Dĩ dật đãi lao nghĩa là gì

Yếu quyết của chiêu:

Dùng chiêu này khi ta có lợi thế được chọn thời gian và địa điểm cho trận đánh. Nhất là khi địch lại không biết về hai điều này. Bằng cách đó, ta sẽ dẫn dụ địch tiêu hao năng lượng cho những mục tiêu không có thật trong khi ta giữ gìn mọi nguồn lực. Khi địch đã tổn hao, mệt mỏi và bắt đầu nhầm lẫn, ta tấn công toàn lực với năng lượng nguyên vẹn và với mục tiêu rõ ràng.

Vậy sự khác biệt của Dĩ Dật Đãi Lao với Ôm Cây Đợi Thỏ là gì. Đó là sự chờ đợi tích cực (Actively Waiting). Tức là khi ta chờ đợi, không phải là đi ngủ, đi chè chén, bù khú đắm đuối trong lạc thú. Có nhiều bạn trẻ mà tôi gặp lúc nào cũng ra rả nói là mình chưa thành công vì còn đang chờ thời, nên mải mê ăn chơi, rồi than vãn sinh bất phùng thời. Với những người như thế, sinh vào thời nào cũng là nhầm cả. Do đó bài học thứ nhất của Dĩ Dật Đãi Lao, là chờ đợi một cách tích cực, chuẩn bị tri thức, vốn, quan hệ vv… đợi thời điểm tới là đánh, đánh chuẩn, đánh mạnh, đánh nhanh.

Về căn bản mà nói, Dĩ Dật Đãi Lao có 2 tiêu chí quan trọng là Thời điểm và điểm đối đầu (Timing and Positioning). Ta tạo ra nhiều mục tiêu giả, khiến cho địch hao tổn sức lực, trí lực, mệt mỏi tới không còn sáng suốt. Sau đó lựa chọn đúng vị trí tấn công mà ta tối ưu hóa được nguồn lực của mình trong khi địch lại bị hạn chế nhất. Đó chính là căn bản của sử dụng thành công chiêu thức này.

Ví dụ trong kinh doanh:

Máy nghe nhạc MP3 không phải do Apple sáng tạo ra đầu tiên. Đồng hồ điện tử không phải do Casio làm ra đầu tiên. Nhưng trong cả hai trường hợp này, Apple và Casio đều đợi thị trường sẵn sàng, khi mà các đối thủ chán nản vì chẳng còn thú vị nữa, tung ra sản phẩm cạnh tranh trên chức năng chưa từng có trước đó. Họ tận dụng thời gian để nghiên cứu về những gì những sản phẩm lúc đó không đem lại được cho khách hàng ví dụ như personal identity, fashion effect etc.

Ngoài ra, đôi khi ta thấy đối thủ của ta phạm sai lầm. Ta phải cố gắng giúp đối thủ tiến sâu hơn vào sai lầm ấy nếu có thể, để nó chóng cạn kiệt nguồn lực hơn. Ví dụ như công ty A đang muốn mua lại công ty B có chủ ham cờ bạc. A liền sử dụng liệu pháp giúp cho chủ công ty B có thêm nhiều bạn cờ bạc, tham gia vào nhiều chiếu bạc hơn. Đến khi B khánh kiệt thì A mua lại với giá rẻ. Napoleon Bonaparte đã từng nói: “Đừng bao giờ đánh động kẻ thù, khi mà hắn đang mắc sai lầm” ý cũng là như vậy.

Một ví dụ khác. Tôi có một người bạn. Lúc trẻ, cậu ấy yêu một cô bé. Hai đứa chúng nó đi chơi với nhau chán chê mê mỏi rồi. Nhìn vào mắt là biết chúng nó mê nhau rồi. Ấy thế mà lần nào tỏ tình cũng bị từ chối, nào là em không biết, em chưa sẵn sàng này nọ. Bí lắm, cậu ấy hỏi tôi là nên làm thế nào. Tôi bảo: dễ mà, cứ thế…. cứ thế…..

Thế là cậu ta đầu tiên là tiếp tục thực hiện việc đi chơi, lần này chỉ là làm sao cho nàng thật là vui, ngày nào cũng tràn niềm vui nhưng ko hề đụng chạm, giữ khoảng cách thật tốt, không vòi vĩnh gì cả. Sau một tuần, tự nhiên biến mất, nàng kia ko làm sao liên lạc được, gọi tìm khắp nơi, gọi cả cho tôi vì biết tôi là bạn. Tôi bảo cô gái ấy: anh vừa thấy nó ngồi ở công viên A, mặt như thằng mất hồn ấy, cách đây có 15 phút thôi. Thế là cô nàng lao ra đó và chuyện kết thúc bằng những nụ hôn. Giờ họ lấy nhau và đẻ mấy đứa rồi ấy.

Sau hai ví dụ trên, chúng ta lại phải nhìn lại những điều kiện nào để thực hiện mưu kế này. Thứ nhất, ta phải có quyền lựa chọn thời gian và địa điểm của trận đánh. Thứ hai, ta phải không thiếu thời gian cho chính ta khi chuẩn bị cho trận đánh. Thứ ba, ta phải biết là địch có thể cạn kiệt hay không thì mới được. Thiếu mấy điều kiện này thì khó có thể dùng chiêu thức này được.

Có chuyện kể thế này, có anh nọ muốn lấy vợ hai, nhưng ko biết làm sao liền đi hỏi một ông quân sư nọ có vẻ giỏi binh pháp. Ông kia bảo cho cậu một kế: về, ngày cứ đè nó ra làm mấy nhát. Nó mệt mỏi mà chết thế là mày có thể lấy vợ hai. Hai tháng sau, lão quân sư tới thăm nhà anh kia. Cô vợ béo tốt phơi phới chạy ra: bác, bác vào chơi, em đi bắt gà đãi bác, chả biết làm sao từ ngày nhà em qua nhà bác về, nhà em hạnh phúc hẳn lên bác ạ. Bác ngồi chơi, em lấy cái xe đẩy đỡ nhà em ra tiếp chuyện bác nhé.

Đừng có dùng kế Dĩ Dật Đãi Lao với mấy đứa không biết mệt là gì nhé.

(David Nguyen)

36 Kế Binh Pháp Tôn Tử 4 Dĩ Dật Đãi Lao

36 Kế Binh Pháp Tôn Tử 4 Dĩ Dật Đãi Lao

Dĩ dật đãi lao nghĩa là gì
36 Kế Binh Pháp Tôn Tử

Lấy nhàn để đối phó với mỏi mệt



Trong Trận Phì Thủy, Phù Kiên đem một triệu quân tấn công nhà Tấn. Tuy nhiên Tạ An, Tạ Huyền nắm vững tinh thần Dĩ dật đãi lao nên dùng quân Tấn ít hơn nhưng tinh nhuệ, có trật tự, được nghỉ ngơi, đánh cho Phù Kiên đại bại.

Kế “Dĩ dật đãi lao” là lấy sự thanh thản để đối phó với hấp tấp, nhọc nhằn; dưỡng sức mà đợi kẻ phí sức. Kế này viết ở trong thiên “Quân Tranh” của bộ “Tôn Tử Binh Pháp“: “Lấy gần đợi xa, lấy nhàn đợi mệt” nghĩa là trên chiến thuật phải tìm nắm trước địa vị chủ động để ứng phó với mọi tấn công của địch. Cũng có ý nói nên chuẩn bị chu đáo, dễ dàng lấy cái thế bình tĩnh xem xét tình hình biến hóa mà quyết định chiến lược, chiến thuật. Đợi địch mỏi mệt, tỏa chiết bớt nhuệ khí rồi mới thừa cơ xuất kích.

Tôn Tử gọi thế là: “Ẩn sâu dưới chín từng đất, hành động trên chín từng trời“.

Sử dụng sách lược này đòi hỏi thái độ tuyệt đối trầm tĩnh ứng biến, đo được ý kẻ thù, hoàn cảnh kẻ thù, thực lực kẻ thù. Nếu thời cơ chưa chín thì đứng yên như trái núi. Khi cơ hội vừa tới thì lập tức lấp sông, chuyển bể. Tư Mã Ý ngăn Gia Cát Lượng ở Kỳ Sơn, Chu Du phóng hỏa tại Xích Bích, Tào Tháo đại phá Viên Thiệu nơi Quan Độ, Tạ Huyền đuổi Bồ Kiên ở Phi Thủy,.. Tất cả đều lấy ít đánh nhiều, thế kém vượt thế khỏe. Tất cả đều là kết quả sử dụng tài tình sách lược “Dĩ dật đãi lao”.

Phan Ngọc Lợi chia sẻ Bộ 36 Kế Binh Pháp Tô Tử