý các văn bản chỉ đạo về nghiệp vụ thanh tra giáo dục vào công tác kiểm tra nội bộ trường học không nên “áp dụng” cứng nhắc, áp đặt máy móc sẽ không phát huy được tác dụng của kiểm tra nội bộ trong nhà trường. 2. Mục tiêu của kiểm tra nội bộ trường học a] Nhằm thu thập đầy đủ các minh chứng thích hợp về việc tuân thủ các điều khoản trong pháp luật và các quy định được thừa nhận chung hoạt động của cá nhân, bộ phận trong nhà trường để có thể trực tiếp đưa ra ý kiến về việc tuân thủ của nội dung được kiểm tra; b] Xác định các trường hợp không tuân thủ pháp luật và các quy định có thể gây ra sai sót trọng yếu trong hoạt động của cá nhân, bộ phận được kiểm tra trong nhà trường ; c] Kiến nghị xử lý các trường hợp không tuân thủ hoặc kiến nghị để giải quyết các vấn đề nghi ngờ không tuân thủ pháp luật và các quy định được phát hiện trong quá trình kiểm tra. 3. Vai trò của KTNB trong quản lý nhà trường KTNB có vai trò cần thiết trong quản lý trường học: - Là khâu đặc biệt quan trọng đảm bảo tạo lập mối liên hệ ngược thường xuyên, kịp thời giúp hiệu trưởng hình thành cơ chế điều chỉnh hướng đích trong quá trình quản lý nhà 7 ThS Hồ Hữu Lễ - TTV SGD&ĐT Kiểm tra nội bộ trường học trường; là công cụ sắc bén góp phần tăng cường hiệu lực quản lý trường học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo trong nhà trường. - Thu thập thông tin phản hồi về diễn biến kết quả cụ thể hoạt động của các cá nhân, bộ phận trong nhà trường và đưa ra nhận định, đánh giá; đây là yêu cầu quan trọng trong quá trình kiểm tra các bộ phận, cá nhân trong nhà trường, là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu lực, hiệu quả của hoạt động kiểm tra. - Kiểm tra nội bộ trường học phải đánh giá ưu điểm, nhược điểm, mức độ tiến độ và kết quả hoàn thành nhiệm vụ của các thành viên, bộ phận trong nhà trường; phải phân tích nguyên nhân, đề xuất các biện pháp thực hiện nhằm tiếp tục phát huy ưu điểm; khắc phục những hạn chế, thiếu sót. - Giúp cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên, nhân viên của nhà trường nhìn nhận, đánh giá về thực trạng hoạt động của nhà trường, của từng bộ phận, cá nhân trong hội đồng sư phạm một cách khách quan. Qua đó, mỗi bộ phận, cá nhân nhận thấy rõ trách nhiệm trong quản lý, trong giảng dạy, trong việc phục vụ hoạt động dạy và học; tích cực hoàn thành nhiệm vụ; đồng thời ngăn ngừa các hạn chế, sai sót trong việc thực hiện nhiệm vụ. Do đó, khi tiến hành kiểm tra cần thu thập thông tin, minh chứng được tiến hành đúng pháp luật, đúng thủ tục, trình tự với phương pháp khoa học, hợp lý; cung cấp thông tin chính xác, rõ ràng, kịp thời, khách quan và nên được lưu giữ bằng hình thức văn bản. 4. Mục đích KTNB trường học - Nhằm bảo đảm kết quả hoạt động của các bộ phận, cá nhân đạt hiệu quả cao nhất so với với mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường. Bảo đảm các nguồn lực của nhà trường được sử dụng một cách hữu hiệu. - Giúp phát hiện kịp thời những vấn đề trong quản lý đang tiến triển tốt theo kế hoạch; những vấn đề còn hạn chế, sai sót và xác định rõ những bộ phận, cá nhân nào phải chịu trách nhiệm. - Xác định và dự đoán những chiều hướng chính và những thay đổi cần thiết trong các vấn đề quản lý nhà trường, làm sáng tỏ và đề ra những kết quả mong muốn chính xác hơn theo thứ tự quan trọng. - Tìm ra các biện pháp chỉ đạo, điều hành, điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà trường thông qua việc phổ biến những kết quả, kinh nghiệm đã đạt được và từ những hạn chế, tồn tại của thực trạng, đưa ra những hướng dẫn cần thiết để cải tiến, điều chỉnh nhằm hoàn thành công việc tiết kiệm, hiệu quả nhất. 5. Nguyên tắc của KTNB KTNB cũng có những nguyên tắc, mà nhà quản lý khi xây dựng một cơ chế kiểm tra, tiến hành kiểm tra cần xem xét đến những nguyên tắc này, chính nhờ đó mà người quản lý sẽ xây dựng một cơ chế kiểm tra thích hợp và tiến hành kiểm tra khoa học, hiệu quả. Nguyên tắc chung đó là: So sánh thực tế với các tiêu chuẩn. 8 ThS Hồ Hữu Lễ - TTV SGD&ĐT Kiểm tra nội bộ trường học 5.1 Nguyên tắc pháp chế Nguyên tắc pháp chế là nguyên tắc tuân thủ pháp luật. Hiệu trưởng là người đại diện nhà nước để quản lý nhà trường, do đó phải áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật làm hành lang pháp lý trong hoạt động quản lý, hoạt động kiểm tra trong nhà trường. 5.2 Kiểm tra phải được thiết kế căn cứ trên kế hoạch hoạt động của nhà trường Bản chất của KTNB là tạo lập mối liên hệ thông tin ngược trong quản lý trường học. Do đó, để tiến hành kiểm tra phải dựa vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của cá nhân, tổ chức, vì chính kế hoạch hoạt động của chúng ta thấy được đó là công việc gì, mục đích của công việc, ai làm, tiến độ thực hiện, nguồn lực thực hiện. Việc kiểm tra phải được thiết kế theo kế hoạch hoạt động của nhà trường; kế hoạch hoạt động của nhà trường phải được xây dựng tỉ mỉ, chu đáo, đầy đủ các yêu cầu thì thiết kế việc kiểm tra mới dễ dàng đạt hiệu quả cao, nếu kế hoạch hoạt động chỉ xây dựng sơ sài thiếu các nguyên lý, điều kiện cơ sở cần thiết cần thiết thì cũng khó có căn cứ để so sánh khi kiểm tra. 5.3 Kiểm tra phải được thiết kế căn cứ theo thứ bậc quản lý của đối tượng được kiểm tra Trong việc thực hiện quản lý nhà trường, người Hiệu trưởng phải ủy quyền cho các Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng để thực hiện quản lý trong nhà trường và chính trong khi tiếp xúc với cha mẹ học sinh, học sinh, giáo viên và nhân viên cũng đã thực hiện quyền hạn của mình để tổ chức quản lý lớp học, trao đổi, làm việc với cha mẹ học sinh. Và một nhà quản lý giỏi không thể giao quyền hành của mình cho cấp dưới mà không kiểm tra. Mục đích của việc kiểm tra trong quản lý nhà trường là nhằm đảm bảo các quyền hạn được giao đang được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Cho nên khi thiết lập hệ thống kiểm tra cần phải tổ chức kiểm tra theo phân cấp quản lý trong nhà trường, đảm bảo phù hợp với vị trí quản lý, với thẩm quyền được giao, việc kiểm tra vượt cấp chỉ nên thực hiện khi cần thiết. Như vậy, tổ chức kiểm tra công việc của người Phó Hiệu trưởng phải khác của người tổ trưởng và kiểm tra công việc của người tổ trưởng phải khác của thành viên tổ [nhân viên hay giáo viên]. 5.4 Kiểm tra phải được thực hiện tại những điểm trọng yếu Khi xác định rõ được mục đích của sự kiểm tra, chúng ta cần phải xác định, lựa chọn và xác định phạm vi cần kiểm tra. Nếu không xác định được chính xác khu vực kiểm tra sẽ dẫn đến kiểm tra trên một khu vực quá rộng, không cần thiết sẽ làm tốn kém thời gian, lãng phí tiền bạc, nguồn lực, kiểm tra sẽ kém hiệu quả. Việc vận dụng nguyên lý khâu xung yếu [nút cổ chai] theo lý thuyết hệ thống trong quản lý giáo dục vào nguyên tắc chọn nội dung kiểm tra sẽ cho chúng ta rõ 9 ThS Hồ Hữu Lễ - TTV SGD&ĐT Kiểm tra nội bộ trường học điều này [2]: “Trong hoạt động của các hệ thống thường có những biến cố tại những điểm nhất định làm ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của hệ thống. Nếu giải tỏa được các nút này thì sự hoạt động của hệ thống sẽ được khơi thông”. Trên thực tế, trong việc tổ chức quản lý nhà trường, Hiệu trưởng nhà trường phải xác định được những điểm trọng yếu này để kiểm tra nhằm ngăn ngừa hay phát hiện xảy ra; đây chính là những rủi ro, hạn chế, sai sót [do vô ý hay cố tình] mà có thể ảnh hưởng lớn đến hoạt động, uy tín của nhà trường 5.5 Công việc kiểm tra phải được thiết kế theo đặc điểm cá nhân các nhà quản lý Mỗi người quản lý có phong cách quản lý riêng, cách tổ chức quản lý đặc trưng do đó cần thiết kế việc kiểm tra theo đặc điểm cá nhân các nhà quản lý. Những thông tin kiểm tra nhằm giúp nhà quản lý nắm được những gì đang xảy ra, phải được nhà quản lý thông hiểu; nhà quản lý không hiểu được, thì họ sẽ không thể sử dụng và do đó sự kiểm tra sẽ không còn ý nghĩa. 5.6 Kiểm tra phải khách quan, chính xác, công khai, kịp thời Quá trình quản lý bao gồm nhiều yếu tố chủ quan của nhà quản lý, nhưng nếu như thực hiện kiểm tra với những định kiến có sẵn, không kịp thời sẽ không cho chúng ta những nhận xét và đánh giá đúng mức về đối tượng được kiểm tra, kết quả kiểm tra sẽ bị sai lệch. Vì vậy, kiểm tra cần phải được thực hiện với thái độ khách quan, chính xác, công khai, kịp thời trong quá trình thực hiện nó. 5.7 Hệ thống kiểm tra phải phù hợp với văn hóa của nhà trường Để cho việc kiểm tra có hiệu quả cao cần xây dựng một qui trình và các nguyên tắc kiểm tra phù hợp với nét văn hóa của nhà trường. Tùy theo tình hình thực tế, mối liên kết của các bộ phận, cá nhân; truyền thống của tập thể nhà trường mà người Hiệu trưởng thiết lập tổ chức hệ thống kiểm tra phù hợp với môi trường văn hoá của đơn vị. 5.8 Kiểm tra tại nơi xảy ra hoạt động và có kế hoạch kiểm tra rõ ràng Yêu cầu này đòi hỏi việc kiểm tra không chỉ dựa vào các số liệu và báo cáo thống kê mà phải được tiến hành ngay tại nơi diễn ra các hoạt động và phải được thực hiện theo một kế hoạch cụ thể, rõ ràng. 5.9 Việc kiểm tra phải đưa ra được các minh chứng sai lệch và các kiến nghị hữu hiệu Kiểm tra nhằm cung cấp thực trạng của tình hình của đối tượng kiểm tra, cho nên nhiệm vụ của người kiểm tra phải đưa ra được các minh chứng về tính chính xác, khách quan của thông tin kết quả kiểm tra, phải đưa ra các nhận xét, kiến nghị phù hợp để người quản lý chọn lựa. 5.10 Việc kiểm tra phải đưa đến hành động Việc kiểm tra chỉ được coi là đúng đắn nếu những thông tin qua kiểm tra được phân tích, sử dụng hiệu quả trong công tác quản lý, đó là những quyết định, 10 ThS Hồ Hữu Lễ - TTV SGD&ĐT Kiểm tra nội bộ trường học hành động sau kiểm tra. Những hành động đó được thực hiện thông qua việc điều chỉnh kế hoạch, điều động và đào tạo lại đội ngũ, sắp xếp lại tổ chức, tăng cường nguồn lực thực hiện, thay đổi phong cách lãnh đạo. + Tập hợp và phân tích dữ liệu Hành động + Cải thiện Lập kế hoạch + Duy trì + Xác định tầm nhìn + Sửa lỗi + Xác định kế hoạch và hành động + Chuẩn bị nhân lực và xây dựng môi trường hỗ trợ Kiểm tra kết quả Thực hiện Kiểm tra Kiểm tra phương pháp Triển khai kế hoạch Sơ đồ Chu kỳ lập kế hoạch, thực hiện, kiểm tra, hành động 6. Cách kiểm tra thực hiện, kiểm tra, hành động u kỳthức lập kế hoạch, 6.1 Kiểm tra định kỳ được tiến hành trên cơ sở kế hoạch kiểm tra hàng năm của nhà trường đã được thông báo từ đầu năm. Kiểm tra đột xuất được tiến hành trên cơ sở yêu cầu quản lý và tình hình thực tế hoặc trên cơ sở đề nghị, phản ánh của cơ quan, tổ chức, cá nhân về những yếu kém, sai trái trong quá trình tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách, kế hoạch, quy định. 6.2 Tuỳ theo nội dung, tính chất của kế hoạch và tình hình thực tế, Hiệu trưởng thực hiện kiểm tra định kỳ hoặc kiểm tra đột xuất bằng các cách thức sau đây: a] Kiểm tra thông qua báo cáo - Kiểm tra thông qua báo cáo được tiến hành định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của người có thẩm quyền kiểm tra hoặc người được giao nhiệm vụ kiểm tra. - Nội dung báo cáo và thời hạn gửi báo cáo phải bảo đảm đúng yêu cầu của người có thẩm quyền kiểm tra hoặc người được giao nhiệm vụ kiểm tra. 11 ThS Hồ Hữu Lễ - TTV SGD&ĐT Kiểm tra nội bộ trường học - Người có thẩm quyền kiểm tra hoặc người được giao nhiệm vụ kiểm tra xem xét báo cáo, xử lý thông tin, yêu cầu thẩm định thông tin và có kết luận kiểm tra. - Cần có thời gian cho các bộ phận, cá nhân được kiểm tra chuẩn bị báo cáo ít nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của người có thẩm quyền kiểm tra hoặc người được giao nhiệm vụ kiểm tra. Trong trường hợp đặc biệt, thời gian cho cơ quan được kiểm tra chuẩn bị báo cáo do người có thẩm quyền kiểm tra quyết định. - Báo cáo cần bám sát vào các vấn đề sau đây: + Các mục tiêu, nhiệm vụ đã hoàn thành; + Các mục tiêu, nhiệm vụ chưa hoàn thành, lý do; + Kết quả và tiến độ thực hiện; + Sai phạm, yếu kém trong quá trình thực hiện; + Trách nhiệm thực hiện của người phụ trách và các thành viên có liên quan trong việc thực hiện; + Sự khó khăn, vướng mắc, không phù hợp của chỉ đạo, kế hoạch và những kiến nghị sửa đổi, bổ sung. b] Kiểm tra thông qua họp, giao ban Kiểm tra thông qua họp, giao ban do người có thẩm quyền kiểm tra quyết định. Tại cuộc họp, hội nghị giao ban, bộ phận, cá nhân được kiểm tra báo cáo tình hình việc thực hiện kế hoạch theo yêu cầu của người có thẩm quyền kiểm tra. c] Kiểm tra thông qua làm việc với các bộ phận, cá nhân được kiểm tra - Trường hợp cần làm việc trực tiếp với bộ phận, cá nhân được kiểm tra, người có thẩm quyền kiểm tra hoặc người được giao nhiệm vụ kiểm tra, mời bộ phận, cá nhân được kiểm tra làm việc tại trụ sở nhà trường. - Người có thẩm quyền kiểm tra và người được giao nhiệm vụ kiểm tra có quyền tham khảo ý kiến của các chuyên gia về những vấn đề chuyên môn liên quan đến nội dung kiểm tra, nhưng phải chịu trách nhiệm về kết luận kiểm tra của mình. d] Thành lập Tổ kiểm tra - Thành lập Tổ kiểm tra: Tổ kiểm tra được thành lập khi cuộc kiểm tra tính chất, quy mô lớn, nội dung kiểm tra phức tạp; số lượng thành viên do hiệu trưởng quyết định tùy theo tính chất, quy mô, nội dung kiểm tra, thường là từ 3-5 người; + Kiểm tra thông qua thành lập Tổ kiểm tra được ghi vào kế hoạch kiểm tra của nhà trường, trừ trường hợp kiểm tra đột xuất. Tổ kiểm tra được thành lập trên cơ sở quyết định của hiệu trưởng; + Trường hợp kiểm tra đột xuất, Tổ kiểm tra phải có trách nhiệm thông báo thời gian, nội dung kiểm tra cho cơ quan được kiểm tra chậm nhất là 01 ngày làm việc trước ngày kiểm tra; 12 ThS Hồ Hữu Lễ - TTV SGD&ĐT Kiểm tra nội bộ trường học - Hoạt động của Tổ kiểm tra: + Tổ kiểm tra hoạt động theo kế hoạch do hiệu trưởng phê duyệt; + Tổ kiểm tra có quyền làm việc trực tiếp với bộ phận, cá nhân được kiểm tra; yêu cầu bộ phận, cá nhân được kiểm tra báo cáo và cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho việc kiểm tra; đề nghị bộ phận có liên quan đánh giá về các báo cáo, thông tin, tài liệu do bộ phận, cá nhân được kiểm tra cung cấp; + Thời gian hoạt động của Tổ kiểm tra do hiệu trưởng quyết định. 7. Phân loại kiểm tra. 7.1 Theo thời điểm thực hiện kế hoạch: Gồm: Kiểm tra dự phòng [trước khi thực hiện kế hoạch]; kiểm tra đồng thời [kiểm tra cùng với quá trình thực hiện kế hoạch] để phát hiện ngay sai lệch nhằm điều chỉnh kịp thời, tìm phương pháp tổ chức thực hiện hiệu quả; kiểm tra cuối cùng [kiểm tra kết quả thực hiện kế hoạch]. 7.2 Theo đối tượng: a] Kiểm tra cá nhân, bộ phận. b] Theo vào nội dung: Kiểm tra về điều kiện cơ sở vật chất, tài chính, nhân sự, thực hiện phương pháp dạy học, kết quả học tập… 7.3 Căn cứ vào mục đích kiểm tra [quan trọng] Ba loại hình chính là: a] Kiểm tra tuân thủ [chấp hành]: Được sử dụng nhiều trong kiểm tra Là loại hình để kiểm tra, đánh giá việc tuân thủ các quy định hiện hành được coi như các tiêu chí kiểm tra mà nhà trường, cụ thể là các bộ phận, cá nhân được kiểm tra phải thực hiện. Kiểm tra tuân thủ được tiến hành thông qua đánh giá sự tuân thủ, chấp hành các qui định áp dụng đối với đơn vị được kiểm tra của các hoạt động, giao dịch và thông tin tài chính, xét trên các khía cạnh trọng yếu. Những qui định này có thể bao gồm các luật, nghị quyết về ngân sách, chính sách, nguyên tắc, qui chế quản lý tài chính, tài sản công và đạo đức nghề nghiệp của công chức, viên chức. Ví dụ về kiểm tra tuân thủ [chấp hành]: - Tổ chức và hoạt động nhà trường phải thực hiện so sánh theo những quy định điều lệ của bậc học; - Tổ chức quy định bếp ăn tập thể, căn tin của nhà trường phải tuân thủ các văn bản quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do Bộ Y tế ban hành; - Thực hiện quản lý chuyên môn giảng dạy, học tập phải tuân thủ những quy định chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hướng dẫn của Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo. 13 ThS Hồ Hữu Lễ - TTV SGD&ĐT Kiểm tra nội bộ trường học - Kiểm tra lĩnh vực tài chính tập trung việc thực hiện tuân thủ các quy định về quản lý, sử dụng tài chính, tài sản theo quy định của Bộ Tài chính. b] Kiểm tra hoạt động: Là loại hình để kiểm tra, đánh giá tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực trong quản lý và sử dụng tài chính, tài sản công. Kiểm tra hoạt động tập trung vào việc xem xét các chương trình, các hoạt động, các đơn vị hoặc các nguồn công quỹ và các thể chế có vận hành theo các nguyên tắc về tính kinh tế, tính hiệu quả và hiệu lực không và có cần cải tiến không. Người kiểm tra đối chiếu kết quả thực hiện của các hoạt động, các chương trình với các tiêu chí phù hợp; phân tích các nguyên nhân dẫn đến sự sai lệch so với các tiêu chí đó cũng như các vấn đề khác để đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực và đưa ra kiến nghị để cải thiện tình hình. c] Kiểm tra tài chính: Là loại hình để kiểm tra, đánh giá, xác nhận tính đúng đắn, trung thực của hồ sơ, báo cáo tài chính hoặc các thông tin tài chính của bộ phận tài vụ của nhà trường. Kiểm tra tài chính tập trung vào việc xác định xem hồ sơ, báo cáo tài chính hoặc thông tin tài chính của nhà trường có được trình bày phù hợp với khuôn khổ quy định về lập, trình bày, lưu trữ về hồ sơ tài liệu về công tác tài chính và các qui định hiện hành khác có liên quan không. Điều này đạt được thông qua việc thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm tra thích hợp cho phép người kiểm tra đưa ra ý kiến về việc thông tin tài chính, xét trên các khía cạnh trọng yếu có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn hay không. Hiệu trưởng nhà trường có thể thực hiện riêng rẽ từng loại hình kiểm tra hoặc kết hợp các loại hình kiểm tra trên. III. C C Y U T CỦ KTNB TRƯỜNG HỌC Các yếu tố của KTNB trường: Ba bên liên quan trong kiểm tra nội bộ: Ban KTNB, đối tượng kiểm tra; các quy định và tiêu chí kiểm tra; nội dung kiểm tra và thông tin liên quan đến nội dung kiểm tra. 1. Ba bên liên quan trong KTNB trường học: 1.1 Ban KTNB [cụ thể là người kiểm tra]: Việc KTNB trong trường học dựa trên mối quan hệ ba bên, trong đó Ban KTNB [cụ thể là người kiểm tra] có trách nhiệm là thu thập đầy đủ các bằng chứng thích hợp để đưa ra kết luận để làm tăng độ tin cậy của đối tượng sử dụng báo cáo kiểm tra [cao nhất là hiệu trưởng] vào sự đo lường hoặc đánh giá về nội dung kiểm tra theo các tiêu chí đã được xác lập; có trách nhiệm xác định các yếu tố của cuộc kiểm tra, đánh giá xem một nội dung kiểm tra cụ thể có tuân thủ với các tiêu chí đã được xác lập. 14 ThS Hồ Hữu Lễ - TTV SGD&ĐT Kiểm tra nội bộ trường học 1.2 Đối tượng kiểm tra: Là các bộ phận, cá nhân, điều kiện hoạt động trong nhà trường được kiểm tra; các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm quản lý, giám sát của Hiệu trưởng. Đối tượng kiểm tra có trách nhiệm về tuân thủ, đảm bảo thực hiện các nguyên tắc, các quy định liên quan đến nội dung được kiểm ra. 1.3 Đối tượng sử dụng báo cáo kết quả kiểm tra: Là người sử dụng báo cáo kết quả kiểm tra theo thẩm quyền quản lý; trách nhiệm cao nhất là hiệu trưởng nhà trường. 2. Các quy định và chuẩn kiểm tra Trong nhà trường, các quy định là yếu tố cơ bản nhất của kiểm tra việc tuân thủ, chấp hành của từng cá nhân, bộ phận; là cơ sở để xác định các tiêu chí kiểm tra. Các quy định có thể bao gồm các luật, các quy định, quy chế, chế độ, chính sách và các thỏa thuận hoặc có thể là các nguyên tắc chung về quản lý tài chính lành mạnh và ứng xử của các công chức, viên chức. Chuẩn kiểm tra là các tiêu chuẩn được sử dụng để đánh giá hoặc đo lường nội dung kiểm tra một cách nhất quán và hợp lý. Nếu không có các chuẩn kiểm tra phù hợp thì các kết luận kiểm tra sẽ được giải thích theo cách của mỗi người và có thể dẫn đến hiểu sai. Người quản lý, người kiểm tra phải xác định chuẩn kiểm tra trên cơ sở các quy định có liên quan như: các luật, các nghị quyết về ngân sách, chính sách, nguyên tắc, quy chế quản lý tài chính, tài sản công và đạo đức nghề nghiệp của công chức, viên chức. Các chuẩn kiểm tra phải thích hợp, đáng tin cậy, đầy đủ, khách quan, có thể hiểu được, có thể so sánh được, được chấp nhận và sẵn có. Trong trường hợp chưa có các chuẩn chính thức hoặc chưa có văn bản hướng dẫn, người kiểm tra cũng có thể kiểm tra theo các nguyên tắc chung về quản lý nhà trường, các quy định trách nhiệm và ứng xử của các công chức, viên chức [tính đúng đắn]. 3. Nội dung kiểm tra và thông tin liên quan đến nội ung kiểm tra Nội dung kiểm tra của kiểm tra tuân thủ được xác định theo phạm vi kiểm tra. Đó là các hoạt động, các giao dịch tài chính hoặc các thông tin trong quản lý nhà trường. Nội dung và phạm vi của kiểm tra thường rất đa dạng. Nội dung của một cuộc kiểm tra có thể tổng quát hoặc cụ thể, có thể mang tính định lượng [ví dụ những số liệu cần đối chiếu], hoặc định tính [ví dụ thái độ hoặc sự tôn trọng các yêu cầu về thủ tục, nguyên tắc]. IV. X C ĐỊNH CHUẨN KIỂM TR 1. Vấn đề cần kiểm tra a] Vấn đề là gì? - Vấn đề: điều cần được xem xét, nghiên cứu, giải quyết [tự điển Lạc Việt] 15 ThS Hồ Hữu Lễ - TTV SGD&ĐT Kiểm tra nội bộ trường học - Vấn đề cần kiểm tra: điều cần được kiểm tra để nắm rõ sự việc từ đó xem xét, nghiên cứu, giải quyết. 2. Mối liên hệ của vấn đề cần kiểm tra, chủ đề kiểm tra, nội ung kiểm tra và chuẩn kiểm tra Vấn đề cần kiểm tra Nội ung kiểm tra Chủ đề kiểm tra Chuẩn kiểm tra Ví ụ: Vấn đề cần kiểm tra Chủ đề kiểm tra Việc tổ chức công khai, minh bạch tại các CSGD đang như thế nào? Cần làm gì để “hạ nhiệt” đơn tố cáo về nội dung trên? Kiểm tra việc tổ chức công khai, minh bạch tại các CSGD Việc đầu tư mua sắm và sử dụng trang thiết bị dạy học tại các CSGD có đảm bảo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hay không? Kiểm tra triển khai thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư mua sắm và sử dụng trang thiết bị dạy học tại các CSGD Nội ung kiểm tra 1. Tổ chức triển khai thực hiện 2. Kết quả thực hiện 1. Tổ chức triển khai thực hiện 2. Kết quả thực hiện - Kế hoạch - Mua, tiếp nhận, lắp đặt - Việc sử dụng - Nguồn vốn Chuẩn kiểm tra Văn bản quy định về công khai, minh bạch tại các CSGD - Văn bản quy định về đầu tư mua sắm và sử dụng trang thiết bị dạy học . - Văn bản quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí Lưu ý: Người kiểm tra cần phải xác định vấn đề kiểm tra và dự kiến các sai sót, các rủi ro từ đó mới xem xét để xây dựng các chuẩn phù hợp. 3. Chuẩn kiểm tra a] Chuẩn kiểm tra Chuẩn kiểm tra thường được xây dựng với nội dung cụ thể chính là tiêu chuẩn kiểm tra. Tiêu chuẩn kiểm tra là các chuẩn cụ thể, chi tiết được sử dụng để đánh giá hoặc đo lường nội dung kiểm tra một cách nhất quán và hợp lý. b] Vai trò của chuẩn kiểm tra: Chuẩn kiểm tra đóng vai trò quan trọng trong thực hiện kiểm tra, đó là cơ sở: - Trao đổi công việc giữa Lãnh đạo Phòng và người kiểm tra về bản chất của cuộc kiểm tra; 16 ThS Hồ Hữu Lễ - TTV SGD&ĐT Kiểm tra nội bộ trường học - Việc trao đổi công việc của người kiểm tra với các nhà quản lý đơn vị được kiểm tra; - Việc thu thập dữ liệu, thu thập minh chứng kiểm tra; - Việc các phát hiện kiểm tra; - Nếu không có các chuẩn kiểm tra phù hợp thì các kết luận kiểm tra sẽ được giải thích theo cách của mỗi người và có thể dẫn đến hiểu sai. c] Xác định chuẩn kiểm tra Người kiểm tra xác định chuẩn kiểm tra trên cơ sở các quy định có liên quan như: các luật, các nghị quyết về ngân sách, chính sách, nguyên tắc, quy chế quản lý tài chính, tài sản công và đạo đức nghề nghiệp của công chức, viên chức; các quy định tại từng đơn vị. Chuẩn kiểm tra phải phù hợp, đáng tin cậy, đầy đủ, khách quan, có thể hiểu được, có thể so sánh được, được chấp nhận. 4. Mối liên hệ của văn bản pháp luật và các quy định trong đơn vị với việc tổ chức thực hiện hoạt động, việc xây ựng chuẩn kiểm tra tại đơn vị. kiểm tra Hoạt động của đơn vị cơ sở pháp lý Văn bản pháp luật và các quy định trong đơn vị 17 cơ sở xây ựng Chuẩn kiểm tra ThS Hồ Hữu Lễ - TTV SGD&ĐT Kiểm tra nội bộ trường học CHUYÊN ĐỀ 2 BAN KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG HỌC I. VỊ TRÍ BAN BAN KIỂM TRA NỘI BỘ [KTNB] TRONG CẤU TRÚC TỔ CHỨC QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG. 1. Cơ sở pháp lý thành lập Ban KTNB Việc xác định vị trí Ban KTNB trong cấu trúc tổ chức quản lý nhà trường rất cần thiết nhằm xác lập mối quan hệ của Ban KTNB với các bộ phận khác trong nhà trường, từ đó xác định nhiệm vụ, quyền hạn của Ban KTNB nhằm đảm bảo hoạt động của Ban KTNB nhà trường đúng pháp luật, đúng điều lệ nhà trường. Căn cứ vào Điều lệ nhà trường của từng bậc học, theo Điều 19 Điều lệ trường mầm non và Điều 24 của Điều lệ trường tiểu học, Khoản 3 Điều 21. Các hội đồng khác trong nhà trường của Điều lệ trường trung học về Hội đồng thi đua khen thưởng, hội đồng tư vấn, có nêu: “ Trường hợp cần thiết, Hiệu trưởng có thể thành lập các Hội đồng tư vấn giúp Hiệu trưởng về chuyên môn, quản lý nhà trường. Nhiệm vụ, quyền hạn, thành phần và thời gian hoạt động của các hội đồng tư vấn do Hiệu trưởng quy định". Như vậy, Ban KTNB nhà trường là một Hội đồng [Ban] tư vấn do Hiệu trưởng thành lập với mục đích giúp Hiệu trưởng: - Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, các hoạt động trong nhà trường; - Qua kết quả kiểm tra, thực hiện tư vấn cho hiệu trưởng về chuyên môn và quản lý nhà trường. 2. Vai trò của Hiệu trưởng các trường, thủ trưởng các cơ sở giáo dục, đào tạo trong tổ chức kiểm tra nội bộ trường học Hiệu trưởng các trường, thủ trưởng các cơ sở giáo dục, đào tạo trong ngành có trách nhiệm sử dụng bộ máy quản lý và các cán bộ, giáo viên, nhân viên trong đơn vị để kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch của cá nhân và các bộ phận thuộc trách nhiệm quản lý của mình. 2. Vai trò, nhiệm vụ Ban KTNB: 2.1 Ban KTNB giúp Hiệu trưởng thực hiện chức năng kiểm tra trong nhà trường: - Thực hiện kế hoạch kiểm tra nội bộ năm học đã được xây dựng; - Đảm bảo thực hiện đầy đủ các quy trình, thủ tục về kiểm tra; được quyền yêu cầu đối tượng kiểm tra cung cấp các hồ , tài liệu liên quan để tiến hành việc kiểm tra; - Qua kiểm tra phải cung cấp thông tin chính xác, khách quan, kịp thời về kết quả kiểm tra cho lãnh đạo nhà trường; phát hiện được các nhân tố tích cực, các hạn 18 ThS Hồ Hữu Lễ - TTV SGD&ĐT Kiểm tra nội bộ trường học chế tồn tại; đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, việc thực hiện công việc của các cá nhân, bộ phận trong phạm vi quản lý của Hiệu trưởng. 2.2 Ban KTNB giúp Hiệu trưởng thực hiện chức năng tư vấn giúp Hiệu trưởng về chuyên môn, quản lý nhà trường - Có trách nhiệm tư vấn: + Với các thành viên trong nhà trường: Có ý kiến đóng góp để tự điều chỉnh để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình; + Với các bộ phận có liên quan: để hỗ trợ, tác động đến đối tượng kiểm tra; + Có kiến nghị cho Hiệu trưởng và lãnh đạo các cấp: trong việc điều chỉnh quản lý nhằm giúp các bộ phận, cá nhân thực hiện tốt nhiệm vụ, công việc được giao; góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý của Hiệu trưởng. Trong công tác kiểm tra nội bộ tại các cơ sở giáo dục trong thời gian qua, Ban KTNB mà chủ yếu là thành viên của Ban KTNB [còn gọi là Người kiểm tra] khi kết thúc kiểm tra, thì việc tư vấn thường tập trung là góp ý với đối tượng kiểm tra nên trong biên bản kiểm tra các kiến nghị cho hiệu trưởng rất ít và nhiều nơi không có kiến nghị. Không có các kiến nghị, đề xuất đến người quản lý nhà trường, điều này đã làm hạn chế vai trò tham mưu, tư vấn của Ban KTNB. 3. Tổ chức Ban KTNB: 3.1 Tại sao phải thành lập Ban KTNB Trong điều kiện hiện nay, cùng với sự phát triển về quy mô, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhà trường có nhiều bộ phận chức năng khác nhau, cho thấy đối tượng kiểm tra rất đa dạng phức tạp và phong phú. Người Hiệu trưởng không đủ thông thạo, chuyên sâu về nhiều bộ môn, nội dung hoạt động trong trường, không có nhiều thời gian để trực tiếp kiểm tra tất cả các cá nhân, bộ phận trong nhà trường; do đó, người Hiệu trưởng cần phải xây dựng lực lượng kiểm tra cũng đa dạng, nhiều thành phần nhằm đảm bảo việc kiểm tra hoạt động của toàn bộ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị… 3.2 Tổ chức Ban KTNB của nhà trường Ban KTNB do Hiệu trưởng thành lập vào đầu mỗi năm học, thành phần Ban KTNB do Hiệu trưởng lựa chọn, quyết định. Ban KTNB gồm: Hiệu trưởng là Trưởng ban, Phó ban là các Phó Hiệu trưởng, thành viên của Ban gồm: Tổ trưởng Tổ chuyên môn, Tổ trưởng Tổ Văn phòng, giáo viên, nhân viên có năng lực chuyên môn, uy tín trong nhà trường. 19 ThS Hồ Hữu Lễ - TTV SGD&ĐT Kiểm tra nội bộ trường học Hiệu trưởng Ban Kiểm tra nội bộ [Các chuyên gia] Phó hiệu trưởng Tổ trưởng Tổ chuyên môn Tổ trưởng Tổ Văn phòng Giáo viên Nhân viên Sơ đồ vị trí Ban Kiểm tra nội bộ trong trường học trong cấu trúc tổ chức quản lý nhà trường Tổ chức Ban KTNB nhà trường cần khoa học, đảm bảo tổ chức kiểm tra theo phân cấp quản lý, phân công hợp lý; cần đảm bảo việc phân công người phụ trách từng mặt công tác, đảm bảo kiểm tra toàn diện nhà trường. Xây dựng lực lượng kiểm tra nhiều thành phần, Hiệu trưởng cần phải chọn lựa những người có chuyên môn giỏi, am hiểu các quy trình thực hiện, có bản lĩnh, đạo đức để có thể giúp mình tiến hành kiểm tra; đảm bảo tính khoa học, tính độc lập của người kiểm tra. Thành phần Ban KTNB cần phát huy vai trò tham gia của nhiều thành viên có năng lực, nghiệp vụ trong nhà trường. Thí dụ, cán bộ Y tế không chỉ là đối tượng kiểm tra mà còn có thể phát huy là chủ thể kiểm tra, giúp Hiệu trưởng kiểm tra tình hình vệ sinh phòng dịch, kiểm tra an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc; có thể phát huy vai trò của Nhóm trưởng Nhóm bảo vệ trường để gắn kết với chính quyền địa phương, hỗ trợ kiểm tra an ninh trật tự, kiểm tra các điều kiện về an toàn cơ sở vật chất, phòng chống cháy nổ trong và xung quanh trường. 3.3 Vai trò Thư ký Ban KTNB: Hiệu trưởng với vai trò Trưởng ban KTNB cần phân công một, hai thành viên trong Ban KTNB làm nhiệm vụ thư ký Ban KTNB. Thư ký Ban KTNB là thành viên Ban KTNB, được Trưởng ban phân công nhiệm vụ giúp Trưởng ban KTNB: - Theo dõi việc thực hiện kế hoạch kiểm tra năm học, giúp việc điều hành hoạt động của Ban KTNB, tiến độ thực hiện kế hoạch kiểm tra; 20 ThS Hồ Hữu Lễ - TTV SGD&ĐT

Video liên quan

Chủ Đề