Đền Bạch Mã gắn với nhân vật náo

(Baonghean) - Nằm trong 4 ngôi đền linh thiêng nhất của xứ Nghệ, đền Bạch Mã được coi là một trong “Tứ linh” của xứ Nghệ “Nhất Cờn - Nhì Quả - Tam Bạch Mã - Tứ Chiêu Trưng”. Hàng năm cứ vào ngày 9 và ngày 10 tháng 02 âm lịch, trong tiết thanh minh trong sáng nhân dân lại tổ chức Lễ hội Đền Bạch Mã.

Nơi thờ tự “Thần Bạch Mã”

Đền Bạch Mã ở xã Võ Liệt (Thanh Chương) thờ thần Phan Đà, một vị tướng trẻ có công lớn trong kháng chiến chống quân Minh ở thế kỷ XV. Theo truyền thuyết Phan Đà sinh vào những năm đầu thế kỷ XV, trong một gia đình sống bằng nghề chài lưới ven sông Lam, ở thôn Chí Linh, xã Võ Liệt, huyện Thổ Du, nay là thôn Khai Tiến, xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương.

Đền Bạch Mã gắn với nhân vật náo
Đền Bạch Mã - Thanh Chương - một trong những ngôi đền nức tiếng linh thiêng xứ Nghệ.

Phan Đà mồ côi cha mẹ từ lúc còn nhỏ được ông già tên Bảy làm nghề rèn ở xã cưu mang. Tuổi trẻ Phan Đà là cậu bé thông minh, tuấn tú, giỏi võ nghệ, cung tên, nhân dân gọi là “trẻ kỳ đồng”. Khi có giặc ngoại xâm, Phan Đà đã tập hợp nghĩa quân ngày đêm luyện tập. Năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, Thanh Hóa, sau đó về Nghệ An xây dựng căn cứ chống giặc Minh, Phan Đà đã đem lực lượng của mình gia nhập nghĩa quân Lam Sơn và cùng dân binh Võ Liệt hăng hái tham gia nhiều trận chiến đấu. Là vị tướng mưu lược và dũng cảm làm cho địch nhiều phen khiếp sợ. Khi ra trận Phan Đà thường mặc áo giáp trụ trắng, cưỡi ngựa trắng nên nhân dân thường gọi ông bằng cái tên “Thần Bạch Mã”.

Đền Bạch Mã gắn với nhân vật náo
Rước kiệu tại Lễ hội đền Bạch Mã. Ảnh: Duy Hưng

Trong một lần bị phục kích bất ngờ ở bờ bắc Lam Giang, ông bị thương nặng, được ngựa mang về, gần đến Võ Liệt thì trút hơi thở cuối cùng tại Công Trung, Lai Thành (nay là thôn Trung Thành xã Thanh Long). Thi thể ông được mối vùi lấp, rất linh ứng, đã cứu giúp nhân dân qua khỏi thiên tai, dịch bệnh và phù trợ các triều vua, tướng lĩnh đánh thắng kẻ thù, nhân dân đã lập miếu thờ ông. Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi vua, xét công lao của Phan Đà, Người cấp tiền của, giao cho quân dân sở tại xây ngôi đền bề thế và tổ chức các nghi lễ quốc tế hàng năm, đồng thời sắc phong “đô thiên đại đế Bạch Mã thượng đẳng phúc thần”. Về sau, các triều đại phong kiến gia phong “Thượng - thượng - thượng đẳng tối linh tôn thần”.

Đền Bạch Mã là nơi ghi lại nhiều dấu ấn, sự kiện lịch sử quan trọng: Năm Quang Thuận thứ 6 (1465) đích thân vua Lê Thánh Tông trên đường đi chinh phục phương Nam đã đến thăm đền và làm lễ tế tại đây; năm Cảnh Hưng thứ 3 (1770) Quận công Bùi Thế Đạt đã vào làm lễ tế đền lúc ông đang trên đường đi đánh giặc; Trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931, đền Bạch Mã đã trở thành địa điểm gắn liền với nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân Thanh Chương. Với quy mô lịch sử như vậy, ngày 24/3/1994, Đền đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng “Di tích lịch sử - Văn hóa - Kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia”.

Linh thiêng lễ hội

Đền Bạch Mã tọa lạc trên khuôn viên rộng 4.894m2 ở thôn Tân Hà xã Võ Liệt huyện Thanh Chương. Đây là một quần thể kiến trúc đẹp, độc đáo, bố cục hài hòa được chạm khắc nhiều họa tiết tinh xảo theo các đề tài dân gian. Trong điện còn lưu giữ nhiều tài liệu, hiện vật đồ tế khí quý hiếm, làm tăng thêm giá trị lịch sử, tâm linh của di tích.

Từ thời Lê đến thời Nguyễn, lễ hội đền Bạch Mã được tổ chức rất trang nghiêm với quy mô lớn. Hàng năm, vào dịp kỷ niệm ngày mất của Phan Đà (13/6 âm lịch), triều đình phong kiến lại đứng ra tổ chức và giao cho quan sở tại chuẩn bị các lễ vật để làm lễ tế thần. Nhân dân tổng Võ Liệt còn mở hội rước sắc và tổ chức các hoạt động văn hóa, các trò chơi dân gian đa dạng, phong phú như: vật cù, kéo co, chọi gà, đánh đu, cờ người, cờ thẻ, đấu võ, đánh trận giả, thi hát ca trù, hát bội.

Nằm trong 4 ngôi đền linh thiêng nhất của Nghệ An, đền Bạch Mã được coi là một trong “Tứ linh” của xứ Nghệ “Nhất Cờn - Nhì Quả - Tam Bạch Mã - Tứ Chiêu Trưng”.  Nhiều năm trở lại đây, Đền tiếp tục được Đảng và Nhà nước các cấp quan tâm, đông đảo các tổ chức, cá nhân cung tiến để tu bổ, phục hồi. Hàng năm cứ vào ngày 9 và ngày 10 tháng 02 âm lịch, trong tiết thanh minh trong sáng nhân dân lại tổ chức Lễ hội Đền Bạch Mã. Hàng vạn nhân dân và du khách thập phương đến phúng viếng chiêm bái tưởng nhớ công đức của “Thần Bạch Mã” và tham gia các trò chơi dân gian truyền thống.

Đền Bạch Mã gắn với nhân vật náo
Vật cù - môn thể thao dân gian tại lễ hội Đền Bạch Mã. Ảnh: Mai Hoa

Lễ hội Đền Bạch Mã năm nay gồm có 2 phần, đó là phần lễ và phần hội: Phần lễ có: lễ khai quang, lễ rước, lễ cáo yết, lễ tế thần, lễ bái tạ. Phần hội có: bóng đá, bóng chuyền, vật cù, ném còn, đập niêu, giao lưu văn hoá văn nghệ, thi người đẹp và xướng hoạ, bình thơ về Thần Bạch Mã. Hoạt động lễ hội ngày càng phong phú, thu hút nhiều đối tượng, các lứa tuổi, du khách và các địa phương tham gia, mở rộng giao lưu hiểu biết, làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho nhân dân.

Ông Trình Văn Nhã - Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương Trưởng ban Lễ hội Đền Bạch Mã cho biết: Lễ hội được tổ chức hằng năm vào ngày 9,10/2 âm lịch nhưng năm nay đã có sự đầu tư để tiên tới phát triển thành lễ hội vùng có quy mô tầm vóc lớn hơn. Để lễ hội diễn ra trang nghiêm, thành kính, Ban tổ chức đã quy hoạch vùng bán đồ lễ, hương, hoa, quả ...không để tình trạng lộn xộn như trước đây. Đầu tư làm mới bãi gửi xe và đường đi vào đền. Lễ hội là dịp để huyện Thanh Chương nói chung, xã Võ Liệt nói riêng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống, tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ, đồng thời khơi dậy tinh thần đoàn kết cho nhân dân các vùng lân cận.

 Đạm Phương

Hãy cho Đền Bạch Mã, Hà Nội vào kế hoạch tham quan, nếu bạn muốn chiêm ngưỡng nét đẹp vượt thời gian của thủ đô. Dưới đây là những sự thật “rất gì và này nọ” về Đền Bạch Mã, Hà Nội.  

#teamKlook yêu thích du lịch Hà Nội hẳn là đã quen thuộc với các di tích văn hóa vốn đã làm nên sắc màu cổ kính của thủ đô nghìn năm văn hiến. Thế nhưng, bạn có biết, vào những ngày đầu năm, người Hà Nội có phong tục đi lễ ở Tứ trấn Thăng Long không? Đó chính là 4 ngôi đền thiêng: Bạch Mã, Voi Phục, Kim Liên, Quán Thánh trấn giữ 4 vị trí huyết mạch của kinh thành Thăng Long, để bảo vệ kinh thành khỏi tai ương, bất ổn.

Klook Vietnam đã từng có dịp giới thiệu Đền Quán Thánh nằm ở phía Bắc, thì hôm nay sẽ tiếp tục đưa bạn đi đến Đền Bạch Mã nằm ở phía Đông nha, để cùng nhau nghe những câu chuyện mang đậm màu sắc huyền thoại, phác họa bức tranh lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam từ nghìn xưa.

Ưu Đãi Du Lịch Hà Nội 50%++

Nhập Mã BETTERONAPP Giảm Đến 230K

Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội là kinh đô của nước Việt có quy mô khá lớn ngay từ buổi đầu khởi dựng vào năm 1010. Nhiều công trình kiến trúc phản ánh sự phong phú của văn hóa tâm linh thời Lý, mà tiêu biểu là Tứ trấn Thăng Long, những nơi thờ các vị thần có công bảo quốc định bang, xây đắp và giữ gìn kinh thành Thăng Long. Trong đó, Đền Bạch Mã là nơi thờ thần Long Đỗ – Bạch Mã Đại vương, Thăng Long Thành hoàng, chiếm vị trí cực kỳ quan trọng trong văn hóa Đại Việt lúc bấy giờ.

Nằm giữa phố Hàng Buồm, giữa những mái ngói lô xô rêu phong phủ mờ, Đền Bạch Mã trở thành một điểm nhấn đẹp đẽ trong bức tranh phố cổ Hà Nội.  Ngôi đền còn có tên khác là Bạch Mã tối linh từ, không chỉ là ngôi đền cổ nhất Hà Nội, mà còn là di tích hiếm hoi có lưu lại niên đại khởi dựng, ấy là vào năm 866, tức thế kỷ IX. 

Thời xưa, vào dịp Tết nguyên đán, các vua thường dâng lễ tại Đền Bạch Mã và 3 ngôi đền còn lại trong nhóm Thăng Long tứ trấn để cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, cuộc sống ấm no; và tục này đã được người dân Hà thành duy trì đến tận ngày nay, khi vào những ngày đầu năm mới, Thăng Long tứ trấn luôn tấp nập người đi cúng lễ, cầu an.

Vào năm 1986, Đền Bạch Mã được xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia và trở thành nguồn tư liệu quý để nghiên cứu, tìm hiểu về Thăng Long – Hà Nội.

Hàng năm, Đền Bạch Mã là nơi tổ chức Lễ hội Đền Bạch Mã vào ngày 12 và 13 tháng 2 âm lịch, để suy tôn thần Long Đỗ với nhiều hoạt động mang ý nghĩa “uống nước nhớ nguồn” hết sức nhân văn của dân tộc.

Trải qua hơn một nghìn năm, ngôi đền đã được trùng tu nhiều lần nhưng vẫn giữ được cảnh quan uy nghiêm và những dấu tích cổ hiếm thấy, mang những giá trị văn hóa lịch sử vô cùng đặc biệt, và là điểm đến không thể bỏ qua khi đến du lịch Hà Nội.

Đền Bạch Mã khi xưa thuộc địa dư phường Hà Khẩu, tổng Đông Thọ, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, kinh thành Thăng Long. Vị trí này nằm bên bờ sông Hồng, cạnh cửa sông Tô Lịch, thuộc phía Đông kinh thành. Nay, Đền Bạch Mã tọa lạc tại địa chỉ là số 76 phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

Di chuyển đến Đền Bạch Mã không hề khó tí nào, vì ngôi đền nằm ở trung tâm quận Hoàn Kiếm, ngay khu phố cổ.

Nếu sử dụng phương tiện cá nhân, từ hồ Hoàn Kiếm, bạn theo đường Lê Thái Tổ đi về hướng phố Hàng Trống. Sau đó, rẽ trái tại phố Hàng Khay, sau đó là đường Đinh Tiên Hoàng. Đi qua bùng binh, tiếp tục đi theo phố Hàng Đào đến khi gặp phố Hàng Buồm thì rẽ phải.

Còn nếu đi bằng xe buýt, bạn có thể chọn một trong số các tuyến số: 01, 14CT, 18, 22A, 34, 18, 43 có điểm dừng gần Đền Bạch Mã.

Ngoài ra, dịch vụ xe riêng có kèm tài xế của Klook sẽ đưa bạn đi đến bất kỳ điểm tham quan nào mà bạn muốn, với lịch trình và thời gian hoàn toàn chủ động. Và vi vu qua Đền Bạch Mã cùng các địa danh văn hóa, các di tích lịch sử khác của thủ đô Hà Nội trên một chiếc xe buýt hai tầng màu đỏ cũng là ý tưởng tuyệt vời đó nha. Bạn có thể tham gia chuyến xe tham quan Hà Thành bằng cách đặt vé nhanh chóng - tiện lợi - tiết kiệm ngay trên nền tảng Klook.

Thuê Xe Riêng Tham Quan Hà Nội

Mua Vé Xe Buýt Ngắm Cảnh Hà Nội

Hiện tại, Đền Bạch Mã đón khách từ 9h00 – 17h30 tất cả các ngày trong tuần. Riêng vào đêm Giao thừa, đền sẽ mở cửa suốt đêm để tiện cho khách tham quan ghé thăm, cùng tận hưởng không gian hoài cổ trong âm hưởng hân hoan của ngày đầu năm mới.

Đền Bạch Mã là ngôi đền có lịch sử lâu đời bậc nhất ở đất Thăng Long, gắn liền với nhiều huyền thoại, truyền thuyết, sử tích kỳ thú về thần Long Đỗ. Một trong những câu chuyện ly kỳ được dân gian truyền tụng nhiều nhất là việc phá trấn yểm của Cao Biền.

Theo hai cuốn sách cổ: Lĩnh Nam chích quái và Việt điện u linh tập, vào cuối thời Đường, trước sự phản kháng của dân Đại Việt với đô hộ phương Bắc ngày càng tăng lên, Cao Biền được triều Đường cử sang làm tiết độ sứ ở Giao Châu để cai trị dân Việt và cho xây đắp thành Đại La. 

Tiết độ sứ Cao Biền được cho là người tài phép vô biên, có khả năng trấn yểm hết những vùng long mạch (đất tốt) hòng kiềm hãm người Việt mãi mãi.

Một lần, khi Cao Biền đang dạo chơi ở cửa Đông của thánh, từ đâu xuất hiện một vị thần ngồi uy nghi trên lưng rồng vàng lượn quanh thành. Cao Biền cho đó là yêu tinh, yêu quái nên muốn lập đàn cầu đảo trấn áp. 

Đêm đó, Cao Biền nằm mơ thấy vị thần ấy nói mình là Long Đỗ vượng khí, không phải yêu khí, thấy thành phủ mới xây nên chỉ muốn đến xem. Tuy nhiên, Cao Biền vẫn hoài nghi, nên cho lập pháp đàn, đắp tượng, lấy nghìn cân sắt làm bùa trấn yếm. 

Đêm hôm sau, trời đất tối đen, mưa gió dữ dội, đốt bùa sắt thành tro bụi. Trước sự việc này, Cao Biền giận dữ và quyết định quay về Bắc; còn người dân lập đền thờ thần Long Đỗ.

Gần 200 năm sau, khi Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Đại La và đổi tên thành Thăng Long, triều đình muốn mở rộng phủ thành nhưng cứ đắp xong thị lại sụt lở, bèn đến đền Long Đỗ để cầu khẩn.

Quả nhiên, đêm hôm đó, vua Lý Thái Tổ được thần Long Đỗ làm mộng báo rằng, sẽ có con ngựa trắng từ đền đi theo hướng Tây rồi vòng về hướng Đông rồi trở về điểm xuất phát, nhà vua cứ cho xây dựng theo vết chân ngựa để lại thì sẽ không bị sụt lở nữa. 

Thật vậy, sau khi đắp thành thành công, vua Lỹ Thái Tổ đã tạc tượng ngựa trắng để thờ và sắc phong cho thần làm Quốc đô Định bang Thành hoàng Đại vương, tức là Thành hoàng của cả thành Thăng Long. Ngôi đền từ đó còn được gọi là Đền Bạch Mã.

Tại Hà Nội nói riêng và tại Việt Nam nói chung, có nhiều di tích thờ đa thần nhưng rất ít nơi thờ độc thần, và Đền Bạch Mã là một trong số đó. Nơi đây thờ duy nhất một vị thần Long Đỗ – Bạch Mã Đại vương. 

Một điều thú vị là, thần Long Đỗ không chỉ được thờ ở Đền Bạch Mã, mà còn xuất hiện ở một số di tích khác. Riêng ở nội thành Hà Nội đã có đến 11 di tích thờ vị thần linh thiêng này, chứng tỏ vai trò vô cùng to lớn của Đền Bạch Mã trong đời sống tinh thần của người Việt cũng như trong văn hóa của dân tộc.

Vào các ngày rằm của tháng, hoặc mùng 1 âm lịch, hay vào dịp đầu năm mới người dân thường đến Đền Bạch Mã để khấn vái cầu xin cho gia đạo bình an, gặp nhiều may mắn và thuận lợi. Sau khi dâng lễ, thắp hương, bạn có thể đọc văn khấn trước các ban thờ, hoặc chỉ cần đặt văn khấn lên một cái đĩa nhỏ, rồi đặt vào mâm lễ dâng cúng. Khi thực hiện lễ hóa vàng thì phải hóa văn khấn trước. Tiếp đó, trong khi đợi hết một tuần nhang thì bạn có thể đi tham quan khuôn viên Đền Bạch Mã.

Khi đến thăm Đền Bạch Mã, bạn sẽ bị choáng ngợp bởi một vẻ đẹp kiến trúc chứa đựng trí tuệ và đời sống tinh thần phong phú của người Việt ngày xưa.

Qua nhiều đợt trùng tu, kiến trúc đền hiện nay chủ yếu mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn vào thế kỷ 19 với cấu trúc theo chiều dọc, khép kín, bao gồm: nghi môn, phương đình (sân trước), đại bái (đình ngoài), thiên hương, cung cấm (nơi thờ tượng thần Bạch Mã) và nhà hội đồng. 

Đền xây dựng theo hình chữ “tam” trên khu đất rộng gần 600m2, quay mặt về hướng Nam. Mở cửa bước vào là phương đình được tôn tạo từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX – khi chỉ còn 4 cột và 2 tầng 8 mái, một tam bảo và hơn 13 hoành phi. Họa tiết trạm trổ trên các ô cửa đền khá giống với phong cách kiến trúc của phương đình của Hội quán Quảng Đông ở Hội An, và nhiều mảng chạm mang dấu tích của người Hoa vẫn còn tồn tại trong Đền Bạch Mã. Ngoài ra, hai bên phương đình còn có miếu thờ Tề Vương Phi và Bể Núi.

Tiến vào bên trong, bạn sẽ thấy Đền Bạch Mã còn giữ được rất nhiều yếu tố kiến trúc cổ truyền được thể hiện qua những cột gỗ lim được điêu khắc tinh xảo và các mái đỡ, tạo thành thế “giá chiêng chồng rường con nhị” và “hệ cùng 3 phương”. Chính lối kiến trúc cổ này đã giúp cho Đền Bạch Mã có sự vững chãi bất chấp thời gian.

Đặc biệt, gần như không còn đền chùa nào giữ được huyệt thông âm như Đền Bạch Mã. Đó là một cái giếng ở phía bên phải đền, một thứ quan trọng theo quan điểm tả dương hữu âm, và giếng huyệt chính là âm. Đền Bạch Mã lưu giữ 15 tấm bia đá tạc lại những lần tu sửa đền, các quy định của chúa Trịnh trong miễn thuế, sưu dịch để trông nom đền, cùng nhiều di vật cổ có giá trị như: sắc phong của nhiều vị vua triều Lê, Tây Sơn hay triều Nguyễn, kiệu thờ, hạc thờ, đôi phỗng, v.v.

Từ khi hình thành, Hàng Buồm là nơi tập trung nhiều hiệu ăn sang trọng, nổi tiếng nhất Hà Nội, đặc biệt là vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.

Giờ đây, phố Hàng Buồm là thiên đường ẩm thực với vô vàn món ngon Hà Nội, những quán café đông khách. Không khí ở đây lúc nào cũng náo nhiệt, vui vẻ, đặc biệt là vào những ngày cuối tuần, khi Phố đi bộ Hà Nội bắt đầu lên đèn.

Bên cạnh đó, chỉ mất 3 phút đi bộ là bạn đã check-in được con phố không ngủ Tạ Hiện, làm vài cốc bia, nhắm vài miếng mồi rồi hẵng về cũng được phải không!

Nếu bạn muốn lưu trú ở khu vực gần hồ Hoàn Kiếm thì quá dễ dàng. Có rất nhiều khách sạn Hà Nội, homestay Hà Nội sang trọng, tiện nghi, giá cả lại mềm cho bạn lựa chọn. Chỉ cần đặt phòng khách sạn Hà Nội và áp dụng mã giảm giá độc quyền dành riêng cho #teamKlook là bạn đã có một chỗ ở thật “xịn xò” rồi. Lưu trú tại khu vực này, #teamKlook có thể chiêm ngưỡng khía cạnh hoài cổ của thủ đô và tự mình trải nghiệm nếp sinh hoạt rất riêng của người dân Hà Nội. Tất nhiên, không thể nào bỏ lỡ các món ăn ngon, đồ thủ công tinh xảo và những sự kiện văn hoá, nghệ thuật thường xuyên được tổ chức gần đó.

Tiết Kiệm 50%++ Khi Đặt Phòng Trên Klook

Nhập Mã BETTERONAPP Giảm Đến 230K

  • Địa chỉ: 31 ngõ Hàng Hành, phố Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

  • Giá tham khảo: từ 591.000đ/đêm

  • Địa chỉ: 20 đường Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

  • Giá tham khảo: từ 781.000đ/đêm

  • Địa chỉ: 80 phố Hàng Gà, phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

  • Giá tham khảo: từ 553.000đ/đêm

  • Địa chỉ: 36 ngõ Hàng Hương, phố Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

  • Giá tham khảo: từ 195.000đ/đêm

  • Địa chỉ: 95 phố Hàng Chiếu, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

  • Giá tham khảo: từ 426.000đ/đêm

Có lẽ, không đâu trên nước Việt Nam có nhiều đền, chùa, đình, miếu như ở Hà Nội. Mảnh đất nghìn năm văn hiến ấy đã chứng kiến những sự đổi thay của dân tộc Việt Nam qua biết bao thời kỳ lịch sử. Nếu có dịp lang thang ở Hà Nội trong một ngày, #teamKlook có thể làm một tour Tứ trấn Thăng Long, bao gồm: Đền Bạch Mã, Đền Quán Thánh, Đền Kim Liên, Đền Voi Phục, và đặc biệt là Hoàng thành Thăng Long – nơi khởi nguồn lịch sử của vùng đất kinh kỳ.

Đi theo theo tiếng gọi của quê cha đất tổ để vi vu Đền Bạch Mã Hà Nội thôi!