Dịch vụ cầm sổ bảo hiểm xã hội

Những khó khăn về vấn đề tài chính, đặc biệt trong tình hình dịch bệnh Covid 19 hiện nay đã dẫn đến sự hình thành của nhiều hình thức cho vay vốn mới. Trong đó, sổ bảo hiểm xã hội, một loại “tài sản” đặc biệt của người lao động, cũng trở thành loại hồ sơ có thể cầm cố vay tiền. Tuy nhiên, liệu việc nhận cầm sổ Bảo hiểm xã hội có trái với quy định của pháp luật hay không? Và những rủi ro có thể có của loại hình vay này là gì?

Nhận cầm sổ bảo hiểm xã hội như thế nào?Cầm sổ bảo hiểm xã hội

Theo quy định pháp luật, cầm sổ Bảo hiểm xã hội có được không?

Thông tin cơ bản về bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Bảo hiểm xã hội gồm 2 loại chính:

  • Bảo hiểm xã hội bắt buộc: Là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. Bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm các chế độ sau đây: Ốm đau; Thai sản; Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hưu trí; Tử Tuất.
  • Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Không bắt buộc nhưng được khuyến khích tham gia, gồm 2 chế độ là hưu trí và tử tuất.

Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có sự chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm.

Lợi ích của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là:

  • Được tham gia và hưởng các chế độ theo Luật BHXH.
  • Được cấp và quản lý sổ BHXH và nhận lại sổ khi không còn làm việc.
  • Nhận lương hưu và trợ cấp đầy đủ, kịp thời theo các hình thức sau: Nhận trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc tổ chức dịch vụ được ủy quyền; Nhận thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng; Nhận thông qua công ty, tổ chức nơi làm việc hay người sử dụng lao động.
  • Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp: đang hưởng lương hưu, nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản, nhận con nuôi, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hay trợ cấp ốm đau.
  • Được thanh toán chi phí giám định mức suy giảm khả năng lao động nếu đủ điều kiện hưởng BHXH.
  • Ủy quyền nhận lương hưu, trợ cấp BHXH cho người khác.
  • Được cung cấp thông tin về đóng BHXH theo định kỳ.
  • Người tham gia được khiếu nại, tố cáo và khởi kiện BHXH theo quy định pháp luật.

Vậy pháp luật có cho phép cầm cố Bảo hiểm xã hội không?

Theo Luật Bảo hiểm xã hội, sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm. Đồng thời là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định. Người lao động phải có trách nhiệm bảo quản sổ bảo hiểm xã hội. Từ đó, góp phần ngăn ngừa tình trạng người lao động bị trích trừ tiền lương để đóng BHXH nhưng chủ sử dụng lao động không nộp tiền về cơ quan BHXH, trốn trách nhiệm đóng thuộc chủ sử dụng và phần đóng của người lao động mà họ không biết.

Nhận cầm bảo hiểm xã hội có trái luật không?Cầm và nhận cầm sổ bảo hiểm xã hội có bị pháp luật cấm?

Bên cạnh đó, việc người lao động được tự quản lý sổ BHXH của mình sẽ giúp người sử dụng lao động tiết kiệm được chi phí, thời gian và nhân lực làm công tác quản lý  sổ. Nhưng vô hình chung, một bộ phận người lao động lại lợi dụng điều này và đem sổ BHXH đi cầm cố để thực hiện các hợp đồng tín dụng và vay tiền.

Theo quy định của pháp luật, sổ BHXH không phải là đối tượng tài sản được cầm cố, thế chấp hoặc mua bán dưới bất kỳ hình thức nào. Trường hợp người lao động mang sổ BHXH đi cầm cố, sau đó làm thủ tục kê khai sổ BHXH bị mất, hư hỏng để xin cấp lại, đã thuộc trường hợp kê khai không đúng sự thật. Vì vậy sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đồng thời không được cấp lại sổ mới( sổ mới chỉ được cấp lại cho trường hợp hỏng hay mất).

Các hình thức cầm sổ bảo hiểm xã hội hiện nay

Hiện nay có 2 hình thức cầm cố phổ biến hiện nay là:

Cầm sổ bảo hiểm xã hội trực tiếp

Những tiệm cầm đồ phân bổ khá tập trung tại khu vực lân cận các công xưởng, nơi có số lượng người lao động lớn. Ngoại trừ nhận cầm tài sản có giá trị, thì những tiệm cầm đồ này còn nhận cầm giấy tờ tùy thân các loại như CMND, bằng lái… và kể cả sổ bảo hiểm xã hội. Người cầm sổ bảo hiểm phải là người không có dính tiền án, tiền sự hoặc đang chịu án treo của pháp luật Việt Nam.

Cầm sổ bảo hiểm xã hội trực tiếp tại Bình Dương, Long An, Đồng Nai…

Cầm sổ bảo hiểm xã hội online

Cầm sổ bảo hiểm xã hội online là một trong những hình thức cầm sổ đang có xu hướng phát triển nhanh hiện nay thông qua nền tảng mạng internet. Không khó để bắt gặp các trang web cầm đồ với những dòng quảng cáo đánh vào tâm lý ”cần tiền gấp” của những người đang gặp khó khăn về tài chính. Chỉ cần liên lạc đến số điện thoại trên trang web, fanpage, zalo… chủ sổ bảo hiểm sẽ được hướng dẫn chi tiết cách cầm sổ đồng thời hẹn gặp trực tiếp để tiến hành giao dịch.

Đối với cả 2 hình thức này thì sổ bảo hiểm xã hội là vật cầm cố bắt buộc, còn các giấy tờ tùy thân hoặc tài sản thế chấp khác sẽ có tác dụng trong việc nâng cao hạn mức vay. Sau khi kiểm tra đầy đủ thông tin, khách hàng sẽ nhận được khoản vay theo nhu cầu của mình. Giải ngân bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản sau khi hoàn tất thủ tục kiểm duyệt các loại hồ sơ liên quan.

Hạn mức cầm sổ Bảo hiểm xã hội là bao nhiêu?

Trên thị trường hiện nay, hạn mức cho vay cầm sổ bảo hiểm xã hội dao động từ 5 triệu-15 triệu đồng. Mức độ dao động của khoản tiền tùy thuộc vào nhu cầu vốn, thời gian chủ sở hữu tham gia bảo hiểm xã hội và nơi cầm sổ.

Nếu có các giấy tờ tùy thân khác như CMND, thẻ sinh viên, thẻ căn cước, sổ hộ khẩu, bằng lái xe, cavet xe, v.v… sẽ được hỗ trợ vay thêm từ 10 đến 30 triệu đồng.

Ngoài ra, nếu bạn có tài sản khác có thể thế chấp như ô tô, bất động sản, trang sức… thì khoản vay sẽ được duyệt nâng lên tùy theo giá trị tài sản.

Cầm sổ bảo hiểm xã hội được bao nhiêu tiền? (Nguồn: Internet)

Cầm sổ bảo hiểm xã hội có lãi suất như thế nào?

Nhiều người đã mang sổ BHXH của mình để cầm cố, thế chấp, thậm chí bán sổ để lấy tiền chi tiêu khi túng thiếu. Nắm bắt nhu cầu này, nhiều người làm dịch vụ thu gom sổ đã nâng mức lãi suất, nói cách khác, hình thức cho vay này là một “biến tướng” của nạn cho vay lãi suất cao.

Lãi suất cho vay cầm cố thường cao hơn lãi suất thế chấp tại ngân hàng. Mức lãi suất này đã bao gồm phí dịch vụ, tức là khoản phí giúp cho thủ tục mượn tiền nhanh chóng hơn và đơn giản hơn. Mỗi đơn vị cho vay sẽ có mức lãi suất khác nhau, nhưng theo mặt bằng chung, con số này đạt mức tối thiểu là 6%/năm và tối đa là 13%/năm. Vì vậy, trước khi mang sổ đi cầm cố thì người chủ sở hữu sổ thường tham khảo lãi suất mặt bằng này.

Người lao động sẽ gặp rủi ro gì khi cầm sổ Bảo hiểm xã hội?

Tưởng chừng đơn giản, nhanh chóng nhưng hình thức vay vốn này cũng tiềm ẩn một số rủi ro sau:

  • Vì lãi suất là không cố định giữa các đơn vị cho vay nên người cầm dễ bị ép giá nếu không nghiên cứu, tham khảo trước. Ngoài ra người lao động còn có thể gặp phải các cơ sở cho vay không uy tín dẫn đến “ tiền mất tật mang”.
  • Số tiền người lao động nhận được hẳn nhiên sẽ thấp hơn số tiền đáng ra họ sẽ nhận được (sau khi trừ phí dịch vụ). Khoản trừ này có khi là vài triệu đồng, nhưng với người lao động thâm niên ít  thì rơi vào khoản 40-50% khoản tiền. Đây là khoản lợi không nhỏ cho những đơn vị nhận cầm hàng chục, hàng trăm sổ BHXH.
  • Người lao động sẽ phải chịu trách nhiệm pháp luật: Việc cầm cố sổ bảo hiểm xã hội, sau đó làm thủ tục kê khai sổ BHXH bị mất, hư hỏng để xin cấp lại, đã thuộc trường hợp kê khai không đúng sự thật. Hành vi này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 500.000 đến 1.000.000 đồng, đồng thời sẽ bị từ chối cấp lại sổ.
  • Khi giải quyết hưởng BHXH một lần phải kiểm tra, đối chiếu các yếu tố về nhân thân, số sổ BHXH, dữ liệu về quá trình đóng BHXH của người lao động trên phần mềm, nên chỉ giải quyết chế độ 1 lần, không thể giải quyết trùng lần nữa được.
  • Chỉ người nào tham gia bảo hiểm xã hội thì người đó hoặc thân nhân của họ mới được hưởng quyền lợi liên quan. Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm mà gặp rủi ro (trong thời gian chưa hưởng BHXH một lần mà qua đời) thì thân nhân của họ mới được hưởng chế độ tử tuất còn người nhận cầm cố sổ BHXH sẽ không được hưởng.
Rủi ro khi cầm và nhận cầm sổ bảo hiểm xã hội

Hẳn bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về việc nhận cầm sổ bảo hiểm xã hội. Trong bất kì trường hợp nào, hãy luôn coi bảo hiểm xã hội là tài sản đặc biệt, không thể tách rời. Đồng thời chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật đối với bảo hiểm, cũng chính là bảo vệ quyền lợi của người lao động.