Dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng là gì

Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, công nghiệp hoá hiện tại hoá hiện nay thì viễn thông cũng phát triển vượt trội. Ngành viễn thông đã và đang là một trong những ngành đi đầu trong nền kinh tế tại Việt Nam, bởi lẽ nhu cầu của người dân ngày một tăng vào, viễn thông mang lại rất nhiều lợi ích cả về kinh tế và tiết kiệm được thời gian. Vậy Viễn thông là gì? Pháp luật quy định như thế nào? Để bạn đọc hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ hướng dẫn qua bài viết dưới đây: Viễn thông là gì? [Cập nhật 2022].

Viễn thông là gì? [Cập nhật 2022]

Theo quy định tại khoản 1 điều 3 Luật Viễn thông 2009 quy định:

“ Viễn thông là việc gửi, truyền, nhận và xử lý ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng thông tin khác bằng đường cáp, sóng vô tuyến điện, phương tiện quang học và phương tiện điện từ khác.”

Theo quy định trên thì viễn thông được hiểu là việc gửi, truyền, nhận và xử lý ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng thông tin. Phương tiện để thực hiện những hoạt động này bao gồm đường cáp, sóng vô tuyến điện, phương tiện quang học và phương tiện điện từ khác. Ngay từ thời xa xưa, viễn thông đã được biểu hiện ở việc con người sử dụng các tín hiệu khác nhau để truyền thông tin như tín hiệu cờ, tín hiệu đèn, tín hiệu khói, tín hiệu âm thanh như tiếng tù, tiếng còi hoặc tiếng trống. Còn ở thời hiện đại, viễn thông được biểu hiện qua quá trình hoạt động của các thiết bị điện như điện thoại, máy điện báo, máy telex và các hệ thống vô tuyến, sợi quang có kết hợp với internet và vệ tinh thông tin. Ngày nay, trong bối cảnh sự phát triển mạnh mẽ của tất cả các lĩnh vực, trong đó có viễn thông. Với nhiệm vụ giúp con người truyền thông tin đi một cách chính xác, bảo mật tốt và nhanh chóng. Bên cạnh đó, viễn thông cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho sự hình thành và phát triển của truyền thông.

2. Dịch vụ viễn thông là gì?

Khoản 7 điều 3 Luật Viễn thông 2009 quy định:

“ Dịch vụ viễn thông là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa hai hoặc một nhóm người sử dụng dịch vụ viễn thông, bao gồm dịch vụ cơ bản và dịch vụ giá trị gia tăng.”

Các loại dịch vụ viễn thông: Các loại dịch vụ viễn thông được quy định tại điều 3 Thông tư 05/2012/TT-BTTTT, cụ thể như sau: – Theo đặc điểm công nghệ, phương thức truyền dẫn của mạng viễn thông, các dịch vụ viễn thông cơ bản và giá trị gia tăng quy định tại Điều 9 Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông được kết hợp với nhau thành các loại hình dịch vụ cụ thể sau đây: + Dịch vụ viễn thông cố định bao gồm dịch vụ viễn thông cố định mặt đất, dịch vụ viễn thông cố định vệ tinh; + Dịch vụ viễn thông di động bao gồm dịch vụ viễn thông di động mặt đất, dịch vụ viễn thông di động vệ tinh, dịch vụ viễn thông di động hàng hải, dịch vụ viễn thông di động hàng không. – Theo hình thức thanh toán giá cước, các dịch vụ viễn thông được phân thành dịch vụ trả trước và dịch vụ trả sau. + Dịch vụ trả trước là dịch vụ mà người sử dụng dịch vụ viễn thông thanh toán giá cước sử dụng dịch vụ trước khi sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận giữa hai bên; + Dịch vụ trả sau là dịch vụ mà người sử dụng dịch vụ viễn thông thanh toán giá cước sử dụng dịch vụ sau khi sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận giữa hai bên. – Theo phạm vi liên lạc, các dịch vụ viễn thông được phân thành dịch vụ nội mạng và dịch vụ liên mạng. + Dịch vụ nội mạng là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa những người sử dụng dịch vụ của cùng một mạng viễn thông; + Dịch vụ liên mạng là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa những người sử dụng dịch vụ của các mạng viễn thông khác nhau. Các mạng viễn thông khác nhau là các mạng viễn thông khác loại của cùng một doanh nghiệp viễn thông hoặc các mạng viễn thông của các doanh nghiệp viễn thông khác nhau. – Dịch vụ viễn thông cộng thêm là dịch vụ tăng thêm tính năng, tiện ích cho người sử dụng dịch vụ viễn thông, là một phần không tách rời và được cung cấp cùng với các dịch vụ viễn thông cơ bản và giá trị gia tăng. – Các dịch vụ viễn thông khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

3. Mạng viễn thông là gì?

Mạng viễn thông là một nhóm các nút được kết nối với nhau bằng các liên kết viễn thông được sử dụng để trao đổi thông điệp giữa các nút. Các liên kết có thể sử dụng nhiều công nghệ khác nhau dựa trên các phương pháp luận của chuyển mạch kênh, chuyển mạch bản tin hoặc chuyển mạch gói để chuyển các bản tin và tín hiệu. Nhiều nút có thể hợp tác để chuyển thông điệp từ một nút gốc đến nút đích, thông qua nhiều bước nhảy mạng. Đối với chức năng định tuyến này, mỗi nút trong mạng được gán một địa chỉ mạng để nhận dạng và định vị nó trên mạng. Tập hợp các địa chỉ trong mạng được gọi là không gian địa chỉ của mạng. Ví dụ về mạng viễn thông bao gồm mạng máy tính, Internet, mạng điện thoại chuyển mạch công cộng [PSTN], mạng Telex toàn cầu, mạng ACARS hàng không, và các mạng vô tuyến không dây của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông điện thoại di động. Mạng viễn thông, hệ thống liên kết và chuyển mạch điện tử, và các điều khiển chi phối hoạt động của chúng, cho phép truyền và trao đổi dữ liệu giữa nhiều người dùng. Khi một số người sử dụng phương tiện viễn thông muốn liên lạc với nhau, chúng phải được tổ chức thành một số dạng mạng. Về lý thuyết, mỗi người dùng có thể được cung cấp một liên kết điểm-điểm trực tiếp đến tất cả những người dùng khác trong cái được gọi là cấu trúc liên kết được kết nối đầy đủ [tương tự như các kết nối được sử dụng trong những ngày đầu tiên của điện thoại], nhưng trên thực tế kỹ thuật này là không thực tế và đắt tiền – đặc biệt là đối với một mạng lớn và phân tán. Hơn nữa, phương pháp này không hiệu quả, vì hầu hết các liên kết sẽ không hoạt động tại bất kỳ thời điểm nào. Các mạng viễn thông hiện đại tránh những vấn đề này bằng cách thiết lập một mạng lưới chuyển mạch hoặc nút được liên kết, sao cho mỗi người dùng được kết nối với một trong các nút. Mỗi liên kết trong một mạng như vậy được gọi là một kênh truyền thông. Có thể sử dụng dây, cáp quang và sóng vô tuyến cho các kênh liên lạc khác nhau.

4. Một số câu hỏi thường gặp

Vai trò ngành viễn thông hiện nay?

5 vai trò chính của ngành viễn thông: [1] Viễn thông là ngành thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế; [2] Viễn thông là ngành có đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế; [3] Viễn thông là công cụ hỗ trợ công tác quản lý đất nước; [4] Viễn thông góp phần mở rộng hợp tác quốc tế và đẩy nhanh quá trình hiện đại hoá – công nghiệp hoá đất nước; [5] Viễn thông góp phần phát triển văn hoá xã hội và bảo vệ tài nguyên môi trường.

Các Công Ty Viễn Thông Internet Lớn Nhất Tại Việt Nam?

  • Tập đoàn Viễn thông quân đội [Viettel]
  • Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam[VNPT]
  • Công ty Dịch vụ Viễn thông Vinaphone
  • Công ty Thông tin Di động VMS
  • Công ty Cổ phần Viễn thông FPT

Xem thêm: Tiền chất là gì? [Cập nhật 2022] Xem thêm: Pháp trường là gì? [Cập nhật 2022]

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Viễn thông là gì? [Cập nhật 2022]. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

✅ Kiến thức: ⭕ Viễn thông
✅ Cập nhật: ⭐ 2022
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330
✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Chủ Đề