Điện Biên chính của chiến dịch Điện Biên Phủ

.

Chiều 7/5/1954, lá cờ Quyết chiến - Quyết thắng của quân đội ta tung bay trên nóc hầm

tướng De Castries. [Ảnh: TTXVN]

Thắng lợi đó đã đập tan ý chí xâm lược của thực dân Pháp, buộc kẻ thù phải ký Hiệp định Genève chấm dứt chiến tranh, công nhận độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương; đồng thời là kết tinh sức mạnh của toàn dân tộc trong thời đại Hồ Chí Minh, là đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp; là niềm tự hào của các thế hệ người Việt Nam và của cộng đồng quốc tế đấu tranh vì độc lập, tự do; vì “bình đẳng, bác ái”, là sự kiện lịch sử quan trọng trong tiến trình phát triển của nhân loại. Có thể điểm lại một số dấu mốc lịch sử quan trọng của chiến thắng Điện Biên Phủ:

1. 20/11/1953, Pháp cho quân nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, manh nha ý định xây dựng căn cứ quân sự ở đây và ngăn chặn quân chủ lực Việt Nam chiếm đóng Tây Bắc. 6 tiểu đoàn dù với khoảng 4.500 lính dưới sự chỉ huy của Gill, một sĩ quan dày dạn kinh nghiệm trong hàng ngũ Pháp, đã ra sức đàn áp bà con và truy lùng lính Việt Minh, sau này được tăng cường thêm 6 tiểu đoàn nữa trở thành lực lượng quân đồn trú chính trong trận chiến Điện Biên Phủ lịch sử.

 2. 03/12/1953, Navarre chính thức quyết định xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ sau khi nghiên cứu, xem xét và cân nhắc những điều kiện thuận lợi tại thung lũng lòng chảo phía Tây Bắc Việt Nam. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh kế hoạch Navarre đang có chiều hướng thất bại và Pháp cần nhanh chóng có những chiến lược mới nếu không muốn Mỹ chính thức hất cẳng Pháp ra khỏi Đông Dương. Quyết định này đưa tới sự ra đời của tập đoàn cứ điểm "chưa từng thấy" ở Đông Dương với 49 cứ điểm mạnh mẽ, được đầu tư viện trợ tối đa về binh lực và hỏa lực và sự dẫn dắt, chỉ huy của Đại tá De Castries.

3. 06/12/1953, Bộ Chính trị quyết định chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược trong Đông - Xuân 1953 - 1954 của ta với Thực dân Pháp, đồng thời cử Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Bí thư kiêm Tổng tư lệnh mặt trận, theo đó ta tích cực chuẩn bị về mọi mặt cho một cuộc chiến lâu dài, khó khăn nhưng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong thay đổi cục diện chiến tranh. Nếu chiến thắng trong trận đánh này ta sẽ kết thúc sự đô hộ của Thực dân Pháp sau gần 100 năm xâm lược.

4. 26/01/1954, Tổng tư lệnh mặt trận, Đại tướng Võ Nguyên Giáp quyết định chuyển phương châm tác chiến từ "Đánh nhanh, thắng nhanh" sang "Đánh chắc, tiến chắc". Đây là một trong những quyết định quan trọng nhất dẫn tới chiến thắng trong trận đánh Điện Biên Phủ lịch sử. Từ quyết định này, ta đã thực hiện việc kéo pháo ra, chuẩn bị lại về hậu cần, thay đổi ngày giờ chiến đấu, ... để đảm bảo tính "chắc thắng" của chiến dịch.

 5. 31/01/1954, Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ chuyển vị trí đóng quân đến khu rừng Mường Phăng trên địa điểm xã Mường Phăng, huyện Điện Biên cách Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ khoảng 40km đường bộ và khoảng hơn 15km đường chim bay. Dù vậy, khi leo lến đỉnh Pú Hót phía sau điểm đóng quân, ta có thể dễ dàng quan sát được trận địa của địch bằng ống nhòm.

 6. 13/3/1954, Sau khi chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt, ta chính thức mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ tại Trung tâm đề kháng Him Lam, một trong những cụm cứ điểm mạnh nhất của Pháp nằm phía Đông Bắc Tập đoàn cứ điểm. Lần đầu tiên ta đã sử dụng hiệu quả sức mạnh của lựu pháo 105mm và cao xạ bắn hiệu chỉnh, mở cửa để bộ binh xông lên tiêu diệt địch. Nhanh chóng chiếm giữ được Him Lam và hai cụm cứ điểm khác là Độc Lập và Bản Kéo, chỉ ba ngày sau đó khiến cho phòng tuyến phía Bắc và Đông Bắc của Pháp bị thất thủ, tạo thời cơ cho ta có thể dễ dàng tiếp cận phân khu trung tâm Mường Thanh.

7. 31/3/1954, Đợt tấn công thứ hai vào Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, nhiệm vụ tập trung vào dãy cao điểm phía Đông, khu sân bay Mường Thanh, thừa cơ tiến vào khu trung tâm, nơi có Sở chỉ huy của De Castries. Phát huy thắng lợi trong những trận đầu, ta nhanh chóng chiếm được các đồi D1, D2, D3, E1, C1; riêng A1 và C2 phải tới gần những ngày cuối cùng mới chiếm được hoàn toàn do những nỗ lực cứu nguy và vị trí quan trong của những cứ điểm này đối với Thực dân Pháp. Trước đó, bằng cách đào những hệ thống giao thông hào xung quanh Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ và từ các vị trí của ta đến gần các cứ điểm của địch, ta đã siết chặt vòng vây, tiêu diệt được nhiều địch, tạo thời cơ tấn công các cứ điểm một cách dễ dàng, thuận lợi. Ta cũng tăng cường sự hoạt động của pháo cao xạ và bộ đội bắn tỉa tiêu hao sinh lực địch, khống chế sân bay Mường Thanh, ngăn chặn tiếp viện bằng máy bay của chúng, khiến Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ ngày càng suy yếu và mất dần sức chiến đấu.

8. 01/5/1954, Đợt tấn công cuối cùng nhằm kết thúc số phận của Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được tiến hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất là tiêu diệt nốt A1 và C2, thừa cơ tiến hành tổng công kích. Ta đã thực hiện được một việc không tưởng khi đào được một đường hầm ngầm trên Đồi A1 từ vị trí của ta đến gần hầm chỉ huy cứ điểm của Pháp, đặt khối thuốc nổ 960kg để tiêu diệt lô cốt quan trọng này.

9. 06/5/1954, vào 20 giờ 30, khối bộc phá nghìn cân đặt ở cuối đường hầm trên đồi A1 được kích nổ. Do đường hầm đào hơi chệch, bộc phá đã nổ không phải ngay bên dưới căn hầm ngầm lợi hại như ta muốn, mà lại bên dưới khu vực có lô-cốt, công sự của đại đội dù 2, tiêu diệt phần lớn đại đội này. Khi lực lượng của trung đoàn 174 [Đại đoàn 316] tiến công, địch vẫn chống cự kịch liệt.Quân ta vừa đóng chốt chặn viện vừa cho một bộ phận theo đường tăng viện lên đồi đánh địch, đưa chúng vào thế bị hai gọng kìm ép chặt! Chúng tiếp tục chống cự đến gần rạng sáng ngày 7.

10. 07/5/1954, sau khi mở được chiếc chìa khóa cuối cùng A1, quân ta từ các hướng tiến thẳng vào hầm chỉ huy của De Castries. Không có sự kháng cự, De Castries cùng Bộ chỉ huy quân Pháp và sau đó là toàn bộ quân đồn trú từ các hầm trú ẩn và các cứ điểm ra hàng. Lá cờ "Quyết chiến quyết thắng" tung bay trên nóc hầm De Castries, ta đã tiêu diệt toàn bộ Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ kết thúc cuộc chiến gian khổ ác liệt trong tư thế của người chiến thắng.

11. 21/7/1954, Hiệp định Gionever được ký kết, Pháp và các nước tham gia công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia, rút quân khỏi Đông Dương. Từ đây miền Bắc sạch bóng quân thù, trở thành hậu phương vững chắc cho miền Nam ruột thịt trong cuộc kháng chiến chống Đế quốc Mỹ xâm lược./.

68 năm trước, dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ - đỉnh cao của Chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, đập tan cố gắng chiến tranh cao nhất của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.

56 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, vượt qua muôn vàn gian khổ, “gan không núng, chí không mòn”, 17 giờ 30 ngày 7/5/1954, ta chiếm sở chỉ huy của địch, Tướng De Castries cùng toàn bộ Bộ Tham mưu và binh lính tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đầu hàng. Lá cờ “quyết chiến, quyết thắng” của quân ta tung bay trên nóc hầm chỉ huy của địch. Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng!  

Trung tướng Đặng Quân Thụy, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội, nguyên Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam.

Từng trực tiếp làm việc ở Sở Chỉ huy của mặt trận từ khi chuẩn bị chiến dịch tới ngày chiến thắng, Trung tướng Đặng Quân Thụy, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội, nguyên Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam không thể nào quên những quyết định biến khó khăn thành thuận lợi, khơi dậy được quyết tâm quyết đánh và quyết thắng .

Từ khi chưa bắt đầu chiến dịch, năm 1953 Trung tướng Đặng Quân Thụy khi đó mới 25 tuổi được giao nhiệm vụ nắm tình hình của địch ở Điện Biên Phủ. Ông cho biết ông được nhân dân địa phương che chở, đùm bọc chỉ đường, dẫn lối. Lúc này, thực dân Pháp tập trung quân hình thành cứ điểm Điện Biên Phủ với số quân đông, hoả lực mạnh, công sự vững chắc, các tướng tá Pháp và Mỹ xác nhận đây là "một tập đoàn cứ điểm đáng sợ", "một pháo đài bất khả xâm phạm" án ngữ miền Tây Bắc nước ta, kiểm soát liên thông với Thượng Lào, thách thức quân chủ lực Việt Minh vào tấn công để tiêu diệt.

Trung tướng Đặng Quân Thụy nhớ lại, trước tình huống khó khăn đó, Bộ Chính trị, Bác Hồ đã chủ trương phân tán địch ra để đánh: “Bác Hồ xòe bàn tay ra để mà anh em hiểu được phân tán địch. Thực tế như thế trong chiến dịch Đông Xuân, ta hình thành 5 hướng đánh, Điện Biên Phủ là trọng điểm rồi nhưng hướng quan trọng là Đồng bắng sông Hồng, thứ 3 là Tây Nguyên, Thứ tư là Trung Lào, Hạ Lào, thứ 5 là Nam Bộ. Như vậy là địch muốn tập trung nhưng ta mở ra 5 hướng như thế thì buộc họ phải phân tán ra đối phó với 5 hướng đó. Đó cũng là cơ sở tạo điều kiện chiến thắng.

Trước thực tế địch tăng cường lực lượng, vũ khí và xây dựng công sự vững chắc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy mặt trận đã kịp thời thay đổi phương châm tác chiến chuyển từ "đánh nhanh thắng nhanh" sang "đánh chắc tiến chắc".

Bộ đội hành quân lên Tây Bắc tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Ảnh  Tư liệu/ TTXVN phát 

Theo Trung tướng Đặng Quân Thụy, đây là một quyết định khó khăn nhưng là quyết định đúng đắn, phù hợp, sát thực tế, nhằm bảo toàn lực lượng và chuẩn bị chắc chắn hơn cho chiến thắng: “Từ thay đổi chủ trương "đánh nhanh thắng nhanh" sang "đánh chắc thắng chắc" thì bao nhiêu chuyện nào là kéo pháo vào rồi kéo pháo ra, lại kéo pháo vào. Rồi đào hầm ngày đêm hàng trăm km giao thông hào như thế trước sự ném bom ác liệt ... quyết định đó thể hiện quyết tâm của người tư lệnh mặt trận, tạo ra sự tin tưởng của người cán bộ, chiến sỹ cấp dưới rất lớn.”

Đã từng vào sinh ra tử tham gia nhiều chiến dịch từ chống Pháp, chống Mỹ chiến tranh biên giới phía Nam, chiến tranh biên giới phía Bắc, trong ký ức Trung tướng Đặng Quân Thụy, điều ông không thể quên ở Điện Biên Phủ đó là Đảng ủy Bộ tư lệnh Mặt trận đã có phương pháp làm xoay chuyển tình thế khó khăn. Sau khi thắng lợi giòn giã tại Him Lam, đồi Độc Lập, bản Kéo, còn lại 2 cứ điểm của quân địch mà quân ta đã tiến công nhưng không tiêu diệt hết được là cao điểm kiên cố đồi A1 và C1, một số người có dao động trong tư tưởng lo ngại nguy cơ không thực hiện được chiến dịch Điện Biên Phủ.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các cán bộ chỉ huy họp bàn kế hoạch tác chiến trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

Nắm chắc được diễn biến tư tưởng, Đảng ủy Bộ Tư lệnh mặt trận đã nhanh chóng quyết định Tổ chức cuộc họp kiểm điểm. Tư lệnh Mặt trận Võ Nguyên Giáp đã tổng kết, đánh giá những mặt ưu điểm, đồng thời phê phán nghiêm khắc những tư tưởng giảm quyết tâm, ngại khó khăn, gian khổ. Phê phán những tư tưởng đó là trở ngại cho thắng lợi chiến dịch và xu hướng phải giải quyết tư tưởng cho tốt. Đồng thời xác định phải tổ chức thành một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng để củng cố quyết tâm.

"Trong tình hình đó là chủ trương rất đúng đắn, sau khi hội nghị, về các đơn vị tổ chức lại sinh hoạt, kiểm điểm lại, đánh giá lại những mặt chưa làm được, những vấn đề mình còn thiếu sót như thế nào và ảnh hưởng đến quyết tâm như thế nào để củng cố nâng cao quyết tâm cho tốt và tìm ra giải pháp. Từ sư đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn cho đến cán bộ cơ sở đều có sinh hoạt chính trị như là sinh hoạt ở trên theo chỉ thị của Đại tướng ở hội nghị” - Trung  tướng Đặng Quân Thụy nhớ lại. 

Ngay sau đó đợt sinh hoạt chính trị đã diễn ra ở tất cả các sư đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn cho đến cán bộ cơ sở trên toàn mặt trận, đã củng cố, nâng cao thêm một bước ý chí quyết tâm chiến đấu, khắc phục mọi khó khăn cho cả chỉ huy và chiến sỹ. Để rồi quân ta lập lên chiến công huyền thoại với chiến thắng cao điểm đồi A1, C1 ngày 6/5/1954, ngày 7/5/1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thắng tung bay trên cao điểm A1 làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.

Trận địa phòng không của quân đội ta ở Điện Biên Phủ đã hoạt động hiệu quả trong việc ngăn chặn việc tiếp tế bằng đường hàng không của Pháp cho tập đoàn cứ điểm. Ảnh Tư liệu/TTXVN phát

Trung tướng Đặng Quân Thụy cho biết: “Rõ ràng sinh hoạt đó đã có tác dụng thực tế ngay ở chiến trường. 26: 18 Các đơn vị tích cực cắt sân bay Điện Biên Phủ. Điện Biên phủ dựa vào sân bay để tiếp tế lương thực để bổ sung quân số ... bây giờ bị cắt sân bay, tàu bay không xuống được thì nguy lắm. Cho nên đó là một biểu hiện quyết tâm còn không phải cắt dễ đâu. Nó đánh, nó mang chiến xa ra phản kích nhưng anh em đánh lại và cắt được sân bay và đã đã đào đường hầm từ chân núi lên để đưa bộc phá gần 1 tấn đi vào và bổ sung thêm hướng tác chiến ngày 6 ta giải quyết được A1 và C1."  

Ở tuổi 94, với nhiều chiêm nghiệm, Trung tướng Đặng Quân Thụy khẳng định, chiến thắng được làm nên bởi sự lãnh đạo của Đảng đã đoàn kết được toàn dân, đã phát huy được tinh thần quyết tâm của cán bộ, chiến sỹ và quan trọng là trong những thời khắc khó khăn, những đợt sinh hoạt chính trị tư tưởng rộng khắp đã thực sự tạo thành sức mạnh to lớn, đây cũng là bài học kinh nghiệm đã được phát huy trong nhiều giai đoạn của đất nước./.

Video liên quan

Chủ Đề