Điểm giống nhau về công nghiệp của hai ttcn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

HƯỚNG DẪN

a) Giống nhau

- Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, là hai đỉnh của tam giác tăng trưởng kinh tế (Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long).

- Có quy mô hàng đầu ở vùng kinh tế trọng điểm phía bắc.

- Thuận lợi về điều kiện kinh tế - xã hội để phát triển công nghiệp (lao động, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kĩ thuật, thị trường, chính sách...).

- Cơ cấu ngành đa dạng, có các ngành chuyên môn hóa.

b) Khác nhau

- Hà Nội: Quy mô lớn hơn; là thủ đô, trung tâm kinh tế của cả nước, có nhiều thuận lợi hơn về điều kiện kinh tế - xã hội; cơ cấu đa dạng hơn, có ngành mà Hải Phòng không có như sản xuất ô tô...

- Hải Phòng: Thành phố cảng, có nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm, vật liệu xây dựng; cơ cấu kém đa dạng hơn, có ngành chuyên môn hóa là đóng tàu.


Page 2

HƯỚNG DẪN

a) Tài nguyên du lịch tự nhiên

- Địa hình (2 di sản thiên nhiên thế giới, 125 bãi biển, 200 hang động).

- Khí hậu (đa dạng, phân hoá); nước (sông, hồ, nước nóng và nước khoáng).

- Sinh vật (hơn 30 vườn quốc gia; động vật hoang dã, thuỷ hải sản).

b) Tài nguyên du lịch nhân văn

- Di tích (4 vạn, trong đó có 2,6 nghìn được xếp hạng; có nhiều các di sản văn hoá thế giới vật thể và phi vật thể...).

- Lễ hội: quanh năm, tập trung vào mùa xuân, nhiều lễ hội lớn thu hút hàng vạn người.

- Các loại tài nguyên du lịch nhân văn khác: làng nghề, văn nghệ dân gian, ẩm thực.


Page 3

HƯỚNG DẪN

a) Điều kiện thuận lợi cho khai thác thuỷ sản

- Đường bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn.

- Vùng biển có nguồn lợi hải sản khá phong phú: Có hơn 2000 loài cá, hon 100 loài tôm, nhiều loài có giá trị xuất khấu cao; nhiều loài rong biển, nhuyễn thể... Ngoài ra, còn có nhiều loài đặc sản như hải sâm, bào ngư, sò, điệp...

- Có nhiều ngư trường, trong đó 4 ngư trường trọng điểm đã được xác định: Cà Mau - Kiên Giang, Ninh Thuận- Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Phòng - Quảng Ninh và ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

b) Điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản

- Dọc bờ biển có nhiều bãi triều, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản nước lợ.

- Ở một số hải đảo có các rạn đá, là nơi tập trung nhiều hải sản có giá trị kinh tế.

- Ven bờ có nhiều đảo, vụng, vịnh tạo điều kiện hình thành các bãi cho cá đẻ.

- Có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, các ô trũng ở vùng đồng bằng có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt.


Page 4

HƯỚNG DẪN

a) Phân tích các điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây công nghiệp ở nước ta

- Địa hình: Đồi núi chiếm 3/4 diện tích, phần lớn là đồi núi thấp và có nhiều cao nguyên, là địa bàn thuận lợi để phát triển các loại cây công nghiệp, đặc biệt nhiều nơi thuận lợi cho việc xây dựng các vùng chuyên canh.

- Đất trồng: Đất feralit chiếm diện tích lớn, có nhỉều loại khác nhau, thích hợp cho trồng nhiều loại cây công nghiệp.

+ Đất đỏ badan: Diện tích trên 2 triệu ha, phân bố tập trung ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, ngoài ra còn có ở Bắc Trung Bộ... thích hợp cho cây cà phê, cao su, hồ tiêu...

+ Đất feralit trên đá phiến và đá mẹ khác: phân bố rộng rãi ở nhiều nơi, thích hợp cho cây chè và các cây khác...

+ Đất đỏ đá vôi: chủ yếu ở Trung du và miền núi phía bắc, thích hợp cho trồng cây công nghiệp ngắn ngày như: đậu tương, thuốc lá...

+ Đất phù sa: tập trung ở các đồng bằng, thích hợp cho nhiều loại cây công nghiệp hàng năm; trên đất mặn, trồng cây cói, dừa...

+ Đất xám phù sa cổ: tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ, thích hợp với một số cây công nghiệp lâu năm như: điều, cao su... và một số cây công nghiệp hàng năm (mía, lạc, đậu tương, thuốc lá...).

- Khí hậu:

+ Nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt lượng lớn, độ ẩm dồi dào... thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp.

+ Sự phân hoá theo chiều bắc - nam, tây - đông và độ cao, tạo điều kiện để trồng nhiều loại cây công nghiệp khác nhau, có cả cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới...

- Nguồn nước: nước mặt, nước ngầm đều dồi dào.

- Sinh vật: Một số giống cây công nghiệp có giá trị cao và thích hợp với điều kiện sinh thái ở nước ta.

b) Việc phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp bao gồm cả công nghiệp chế biến là một hướng quan trọng trong chiến lược phát triển nông nghiệp nước ta, vì:

- Tạo ra sản phẩm hàng hóa có quy mô lớn.

- Nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, tránh hư hỏng và hao hụt nông sản.

- Tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, góp phần giải quyết tốt các vấn đề xã hội.

- Đưa nông nghiệp tiến lên nền sản xuất lớn theo hướng nông nghiệp hàng hóa.


Page 5

HƯỚNG DẪN

a) Tình hình phát triển

- Cơ cấu: đa dạng, chăn nuôi lợn và gia cầm, gia súc ăn cỏ: trâu, bò, ngựa, dê...). Cơ cấu giá trị sản xuất chăn nuôi có sự thay đổi qua các năm.

- Tỉ trọng trong giá trị sản xuất nông nghiệp tùng bước tăng khá vững chắc qua các năm.

+ Xu hướng nổi bật: Đang tiến mạnh lên sản xuất hàng hoá, chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp.

- Hạn chế: Giống gia súc, gia cầm cho năng suất cao còn ít, chất lượng chưa cao; dịch bệnh vẫn đe doạ lan tràn trên diện rộng; hiệu quả chăn nuôi chưa cao và chưa ổn định.

b) Điều kiện phát triển

- Cơ sở thức ăn được đảm bảo tốt hơn: từ hoa mùa lương thực, đồng cỏ, phụ phẩm của ngành thuỷ sản, thức ăn chế biến công nghiệp.

- Các dịch vụ về giống, thú y đã có nhiều tiến bộ và phát triển rộng khắp.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật, công nghiệp chế biến ngày càng được đầu tư phát triển...

- Thị trường tiêu thụ rộng lớn (trong nước với nhu cầu ngày cáng cao về thịt, trứng, sữa... và một phần thị trường ngoài nước).

+ Lao động dồi dào và có kinh nghỉệm.

- Chính sách phát triển, đưa chăn nuôi lên thành ngành chính.

c) Các ngành chăn nuôi

- Lợn và gia cầm

+ Mục đích nuôi: lấy thịt, sữa, trứng (riêng đối với gia cầm).

+ Số lượng đàn lợn, gia cầm lớn.

+ Phân bố: Tập trung nhiều nhất ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

- Gia súc

+ Mục đích nuôi: lấy thịt, sữa...

+ Số lượng đàn trâu, bò...

+ Phân bố: (nêu tên vùng và một số tỉnh nuôi nhiều trâu, bò, bò sữa).


Page 6

HƯỚNG DẪN

a) Nhận xét

- Vùng phát triển mạnh nhất là Đồng bằng sông Cửu Long: Tỉ trọng giá trị sản xuất thuỷ sản trong cơ cấu nông, lâm, thuỷ sản cao nhất: >30%, một số tỉnh >50% (Cà Mau...): phát triển cả đánh bắt và nuôi trồng.

- Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đứng thứ hai: Tỉ trọng giá trị sản xuất thuỷ sản trong cơ cấu nông, lâm, thuỷ sản >30%, chủ yếu là đánh bắt (Bình Thuận, Bình Định...).

- ĐBSH và Bắc Trung Bộ: Dao động từ 10 - 20%, đánh bắt ở các tỉnh ven biển, nuôi trồng ở cả ven biển và trong nội địa của ĐBSH (dẫn chứng).

- Hai vùng kém nhất là Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên: <5%.

b) Giải thích

- Đồng bằng sông Cửu Long hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển thuỷ sản: bờ biển dài, vịnh biển rộng, ngư trường trọng điểm vịnh Thái Lan, nhiều bãi triều rộng, rừng ngập mặn diện tích lớn, sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, nhiều vùng trũng rộng lớn...

- Duyên hải Nam Trung Bộ có tất cả các tỉnh đều giáp biển với 2 ngư truờng lớn (Hoàng Sa, Truơng Sa và Ninh Thuận - Bỉnh Thuận-Bà Rịa - Vũng Tàu).

- ĐBSH và Bắc Trung Bộ giáp biển, có diện tích mặt nuớc ao hồ, vùng cửa sông ven biển, đầm phá, rừng ngập mặn...

- Các vùng khác ít thuận lợi.